1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và bệnh nguyên của suy giáp tiên phát

117 1,2K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 2,21 MB

Nội dung

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Suy giáp là hội chứng đặc trưng bởi tình trạng suy giảm chức năng tuyến giáp, sản xuất hormon không đầy đủ so với nhu cầu của cơ thể hoặc tác dụng không hiệu quả, gây nên tổn thương ở các mô, cơ quan và rối loạn chuyển hóa trên lâm sàng và xét nghiệm [1], [4]. Bệnh lý suy giáp đang là vấn đề sức khỏe đáng quan tâm ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Nếu suy giáp không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ gây nhiều hậu quả xấu. Với trẻ sơ sinh nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, bệnh sẽ gây chậm phát triển thể chất, trí tuệ và tâm thần không hồi phục, trở thành những trẻ tàn phế thực sự, đó là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Suy giáp sơ sinh còn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây chậm phát triển tâm thần có thể phòng tránh được, nếu phát hiện và điều trị ngay từ thời kỳ sơ sinh, những trẻ suy giáp sơ sinh sẽ phát triển về mọi mặt như bình thường [4], [5]. Đối với người mẹ mang thai bị suy giáp, 40% có biến chứng như chảy máu sau đẻ, thiếu máu, bong rau sớm. Trong thời kỳ phôi thai, hormon tuyến giáp của mẹ có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phân chia, hình thành các cơ quan cũng như sự phát triển não bộ của trẻ. Nhiều nghiên cứu về hậu quả thai nhi phải gánh chịu do người mẹ suy giáp không được phát hiện và điều trị kịp thời gây nên suy giáp phôi thai. 20% trẻ bị đẻ non, bệnh tật và dị tật bẩm sinh, 60% trẻ bị trì trệ về tâm thần và kém phát triển thể lực, [1], [4], [5], [6]. Với người trưởng thành, suy giáp gây nên sự trì trệ ở các cơ quan. Biến chứng của suy giáp nếu không nhận biết được đôi khi rất nặng (suy vành, hôn mê suy giáp) đe dọa đến tính mạng người bệnh. Vì vậy cần phải phát hiện sớm, là yếu tố quan trọng trong việc hạn chế các biến chứng [1], [4], [6], [9]. 2 Tuy có nhiều nguyên nhân suy giáp như suy giáp tiên phát, thứ phát, tam phát hay do đề kháng hormon giáp, nhưng trong đó suy giáp tiên phát chiếm hơn 90%, và để chẩn đoán chỉ dựa vào nồng độ TSH tăng [4]. Trên thế giới, đã có một số nghiên cứu về bệnh lý suy giáp. Trong một nghiên cứu lớn tại Mỹ cho thấy 2,5% phụ nữ có thai bị suy giáp có tăng TSH và chỉ có 0,3% trường hợp suy giáp có giảm FT 4 . Tỷ lệ suy giáp sơ sinh chiếm 1/4000 trong số trẻ mới đẻ. Đa số là suy giáp nguyên phát. Châu Âu, suy giáp ở người cao tuổi gặp nhiều hơn 6-8 lần so với cường giáp [2], [3], [8] Tại Việt Nam, chưa có thống kê để có con số chính xác. Tuy nhiên bệnh khá thường gặp, tỷ lệ trội ở nữ, thường do thương tổn giáp tự miễn, bệnh gia tăng theo tuổi. Thống kê tại Viện lão khoa Việt Nam, suy giáp ở người cao tuổi chiếm 2,2% số người bệnh nằm viện [1], [2], [4], [19]. Bệnh nhân suy giáp thường đến bệnh viện muộn do nhiều nguyên nhân như: bệnh tiến triển âm thầm, khó nhận biết hoặc do nhiều cơ sở y tế không có khả năng làm các xét nghiệm tầm soát nên bệnh hay bị bỏ sót. Hơn nữa việc chỉ định điều trị phẫu thuật, iod phóng xạ ngày càng rộng rãi nên bệnh suy giáp có thể gia tăng [1], [4], [9]. Do mức độ trầm trọng của các biến chứng, hậu quả của việc phát hiện muộn. Đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, biến chứng, cũng như biện pháp can thiệp phù hợp, nên chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và bệnh nguyên của suy giáp tiên phát” nhằm các mục tiêu: 1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và bệnh nguyên của suy giáp tiên phát chưa điều trị. 2. Đánh giá mối liên quan giữa bệnh nguyên với đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. CÁC VẤN ĐỀ VỀ SUY GIÁP 1.1.1. Định nghĩa Suy giáp là hội chứng đặc trưng bởi tình trạng suy giảm chức năng tuyến giáp, sản xuất hormon không đầy đủ so với nhu cầu của cơ thể, gây nên tổn thương ở các mô, cơ quan và rối loạn chuyển hóa trên lâm sàng và xét nhiệm. Suy giáp là một hội chứng khá phổ biến của bệnh lý tuyến giáp nói chung, đứng hàng thứ ba sau cường giáp và bướu cổ đơn thuần [1], [2], [3], [4], [10], [11]. 1.1.2. Lịch sử về suy giáp Năm 1871 tại bệnh viện Guy, C.M.Fagge lần đầu tiên trình bày một trường hợp suy giáp do không có tuyến giáp, sau đó suy giáp được Gunn (1874) mô tả một cách chi tiết hơn. 1878, Ord dùng thuật ngữ phù niêm và xác định mối liên quan giữ phù niêm và suy giáp. Kết luận, phù niêm là triệu chứng đặc hiệu của suy giáp. 1885, Victor Hosley tiến hành thực nghiệm cắt tuyến giáp và đã gây ra được suy giáp và phù niêm điển hình. 1891, Murray dùng chất chiết xuất từ tuyến giáp cừu để điều trị cho bệnh nhân suy giáp và thấy có kết quả. 1927, Harington tìm cách tổng hợp được thyroxin và thành công này đã đóng góp rất lớn trong quá trình điều trị suy giáp [1], [5], [20]. 4 1.1.3. Giải phẫu và sinh lý tuyến giáp 1.1.3.1. Giải phẫu Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất cơ thể, gồm hai thùy nối với nhau qua eo tuyến giáp nằm trước thanh khí quản, di động theo nhịp nuốt. Ở người bình thường khó sờ thấy tuyến giáp. Khi tuyến giáp to lên có thể sờ thấy được. Tuyến giáp được cấu tạo bởi các đơn vị chức năng là các nang giáp. Bình thường các nang có dạng hình cầu, trong lòng chứa đầy chất keo, thành nang là các tế bào chế tiết. Hình thể nang thay đổi tùy theo chức năng tuyến giáp trong các thời kỳ hoạt động khác nhau. Dưới sự điều hòa hoạt động của TSH (Thyroid stimulating hormon - hormon kích thích tuyến giáp) làm cho các tế bào chế tiết tăng dần về chiều cao và khoan các nang hẹp lại, tuy nhiên, các nang không hoạt động nhất loạt trong cùng một thời kỳ [1], [4], [6], [8], [24]. 1.1.3.2. Sinh lý hormone giáp * Cấu trúc hormon giáp Tuyến giáp bài tiết hai hormon chính: +T4 (tetraidothyronin) chứa 4 nguyên tử iod, còn gọi là thyroxin. +T3(Triiodothyronin) chứa 3 nguyên tử iod. Phân tử T4 gồm một nhân ái mỡ được hình thành từ 2 nhân thơm nối với nhau bằng cầu nối este. Nó có sự khác nhau giữa vòng trong chứa chuỗi 5 phenylalanine và vòng ngoài (vòng phenolic), do đó phân tử T4 có cấu trúc 3- 5-3’-5’ tetra-idothyronin và sự mất một iod ở vị trí 5’ tạo thành phân tử T3. Trong huyết thanh, T3, T4 gắn chủ yếu với albumin. Một phần nhỏ hormon ở dạng tự do, chỉ có các hormon ở dạng tự do (Free Thyroxin - FT4) và Free triiodothyronin (FT3) mới có tác dụng sinh học [26], [39], [44]. * Sinh tổng hợp hormon giáp Quá trình tổng hợp hormon giáp trải qua 4 giai đoạn [4], [6], [19], [20]. + Thâu nhận iod + Iod hóa thyroglobulin và hình thành các thyronin + Sự di chuyển các hormon giáp + Sự bài tiết các hormon - Giai đoạn thâu nhận iod : Iod được hấp thu từ thức ăn qua niêm mạc dạ dày. Trong dịch ngoại bào, iod ở dạng iodure (I -) bao gồm iod từ thức ăn và iod được giải phóng từ chuyển hóa hormon giáp. Iod vào tuyến giáp và được thận đào thải ra khỏi cơ thể. Sự thâu nhận iod không chỉ là đặc tính của tế bào tuyến giáp mà các tế bào tuyến nước bọt, tuyến vú, niêm mạc dạ dày cũng có thể thâu nhận iod. Nhưng tế bào tuyến giáp thâu nhận iod cần phải có sự tham gia của TSH [24], [41], [46], [64]. - Giai đoạn iod hóa thyroglobulin và hình thành các thyronin : Sự tổng hợp và dự trữ hormon giáp có mối liên hệ mật thiết với thyroglobulin. Đây là chất cần thiết cho sự iod hóa và tạo nên dạng dự trữ cho hormon giáp trước khi bài tiết ra ngoài. Bước đầu tiên của sự hình thành hormon giáp là sự oxy hóa iodure (I - ) thành iodine I 2 , đây là dạng có khả năng gắn với gốc amino acid tyrosin của phân tử thyroglobulin. Đầu tiên tyrosin được gắn với một hoặc hai iod để tạo thành MIT (T 1 ) hoặc DIT (T 2 ) nhờ vào sự súc tác của enzym iodinase. Tiếp đến vài phút, vài giờ hay vài ngày các DIT sẽ kết hợp ghép cặp để tạo thành thyroxin (T 4 ) hoặc MIT + DIT để tạo thành 6 Triiodothyronin (T 3 ). Như vậy cả T 4 và T 3 được tạo thành đều gắn với phân tử thyroglobulin. Một phân tử thyroglobulin chứa 1 đến 3 phân tử T 4 và cứ 14 phân tử T 4 thì có 1 phân tử T 3 . Lượng hormon giáp dự trữ này đủ để cung cấp cho cơ thể trong vòng 2 đến 3 tháng. Tất cả các giai đoạn này đều phải chịu sự chi phối của hormon tiền yên TSH, hay còn gọi là thyrotropin [6], [9]. - Giai đoạn di chuyển của hormon giáp : Quá trình này diễn ra ngược với sự thâu nhận iod, từ dịch keo đi qua tế bào và từ cực đỉnh đến cực mạch máu. Enzym proteinase sẽ phân giải phân tử thyroglobulin và phóng thích T 3 và T 4 bằng cách cắt các dây nối peptid gắn hormon vào phân tử này. Các hormon khuếch tán về cực mạch máu để đổ vào mao mạch xung quanh, một số ít đi vào bạch huyết. Khoảng 3/4 tyrosin đã được iod hóa trong thyroglobulin vẫn ở dạng MIT và DIT. Cùng với sự phóng thích T3 và T4, các dạng này cũng được phóng thích nhưng chúng không được tiết vào máu, mà bị khử iod bởi enzym deiodinase. Chính những iod này quay trở lại trong tuyến giáp để góp phần tạo hormon mới. - Giai đoạn bài tiết hormon giáp: Khoảng 90% hormon được phóng thích từ giáp là T 4 (100 nmol/24 giờ) và chỉ 10% là T 3 . Tuy nhiên, sau vài ngày, phần lớn T 4 bị khử iod để tạo thành T 3 . Như vậy hormon giáp đến và hoạt động trên tổ chức là T 3 . Trên thực tế các giai đoạn này xảy ra đồng thời. Giai đoạn 1 và 4 xảy ra ở cực mạch máu, giai đoạn 2 và 3 xảy ra ở cực đỉnh. Tất cả các giai đoạn này đều chịu sự chi phối của hormon thùy trước tuyến yên là TSH. TSH là một glycoprotein, hormon của thùy trước tuyến yên có trọng lượng phân tử khoảng 28.000, gồm 204 acid amin được hình thành từ 2 tiểu thể alpha và bêta. Tiểu thể alpha đều có cấu trúc của các hormon thùy trước tuyến yên như LH, FS, tiểu thể bêta đảm nhiệm chức năng đặc trưng của TSH. TSH có tác dụng kích thích tuyến giáp qua trung gian một receptor đặc hiệu có 744 acid 7 amin, hoạt động qua hệ thống AMP vòng [25], [30], [32]. * Tác dụng của hormon giáp FT 3 tác dụng mạnh và ngắn, FT 4 tác dụng chậm và kéo dài hơn. Trong huyết thanh, nồng độ T 4 lớn hơn T 3 và một phần T 4 sẽ được chuyển thành T 3 khi phát huy tác dụng. + Tác dụng lên sự phát triển bào thai: Hormon giáp tác dụng lên sự phát triển của bào thai ở tuần thứ 11, có tác dụng phát triển, biệt hóa não bộ và hệ cơ xương của thai. Nếu thiếu sẽ gây suy giáp bẩm sinh. + Tác dụng lên sự tiêu thụ oxy, sinh nhiệt và tạo gốc tự do T 3 có tác dụng tăng tiêu thụ oxy và sinh nhiệt thông qua bơm Na + - K + - ATPase của hầu hết các tổ chức trừ tổ chức não, lách, tinh hoàn. Nếu hormon giáp giảm dẫn đến sinh nhiệt giảm, chuyển hóa cơ bản giảm, bệnh nhân sợ lạnh. Nếu hormon giáp tăng dẫn đến giảm nồng độ superoxid - dismutase dẫn đến tăng gốc tự do, đặc biệt trong nhiễm độc giáp. + Tác dụng lên hệ tim mạch (T 3 , T 4 nhưng chủ yếu là T 3 ) - Hormon giáp gây tăng chuyển hóa oxy, tăng chuyển hóa cơ bản, tăng các sản phẩm chuyển hóa gây giãn mạch dẫn đến tăng lưu lượng tim, tăng lưu lượng máu ngoại vi để tăng thải nhiệt, giảm hormon giáp sẽ giảm lưu lượng tim. - Tăng hormon T 3 sẽ gây tăng hoạt tính thụ thể bêta-adrenergic và protein dẫn tới tăng nhịp tim, tăng sức co bóp cơ tim, tăng cung lượng tim. Thiếu hormon giáp sẽ gây biểu hiện lâm sàng ngược lại. - Hormon giáp không gây ảnh hưởng nhiều tới huyết áp trung bình do làm tăng thể tích nhát bóp, tăng lưu lượng máu giữa hai chu kỳ chu chuyển tim, vì vậy huyết áp tâm thu có thể tăng 10-20 mmHg và giảm huyết áp tâm trương. - Hormon giáp (T 3 ) kích thích sự sao chép chuỗi nặng alpha-myosin và ức chế sự sao chép chuỗi nặng bêta-myosin dẫn tới tăng sức co bóp cơ tim. 8 + Tác dụng lên hệ thần kinh: - Hệ giao cảm: Hormon giáp làm tăng số lượng thụ thể bêta-adrenergic ở cơ tim, hệ xương, tổ chức mỡ và làm giảm thụ thể bêta-adrenergic ở cơ tim, tăng tác dụng của catecholamin ở vị trí hậu thụ thể. Trong suy giáp, ngược lại giảm tác dụng của catecholamin dẫn tới nhịp tim chậm. - Hệ thần kinh trung ương: Hormon giáp có tác dụng phát triển và biệt hóa não bộ thai nhi. Ở người trưởng thành, hormon giáp có tác dụng kích thích hoạt động hệ thần kinh trung ương, vì vậy, nếu suy giáp sẽ có biểu hiện trí tuệ giảm, trì trệ, chậm chạp, ngủ gà, ngủ nhiều. + Tác dụng trên hệ da - cơ - xương: - Hormon giáp gây co cơ cường độ tăng, thời gian co cơ ngắn và tăng, trong khi đó suy giáp làm cơ mệt mỏi, thời gian giãn cơ kéo dài sau khi co. Có biểu hiện chuột rút, cơ bị thâm nhiễm chất dạng nhầy, men cơ CPK tăng cao trong huyết thanh. - Hormon giáp có tác dụng kích thích sự đổi mới ở tổ chức xương. Suy giáp có hiện tương tăng lắng đọng calci bất thường ở xương dẫn tới giảm calci huyết và calci niệu và PTH giảm (Para Thyroid Hormon) - Hormon giáp tăng thoái hóa glycosaminoglycan với thành phần chính là acid hyaluronic ở tổ chức kẽ và mô liên kết, tăng tính thấm của mô mạch dẫn tới phù tổ chức kẽ, da sần sùi, khô, màu vàng sáp là do giảm khả năng chuyển hóa caroten thành vitamin A. + Tác dụng về huyết học: Hormon tuyến giáp giúp tăng nhu cầu oxy tế bào dẫn tới tăng sản xuất erythropoietin là chất tạo hồng cầu, tăng chất 2,3 DPG của hồng cầu, tăng phân ly oxy với hemoglobin dẫn tới giải phóng oxy cho tổ chức tăng. Trong suy giáp, nhu cầu oxy của tế bào giảm nên giảm sản xuất erythropoietin khiến hồng cầu giảm và oxy tổ chức giảm dần tới bệnh nhân thiếu máu nhẹ. 9 + Tác dụng trên tiêu hóa: Hormon giáp kích thích tiết dịch tiêu hóa dẫn tới dễ tiêu hóa, ăn ngon miệng, chóng đói, ăn nhiều, tăng nhu động ruột. Trong suy giáp thì ngược lại, dẫn tới chán ăn, táo bón. + Tác dụng trên chuyển hóa: Hormon tuyến giáp tăng, dẫn tới tăng chuyển hóa cơ bản, suy giáp làm giảm chuyển hóa cơ bản tới 20-50%. Tăng hormon giáp dẫn tới tăng tạo đường mới, tăng thoái hóa glycogen ở gan, cơ, tăng hấp thu glucose ở ruột, tăng sử dụng glucose ở tế bào, tăng tiết insulin. Trong suy giáp thì ngược lại dẫn tới hạ đường huyết. Hormon giáp tăng sẽ gây tăng thoái hóa cholesterol, tăng đào thải cholesterol qua đường mật, tăng hoạt hóa receptor với LDL tại gan và cholesterol máu giảm. Trong suy giáp cholesterol máu tăng. + Tác dụng trên hệ nội tiết - Thượng thận: Cortisol có thời gian bán hủy 100 phút. Trong suy giáp thời gian bán hủy cortisol 150 phút. - Tụy: Suy giáp làm giảm tiết insulin. - Cận giáp: Suy giáp làm giảm tiết PTH (Para thyroid hormone). - Tuyến yên: Suy giáp có thể gây tăng prolactin tới 40% các trường hợp, có thể tăng giải phóng TRH. - Sinh dục: Suy giáp ở nữ gây rong kinh, ở nam gây suy sinh dục [1], [4], [5], [6], [8], [37], [38], [40], [47], [48]. 1.1.4. Bệnh nguyên Phân loại bệnh nguyên có nhiều loại, nhiều tài liệu phân loại bệnh nguyên suy giáp chia thành 4 nhóm chính: 10 1.1.4.1. Suy giáp tiên phát + Viêm giáp Hashimoto - Thể có bướu giáp (thường gặp ở trẻ em) - Thể teo tuyến giáp vô căn, giai đoạn cuối của bệnh tuyến giáp tự miễn, sau viêm giáp Hashimoto hoặc Basedow (gặp ở người lớn do tuyến giáp bị hủy hoại cần thăm dò kháng thể kháng giáp) + Suy giáp sơ sinh do kháng thể ức chế thụ thể TSH truyền từ máu mẹ qua nhau thai. + Điều trị iode phóng xạ + Cắt giảm giáp gần toàn phần do bệnh Basedow hoặc bướu giáp nhân. + Nhiễm iode (thuốc chứa iode như thuốc ho, cordarone, chất cản quang thăm dò mạch máu…) thường tự khỏi sau ngưng tiếp xúc. + Viêm giáp bán cấp. + Viêm giáp chu sinh + Viêm giáp Riedel + Hiếm hơn: - Thiếu iode - Các chất sinh bướu như Lithium, thuốc kháng giáp tổng hợp (Prophyl Thyo Uracin, carbimazol…) - Bất thường tổng hợp hormon giáp (suy giáp nhẹ nếu rối loạn ít, suy giáp nặng nếu rối loạn tổng hợp toàn phần.) - Do thâm nhiễm như: sarcoidose, amylase, cystinose. 1.1.4.2. Suy giáp thứ phát + Suy tuyến yên do u tuyến của tuyến yên. + Phẫu thuật cắt bỏ tuyến yên. + Hủy hoại tuyến yên (hội chứng Sheehan) [...]... hormon thay thế Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang 2.2.2 Sơ đồ nghiên cứu Bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng gợi ý suy giáp như mệt mỏi, sợ lạnh, tăng cần, ngủ gà, hay quên… và chưa được chẩn đoán suy giáp [1], [5] 28 Sơ đồ 2.1 Chẩn đoán suy giáp tiên phát 2.2.3 Dấu hiệu lâm sàng suy giáp tiên phát 1 Mệt mỏi:... 26 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi bao gồm tất cả những bệnh nhân được chẩn đoán bệnh suy giáp tiên phát, ở mọi lứa tuổi Cỡ mẫu = 117 2.1.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán suy giáp tiên phát Bệnh nhân được chẩn đoán xác định bệnh lý suy giáp tiên phát theo tiêu chuẩn của Vilmar M.Wiersinga (2004), [85] 2.1.1.1 Lâm sàng Bệnh nhân có một trong... [73] 1.1.6 Lâm sàng suy giáp 1.1.6.1 Suy giáp ở trẻ sơ sinh Biểu hiện lâm sàng suy giáp ở trẻ sơ sinh thường không rõ ràng, hoặc không có triệu chứng gì, do vậy tỷ lệ phát hiện suy giáp ở trẻ sơ sinh còn rất thấp Để tạo thuận lợi cho việc phát hiện sớm trên lâm sàng, có thể cho điểm lâm sàng (điểm Appgar) • Thoát vị rốn: 2 điểm • Phù niêm, bộ mặt đặc biệt: 2 điểm • Táo bón: 2 điểm • Giới nữ: 1 điểm • Da... FT4 và TSH Bình thường FT4 và TSH huyết tương FT4 thấp TSH cao Bình giáp FT4 thấp TSH bình thường hoặc thấp Suy giáp tiên phát Đáp ứng quá mức Suy giáp tiên phát Đáp ứng bình thường Tổn thương vùng dưới đồi Suy giáp thứ phát Test TRH Không đáp ứng Tổn thương tuyến yên Sơ đồ 1.2 Chẩn đoán suy giáp tiên phát [1], [4], [66], [78], [79] 1.1.9 Điều trị suy giáp 1.1.10.1.Thuốc sử dụng (chế phẩm hormon giáp) ... giáp có tăng TSH và chỉ có 0,3% trường hợp suy giáp có giảm FT 4 Tỷ lệ suy giáp sơ sinh chiếm 1/4000 trong số trẻ mới đẻ Đa số là suy giáp nguyên phát Châu Âu, suy giáp ở người cao tuổi gặp nhiều hơn 6 - 8 lần so với cường giáp [2], [4] - Bemben và cộng sự phát hiện suy giáp dưới lâm sàng trên 14,6% phụ nữ và 15,4% đàn ông ở độ tuổi 60 - 97 tuổi - Nghiên cứu của Valentin Fadeyev với 260 người sống ở... Có 5% suy giáp dưới lâm sàng trở thành suy giáp thật sự mỗi năm Suy giáp dưới lâm sàng nếu không điều trị có thể mắc các nguy cơ sau: Tăng nguy cơ đột ngụy, xơ vữa động mạch, tăng cholesterol máu, trầm cảm, lo lắng Như vậy những bệnh nhân suy giáp dưới lâm sàng cần được xét nghiệm TSH thường xuyên để phòng tránh những nguy cơ trên [12], [59], [67], [68], [69] 1.2 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH SUY GIÁP 1.2.1.Trong... 101), rối loạn chức năng tuyến giáp 11,2%, trong đó suy giáp dưới lâm sàng là dạng rối loạn chức năng thường gặp nhất - Moreau đưa ra một tần suất tổng quát là 0,4 - 1,7 số bệnh nhân vào lão khoa Vào tuổi 60, tỷ lệ suy giáp được ghi nhận theo các tác giả như sau: + Kết quả của Mac Csvaek tỷ lệ suy giáp là 0,4% + Loyd và cộng sự tỷ lệ suy giáp là 1,7% + Martin tỷ lệ suy giáp là 1,7 - 2,2% ở các nước... điều trị suy giáp tiên phát + TSH cho phép định vị thương tổn tiên hay thứ phát của suy giáp, cho phép loại trừ hội chứng giảm T3 Nồng độ TSH ≥ 10 mcU/ml cho phép loại trừ nguyên nhân tại tuyến yên + Test TRH không có ích, ngoại trừ thăm dò trục yên, nghi ngờ suy giáp thứ phát + Độ tập trung iode phóng xạ tại giáp rất thấp dưới 5%, 10% và 25% ở các thời điểm 2, 6 và 24 giờ + Xạ hình tuyến giáp không... 1 điểm • Lưỡi to: 1 điểm • Vàng da kéo dài: 1 điểm • Trương lực cơ giảm: 1điểm • Da khô: 1 điểm 13 • Thóp sau rộng: 1 điểm • Thai quá 40 tuần: 1 điểm • Cân nặng khi đẻ trên 3,5 kg: 1 điểm Khi có trên 5 điểm là gợi ý có thể mắc suy giáp, cần làm xét nghiệm để chẩn đoán xác định Việc định lượng FT4 và TSH giúp phát hiện sớm suy giáp sơ sinh khi định lượng T4 dưới 6mcg% và nồng độ TSH trên 30mcU/ml Suy. .. tăng trong máu Vì vậy bệnh nhân suy giáp tiên phát có T3, T4 giảm và TSH tăng Suy giáp thứ phát: Tổn thương vùng dưới đồi yên dẫn tới giảm tiết TRH, TSH dẫn đến giảm tiết T 3, T4 của tuyến giáp, Giảm T 3, T4 dẫn đến kích thích tuyến yên và dưới đồi tăng tiết TSH và TRH, nhưng dưới đồi bị tổn thương nên tuyến giáp không sản xuất được T3, T4 dẫn tới T3, T4 tiếp tục giảm Suy giáp thứ phát thường có T 3, . các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, biến chứng, cũng như biện pháp can thiệp phù hợp, nên chúng tôi tiến hành đề tài Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và bệnh nguyên của suy giáp tiên. tiên phát nhằm các mục tiêu: 1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và bệnh nguyên của suy giáp tiên phát chưa điều trị. 2. Đánh giá mối liên quan giữa bệnh nguyên với đặc điểm lâm sàng và. [9]. 2 Tuy có nhiều nguyên nhân suy giáp như suy giáp tiên phát, thứ phát, tam phát hay do đề kháng hormon giáp, nhưng trong đó suy giáp tiên phát chiếm hơn 90%, và để chẩn đoán chỉ dựa vào nồng độ

Ngày đăng: 14/11/2014, 18:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
13. Huỳnh Văn Minh, “Tăng huyết áp”, giáo trình sau đại học bệnh lý tim mạch tập 1, lưu hành nội bộ, Đại học Huế, trường đại học Y khoa, bộmôn nội. Tr 9 - 17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng huyết áp
14. Lê Hiệp Dũng, Tô Văn Hải, Nguyễn Thị Kim Dung, “Phát hiện tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ở người đái tháo đường type 2 điều trịtại khoa tim mạch bệnh viện thanh nhàn”, tạp chí tim mạch học Việt Nam, số 65 tháng 8 năm 2013. Tr 26 - 31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát hiện tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ở người đái tháo đường type 2 điều trị tại khoa tim mạch bệnh viện thanh nhàn
15. Huỳnh Văn Minh, Nguyễn Công Cảnh, Huỳnh Quang Huy, Trịnh Quang Thứ, Lê Thị Hữu Phận, “Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát”, kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, tạp chí tim mạch số 21/2000. Tr 248 - 252 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát
16. Đặng Vạn Phước, “Phân loại tăng huyết áp”, bệnh viện chợ rẫy, sổ tay lâm sàng tim mạch, lưu hành nội bộ. Tr 3 - 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân loại tăng huyết áp
17. P.Fayet, J.P.Convard, Erobin, E.Fery-Lemonnier, “siêu âm vùng cổ và vú”, cẩm nang siêu âm, nhà xuất bản Y học. Tr 233 - 253 Sách, tạp chí
Tiêu đề: siêu âm vùng cổ và vú
18. Nguyễn Đức Hàm, “Hôn mê đái tháo đường, hôn mê hạ đường huyết”, điều trị cấp cứu nội khoa, nhà xuất bản y học. Tr 103 - 109 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hôn mê đái tháo đường, hôn mê hạ đường huyết
19. Trần Đức Thọ, “Suy giáp trạng”, cẩm nang điều trị nội khoa, nhà xuất bản y học. Tr 691 - 695 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Suy giáp trạng
20. Bạch Minh, “Đại cương về tuyến giáp trạng”, bệnh bướu cổ và các bệnh liên quan đến tuyến giáp trạng, nhà xuất bản y học. Tr 5 - 114 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương về tuyến giáp trạng
21. Tạ Văn Bình, “Hạ glucose máu”, bệnh đái tháo đường-tăng glucose máu, nhà xuất bản y học. 395 - 399 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hạ glucose máu

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.2. Chẩn đoán suy giáp tiên phát - nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và bệnh nguyên của suy giáp tiên phát
Sơ đồ 1.2. Chẩn đoán suy giáp tiên phát (Trang 20)
Bảng 1.1. Liêu lượng levothyroxin - nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và bệnh nguyên của suy giáp tiên phát
Bảng 1.1. Liêu lượng levothyroxin (Trang 23)
Bảng 2.1. Phân loại tăng cân, béo phì của ASEAN - nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và bệnh nguyên của suy giáp tiên phát
Bảng 2.1. Phân loại tăng cân, béo phì của ASEAN (Trang 31)
Bảng 2.2. Tiêu chuẩn phân độ tăng huyết áp theo JNC VI - nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và bệnh nguyên của suy giáp tiên phát
Bảng 2.2. Tiêu chuẩn phân độ tăng huyết áp theo JNC VI (Trang 32)
Hình siêu âm cắt ngang của cổ: cho thấy tuyến giáp phì đại với mẫu hồi âm - nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và bệnh nguyên của suy giáp tiên phát
Hình si êu âm cắt ngang của cổ: cho thấy tuyến giáp phì đại với mẫu hồi âm (Trang 35)
Hình cắt dọc của thùy phải tuyến giáp: cho thấy thùy phải tuyến giáp lớn - nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và bệnh nguyên của suy giáp tiên phát
Hình c ắt dọc của thùy phải tuyến giáp: cho thấy thùy phải tuyến giáp lớn (Trang 35)
Hình cắt dọc của thùy trái tuyến giáp: cho thấy thùy trái tuyến giáp lớn - nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và bệnh nguyên của suy giáp tiên phát
Hình c ắt dọc của thùy trái tuyến giáp: cho thấy thùy trái tuyến giáp lớn (Trang 36)
Bảng 2.3. Tiêu chuẩn rối loạn lipid máu[25] - nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và bệnh nguyên của suy giáp tiên phát
Bảng 2.3. Tiêu chuẩn rối loạn lipid máu[25] (Trang 38)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w