kinh nghiệm dạy học phần di truyền trong chương trình sinh học 9

23 594 0
kinh nghiệm dạy học phần di truyền trong chương trình sinh học 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kinh nghiệm dạy học Nguyễn Thị Diên MỞ ĐẦU Trong giảng dạy, kết quả học tập của học sinh và nhất là kết quả thi chọn học sinh giỏi các cấp ở các bộ môn, trước hết là thước đo năng lực của giáo viên và là tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng dạy và học ở mỗi nhà trường. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi – Công tác mũi nhọn của mỗi một trường học. Do vậy ở các nhà trường nói chung và ở trường THCS Phụng Công nói riêng, việc bồi dưỡng học sinh giỏi thường được đặt trong tiêu điểm và được ban lãnh đạo nhà trường hết sức quan tâm ngay từ đầu mỗi năm học mới. Tuy nhiên việc bồi dưỡng học sinh để chọn được đội tuyển đi dự thi chọn học sinh giỏi các cấp lại không phải là việc làm dễ dàng mà thường là một công việc khá khó khăn và tốn nhiều công sức và thời gian. Giáo viên được cử bồi dưỡng chọn học sinh giỏi, nhiều giáo viên cũng cho đó là việc làm quá sức, không mấy thích thú. Trong nhiều năm được nhà trường phân công làm giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi để dự thi chọn học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh môn Sinh học lớp 9. Trong mỗi năm tôi lại có thêm được một số kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi – Công việc mà thật không mấy dễ dàng. Qua nhiều năm tích luỹ kinh nghiệm qua các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp, tôi đã tổng kết được một số kinh nghiệm, mà tôi đã áp dụng có hiệu quả nhất định. Tôi xin được trình bầy để cùng các bạn đồng nghiệp chia sẻ và cùng các bạn đồng nghiệp xây dựng thành kinh nghiệm dạy học sinh giỏi ngày càng hoàn thiện hơn, có hiệu quả hơn, đáp ứng được với nhiệm vụ mà mỗi nhà trường giao cho. Hoàn thành bản báo cáo kinh nghiệm này chúng tôi được sự tham gia góp ý của các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn nhà trường và đặc biệt là các đồng chí trong ban nghiệp vụ môn Sinh học của ngành GD - ĐT huyện Văn Giang, của nhiều đồng chí giảng dạy môn Sinh học ở các trường bạn trong Huyện. Khả năng bản thân còn có hạn mà kiến thức thì rộng lớn vô cùng, do vậy chắc chắn đây chưa phải là những kinh nghiệm thật hay, thật tốt. Song tôi vẫn mạnh dạn viết kinh nghiệm này, rất mong cùng được các bạn góp ý và chia sẻ. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó! Phụng Công, ngày 20 tháng 3 năm 2011 NGƯỜI VIẾT Trường THCS Phụng Công 1 Kinh nghiệm dạy học Nguyễn Thị Diên Nguyễn Thị Diên I – ĐẶT VẤN ĐỀ 1 - Cơ sở lý luận Đã nhiều năm qua, tôi được giảng dạy bộ môn Sinh học lớp 9 và giao nhiệm vụ bồi dưỡng đội tuyển cho thi chọn học sinh giỏi cấp Huyện, được Phòng GD&ĐT Văn Giang phân công giảng dạy đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh. Để chọn được các học sinh giỏi vào đội dự tuyển, thì trước hết từ các nhà trường cũng phải bồi dưỡng và chọn được các học sinh giỏi, có năng lực thật sự và một phần có năng khiếu về môn Sinh học, nhiệm vụ này nhiều năm đã làm tôi trăn trở và quyết tâm tìm ra những bài học kinh nghiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ. 2- Cơ sở thực tiễn. Một khó khăn lớn mà chúng tôi gặp phải, trước hết là về chương trình môn Sinh học lớp 9. Trong tổng số 22 tiết về phần các quy luật di truyền, nhiễm sắc thể, ADN và Gen thì chỉ có 03 tiết thực hành và 01 tiết luyện tập về cách giải các bài tập di truyền, đây là một khó khăn lớn nhất vì trong chương trình quá ít các giờ học giành cho học sinh làm bài tập. Thứ hai: Di truyền học cho học sinh lớp 9, tuy yêu cầu của chương trình mới chỉ đặt ra cho học sinh là tiếp cận với các khái niệm về di truyền học và làm một số bài tập di truyền đơn giản. Nhưng lại yêu cầu học sinh giải thích được một số vấn đề liên quan đến đời sống, xã hội và có thể áp dụng được vào thực tiễn sản xuất chăn nuôi, trồng trọt. Bởi có thể một bộ phận học sinh sau khi hoàn thành chương trình THCS sẽ đi vào lao động sản xuất, sẽ đem kiến thức về di truyền học áp dụng vào cuộc sống đem lại hiệu quả cao. Mặt khác một bộ phận học sinh sẽ tiếp tục học lên cấp THPT, để tạo cơ sở vững chắc cho các em học tiếp chương trình sinh học ở bậc THPT, thì nhiệm vụ ở cấp học THCS là người giáo viên phải tạo được tiền đề cơ sở kiến thức vững vàng, sự yêu thích, lòng say mê học tập môn sinh học nói chung và phần di truyền học nói riêng cho học sinh. Chính vì yêu cầu nhiều chiều này mà khi thực hiện dạy phần di truyền học trong chương trình Sinh học lớp 9 lại càng khó hơn, làm sao vừa phải thực hiện đúng theo chương trình, vừa phải cung cấp được cho học sinh những kỹ năng cần thiết giải được các bài toán về di truyền học và đó cũng là yêu cầu để sau này các em có thể giải được các bài toán Trường THCS Phụng Công 2 Kinh nghiệm dạy học Nguyễn Thị Diên thực tế trong lao động sản xuất và cuộc sống xã hội hàng ngày. Đây cũng chính là yêu cầu của việc nâng cao chất lượng dạy học của môn học. Trong các chuyên đề và qua các cuộc hội thảo về dạy học môn Sinh học, do phòng GD Văn Giang tổ chức, tôi đã có dịp trao đổi với nhiều giáo viên cùng dạy Sinh học 9, vấn đề dạy phần di truyền như thế nào cho hay, cho tốt, để học sinh dễ hiểu bài và vận dụng được kiến thức di truyền trước hết là giải các bài tập? sau đó là ứng dụng vào thực tế sau này? thì cho đến nay trên địa bàn Văn Giang chưa có đồng chí giáo viên nào đưa ra giải pháp thích hợp, có hiệu quả cho dạy và rèn luyện kỹ năng học, làm bài tập phần di truyền cho học sinh nói chung và bồi dưỡng học sinh khá, giỏi nói riêng. 3 - Mục đích của tổng kết kinh nghiệm dạy học. Chính vì các lý do trên, mà trong các năm qua tôi đã cố gắng tổng hợp, đúc kết kinh nghiệm dạy và học phần di truyền trong chương trình Sinh học 9, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy, học phần di truyền cho học sinh nói chung và bồi dưỡng cho học sinh khá, giỏi nói riêng. Những kinh nghiệm này tôi đã áp dụng và đem lại hiệu quả cao cho cả học sinh đại trà và cho cả bồi dưỡng học sinh khá, giỏi 4 - Đối tượng nghiên cứu: Là học sinh lớp 9 của trường THCS Phụng Công qua các năm học 2007 – 2008; 2008 – 2009; 2009 - 2010 Chúng tôi mới chỉ tổng kết được phần rèn kỹ năng học và làm bài tập phần di truyền trong chương trình Sinh học lớp 9 hiện hành. 5 –Kế hoạch nghiên cứu. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và thực nghiệm dạy học từ năm học 2007 -2008; 2008 - 2009 đến năm học 2009 - 2010 chúng tôi tổng kết, đúc rút kinh nghiệm từ tháng 11 năm 2010 và hoàn thành bản báo cáo này tháng 3 năm 2011. 6 – Phương pháp nghiên cứu. Trên học sinh đại trà: chúng tôi chia làm 2 nhóm lớp: Nhóm 1: Dạy bình thường các giờ lý thuyết, thực hành theo phân phối chương trình. Giáo viên giải từng loại bài tập theo các bước để học sinh hiểu và vận dụng. Nhóm 2: (Lớp áp dụng thực nghiệm) Học sinh được rèn kỹ năng phân tích đề bài - định hướng cách làm, kỹ năng trình bầy và một số thủ thụât làm toán di truyền. - Tập trung rèn kỹ năng cho bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học 9. - Kiểm tra đánh giá vào giữa tháng 12 hàng năm, so sánh đối chiếu kết quả của 2 nhóm lớp này. Trường THCS Phụng Công 3 Kinh nghiệm dạy học Nguyễn Thị Diên II – NỘI DUNG 1 – Cơ sở thực tế. Qua nhiều năm dạy học, chúng tôi đã nhận thấy học sinh thường bộc lộ rất nhiều nhược điểm, thiếu sót mà tập trung vào một số vấn đề sau. * Hay lầm lẫn một số khái niệm. Giữa tính trạng và kiểu hình: Khi nào dùng tính trạng, khi nào dùng kiểu hình của cá thể; lẫn giữa cặp gen với kiểu gen, nhất là trong trường hợp chỉ xét 1 cặp tính trạng đối lập… * Thiếu sót về kỹ năng làm bài. Phần lớn học sinh khi gặp một bài tập cụ thể không định hướng được cách giải vì không phân tích được đề bài. Từ đó sẽ rất lúng túng hoặc không thể làm được bài * Thiếu sót trong trình bày bài làm. Học sinh đều không biết trình bày một bài làm cho sáng sủa, khúc triết, rõ ràng, mạch lạc. Đọc một bài làm của học sinh cả một trang giấy mà vẫn không hiểu học sinh định nói gì, làm gì, thành ra bài làm thì rất dài mà vẫn không toát lên được nội dung cần trình bày, cần diễn đạt, do đó bài làm vẫn bị điểm thấp. Phần tự luận cần phải diễn đạt bằng lời văn một nội dung, một kiến thức khoa học nào đó, phần lớn học sinh trình bày không theo một trật tự Lôgíc khoa học mà trình bày tuỳ tiện, đảo lộn nội dung, tuy về hình thức thì đủ ý về nội dung nhưng nếu đảo lộn trật tự thì lại sai về kiến thức khoa học. Chính vì những lẽ đó mà nhiều học sinh ngộ nhận bài làm của mình là đúng tới 99%, nhưng kết quả cuối cùng thì lại có điểm bài làm thấp hoặc rất thấp. Cách trình bày bài làm của học sinh còn rất nhiều hạn chế ở những điểm sau: Trình bày không rõ ràng một vấn đề, trình bày lẫn ý, lẫn nội dung. Bài làm không trong sáng, mạch lạc, trình bày luộm thuộm, tùy tiện. Nguyên nhân chủ yếu chúng tôi thấy một phần rất quan trọng là thuộc về kỹ năng giảng dậy của giáo viên. Phải nói công bằng là ở một số giáo viên thật sự chưa biết rèn kỹ năng làm bài cho học sinh, nhất là trình bày một bài viết tự luận, ở giáo viên cũng chưa hiểu một cách tường minh thế nào là giải một bài toán về quy luật di truyền. Do đó tuỳ tiện trong dùng từ, tuỳ tiện trong trình bày, có chỗ lại thừa, có chỗ lại thiếu và như thế là sai kiến thức mà chính bản Trường THCS Phụng Công 4 Kinh nghiệm dạy học Nguyễn Thị Diên thân giáo viên cũng không bết là được hay không được và cứ thế tạo thành thói quen cho học sinh. Ví dụ: Khi quy ước Gen. Học sinh viết: A - quy định hoa đỏ. Chữ cái A không thể quy định được cho một loài hoa nào đó có màu đỏ hay màu xanh. Mà phải viết đúng là: - Gọi Gen A Quy định màu đỏ của hoa hoặc gọi A là Gen làm cho hoa có màu đỏ. Cách dùng ngôn từ như vậy đã làm sai hẳn bản chất của kiến thức mà giáo viên không hề biết là sai hay đúng. - Học sinh hay lẫn giữa tính trạng với kiểu hình, không phân biệt được khi nào thì dùng tính trạng, khi nào thì dùng kiểu hình, nhất là khi phép lai chỉ theo dõi sự di truyền 1 cặp tính trạng tương phản. Mặt khác do chương trình bố trí thời gian cho rèn luyện cách làm toán di truyền quá ít ỏi ( Chỉ có 1 tiết trong cả học kỳ), nên phần lớn trên giờ học chỉ tranh thủ thời gian kiểm tra bài cũ đầu giờ để củng cố hoặc chữa những bài tập đơn giản mà thôi. Như vậy: Trong phân phối chương trình ở các giờ trên lớp không thể rèn kỹ năng làm bài cho học sinh được mà phần lớn là trong các buổi phù đạo hoặc bồi dưỡng học sinh khá - giỏi… Chính vì những lý do trên mà chúng tôi viết bản báo cáo này nhằm chia sẻ cùng các đồng chí, đồng nghiệp những kinh nghiệm mà chúng tôi đã trải nghiệm và thu được kết quả cao trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh môn Sinh học 9 trong các năm qua. Đồng thời cũng qua đó góp phần thúc đẩy quá trình học tập và rèn luyện kỹ năng cho học sinh đại trà. 2 – Thực trạng vấn đề nghiên cứu. Trong quá trình làm bài của học sinh, đa phần học sinh không phân tích được đề bài, từ đó không định hướng, phân lọai được kiểu bài, dạng bài thì rất khó có khả năng làm bài. Trước hết chúng tôi rèn khả năng phân tích đề bài từ đó phát triển thành kỹ năng trong làm các bài tập di truyền. Để phục vụ mục đích này trong giảng dậy chúng tôi đã phân chia phần lý thuyết và phần bài tập minh hoạ để các em vận dụng theo đơn vị kiến thức, tức là đi theo lộ trình dọc, xâu chuỗi và xuyên suốt các chương, các phần kiến thức có liên quan gắn bó với nhau mà không đi tách theo các chương, các phần như trong sách giáo khoa mà các em đã được học. Trường THCS Phụng Công 5 Kinh nghiệm dạy học Nguyễn Thị Diên Trong phần di truyền học chúng tôi chia thành 4 đơn vị kiến thức lớn. Trong mỗi phần lớn chúng tôi lại chia thành các đơn vị nhỏ hơn và trong các đơn vị nhỏ đó chúng lại liên quan với nhau khá chặt chẽ. Từ phần này liên kết kế tiếp sang phần kia. * Phần các định luật di truyền: Phần này chúng tôi liên kết từ các Quy luật di truyền của Menđen – Di truyền liên kết của Moocgan – Di truyền giới tính và di truyền liên kết với giới tính.Trên cơ sở học sinh nắm chắc lý thuyết và vận dụng thành thạo các quy luật di truyền Menđen và các quy luật di truyền khác vào làm bài tập. * Phần cấu trúc của Nhiễm sắc thể - ADN – Quá trình phân bào - Quá trình tự nhân đôi của ADN – Quá trình tổng hợp ARN và tổng hợp Prôtêin. * Phần biến dị: Trong phần này chủ yếu đi vào phần biến dị di truyền mà tập trung vào phần đột biến. * Phần thường biến và ứng dụng di truyền học vào công tác chọn giống: Phần này chủ yếu là phần lý thuyết, trong chương trình sinh học lớp 9 hầu như không có bài tập ở phần này. Do vậy trong báo cáo này chúng tôi không đề cập về nội dung kiến thức trong phần này mà chỉ nêu phương pháp học như thế nào để dễ nhớ, dễ thuộc và dễ phân biệt các khái niệm 2. 1 . Rèn luyện kỹ năng làm bài 2.1.1 - Phần các quy luật di truyền: * Kỹ năng phân tích đề bài Yêu cầu học sinh phân tích đề bài để định hướng làm bài toán theo các nội dung sau: - Xác định số cặp tính trạng tương ứng đối lập. - Nếu là một cặp tính trạng tương ứng đối lập, thì chỉ thuộc quy luật di truyền phân li của Men Đen, mà sẽ không thuộc quy luật di truyền Phân li độc lập hoặc di truyền liên kết. - Nếu là 2 cặp tính trạng tương ứng đối lập thì sẽ thuộc quy luật di truyền hoặc là Phân ly độc lập của Men Đen hoặc thuộc quy luật di truyền liên kết. Để phân biệt hai quy luật này sẽ căn cứ vào các dấu hiệu sau: - Đề bài đã cho sẵn quy luật khi biết: Mỗi gen nằm trên một NST thường khác nhau và quy định một tính trạng. - Khi đề bài chỉ cho biết: Mỗi Gen quy định một tính trạng mà không cho biết, mỗi Gen có nằm trên một NST khác nhau hay không? thì chưa chắc chắn đó là sự di truyền các cặp tính trạng sẽ tuân theo quy luật Di truyền Trường THCS Phụng Công 6 Kinh nghiệm dạy học Nguyễn Thị Diên phân ly độc lập của Men Đen mà có thể tuân theo quy luật di truyền liên kết. Để khẳng định chúng tuân theo quy luật di truyền nào, buộc chúng ta phải tiến hành phân tích bài toàn theo các bước sau: Bước 1: Phân tích sự di truyền từng cặp tính trạng, dựa vào tỉ lệ phân ly kiểu hình ở đời con lai ( F 1 hoặc F 2 ) Bước 2: Phân tích sự di truyền chung cả 2 cặp tính trạng, dựa vào tỉ lệ phân ly kiểu hình chung cho cả 2 cặp tính trạng ở đời con lai (F 1 hoặc F 2 ) Bước 3: Vận dụng quy luật phân ly độc lập của Men Đen: “ Tỉ lệ mỗi kiểu hình ở đời con lai bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó” Ví dụ : Tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng như sau: Cặp tính trạng thứ nhất là: 3 Đỏ : 1 Xanh Cặp tính trạng thứ hai là: 3 Cao : 1 Thấp Sự di truyền cả hai cặp tính trạng là: ( 3 Đỏ : 1 Xanh) x ( 3 Cao : 1 Thấp) = 9 Đỏ, Cao : 3 Đỏ, Thấp : 3 Xanh, Cao : 1 Xanh, Thấp Hoặc Cặp tính trạng thứ nhất là: 3 Đỏ : 1 Xanh Cặp tính trạng thứ hai là: 1 Cao : 1 Thấp Sự di truyền cả hai cặp tính trạng là: ( 3 Đỏ : 1 Xanh) x (1 Cao : 1 Thấp) = 3 Đỏ, Cao : 3 Đỏ, Thấp : 1 Xanh, Cao : 1 Xanh, Thấp Hoặc Cặp tính trạng thứ nhất là: 3 Đỏ : 1 Xanh Cặp tính trạng thứ hai là: 100 % cây Cao Sự di truyền cả hai cặp tính trạng là: ( 3 Đỏ : 1 Xanh) x 100% Cao = 3 Đỏ, Cao : 1 Xanh, Cao Hoặc ngược lại. Nếu: “ Tỉ lệ mỗi kiểu hình ở đời con lai không bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó” Ví dụ : Tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng như sau: Cặp tính trạng thứ nhất là: 3 Đỏ : 1 Xanh Cặp tính trạng thứ hai là: 3 Cao : 1 Thấp Sự di truyền cả hai cặp tính trạng là: Trường THCS Phụng Công 7 Kinh nghiệm dạy học Nguyễn Thị Diên ( 3 Đỏ : 1 Xanh) x ( 3 Cao : 1 Thấp) ≠ 9 Đỏ, Cao : 3 Đỏ, Thấp : 3 Xanh, Cao : 1 Xanh, Thấp Hoặc Cặp tính trạng thứ nhất là: 3 Đỏ : 1 Xanh Cặp tính trạng thứ hai là: 1Cao : 1 Thấp Sự di truyền cả hai cặp tính trạng là: ( 3 Đỏ : 1 Xanh) x (1Cao : 1 Thấp) ≠ 3 Đỏ, Cao : 3 Đỏ, Thấp : 1 Xanh, Cao : 1 Xanh, Thấp Hoặc Cặp tính trạng thứ nhất là: 3 Đỏ : 1 Xanh Cặp tính trạng thứ hai là: 100 % cây Cao Sự di truyền cả hai cặp tính trạng là: ( 3 Đỏ : 1 Xanh) x 100% Cao ≠ 3 Đỏ, Cao : 1 Xanh, Cao Thì sự di truyền các cặp tính trạng này tuân theo quy luật di truyền Liên Kết gen Đây vừa là cách phân tích đề bài để định hướng cách giải và tìm ra quy luật di truyền đảm bảo nhanh, chính xác và cũng vừa là cách giải một bài toán thuộc quy luật di truyền. * Kỹ năng xác định tương quan trội lặn giữa các tính trạng tương ứng đối lập trong mỗi cặp tính trạng của bài toán đã cho. Căn cứ vào các dấu hiệu sau: + Đề bài cho trước. + Nếu đề bài không cho trước thì: - Căn cứ vào con lai F 1 . Nếu bố mẹ thuần chủng mà con lai F 1 đồng tính thì tính trạng biểu hiện ở con lai F 1 là tính trạng trội, tính trạng tương ứng đối lập là tính trạng lặn (Vận dụng quy luật - Đồng tính của MenĐen). Cần chú ý: P T/c ; con lai đồng tính với điều kiện P phải thể hiện cặp tính trạng tương ứng đối lập, thì tính trạng được biểu hiện mới là tính trạng trội. Lưu ý cho học sinh không vận dụng máy móc. Ví dụ: P T/C Hoa đỏ x Hoa đỏ → Con lai 100% Hoa đỏ, thì không thể kết luận màu hoa đỏ là trội. - Căn cứ vào tỉ lệ phân ly của thế hệ lai: Nếu con lai có tỉ lệ phân ly về kiểu hình là 3 : 1, thì tính trạng chiếm tỉ lệ 3 ( Hoặc ≈ 3) là tính trạng trội, còn tính trạng có tỉ lệ 1 (Hoặc ≈ 1 ) là tính trạng lặn tương ứng. Trường THCS Phụng Công 8 Kinh nghiệm dạy học Nguyễn Thị Diên - Khi đã xác định được quy luật di truyền là Phân li độc lập thì: Kiểu hình chiếm tỉ lệ 9/16 ( 56,25%) là kiểu hình của 2 tính trạng Trội, Kiểu hình chiếm tỉ lệ 1/16 ( 6,25%) là 2 tính trạng Lặn tương ứng. - Các dấu hiệu khác. Từ đó quy ước Gen để tiến hành giải bài toán ( HS tự làm được) * Kỹ năng xác định kiểu Gen của P. - Khi con lai đồng tính mà P T/C thì dễ dàng xác định được ngay kiểu Gen của P. - Khi con lai có tỉ lệ phân ly là 3 : 1. Đối với 1 cặp tính trạng. Thì P bao giờ cũng chỉ có 1 kiểu Gen duy nhất là cả Bố và Mẹ đều chỉ có 1 cặp Gen dị hợp (Aa). - Khi con lai có tỉ lệ phân ly là 3 : 1. Đối với 2 cặp tính trạng (thuộc quy luật di truyền liên kết ). Thì P bao giờ cũng chỉ có 1 kiểu Gen duy nhất là cả Bố và Mẹ đều có 2 cặp Gen dị hợp, trong quy luật di truyền liên kết kiểu đồng ( ab AB ). - Khi con lai có tỉ lệ phân ly là 1 : 2 : 1. Đối với 1 cặp tính trạng. Thì P bao giờ cũng chỉ có 1 kiểu Gen duy nhất là cả Bố và Mẹ đều có 1 cặp Gen dị hợp (Aa), thuộc quy luật di truyền trội không hoàn toàn - Khi con lai có tỉ lệ phân ly là 1 : 2 : 1. Đối với 2 cặp tính trạng (thuộc quy luật di truyền liên kết ) . Thì P bao giờ cũng chỉ có 1 kiểu Gen duy nhất là cả Bố và Mẹ đều có 2 cặp Gen dị hợp, trong quy luật di truyền liên kết kiểu đối ( aB Ab ). Chú ý: Trong các bài toán về vận dụng các quy luật di truyền. Cần rèn luyện cho học sinh vận dụng thành thạo để trở thành kỹ năng thường xuyên về quy luật di truyền phân ly độc lập của Men đen: “ Tỉ lệ mỗi kiểu hình ở đời con lai bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó”. Việc làm tưởng như đơn giản, nhưng vận dụng nó lại không đơn giản chút nào. Thành thử có rất nhiều học sinh rất lúng túng khi gặp một bài toán di truyền. Chúng tôi coi đây là chiếc chìa khoá vạn năng không những dùng cho học sinh lớp 9 mà còn để sử dụng cho cả học sinh ở các lớp học sau này trên cấp THPT khi làm các bài toán về các quy luật di truyền. Nó giúp các em phân định ngay được dạng toán tuân theo quy luật di truyền nào, để định hướng làm bài. Bài toán vận dụng. Bài toán 1: (Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh Hưng Yên năm 2003) Cho cà chua F 1 giao phấn với 3 cây cà chua khác cùng loài được kết quả sau: Trường THCS Phụng Công 9 Kinh nghiệm dạy học Nguyễn Thị Diên + Với cây cà chua thứ nhất: Được thế hệ lai, trong đó có 25% cây quả vàng, bầu dục. + Với cây cà chua thứ hai: Được thế hệ lai, trong đó có 12,5% cây quả vàng, bầu dục. + Với cây cà chua thứ ba: Được thế hệ lai, trong đó có 6, 25% cây quả vàng, bầu dục. Cho biết mỗi Gen quy định một tính trạng, nằm trên một NST thường. Các tính trạng trội tương phản là quả đỏ, tròn. Hãy giải thích và viết sơ đồ lai cho mỗi trường hợp. Bài toán 2 : Cho lai 2 thứ lúa thuần chủng thân cao, hạt tròn và thân thấp, hạt dài được F 1 đồng loạt cây thân cao, hạt tròn. Cho F 1 tự thụ phấn ở F 2 thu được 75% cây thân cao, hạt tròn và 25% cây thân thấp, hạt dài. 1 - Xác định quy luật di truyền chi phối phép lai và lập sơ đồ lai từ P → F 2 2 - Muốn ở F 2 có ít kiểu Gen và ít kiểu hình nhất thì phải cho cây F 1 lai với cá thể có kiểu Gen như thế nào? Cho biết mỗi tính trạng do một Gen quy định nằm trên NST thường. Phương pháp giải Ở đây chúng tôi chỉ đưa ra cách phân tích đề bài, để tìm ra phương pháp giải nhanh nhất và chính xác nhất, chứ chúng tôi không giải toàn bộ bài toán cụ thể này. Bài toán 1: Phân tích đề bài: * Bước 1: Xác định các cặp tính trạng tương ứng - đối lập. - Đề bài đã cho sẵn các cặp tính trạng tương ứng - đối lập là 2 cặp tính trạng. Như vậy bài toán không thể sử dụng quy luật di truyền phân ly của Men Đen mà phải thuộc quy luật di truyền hoặc là phân ly độc lập hoặc là quy luật di truyền liên kết. * Bước 2: Xác định quy luật di truyền là di truyền phân ly độc lập hay là quy luật di truyền liên kết. Đề bài đã cho biết mỗi Gen quy định một tính trạng nằm trên một NST khác nhau, như vậy chúng ta đã xác định được sự di truyền của các cặp tính trạng này chắc chắn sẽ phải tuân theo quy luật di truyền “ Phân ly độc lập của Men Đen”. Chúng ta đã định hướng xong cách giải và xác định chính xác quy luật di truyền của bài toán. * Bước 3: Xác định tương quan Trội - Lặn của từng cặp tính trạng. Trường THCS Phụng Công 10 [...]... giáo dạy môn sinh học, đã góp nhiều ý kiến quý báu cho bản báo cáo này và cũng xin đề nghị các thầy giáo, cô giáo sẽ tiếp tục tổng kết kinh nghiệm dạy phần “ Sinh thái học để hoàn chỉnh kinh nghiệm dạy học môn Sinh học trong chương trình sinh học 9 đang được thực hiện ở các nhà trường trung học cơ sở hiện nay Phụng Công, ngày 20 tháng 3 năm 2011 NGƯỜI VIẾT 18 Công Trường THCS Phụng Kinh nghiệm dạy học. .. phải làm cho học sinh say sưa môn học, yêu thích môn học từ đó các em có hứng thú trong giải các dạng bài tập * * * Để ngày càng hoàn chỉnh hơn kinh nghiệm dạy học phần di truyền trong chương trình Sinh học 9, ở các nhà trường THCS Tôi chân thành đề nghị các đồng chí, đồng nghiệp tích cực cộng tác và trao đổi, để kinh nghiệm dạy học này ngày càng hoàn chỉnh và đi vào thực tế hoạt động dạy học trong các... 29 69. 0 70.0% 15 35.7 36.7% III – KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Những kết luận đánh giá cơ bản về kinh nghiệm Những kinh nghiệm dạy học được trình bầy ở trên, tôi đã áp dụng trong thực tế dạy học trong 3 năm, thực sự đã nâng cao kết quả học tập phần di truyền, không chỉ cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi mà còn có ảnh hưởng tác dụng lớn tới chất lượng đại trà của toàn lớp học nói chung và bồi dưỡng học sinh. .. sinh giỏi nói riêng Những học sinh giỏi của nhà trường đạt giải nhất, giải nhì trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp Huyện, cấp tỉnh môn Sinh học 9, trong các năm học qua là minh chứng hết sức thuyết phục cho những kinh nghiệm dạy học mà tôi đã trình bầy Kinh nghiệm dạy học này của tôi đã góp phần giải quyết một phần những trăn trở của nhiều đồng chí, đồng nghiệp, trả lời một phần câu hỏi lớn mà từ... Hữu Tình – Nguyễn Văn Sang Trắc Nghiệm sinh học THCS 9 – NXB Đà Nẵng – 2005 Vũ Đức Lưu 19 Công Trường THCS Phụng Kinh nghiệm dạy học 7 8 9 10 11 12 13 Nguyễn Thị Di n Tuyển chọn phân loại bài tập di truyền hay và khó – NXBGD – 199 8 Phan Thu Phương Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm THCS 9NXB ĐHSP - 2005 Nguyễn Văn Sang – Nguyễn Thị Vân - Lê Sơn Hoà Sinh học nâng cao THCS 9 – NXB ĐGQG Thành phố Hồ Chí Minh... viên dạy phần di truyền trong chương trình Sinh học 9 mà không cần bất cứ điều kiện gì kèm theo: Không cần điều kiện về cơ sở vật chất, về nhiều tài liệu tham khảo cũng như các điều kiện khác Bởi vì đây chỉ là rèn kỹ năng chứ không phải là nâng cao kiến thức cao xa nào đó Kinh nghiệm dạy học này của tôi, còn được áp dụng để rèn kỹ năng cho học sinh đại trà trong các buổi phù đạo, thêm ngoài chương trình. .. lại hiệu quả tốt Từ kinh nghiệm trên, tôi đã rút ra bài học bổ ích sau: - Giáo viên phải thực sự tâm huyết với bộ môn mình giảng dạy, biết say sưa tìm tòi những kiến thức khó dạy của phần di truyền - Cần phải đào sâu những kiến thức để truyền tải tới học sinh sao cho dễ hiểu, dễ nhớ đặc biệt là các bước giải bài tập di truyền - Trong quá trình giảng dạy phát hiện ra những lỗi sai học sinh hay mắc từ đó... nâng cao trong phạm vi chương trình môn học 2.4 - Điều cơ bản trong làm toán di truyền là học sinh biết phân tích đề bài để định hướng làm bài đúng Để làm được điều này thì rất cần thiết phải rèn các kỹ năng( Như chúng tôi đã đề cập trong báo cáo) 17 Công Trường THCS Phụng Kinh nghiệm dạy học Nguyễn Thị Di n 2.5 – Không thể đốt cháy giai đoạn, mà cần phải kiên trì rèn luyện các kỹ năng cho học sinh Tránh... Năm học Ghi chú 3 2 - Đối với các lớp học đại trà Học sinh lớp nhóm 1 Năm học Sĩ số 2007 - 2008 2008 – 20 09 40 42 Bài có Bài có điểm ≥ 5 điểm ≥ 7 SL % SL % 25 62.5 9 22.5 24 57.1 10 23.8 16 Công Sĩ số 38 37 Học sinh lớp nhóm 2 (Thực nghiệm) Bài có Bài có điểm ≥ 5 điểm ≥ 7 SL % SL % 28 73.6 14 36.8 25 67.5 14 37.8 Trường THCS Phụng Kinh nghiệm dạy học 20 09 - 2010 38 Độ lệch bình quân Nguyễn Thị Di n... số bài kiểm tra học sinh đều bộc lộ cách trình bầy tối và rối, không sáng sủa mạch lạc Yêu cầu học sinh phải thể hiện được trong bài làm đang trình bầy phần nào, câu nào, ý nào, trình bầy phải dứt mạch, mỗi một nội dung kiến thức ( Nếu là phần tự luận) phải được thể hiện bằng một tiểu mục rõ ràng (Lỗi trình bầy bài làm này của học sinh không chỉ là riêng lỗi của giáo viên dạy môn Sinh học mà là lỗi của . mê học tập môn sinh học nói chung và phần di truyền học nói riêng cho học sinh. Chính vì yêu cầu nhiều chiều này mà khi thực hiện dạy phần di truyền học trong chương trình Sinh học lớp 9 lại. mà trong các năm qua tôi đã cố gắng tổng hợp, đúc kết kinh nghiệm dạy và học phần di truyền trong chương trình Sinh học 9, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy, học phần di truyền cho học. tiếp tục tổng kết kinh nghiệm dạy phần “ Sinh thái học để hoàn chỉnh kinh nghiệm dạy học môn Sinh học trong chương trình sinh học 9 đang được thực hiện ở các nhà trường trung học cơ sở hiện

Ngày đăng: 16/11/2014, 20:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan