1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích và đánh giá chỉ tiêu nợ quá hạn trong hệ thống nhtm việt nam

23 1,8K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 116 KB

Nội dung

Vì những yếu kém trong hệ thống ngân hàng, dù là một nước đang phát triểnhay đã phát triển, có thể đe dọa đến sự ổn định trong nội tại nước đó cũng nhưtrong phạm vi quốc tế, nên để đánh

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Ngân hàng là một tổ chức chuyên kinh doanh tiền tệ vì vậy trong hoạtđộng ngân hàng luôn tiềm Èn những rủi ro Để đảm bảo an toàn cũng nhưnâng cao trách nhiệm của các ngân hàng thì các nước trên thế giới đều có bộphận thanh tra giám sát đối hoạt động của các ngân hàng Thanh tra là chứcnăng thiết yếu của cơ quan quản lý Nhà nước, là phương thức đảm bảo phápchế, tăng cường kỷ luật trong quản lý Nhà nước và thực hiện quyền dân chủ

Vì những yếu kém trong hệ thống ngân hàng, dù là một nước đang phát triểnhay đã phát triển, có thể đe dọa đến sự ổn định trong nội tại nước đó cũng nhưtrong phạm vi quốc tế, nên để đánh giá được chính xác hiệu quả hoạt độngcủa các ngân hàng uỷ ban BALSE về thanh tra giám sát ngân hàng đã xâydựng nên hệ thống chỉ tiêu xoay quanh năm nội dung cơ bản sau:

+ Vốn của ngân hàng “ Capital”

+ Chất lượng tài sản Có “Asset quality”

+ Khả năng quản lý “Management ability”

+ Khả năng sinh lời “Earning”

+ Khả năng thanh toán “Liquidity”

Năm yếu tố trên gọi tắt là công thức : CAMEL

Trong năm nội dung của lý thuyết CAMEL thì chất lượng tài sản có làchỉ tiêu tổng hợp nói lên khả năng bền vững về mặt tài chính , khả năng sinhlời, năng lực quản lý, và hầu hết rủi ro trong kinh doanh tiền tệ đều tập trungvào tài sản có vì vậy đánh giá chất lượng tài sản có là việc làm cực kỳ quantrọng trong quản lý và kiểm soát hoạt động của Ngân hàng Trung Ương vớicác tổ chức tín dụng nói chung cụ thể là hoạt động thanh tra tại chỗ Trongnghiệp vụ tài sản có chủ yếu là nghiệp vụ cho vay( hoạt động tín dụng)thường chiếm khoảng 70-80%, tiền gửi, tài sản cố định… chiết khấu vànghiệp vụ kinh doanh đầu tư Đối với thanh tra tại chỗ, trọng tâm nghiên cứu

là việc đánh giá tài sản có ở nghiệp vụ cho vay Để đánh giá chất lượng tài

Trang 2

sản có, thanh tra thường dựa vào các chỉ tiêu trong đó quan trọng nhất là chỉtiêu nợ quá hạn.Trong khuôn khổ tiểu luận này chỉ xin tập trung tìm hiểu

phân tích và đánh giá chỉ tiêu nợ quá hạn trong hệ thống NHTM Việt Nam

thời gian qua, và xin được đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm giảmthiểu nợ quá hạn trong thời gian tới

Trang 3

Phần 1 Những vấn đề chung

1.1.Khái niệm nợ quá hạn

Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống ngân hàngthương mại, đem lại 85-90% thu nhập của mỗi ngân hàng, song rủi ro cũnglớn nhất Rủi ro tín dụng được biểu hiện là vốn cho vay ra không thu đủ nợgốc và lãi khi đến hạn, phát sinh chi phí lớn hay thu được lãi thấp ngoài dựkiến, bị mất vốn, kinh doanh kém hiệu quả thậm chí thua lỗ phá sản…Tuynhiên biểu hiện lớn nhất là tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao Chính vì vậy đểđánh giá chất lượng tín dụng cũng như chất lượng tài sản có thanh tra ngânhàng thường dựa vào chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn

* Thông lệ quốc tế

Trong các sách giáo khoa tài chính nước ngoài, người ta đã đưa ra một sốđịnh nghĩa về nợ quá hạn như : nợ xấu( bad debt ), nợ quá hạn (non-performing loan), nợ có vấn đề ( doubful debt )

Theo thông lệ quốc tế, khi một khoản vay đến kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãikhông trả được lãi hoặc nợ gốc thì đều được xếp vào danh mục khoản vaykhông họat động hay nợ quá hạn Ở các nước, nợ quá hạn được gọi chung là

nợ xấu, khi tỷ lệ này của một ngân hàng lên tới 5% tổng dư nợ thì được coi làbáo động Ngoài ra các nước còn xác định mức nợ quá hạn ròng Mức nợ quáhạn ròng( net past due) tối đa mà các NHTM được phép duy trì là 10%, tức là

từ một tỷ lệ phần trăm(%) nào đó đến tối đa là 10% thì ngân hàng đó vẫnđược coi là nằm trong trạng thái hoạt động tốt Nợ quá hạn ròng được tínhbằng cách lấy toàn bộ số nợ quá hạn trừ đi quỹ dự phòng chia cho tổng dư nợphải nhỏ hơn hoặc bằng 10% “Ròng” ở đây được hiểu là: (i) ngoài việc phảitrừ đi số tiền trích lập dự phòng (ii) nó còn được hiểu là, trong bất kỳ một kỳhạn trả nợ nào trong tổng các kỳ hạn mà khách hàng phải trả cho TCTD (lãihoặc gốc) bị quá hạn, thì tổng giá trị khoản vay từ kỳ hạn bị quá hạn về sau sẽ

Trang 4

được các TCTD chuyển sang nợ quá hạn cho dù các kỳ hạn trả nợ sau đóchưa đến kỳ hạn trả

* Theo quy định của Việt Nam

Ngày 31/12/2001, Thống đốc NHNN đã ra Quyết định số1627/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế cho vay của TCTD đối vớikhách hàng, trong đó điểm 2 Điều 13 đã qui định chi tiết việc chuyển nợ quáhạn cụ thể như sau:

“ khi đến kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi, nếu khách hàng không trả nợ đúng hạnhoặc không được điều chỉnh kỳ hạn nợ gốc hoặc lãi hoặc không được gia hạn

nợ gốc hoặc lãi, thì TCTD chuyển toàn bộ số dư nợ sang nợ quá hạn” Đây làmột trong những bước đột phá căn bản nhất của ngành ngân hàng trên bướcđường cam kết vào lộ trình hội nhập quốc tế về hoạt động ngân hàng Nhìnvào qui định, ta thấy các chuẩn mực quốc tế đã hội đủ một cách tương đối( trừ vấn đề gia hạn nợ) Như vậy ngoài việc qui định chuyển nợ quá hạn nhưtrên thì chưa có qui định nào khác mang tính định lượng đối với nợ quá hạnnhư : tỷ lệ nợ quá hạn ròng tối đa mà các NHTM được phép duy trì, phươngpháp xác định nợ quá hạn ròng

Riêng đối với các NHTM quốc doanh cho đến nay chỉ có một văn bản duynhất qui định về tỷ lệ nợ quá hạn đối với các NHTM quốc doanh mang tínhđịnh lượng đó là Thông tư số 100/2002/TT-BTC ngày 4/11/2002 của Bộ Tàichính hướng dẫn việc cấp bổ sung vốn điều lệ cho các NHTM nhà nước Phần

II, mục 1.3 có qui định “ Tỷ lệ nợ quá hạn tại thời điểm báo cáo của cáckhoản nợ phát sinh từ ngày 01/1/2002 phải thấp hơn 5%” Điều này có nghĩalà:

Trang 5

vậy chỉ tiêu tổng nợ quá hạn trong công thức trên có thể coi như chỉ tiêu nợxấu ở các nước khác trên thế giới

- Nợ qúa hạn đã được Liên bộ: NHNN- Tài chính xử lý cho khách hàngkhách hàng hoặc tạm khoanh do những nguyên nhân bất khả kháng theo chỉđạo của Chính phủ Loại nợ này khá lớn, bao gồm : nợ quá hạn đã khoanhnhưng hạch toán ở tài khoản nợ phải thu( đã đưa ra khỏi dư nợ tín dụngnhưng vẫn là tài sản Có của NHTM và nợ quá hạn đã xét cho tạm khoanhnhưng vẫn hạch toán ở tài khoản nợ quá hạn trong tổng dư nợ tín dụng củaNHTM

Hai khoản nợ quá hạn trên được coi là số tài sản không có thực nhưng vẫnđược theo dõi ở tài sản Có của NHTM suốt mấy năm qua

- Nợ qúa hạn được phân loại là khó đòi bao gồm nợ quá hạn trên 360ngày và dư nợ cho vay tuy chưa quá hạn nhưng đã xác định là bị mất ( ngườivay chết, mất tích, doanh nghiệp phá sản, giải thể, bị khách hàng lừa đảo…).Loại nợ chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng dư nợ quá hạn

- Một bộ phận nợ khó đòi nằm trong tổng số nợ quá dưới 360 ngày

Ngoài ra số tiền mà ngân hàng trả thay khách hàng các khoản bảo lãnh mở L/

C nhập hàng trả chậm cũng rất lớn, được coi là nợ quá hạn( vì phải trả lãi suất

nợ quá hạn từ khi nhận nợ vay bắt buộc với ngân hàng) Loại nợ này có một

bộ phận cũng được coi là nợ khó đòi

Trang 6

PHầN 2 Tình hình nợ quá hạn trong hệ thống nhtm

Việt Nam

2.1.Diễn biến và xử lý nợ quá hạn ( nợ đọng) ở các NHTM Việt Nam trong thời gian qua

Đến 31/12/2001 nợ tồn đọng ở các NHTM NN chiếm 16,4% tổng dư nợgấp 4 lần vốn tự có Đến hết năm 2003 là 12% Đối với các NHTM cổ phầncon số này năm 2001 là 14,6% đến năm 2002 là 9,5%

Tiếp theo sau 1995, qua số liệu trên cho thấy tỷ lệ tổng nợ quá hạn so vớitổng dư nợ cho vay, cho thuê bình quân ngay từ năm 1996 đã tăng trở lại Đặcbiệt, tỷ lệ nợ quá hạn của khu vực DNNN và cả khu vực tư nhân liên tục tăng( năm 1997 tỷ lệ nợ quá hạn của khu vực DNNN là 11,0% trên tổng dư nợkhu vực DNNN và tỷ lệ nợ quá của khu vực kinh tế tư nhân là 4,2%; năm

Trang 7

1998 tỷ lệ này là 11,9% và 13,5%; năm 1999 là 12,4% và 14,2%) cho đếnnăm 2001 khi Chính phủ tiến hành tái cơ cấu tài chính các NHTM thì tỷ lệnày mới giảm dần, chứng tỏ hoạt động kinh doanh và tình trạng tài chính củakhu vực này trong giai đoạn 1996-2001 có khó khăn hơn.

Trong năm 1996, để xử lý các khoản nợ của các doanh nghiệp mà xétthấy không thể thu hồi được, Chính phủ đã phải tính đến giải pháp khoanh nợ

và xoá nợ Tổng số nợ quá hạn của các doanh nghiệp tại các ngân hàng quốcdoanh được Chính phủ cho phép khoanh lại từ năm 1996 trở về trước để xử lýtrong đợt tổng thanh toán nợ giai đoạn 2 là 2233,2 tỷ đồng

Mặc dù có nhiều biện pháp xử lý nợ quá hạn nhưng tình hình nợ quá hạncủa các ngân hàng tiếp tục tồi tệ Đến cuối năm 1998, tỷ lệ nợ quá hạn đã lêntới 12,3% và tăng tiếp tới 13.4% vào cuối 1999; 13,7% vào cuối năm 2000.Như vậy do tình trạng tài chính của các doanh nghiệp xấu đi, tỷ lệ nợ quá hạn

đã rất lớn ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình tài chính của các ngân hàng

So sánh với mức nợ xấu của các nước Đông Á trước khủng hoảng( vào10-20% tổng dư nợ tín dụng), thì tỷ lệ này của nước ta đã nằm trong khoảngbáo động Cơ cấu nợ có xu hướng xấu đi vì tỷ lệ nợ ngắn hạn và nợ bằngngoại tệ tăng lên Ví dụ năm 1998, trong tổng số nợ quá hạn, nợ ngắn hạnchiếm tới 51,8%, nợ ngoại tệ chiếm tới 40,7% trong khi nợ quá hạn dài hạnchỉ chiếm 6,5%

Có thể thấy nợ quá hạn của NHTM NN và NHTM cổ phần qua các số liệunăm 1999 như sau: Nợ quá hạn của NHTM NN chiếm tới 9,4% tổng dư nợ,của NHTM cổ phần là 16,6% và của các công ty Tài chính cổ phần là 7,7% vàchi nhánh ngân hàng nước ngoài là 0,78% Tình trạng nợ quá hạn của khốingân hàng cổ phần và ngân hàng liên doanh là đáng lo ngại nhất

Từ số liệu trên cho thấy tình trạng nợ quá hạn trong hệ thống ngân hàng đãlên mức cao nhất vào cuối năm 1998(13,7% trong đó 6,6% nợ quá hạn và7,1% nợ chờ xử lý), trùng với đáy của quá trình suy giảm nhịp độ tăngtrưởng GDP của cả nước Cho đến thời điểm hiện nay, nợ của các doanhnghiệp không có khả năng trả nợ bao gồm cả nợ NHTM, Ngân sách Nhà

Trang 8

Nước, các doanh nghiệp nợ lẫn nhau… trên ba mươi ngàn tỷ đồng tươngđương trên hai tỷ USD, trong đó nợ các NHTM chiếm gần 2/3 tổng số nợtrên, đây là một lượng vốn khổng lồ bị mất nếu không xử lý dứt điểm sẽ gâytác động tiêu cực cho hệ thống ngân hàng Việt Nam và gây mất ổn định nềnkinh tế, làm mất niềm tin của khách hàng vào hệ thống ngân hàng, làm khókhăn cho tiến trình hội nhập của hệ thống này vào hệ thống tài chính quốc tế

và cuối cùng là các doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinhdoanh

Tóm lại, thực tế nếu so với vốn điều lệ của các NHTMQD thì tống số dư nợ

quá hạn đã lớn gấp nhiều lần, nếu như có thể thu hồi được 50% số nợ trên thì

sự thất thoát tài chính của các NHTM cũng rất lớn, có thể ước hàng chục ngàn

tỷ đồng, hơn gấp hai lần vốn điều lệ được cấp cho NHTMQD Như vậy, mức

nợ quá hạn vừa qua và kéo dài đến nay, cùng với số vốn pháp định mỏngmanh làm cho các ngân hàng rất dễ bị tổn thương trước những biến động củanền kinh tế Do đó, việc đẩy mạnh xử lý nợ tồn đọng của các NHTM ViệtNam trong thơì điểm hiện nay là vô cùng cấp bách

2.2 Ảnh hưởng của nợ quá hạn đối với hoạt động của NHTM

Tỷ lệ nợ quá trong tổng dư nợ của NHTM tăng cao tất yếu dẫn đến hậuquả sau:

- Chi phí tăng cao ngoài dự kiến, thậm chí thua lỗ, ngay cả khi khoảncho vay đó chưa được xếp vào nợ khê đọng

- Lợi nhuận thu được nằm ngoài dự kiến, tức là khỏan vay đó vẫn thu đủgốc, chi phí không tăng, nhưng lãi thu được thấp hơn nhiều theo tính toán khi

ký kết hợp đồng tín dụng

- Nếu tỷ lệ nợ quá hạn quá cao gấp 2-4 lần giới hạn an toàn của quốc tếkhông thực hiện đúng các cam kết mở L/C, uy tín của hệ thống NHTM trongnước và quốc tế sẽ giảm sút nghiêm trọng

- Mất cán bộ, tạo tâm lý hoang mang, dao động, co cụm của cán bộ ngânhàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng

Trang 9

- Thu nhập giảm sút, giảm phần nộp Ngân sách, hạn chế tích luỹ đầu tư

để hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và đầu tư đào tạo lại cán bộ, nâng caotrình độ cán bộ Ngân hàng mất vốn, phải khoanh nợ, giãn nợ, thậm chí là xoá

nợ, ngoài một phần vốn ngân sách Nhà nước cấp bù thì phần chủ yếu do cácngân hàng phải trích lập phòng ngừa rủi ro, giảm thu nhập giảm lương và lại

bị cuốn vào vòng lẩn quẩn cán bộ nghỉ việc nhiều, thiếu cán bộ có đủ nănglực, mà nguồn nhân lực chất lượng cao là rất quan trọng đối với hệ thốngngân hàng, kết quả kinh doanh lại càng đi xuống…

Hậu quả chung nhất là: Hệ thống NHTM quốc doanh phải củng cố, cơcấu lại, phải thành lập các công ty khai thác tài sản thế chấp Mới đây Chínhphủ đã quyết định cấp 7840 tỷ đồng bằng trái phiếu đặc biệt để tăng vốn điều

lệ cho các NHTM quốc doanh trong giai đoạn 2002-2004

Hệ thống NHTM cổ phần phải củng cố, sắp xếp lại Một số NHTM cổ phầnphải bán lại, sáp nhập, thậm chí giải thể Thời điểm cao nhất ở nước ta có tới

50 NHTM cổ phần và 2 công ty tài chính cổ phần, thì đến giữa năm 2002 chỉcòn 36 NHTM cổ phần trong đó có 3 ngân hàng chưa tăng đủ vốn điều lệ theoquy định, 2 ngân hàng phải đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt

2.3.Nguyên nhân gây ra nợ quá hạn trong hệ thống NHTM

2.3.1.Những nguyên nhân khách quan

Nhóm các nguyên nhân khách quan bao gồm: loại nguyên nhân bất khảkháng và loại nguyên nhân do cơ chế chính sách của Nhà nước thay đổi gây

ra, có thể nêu ra một số nguyên nhân như sau:

- Những nguyên nhân bất khả kháng như : thiên tai, bão lụt, hoả hoạn,mất mùa, bệnh dịch Đây là những nguyên nhân gây ra nợ quá hạn vượt rangoài tầm kiểm soát và mong muốn của cả bản thân hệ thống NHTM và cảbản thân các con nợ bao gồm: Các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tưnhân và các cá nhân Đây là nhóm nguyên nhân gây ra rủi ro không thể tránhkhỏi được, những mất mát do nguyên nhân này gây ra cần được sự chia sẻ của

Trang 10

Nhà nước và của xã hội Đây là khoản nợ quá hạn được đưa vào diện đượckhoanh xoá.

- Nhóm nguyên nhân bất khả kháng của các con nợ như: biến động thịtrường, thay đổi về lãi suất, tỷ giá, ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh

tế thế giới và khu vực, nợ do biến động chính trị ở các nước Đông Âu năm

1991 và những nguyên nhân do thay đổi cơ chế chính sách của kinh tế vĩ môgây ra như chính sách vĩ mô có nhiều thay đổi gây ra cho các con nợ gánhnặng nợ nần không đáng có Thực tế các doanh nghiệp Nhà nước ta gặp khókhăn rất nhiều trong kinh doanh như: mất thị trường tiêu thụ sản phẩm, biếnđộng giá cả thị trường, do sắp xếp lại doanh nghiệp, sáp nhập, giải thể, phásản nhưng không còn khả năng trả nợ, hoặc không còn đối tượng để thu hồi

nợ Rủi ro, mất mát do những nguyên nhân này gây ra cũng nằm ngoài ý chí

và cố gắng của các con nợ cũng như các NHTM

- Trong những năm trước đây, tồn tại các hoạt động cho vay theo một

số mục đích chỉ đạo của Chính phủ, theo kế hoạch của Nhà nước đã gây rủi rolớn cho các NHTM nước ta ( cho vay mua nông sản để bình ổn giá, cho vayđánh bắt cá xa bờ, các dự án duyệt trước…) Thực tế cho thấy nhiều khoảncho vay theo chỉ định do không chỉ có yếu tố như chính sách, ưu đãi, chínhtrị, mà bao gồm cả những lý do chủ quan duy ý chí nên đã gây ra mất mát lớn

về tài sản tiền vốn của các NHTM

- Chính sách cơ chế không ổn định, hay thay đổi trong thời gian chuyểnđổi nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sựquản lý của Nhà nước với những biện pháp vừa làm vừa sửa đã gây ra rủi rolớn cho cả chính sách, cơ chế của Chính phủ phải đưa đến nợ quá hạn tăng lênnhư: ngừng xuất khẩu gỗ, gạo, thay đổi quy hoạch xây dựng hạ tầng, thay đổi

cơ chế lãi suất, tỷ giá, cơ chế tài chính, cơ chế sử dụng đất đai…

2.3.2.Những nguyên nhân chủ quan

Những nguyên nhân chủ quan gây ra nợ quá hạn có nhiều, bao gồm cảchủ quan của người cho vay lẫn chủ quan của người vay, chóng xuất phát từchỗ: Một mặt, luật pháp chưa hoàn chỉnh, còn nhiều kẽ hở, cơ chế chính sách

Trang 11

còn đang trong quá trình đổi mới; mặt khác việc thực hiện không nghiêm vàhiểu biết kém về nghiệp vụ và luật pháp đưa đến cố tình hoặc vô tình làm sai.

Có thể tóm tắt lại một số nguyên nhân chính như sau:

- Một số cán bộ ngân hàng và doanh nghiệp làm sai trái, thậm chí lừađảo, vi phạm pháp luật, gây thất thoát và làm phát sinh nợ khó đòi

- Một số ngân hàng dồn vốn đầu tư vào những lĩnh vực nhạy cảmnhư bất động sản, hoặc nhận thế chấp là nhà cửa, đất đai, nhưng thị trường bấtđộng sản biến động theo chiều bất lợi, gây nên tình trạng nợ tồn đọng

- Yếu kém trong hoạt động ngân hàng, chậm điều chỉnh, ban hànhmới các chính sách, cơ chế phù hợp, chỉ đạo nghiệp vụ không sâu sát, kịpthời

- Khách hàng vay thiếu kiến thức và kinh nghiệm hoạt động trong cơchế thị trường, quản lý kinh doanh yếu kém…

Với các nguyên nhân chủ quan nêu trên có thể chia thành hai nhómnguyên nhân chính theo đối tượng gây ra đó là:

* Nguyên nhân về phía các NHTM bao gồm:

- Một bộ phận cán bộ của hệ thống ngân hàn bị đồng tiền và cơ chế thịtrường cám dỗ, đã đặt lợi Ých cá nhân lên trên hết và lợi dụng công việc đượcgiao đã móc ngoặc với con nợ, lợi dụng kẻ hở của pháp luật để làm giàu bấthợp pháp, gây thiệt hại nhiều về tài sản tiền vốn

- Công tác tổ chức, giáo dục, kiểm tra kiểm soát của hệ thống ngânhàng còn có quá nhiều yếu kém và lỏng lẻo nên chậm phát hiện và xử lý kịpthời những trường hợp vi phạm, lợi dụng

- Một thời gian dài cơ chế chính sách lỏng lẻo, chưa có cơ chế ràngbuộc trách nhiệm như: thưởng, phạt, trách nhiệm đến cùng về tài sản và luậtpháp đối với các khoản cho vay của các cá nhân hoạt động cho vay tín dụngđưa đến rủi ro và thất thoát vốn trong hệ thống ngân hàng cao Thực tế, vẫncòn rất nhiều cán bộ cho vay và lãnh đạo các chi nhánh NHTM vẫn bình an

và lên chức, trong khi sau một thời gian dài các khoản do họ cho vay đã hoặc

ký cho vay bộc lộ không thu được và thất thoát

Ngày đăng: 14/11/2014, 22:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình NHTW- Học viện ngân hàng-NXB Thống kê 2003 2. Nguyễn Thị Sương Thu-“ Hiểu và thực hiện thế nào cho đúng khi chuyển nợ quá hạn”- Tạp chí ngân hàng số 10/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiểu và thực hiện thế nào cho đúng khichuyển nợ quá hạn
Nhà XB: NXB Thống kê 2003 2. Nguyễn Thị Sương Thu-“ Hiểu và thực hiện thế nào cho đúng khichuyển nợ quá hạn”- Tạp chí ngân hàng số 10/2002
3.Ths Tôn Thanh Tâm- “ Một số vấn đề về chuyển nợ quá hạn”- Tạp chí ngân hàng số 13/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về chuyển nợ quá hạn
4. Nguyễn Văn Phương- “ Xử lý nợ tồn đọng cần có sự phối hợp đồng bộ của các ngành hữu quan”- Tạp chí ngân hàng số 1+2/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lý nợ tồn đọng cần có sự phối hợp đồng bộcủa các ngành hữu quan
6. Ths Lê Văn Hinh- Nghiêm Xuân Thành-“ Ngăn chặn nguy cơ nợ xấu trong tương lai và những thách thức đối với hệ thống ngân hàng”- Tạp chí ngân hàng 07/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngăn chặn nguy cơ nợ xấu trong tương lai và những thách thức đối với hệ thống ngân hàng
7. Phạm Như Liên- “Để việc chuyển nợ cho vay sang nợ quá là một chế tài tín dụng thật sự có ý nghĩa”- Tạp chí ngân hàng số 10/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Để việc chuyển nợ cho vay sang nợ quá là một chếtài tín dụng thật sự có ý nghĩa
8.Ts Nguyễn Thị Phương Lan- Nguyễn Hạnh Phúc-“ Giải pháp xử lý nợ xấu trong tiến trình tái cơ cấu NHTM Việt Nam” – Tạp chí khoa học đào tạo ngân hàng số 2/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp xử lý nợxấu trong tiến trình tái cơ cấu NHTM Việt Nam
12. Nguyễn Đắc Hưng-“ Một số thách thức của hệ thống NHTM Việt Nam trong quá trình cạnh tranh và hội nhập quốc tế”- Tạp chí ngân hàng số15/03 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số thách thức của hệ thống NHTM ViệtNam trong quá trình cạnh tranh và hội nhập quốc tế

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w