LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ TSH VỚI CÁC BIỂU HIỆN LÂM SÀNG VÀ

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và bệnh nguyên của suy giáp tiên phát (Trang 88 - 117)

- Eo giáp: Dày mm.

4.6. LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ TSH VỚI CÁC BIỂU HIỆN LÂM SÀNG VÀ

SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG

4.6.1. Liên quan nồng độ TSH theo độ tuổi

Nghiên cứu của chúng tôi, 117 bệnh nhân suy giáp tiên phát, nồng độ TSH > 20 µIU/ml gặp nhiều nhất ở độ tuổi 41-60, kế đến là độ tuổi 21-40, các độ tuổi còn lại có gặp, nhưng tỷ lệ rất thấp. Nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương với nghiên cứu của Trần Hữu Dàng và Hoàng Hải Bình nồng độ TSH trung bình cao nhất gặp ở độ tuổi > 70.

4.6.2. Liên quan nồng độ TSH theo nguyên nhân

Nồng độ TSH > 20 µIU/ml, gặp nhiều nhất ở nguyên nhân suy giáp tiên phát do điều trị phóng xạ, kế đến là Hashimoto, Phẫu thuật tuyến giáp. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê p>0,05.

4.6.3. Liên quan nồng độ TSH theo lipide máu

Đối với triglyceride, nồng độ TSH càng tăng thì tỷ lệ bệnh nhân suy giáp bị tăng triglyceride càng nhiều. Ở nhóm nồng độ TSH 6,2-10 µIU/ml có 6 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 35,3%, Ở nhóm nồng độ TSH 10-20 µIU/ml có 17 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 41,5%, Ở nhóm nồng độ TSH >20 µIU/ml có 29 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 49,2%. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê p>0,05.

Đối với cholesterol, trong nghiên cứu của chúng tôi, chúng tối nhận thấy rằng, nồng độ TSH càng tăng thì tỷ lệ rối loạn cholesterol máu càng nhiều. Với nồng độ TSH từ 6,2-10 µIU/ml có 3 bệnh nhân bị tăng cholesterol máu chiếm tỷ lệ 17,6%. Nồng độ TSH từ 10-20 µIU/ml có 7 bệnh nhân bị tăng cholesterol máu chiếm tỷ lệ 17,1%. Nồng độ TSH >20 µIU/ml có 21 bệnh nhân bị tăng cholesterol máu chiếm tỷ lệ 35,6%. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê p>0,05.

Theo Hoàng Hải Bình Kết quả nghiên cứu cho thấy giữa nồng độ TSH và nồng độ Cholesterol máu có sự tương quan thuận với nhau, hệ số tương quan giữa hai đại lượng này là r = 0,344; p < 0,05.

Nhưng kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết luận tại Hội thảo 2004 tại Mỹ với sự tham gia của Hội Nội tiết Hoa Kỳ, Hội Tuyến Giáp Hoa Kỳ, Hội Nội Tiết Học Lâm sàng Hoa Kỳ là chưa có đủ bằng chứng hoặc liên quan có ý nghĩa giữa suy giáp với rối loạn cholesterol máu do cholesterol có thể không tăng hoặc phụ thuộc vào nồng độ trước khi bị bệnh [56].

Sự liên quan giữa nồng độ TSH với số bệnh nhân có LDL-C tăng không có ý nghĩa. Khi nồng độ TSH từ 6,2-10 µIU/ml thì có 7/17 bệnh nhân có tăng LDL-C, chiếm tỷ lệ 41%. Nồng độ TSH từ 10-20 µIU/ml thì có 6/41 bệnh nhân có tăng LDL-C, chiếm tỷ lệ 14,6%. Nồng độ TSH từ >20 µIU/ml thì có 18/59 bệnh nhân có tăng LDL-C, chiếm tỷ lệ 30,5%.

Không có sự liên quan giữa HDL-C với nồng độ TSH, Khi nồng độ TSH từ 6,2- 10 µIU/ml thì có 4/17 bệnh nhân có HDL-C giảm, chiếm tỷ lệ 23,5%. Nồng độ TSH từ 10-20 µIU/ml thì có 6/41 bệnh nhân có HDL-C giảm, chiếm tỷ lệ 14,6%. Nồng độ TSH từ >20 µIU/ml thì có 12/59 bệnh nhân có giảm HDL-C, chiếm tỷ lệ 20,3%.

4.6.4. Liên quan nồng độ TSH chỉ số khối cơ thể (BMI)

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng có đến 60 - 70% bệnh nhân suy giáp bị tăng cân và béo phì. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 30,7% bệnh nhân suy giáp có tăng cân, béo phì. Không có sự liên quan giữa nồng độ TSH với tỷ lệ thừa cân béo phì.

Theo Trần Hữu Dàng và Hoàng Hải Bình chỉ số BMI tăng dần theo nồng độ TSH, ở nhóm phụ nữ mãn kinh có BMI bình thường nồng độ TSH là 2,44 μIU/ml. Và ở nhóm BMI béo phì độ I nồng độ TSH là 9,22 μIU/ml. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,01 [56]. Nồng độ TSH tỷ lệ thuận với chỉ số khối cơ thể (BMI), và chứng tỏ nồng độ TSH có tương quan với chỉ số BMI, điều này cũng phù hợp với kết quả của nhiều tác giả như V.G Paviluc, Staffer và cộng sự.

Kết quả của chúng tôi có sự khác biệt với các kết quả của các tác giả trên, có lẽ chúng tôi chỉ nghiên cứu bệnh nhân suy giáp mà không có nhóm chứng, hơn nữa số lương bệnh nhân của chúng tôi it.

4.6.5. Liên quan nồng độ TSH calci máu

Trong nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, không có sự liên quan giữ tăng nồng độ TSH với sự giảm calci máu.

Trong nhóm bệnh nhân có nồng độ TSH 6,2-10µIU/ml, có 70% hạ calci máu. Nhóm bệnh nhân có nồng độ TSH 10-20µIU/ml, có 85,3% hạ calci máu. Nhóm bệnh nhân có nồng độ TSH >20µIU/ml có 79% bị hạ calci máu.

4.6.6. Liên quan nồng độ TSH với glucose máu

Không có sự liên quan giữu nồng độ TSH với suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói hay đái tháo đường.

Trong nhóm bệnh nhân có nồng độ TSH 6,2-10 µIU/ml có 23,5% suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói, 5,9% đái tháo đường.

Trong nhóm bệnh nhân có nồng độ TSH 10-20 µIU/ml có 12,1% suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói, 4,9% đái tháo đường.

Trong nhóm bệnh nhân có nồng độ TSH >20 µIU/ml có 22% suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói, 0,0% đái tháo đường.

4.6.7. Liên quan nồng độ TSH với thiếu máu

Với bệnh nhân thiếu máu trong suy giáp tiên phát, không có sự liên quan giữa nồng độ TSH với số bệnh nhân thiếu máu.

Trong nhóm bệnh nhân có nồng độ TSH 6,2-10 µIU/ml có 52,9% bệnh nhân thiếu máu.

Trong nhóm bệnh nhân có nồng độ TSH 10-20 µIU/ml có 46,3% bệnh nhân thiếu máu.

Trong nhóm bệnh nhân có nồng độ TSH >20 µIU/ml có 42,3% bệnh nhân thiếu máu.

KẾT LUẬN

Với những kết quả như trình bày ở trên, cho phép chúng tôi đi đến một số kết luận sau:

1.Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân suy giáp tiên phát

- Triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất là dấu hiệu mệt mỏi 94%, da khô 88,9%, giảm trí nhớ 88%, hồi hộp 86,3%, chuột rút 84,6%, da xanh tái 82,9%, lời nói chậm 75,2%, sợ lạnh 66,7%...

- Các xét nghiệm cận lâm sàng ở bệnh nhân suy giáp tiên phát bị rối loạn tương đối cao.

- Nồng độ anti-TPO tăng cao ở bệnh nhân suy giáp tiên phát do viêm giáp mạn Hashimoto, nồng trung bình 940,02 ± 808.670IU/ml.

- 54,6% bệnh nhân suy giáp bị thiếu máu.

- 44,4% bệnh nhân suy giáp có tăng triglycerid máu, 26,5% tăng cholesterol, 26,5% tăng LDL-C, 18,1% giảm HDL-C.

- 80,3% hạ calci.

- 18,8% suy giảm dung nạp Glucose lúc đói, 2,6% đái tháo đường ở bệnh nhân suy giáp.

2.Các nguyên nhân gây suy giáp tiên phát.

Có nhiều nguyên nhân gây suy giáp tiên phát, mức độ thường gặp khác nhau. - Suy giáp tiên phát do viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto 35,9%.

- Suy giáp tiên phát do điều trị các bệnh tuyến giáp bằng iode phóng xạ 29,1%.

- Suy giáp tiên phát do điều trị các bệnh tuyến giáp bằng phẫu thuật tuyến giáp 27,4%.

- Suy giáp tiên phát do điều trị bằng thuốc kháng giáp 3,4%. - Suy giáp tiên phát do các nguyên nhân khác 4,3%.

Tương quan giữa nồng độ TSH ở với các chỉ số BMI, glucose, Bilan Lipid, giảm calci, thiếu máu...

Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, không có sự tương quan giữa nồng độ TSH với các chỉ số BMI, rối loạn glucose máu, rối loạn lipide máu, giảm calci máu hay thiếu máu.

ĐỀ NGHỊ

Qua nghiên cứu chúng tôi đưa ra một số kiến nghị sau

Định lượng TSH cần được xem như là một xét nghiệm thường qui cho các bệnh nhân sau phẫu thuật tuyến giáp, điều trị các bệnh tuyến giáp bằng iode phóng xạ.

Suy giáp tiên phát liên quan đến thầy thuốc tương đối cao, cần xem xét lại chỉ định phẫu thuật, điều trị bằng iode phóng xạ cho các bệnh tuyến giáp.

Những bệnh nếu có cholesterol máu tăng, thiếu máu, cần xét nghiệm thêm nồng độ TSH và siêu âm tuyến giáp.

1. Địa điểm: Bệnh viện trung ương Huế, Trung tâm phòng chống Sốt rét-Bướu cổ Quảng nam

2. Viết đề cương nghiên cứu: 3. Thông qua đề cương tại bộ môn: 4. Thu thập và xử lý số liệu

5. Viết luận án

6. Gửi luận án cho thầy giáo hướng dẫn góp ý 7. Chỉnh sửa và hoàn chỉnh luận án

8. Bảo vệ luận án

Người hướng dẫn khoa học Người thực hiện

GS.TS. Nguyễn Hải Thủy Nguyễn Thanh Thảo

Trưởng bộ môn

GS.TS. Huỳnh Văn Minh

TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Hải Thủy “ Chẩn đoán và điều trị bệnh tuyến giáp”, nhà xuất

bản y học, 2000. Tr 185-202.

2. Các bộ môn nội, trường đại học y dược Hà Nội “ Bài giảng bệnh học nội

khoa”, tập 1, nhà xuất bản y học năm 1997. Tr 256-263.

3. Đại học Huế, trường đại học y khoa, bộ môn nội, “ Giáo trình sau đại

học, nội tiết và chuyển hóa”, năm 2006. Tr 134-146.

4. Trần Hữu Dàng - Nguyễn Hải Thủy “ Giáo trình sau đại học chuyên ngành

nội tiết và chuyển hóa”, nhà xuất bản đại học Huế, năm 2008. Tr 89 - 95. 5. Trần Hữu Dàng (2006) “Suy giáp”, giáo trình sau đại học nội tiết và chuyển

hóa, Đại học Huế, trường đại học Y khoa, bộ môn nội. Tr 134-146.

6. Đỗ Trung Quân “ Bệnh nội tiết - chuyển hóa thường gặp’’ nhà xuất bản

y học. Tr 194 - 213.

7. Đỗ Trung Quân “Biến chứng bệnh đái tháo đường và điều trị”, nhà xuất bản y học. Tr 91 - 111.

8. Thái Hồng Quang “Bệnh nội tiết”, nhà xuất bản y học. Tr 159 - 171.

9. Mai Thế Trạch - Nguyễn Thy Khuê “Nội tiết học Đại Cương”, nhà xuất

bản y học, năm 2007. Tr 163 - 174.

10. Đặng Trần Duệ “Bệnh tuyến giáp và các rối loạn do thiếu iod”, nhà xuất bản y học, năm 1996. Tr 515 - 555.

11. Nguyễn Văn Mão, Nguyễn Hải Thủy (2012), “Phân loại bệnh học tuyến giáp và đặc điểm giải phẫu bệnh u tuyến giáp”, tạp chí nội tiết và đái tháo đường, kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học. Tr 221 - 229.

đái tháo đường, kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học. Tr 304 - 309.

13. Huỳnh Văn Minh, “Tăng huyết áp”, giáo trình sau đại học bệnh lý tim mạch tập 1, lưu hành nội bộ, Đại học Huế, trường đại học Y khoa, bộ môn nội. Tr 9 - 17.

14. Lê Hiệp Dũng, Tô Văn Hải, Nguyễn Thị Kim Dung, “Phát hiện tăng

huyết áp và các yếu tố liên quan ở người đái tháo đường type 2 điều trị tại khoa tim mạch bệnh viện thanh nhàn”, tạp chí tim mạch học Việt Nam, số 65 tháng 8 năm 2013. Tr 26 - 31.

15. Huỳnh Văn Minh, Nguyễn Công Cảnh, Huỳnh Quang Huy, Trịnh Quang Thứ, Lê Thị Hữu Phận, “Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát”, kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, tạp chí tim mạch số 21/2000. Tr 248 - 252.

16. Đặng Vạn Phước, “Phân loại tăng huyết áp”, bệnh viện chợ rẫy, sổ tay lâm sàng tim mạch, lưu hành nội bộ. Tr 3 - 5.

17. P.Fayet, J.P.Convard, Erobin, E.Fery-Lemonnier, “siêu âm vùng cổ và vú”, cẩm nang siêu âm, nhà xuất bản Y học. Tr 233 - 253.

18. Nguyễn Đức Hàm, “Hôn mê đái tháo đường, hôn mê hạ đường huyết”, điều trị cấp cứu nội khoa, nhà xuất bản y học. Tr 103 - 109.

19. Trần Đức Thọ, “Suy giáp trạng”, cẩm nang điều trị nội khoa, nhà xuất bản y học. Tr 691 - 695.

20. Bạch Minh, “Đại cương về tuyến giáp trạng”, bệnh bướu cổ và các bệnh liên quan đến tuyến giáp trạng, nhà xuất bản y học. Tr 5 - 114.

21. Tạ Văn Bình, “Hạ glucose máu”, bệnh đái tháo đường-tăng glucose máu, nhà xuất bản y học. 395 - 399.

23. Trần Đức Thọ, “Thăm dò hình thái và chức năng các tuyến nội tiết”. Bách khoa thư bệnh học, trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam Hà Nội năm 1994. Tr 391 - 392.

24. Mai Thế Trạch-Nguyễn Thy Khuê, “Những kiến thức cơ bản về tuyến giáp”. Nội tiết học đại cương, nhà xuất bản y học. Tr 131 - 138.

25. “Sinh lý học tuyến giáp”. Giáo trình sau đại học, sinh lý học, đại học Huế, trường đại học y dược, bộ môn sinh lý, lưu hành nội bộ. Tr 71 - 83. 26. “Sinh Lý bệnh về chức phận nội tiết”. Bài giảng sinh lý bệnh, bộ môn

sinh lý bệnh, trường đại học Hà Nội. Tr 166 - 170.

27. Huỳnh Bá Long, “Hạ calci máu”. Sổ tay điện tâm đồ, lưu hành nội bộ. Tr 172 - 175.

28. Trần Đỗ Trinh, Trần Văn Đồng, “Tần số tim”. Hướng dẫn đọc điện tim, nhà xuất bản y học. Tr 49 - 55.

29. Trần Đỗ Trinh, “Cách xử trí trong thực tế lâm sàng các rối loạn lipid máu, yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh mạch vành”, tạp chí tim mạch học Việt Nam, số 31 tháng 3 năm 2000. Tr 3 - 9.

30. “Nhược năng tuyến giáp”, sinh lý học tập II, trường đại học y Hà Nội, bộ môn sinh lý, nhà xuất bản y học, (2005). Tr 80 - 81.

31. Tạ Thị Ánh Hoa, “Thiếu máu do thiếu sắt”. Bài giảng nhi khoa, trường đại học y dược TP. Hồ Chí minh, nhà xuất bản Đà Nẵng. Tr 788 - 806.

32. Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam “Bách khoa thư bệnh

học”, năm 1994. Tr 373 - 379.

33. Đặng Vạn Phước (2001) “Chẩn đoán suy tim” suy tim trong thực hành lâm sàng, nhà xuất bản đại học quốc gia TPHCM, Tr 15 - 32.

35. Trần Đỗ Trinh - Trần Văn Đồng “hướng dẫn đọc điện tim”, nhà xuất bản y học. Tr 9 - 10.

36. Hoàng Quốc Hòa “loạn nhịp tim trong lâm sàng chẩn đoán và điều trị”, nhà xuất bản y học chi nhánh Hồ Chí Minh. Tr 99 - 100.

37. Đặng Trần Duệ-Lê Mỹ “thực hành phòng chống bệnh bướu cổ và bệnh đần độn”, nhà xuất bản y học. Tr 47 - 67.

38. Bộ môn sinh lý Trường Đại học Y Dược Huế (2007) “sinh lý tuyến giáp” Bài giảng sau đại học, tài liệu lưu hành nội bộ, Tr 91 - 95.

39. Bộ môn nội, trường đại học y dược Huế, “Suy giáp”, giáo trình bệnh học nội khoa, tập 2, nhà xuất bản y học. Tr 228 - 236.

40. Bộ môn sinh lý Trường Đại học Y Hà Nội (2007) “sinh lý tuyến giáp” sinh lý học, tập 2, nhà xuất bản Y học Hà Nội, Tr 134 - 137.

41. Nguyễn Huy Cường (2006) Bệnh suy giáp, bệnh bướu cổ, Nhà xuất bản Y học Hà nội, Tr 13 - 56.

42. Trần Đăng Duệ (1985) “cấp cứu bệnh tuyến giáp”, cấp cứu bệnh nội tiết, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, Tr 166 - 199.

43. Huỳnh Văn Minh (2008) “tăng huyết áp”, tim mạch học giáo trình sau đại học, Nhà xuất bản đại học Huế, Tr 34 - 36.

44. Nguyễn Thị Nhạn (1999) “suy giáp”, bài giảng học nội khoa, Trường đại học Y dược Huế, tài liệu lưu hành nội bộ, tr 1 - 14.

45. Đặng Vạn Phước (2008), “khuyến cáo về chẩn đoán điều trị rối loạn lipid máu” Khuyến cáo về các bệnh tim mạch và nội tiết chuyển hóa, nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 477 - 491.

46. Nguyễn Hải Thủy (2006), “Bệnh tuyến giáp ở người lớn tuổi”, tạp chí Y học thực hành, (548), Bộ Y tế, tr. 245 - 248.

48. Đặng Thị Duệ (1996). “Tác dụng của hormon giáp trạng và cơ chế điều hoà bệnh tuyến giáp và các rối loạn do thiếu iod”, trang 52 - 60.

49. Phạm Thị Minh Đức (1997), “Sinh lý học nội tiết”. Bài giảng sinh lý học, trang 13 - 15.

50. Cao Quốc Việt (2001), “Suy giáp trạng bẩm sinh”. Bài giảng Nhi khoa

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và bệnh nguyên của suy giáp tiên phát (Trang 88 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w