hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ khi nhập khẩu hàng gia dụng từ thị trường hàn quốc tại công ty tnhh vĩnh ngọc

41 291 1
hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ khi nhập khẩu hàng gia dụng từ thị trường hàn quốc tại công ty tnhh vĩnh ngọc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐHTM CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài: Ngày nay, trong xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá của nhân loại, hoạt động kinh tế quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ và chiếm một vị trí quan trọng đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá của nước ta. Với tư cách là chất xúc tác cho sự phát triển của thương mại quốc tế, công tác thanh toán quốc tế cũng không ngừng được mở rộng và phát triển. Song, khi thương mại quốc tế càng phát triển thì mối quan hệ giữa người mua và người bán càng trở nên đa dạng và phức tạp. Điều này đồng nghĩa với nguy cơ rủi ro ngày càng cao trong buôn bán quốc tế nói chung và thanh toán quốc tế nói riêng, đặc biệt là đối với việc thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ, vì phương thức thanh toán này đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay vì nó tạo tin tưởng cho nhà xuất khẩu và tạo dựng uy tín cho nhà nhập khẩu, nhưng phương thức này thanh toán chỉ dựa vào chứng từ nên nguy cơ rủi ro khi thực hiện là rất lớn. Nếu xét trong cả nền kinh tế, hàng năm rủi ro trong phương thức này có thể lên tới hàng trăm triệu USD, đe dọa sự an toàn trong kinh doanh của cả ngân hàng và các doanh nghiệp. Trong khi đó, với sự non trẻ và còn ít kinh nghiệm thực tế trong thanh toán quốc tế, Công ty TNHH Vĩnh Ngọc gặp rất nhiều khó khăn trong việc thích nghi với xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, cũng như tình hình cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Trong thời gian thực tập tại công ty, em nhận thấy nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ của công ty là nghiệp vụ thường xảy ra sai sót và rủi ro, gây thiệt hại về tài chính lẫn uy tín cho công ty, vì vậy em xin chọn đề tài nghiên cứu là: “Hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ khi nhập khẩu hàng gia dụng từ thị trường Hàn Quốc tại công ty TNHH Vĩnh Ngọc”. SV: Hoàng Thị Phương Trang 1 Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐHTM 1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài: Qua quá trình thực tập tại công ty TNHH Vĩnh Ngọc được biết vấn đề nổi trội cần giải quyết ở công ty là tìm ra các biện pháp nhằm hạn chế tối đa mức độ rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ. Vì vậy, em chọn đối tượng nghiên cứu đề tài gắn liền với thực tế là: nghiên cứu về thực trạng rỉu ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại công ty TNHH Vĩnh Ngọc để từ đó đưa ra các biện pháp hạn chế rủi ro. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu: • Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về hạn chế rủi ro trong thanh toán bằng L/C. • Khảo sát thực trạng hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng L/C trong hợp đồng nhập khẩu hàng gia dụng tại thị trường Hàn Quốc của công ty. • Đề xuất các giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng L/C đồng thời đưa ra một số kiến nghị với ngân hàng và các cơ quan chức năng. 1.4 Phạm vi nghiên cứu: • Phạm vi về không gian: Công ty TNHH Vĩnh Ngọc. • Phạm vi thời gian: phân tích số liệu, đánh giá hiệu quả quá trình thanh toán tín dụng của công ty trong các năm: 2008, 2009, 2010. • Phạm vi mặt hàng: hàng gia dụng. 1.5 Mô hình hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng L/C trong hoạt động nhập khẩu : 1.5.1 Một số khái niệm: 1.5.1.1 Phương thức tín dụng chứng từ: Điều 2 UCP 600 của phòng Thương mại quốc tế định nghĩa: “Tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận bất kì, cho dù được gọi tên hoặc mô tả như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của ngân hàng phát hành về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp.” SV: Hoàng Thị Phương Trang 2 Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐHTM Nói một cách khác, tín dụng chứng từ là một phương thức thanh toán, theo đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của một khách hàng (người đề nghị mở thư tín dụng) trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi), hoặc chấp nhận hối phiếu do người xuất khẩu kí phát trong thời gian quy định và trong phạm vi số tiền của L/C khi người xuất khẩu xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định trong thư tín dụng. 1.5.1.2 Thư tín dụng – công cụ đặc trưng của phương thức tín dụng chứng từ: a. Khái niệm: Thư tín dụng là một phương tiện rất quan trọng của phương thức tín dụng chứng từ. Nếu không mở thư tín dụng thì phương thức thanh toán này không thể xác lập được và người xuất khẩu sẽ không giao hàng cho người nhập khẩu. Vậy thư tín dụng là gì? “Thư tín dụng là một bức thư do ngân hàng lập ra trên cơ sở yêu cầu của khách hàng, trong đó Ngân hàng cam kết trả tiền cho người hưởng lợi nếu họ xuất trình đầy đủ bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung thư tín dụng. b. Nội dung của thư tín dụng Một thư tín dụng có thể có những điều khoản sau: (1): Số hiệu, địa điểm, và ngày mở L/C (2): Tên và địa chỉ của những người có liên quan tới phương thức tín dụng chứng từ (3): Số tiền của L/C Số tiền của L/C vừa được ghi bằng số, vừa được ghi bằng chữ và phải thống nhất với nhau. Đồng thời, tên của đơn vị tiền tệ phải rõ ràng. (4): Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng ghi trong L/C. Thời hạn hiệu lực của L/C là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ trong thời hạn đó và phù hợp SV: Hoàng Thị Phương Trang 3 Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐHTM với những điều kiện ghi trong L/C. Thời hạn hiệu lực L/C bắt đầu tính từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lực L/C Thời hạn trả tiền của L/C là thời hạn trả tiền ngay hay trả tiền sau, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào quy định của hợp đồng. Thời hạn trả tiền có thể nằm trong hoặc ngoài thời hạn hiệu lực của L/C. Thời hạn giao hàng: được ghi trong L/C và do hợp đồng mua bán quy định. Thời hạn giao hàng có quan hệ chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của L/C. (5): Những nội dung về hàng hóa như: Tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, quy cách phẩm chất, bao bì, kí mã hiệu,…cũng được ghi trong L/C. (6): Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng (FOB, CIF, CFR,…), nơi gửi và nơi giao hàng, cách vận chuyển và cách giao hàng. (7): Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình là một nội dung then chốt của L/C, bởi vì bộ chứng từ quy định trong L/C là một bằng chứng của người xuất khẩu chứng minh rằng mình đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và làm đúng những điều quy định của L/C. Do vậy, Ngân hàng phải tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu nếu bộ chứng từ phù hợp với những điều quy định trong L/C. (8): Sự cam kết trả tiền của Ngân hàng mở L/C, đây là nội dung cuối cùng của L/C. Nó ràng buộc trách nhiệm của Ngân hàng mở L/C. Ngân hàng cam kết sẽ trả tiền khi người xuất khẩu trình đầy đủ bộ chứng từ hợp lệ. (9): Những diều khoản đặc biệt khác. (10): Chữ ký của Ngân hàng mở L/C L/C thực chất là một khế ước dân sự, do vậy, người ký nó cũng phải là người có đầy đủ năng lực hành vi, năng lực pháp lý để tham gia và thực hiện quan hệ dân luật. c. Phân loại thư tín dụng (L/C): Có rất nhiều cách phân loại thư tín dụng. Tùy theo từng tiêu thức khác nhau người ta có thể phân loại khác nhau.  Theo loại hình, chia thành 2 loại: SV: Hoàng Thị Phương Trang 4 Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐHTM • L/C có thể hủy ngang • L/C không thể hủy ngang  Theo phương thức sử dụng ta có các loại L/C sau: • L/C không hủy ngang có giá trị trực tiếp. • L/C không hủy ngang, miễn truy đổi • L/C không hủy ngang và có xác nhận. • L/C tuần hoàn. • L/C với điều kiện “Đỏ”. • L/C dự phòng. • L/C chuyển nhượng. • L/C giáp lưng. • L/C đối ứng. 1.5.1.3 Đặc điểm của giao dịch L/C  L/C là hợp đồng kinh tế hai bên: Nhiều người lầm tưởng cho rằng, L/C là hợp đồng kinh tế ba bên gồm: người yêu cầu, NHPH và người thụ hưởng. Thực tế, L/C là hợp đồng kinh tế độc lập chỉ của hai bên là NHPH và người thụ hưởng. Mọi yêu cầu và chỉ thị của người xin mở L/C đã do NHPH đại diện, do đó, tiếng nói chính thức của người xin mở L/C không được thể hiện trong L/C.  L/C độc lập với hợp đồng và cơ sở hàng hóa: L/C được hình thành trên cơ sở hợp đồng ngoại thương nhưng về bản chất, sau khi được thiết lập, nó hoàn toàn độc lập với hợp đồng này. Một khi L/C đã được mở và được các bên chấp nhận , thì cho dù nội dung của L/C có đúng với hợp đồng ngoại thương hay không cũng không làm thay đổi quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan đến L/C.  L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ cần căn cứ vào chứng từ: SV: Hoàng Thị Phương Trang 5 Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐHTM Các chứng từ trong giao dịch L/C có tầm quan trọng đặc biệt, nó là bằng chứng giao hàng của người bán, là đại diện cho các giá trị hàng hóa đã được giao, do đó, chúng trở thành căn cứ đẻ ngân hàng trả tiền, là căn cứ để nhà nhập khẩu hoàn trả cho ngân hàng, là chứng từ đi nhận hàng của nhà nhập khẩu,… Ngân hàng sẽ trả tiền khi bộ chứng từ xuất trình phù hợp, nghĩa là ngân hàng không chịu trách nhiệm về sự thật của hàng hóa mà bất kỳ chứng từ nào đại diện.  L/C yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ chứng từ: Vì giao dịch chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ nên yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của chứng từ là nguyên tắc cơ bản của giao dịch L/C. Để được thanh tóa, người xuất khảu phải lập bộ chứng từ phù hợp, tuân thủ chặt chẽ các điều khoản và điều kiện của L/, bao gồm số loại, số lượng mỗi loại và nội dung của chứng từ phải đáp ứng được chức năng của chứng từ yêu cầu.  L/C là công cụ thanh toán hạn chế rủi ro, đồng thời là công cụ để từ chối thanh toán và lừa đảo. 1.5.1.4 Quy trình thanh toán bằng thư tín dụng: Sơ đồ 1: Quy trình nghiệp vụ (2) (5) (6) (6) (3) (5) (6) (8) (7) (1) (4) (4) (1): Người mua làm đơn xin mở L/C và gửi cho ngân hàng mở L/C, yêu cầu mở L/C cho người bán hưởng. SV: Hoàng Thị Phương Trang 6 Ngân hàng thông báo L/C Ngân hàng mở L/C Người bán Người mua Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐHTM (2): Căn cứ vào đơn xin mở L/C, ngân hàng mở L/C tiến hành mở L/C và thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước người bán thông báo về việc mở L/C và chuyển L/C đến người bán. (3): Khi nhận được thông báo này, ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho người bán toàn bộ nội dung thông báo về việc mở L/C, và khi nhận được bản gốc L/C thì chuyển ngay cho người bán. (4): Người bán nếu chấp nhận L/C thì tiến hành giao hàng, nếu không thì đề nghị người mua và ngân hàng mở L/C sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp với hợp đồng, đến khi chấp nhận mới giao hàng. (5): Sau khi giao hàng, người bán lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C xuất trình cho ngân hàng mở L/C thông qua ngân hàng thông báo để đòi tiền. (6): Ngân hàng mở L/C kiểm tra bộ chứng từ, nếu phù hợp với L/C thì trả tiền cho người bán. Nếu không phù hợp thì từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ chứng từ cho người bán. (7): Ngân hàng mở L/C đòi tiền người mua và chuyển bộ chứng từ hàng hóa cho người mua. (8): Người mua kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì hoàn trả tiền lại cho ngân hàng mở L/C, nếu thấy không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền. 1.5.2 Một số vấn đề chung về rủi ro trong tác nghiệp thương mại quốc tế: 1.5.2.1 Khái niệm và phân loại rủi ro: a. Khái niệm rủi ro: Rủi ro là những sự kiện bất lợi, bất ngờ đã xảy ra gây tổn thất cho con người. Khi nói đến rủi ro cần lưu ý những vấn đề sau: • Rủi ro là sự kiện bất ngờ xảy ra. Bất ngờ là con người không thể lường trước được một cách chắc chắn, nó có thể xuất hiện vào một thời điểm bất kì trong tương lai và bất kì ở đâu. Mọi rủi ro đều là bất ngờ,cho dù mức độ bất ngờ SV: Hoàng Thị Phương Trang 7 Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐHTM có thể khác nhau và phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của con người, vào quy luật của rủi ro. Sự kiện bất ngờ đó phải đã xảy ra thì mới được coi là rủi ro. • Rủi ro là những sự cố gây ra tổn thất. Khi rủi ro xảy ra, luôn để lại những hậu quả. Hay nói cách khác, mọi rủi ro đều dẫn đến tổn thất, nhưng trong không ít các trường hợp, tổn thất là không đáng kể hoặc tổn thất gián tiếp, khó nhận ra nên đã có quan niệm cho rằng không phải mọi rủi ro đều dẫn đến tổn thất. • Rủi ro là sự kiện ngoài mong đợi. Rủi ro mang lại tổn thất, là sự cố bất ngờ và vì thế, nó là điều không được mong đợi của mọi người trong mọi hoạt động. Bên cạnh đó, rủi ro là sự kiện ngoài mong đợi còn nói lên tính khó lường trước, tính khách quan và loại bỏ các ý đồ chủ quan của chủ thể tham gia các hoạt động. b. Phân loại rủi ro:  Dựa vào phạm vi ảnh hưởng của rủi ro: • Rủi ro cơ bản: là những rủi ro phát sinh từ những nguyên nhân ngoài tầm kiểm soát của con người. • Rủi ro riêng biệt: là những rủi ro phát sinh từ các biến cố chủ quan và khách quan liên quan đến hành vi của con người.  Dựa vào các yếu tố tác động của môi trường vĩ mô: • Rủi ro kinh tế: do các yếu tố kinh tế gây ra Rủi ro chính trị: do các yếu tố thuộc về thể chế chính trị gây ra. • Rủi ro pháp lý: do sự thay đổi luật pháp, các quy tắc, tập quán,… • Rủi ro cạnh tranh: do sự thay đổi thị hiếu, sự xuất hiện sản phẩm mới,… • Rủi ro thông tin: thông tin sai lệch, thiếu,…  Dựa vào phạm vi được bảo hiểm: • Rủi ro được bảo hiểm: là những rủi ro được ghi trong các hợp đồng bảo hiểm, trong đó lại được chia nhỏ hơn thành rủi ro thông thường và rủi ro đặc biệt. SV: Hoàng Thị Phương Trang 8 Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐHTM • Rủi ro không được bảo hiểm: là những rủi ro sẽ không được các công ty bảo hiểm bồi thường khi có tổn thất xảy ra, lại được chia nhỏ hơn thành rủi ro loại trừ và rủi ro không thỏa thuận.  Dựa vào thời điểm phát sinh rủi ro trong quy trình tác nghiệp thương mại quốc tế: • Rủi ro trong lựa chọn đối tác đàm phán và kí kết hợp đồng: là những rủi ro xảy ra trong giai đoạn lựa chọn đối tác, dàm phán và kí kết hợp đồng thương mại quốc tế. • Rủi ro trong chuẩn bị hàng xuất khẩu: là những rủi ro xảy ra trong giai đoạn chuẩn bị hàng xuất khẩu, gồm cả thu gom, sản xuất, gia công, tái chế. • Rủi ro trong giao nhận hàng hóa: là những rủi ro xảy ra trong quá trình giao nhận đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. • Rủi ro trong vận chuyển mua bảo hiểm cho hàng hóa • Rủi ro trong thanh toán tiền hàng: là những rủi ro xảy ra trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ thanh toán tiền hàng, tiền bảo lãnh, tiền đặt cọc,… • Rủi ro trong khiếu nại và giải quyết khiếu nại • Các rủi ro khác 1.5.2.2 Phương pháp xác định nguy cơ rủi ro:  Phương pháp thống kê kinh nghiệm  Phương pháp xác suất thống kê  Phương pháp phân tích, cảm quan  Phương pháp chuyên gia  Một số phương pháp khác 1.5.2.3 Các nguyên nhân của rủi ro trong thương mại quốc tế:  Nguyên nhân khách quan: • Những điều kiện tự nhiên bất lợi: gió, bão, mưa lụt, động đất, núi lửa phun, ô nhiễm môi trường,… SV: Hoàng Thị Phương Trang 9 Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐHTM • Những nguyên nhân từ môi trường kinh doanh: Cơ hội thị trường, các thay đổi và điều chỉnh của chính sách mặt hàng, hệ thống các rào cản thương mại quốc tế, khủng hoảng kinh tế, sự biến động tài chính, tiền tệ.  Những nguyên nhân chủ quan: • Sự không ổn định của thể chế chính trị; hệ thống pháp luật luôn thay đổi; pháp chế không nghiêm; sự khác biệt trong các quy tắc ứng xử; tập quán kinh doanh và tiêu dùng,… • Sai lầm trong lựa chọn chiến lược kinh doanh, cơ chế quản lý; thiếu thông tin hoặc thông tin sai lệch; thiếu kiến thức và kĩ năng kinh doanh, quản trị doanh nghiệp; những sơ suất, bất cẩn của những cá nhân, tổ chức,… • Buôn lậu; làm hàng giả; lừa đảo; cạnh tranh không lành mạnh; nạn tham nhũng; cửa quyến, quan liêu sách nhiễu,… 1.5.3 Những rủi ro thường gặp trong thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ: 1.5.3.1 Rủi ro do đối tác không đủ năng lực thực hiện hợp đồng và do hợp đồng soạn thảo thiếu chặt chẽ, có nhiều sơ hở: Đây là rủi ro chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong các rủi ro trong lựa chọn đối tác và đàm phán hợp đồng, mà có thể là đối tác gặp khó khăn về khung khổ pháp lý; khả năng thanh toán tiền hàng hoặc cung ứng hàng hóa; nhân lực và thời gian cho triển khai các bước tiếp theo trong quy trình nghiệp vụ,… Các nội dung về hàng hóa và giá cả không được chặt chẽ, không tính hết các yếu tố biến động của thị trường thế giới và khu vực. Cũng không loại trừ các trường hợp do chủ quan, các doanh nghiệp Việt Nam đã xem nhẹ vai trò của hợp đồng, thiết lập hợp đồng mang tính chiếu lệ trong khi tập trung tôn trọng các thỏa thuận riêng nên bị đối tác lợi dụng, chèn ép. 1.5.3.2 Những rủi ro trong quá trình chuẩn bị hàng xuất khẩu: a. Rủi ro do khan hiếm nguồn hàng cung ứng cho xuất khẩu SV: Hoàng Thị Phương Trang 10 [...]... lợi dụng sơ hở để giao hàng muộn, hàng kém chất lượng, số lượng,…Điều này khi n công ty thiệt hại về cả tài chính lẫn uy tín kinh doanh 3.2 Định hường hoạt động nhập khẩu và quan điểm hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ khi nhập khẩu hàng gia dụng từ thị thị trường Hàn Quốc: 3.2.1 Định hướng hoạt động nhập khẩu hàng gia dụng bằng phương thức tín dụng chứng từ: ... hàng, nhưng có lúc nguồn vốn của công ty chưa thu hồi hết nên công ty gia hạn nợ ngân hàng, và số tiền đó được ngân hàng tính vào trong hàng hóa công ty vừa nhập về nếu bộ chứng từ không phù hợp công ty cũng đã phải báo lại ngay cho ngân hàng, sau đó tiền thanh toán nhập khẩu cho nhà xuất khẩu sẽ được công ty thanh toán bằng hình thức thanh toán khác 2.3.2 Thực trạng về hạn chế rủi ro trong thanh toán. .. dụng từ thị trường Hàn Quốc bằng phương thức tín dụng chứng từ Đồng thời, thu thập dữ liệu thứ cấp giúp đánh giá chung tình hình của công ty, các tiềm năng tài chính và nguồn lực của công ty để so sánh và đưa ra các giải pháp phù hợp nhất đối với công ty 3.3 Đề xuất giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán nhập khẩu hàng gia dụng bằng phương thức tín dụng chứng từ tại công ty: a Đề xuất với công ty: ... kinh doanh • Nhập khẩu hàng hóa: Đồ nội thất, đồ gia dụng từ các nước như: Hàn Quốc, Trung Quốc, … • Tư vấn thiết kế nội, ngoại thất • Dịch vụ thương mại 2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thanh toán nhập khẩu hàng gia dụng từ thị trường Hàn Quốc bằng phương thức tín dụng chứng từ tại công ty: 2.2.2.1 Môi trường bên ngoài: a Môi trường chung  Môi trường kinh tế: Từ năm 2007, nền kinh tế có những... lẽ đó, hiện nay công ty TNHH Vĩnh ngọc đang phấn đấu trở thành một trong những công ty hàng đầu trong việc nhập khẩu và phân phối các mặt hàng đồ gia dụng tại thị trường Hà Nội Hầu hết các hợp đồng thanh toán quốc tế đều là thanh toán trực tiếp không qua khâu trung gian nên cũng tạo thuận lợi và sự yên tâm từ phía nhà xuất khẩu của công ty b Hợp tác ngày càng gắn bó với ngân hàng: Công ty có mối quan... tới quá trình thanh toán quốc tế Rủi ro chính trị trong thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT là những rủi ro bắt nguồn từ sự không ổn định về chính trị của các nước có liên quan trong quá trình thanh toán: nổi loạn, biểu tình, bạo động,…ở các nước tham gia có thể gây rủi ro trong quá trình thanh toán Những rủi ro từ môi trường pháp lý là: thay đổi đột ngột về thuế XNK, hạn ngạch, cơ chế ngoại hối,... hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đông Anh qua nhiều năm Mối quan hệ giữa ngân hàng và công ty là mối quan hệ qua lại Cả về phía công ty và từ phía ngân hàng đều được hưởng lợi trong các hoạt động thanh toán quốc tế Ngân hàng được hưởng lợi từ chi phí mở L/C của công ty Công ty có thể được hưởng những ưu đãi từ phía ngân hàng đối với các khách hàng thân thiết của ngân hàng như: hạn mức tín dụng, ... trong thanh toán bằng L/C trong thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty: Quá trình thanh toán hàng nhập khẩu tai công ty được tiến hành dựa trên hai phương thức thanh toán là chuyển tiền và thư tín dụng Với các đơn hàng có giá trị thấp hoặc hợp đồng với những bạn hàng thân thiết, công ty thường áp dụng thanh toán bằng phương thức chuyển tiền nhờ sự thuận tiện, nhanh chóng Với đơn hàng có giá trị lớn, hoặc... ngân hàng: Trong quá trình tiến hành thanh toán nhập khẩu, công ty thường dùng chính hàng hóa nhập khẩu làm tài sản thế chấp trong quá trình vay ngân hàng để thanh toán ngay cho nhà xuất khẩu Tuy nhiên, hàng được nhập khẩu về không thể bán ngay lập tức, hoặc do người mua hàng chậm thanh toán tiền cho công ty, dẫn đến công ty không có đủ tiền để thanh toán tiền vay của ngân hàng và phải chấp nhận mức lãi... nhất, hoạt động có hiệu quả 2.3 Thực trạng hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ 2.3.1 Khái quất quy trình thanh toán bằng L/C trong thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty: a Yêu cầu mở L/C:  Công ty điền vào đơn xin mở L/C theo mẫu được in sẵn của ngân hàng, nôi dung chủ yếu của đơn xin mở L/C của công ty là: • Đề nghị ngân hàng mở L/C loại L/C không thể hủy ngang, . uy tín cho công ty, vì vậy em xin chọn đề tài nghiên cứu là: Hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ khi nhập khẩu hàng gia dụng từ thị trường Hàn Quốc tại công. về hạn chế rủi ro trong thanh toán bằng L/C. • Khảo sát thực trạng hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng L/C trong hợp đồng nhập khẩu hàng gia dụng tại thị trường Hàn Quốc của công ty. •. nghiên cứu về thực trạng rỉu ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại công ty TNHH Vĩnh Ngọc để từ đó đưa ra các biện pháp hạn chế rủi ro. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu: •

Ngày đăng: 14/11/2014, 22:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan