1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quy trình sản xuất đường mía tại công ty cổ phần mía đường đaknông

29 2,1K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 12,04 MB

Nội dung

quy trình sản xuất đường mía tại công ty cổ phần mía đường đaknông

Trang 1

Mục lục Trang

1.Giới thiệu về công ty cổ phần mía đường Đak Nông 2

2 Quy trình sản xuất đường mía tại công ty cổ phần mía đường ĐakNông 4

2.1 Nguyên liệu 5

2.2 Xử lí nguyên liệu 5

2.3 Ép lấy nước mía 8

2.4 Gia vôi sơ bộ 11

2.5 Trung hòa 11

2.6 Lắng kiềm 11

2.7 Cô đặc 16

2.8 Lắng nổi 16

2.9 Nấu đường 20

2.10 Trợ kết tinh 24

2.11 Ly tâm 24

2.12 Sấy đường 24

2.14 Kiểm tra quá trình sản xuất và đánh giá chất lượng sản phẩm 27

2.13 Phân loại và đóng bao 27

Trang 2

1 Giới thiệu về công ty cổ phần mía đường Đak Nông

Công ty cổ phần mía đường Đak Nông là tiền thân của công ty mía đường ĐăkLăk.Công ty mía đường Đaklak là một doanh nghiệp nhà nước, được xây dựng vào năm 1995với tổng diện tích mặt bằng 9.300m2 Đến ngày 29/12/1997 nhà máy đã đưa vào sản xuấtthử với công xuất 1000 tấn mía cây/ngày Đến ngày 08/11/1998 nhà máy chính thức đivào hoạt động, đến nay công xuất đã lên 1200 tấn mía cây/ngày Đến năm 2000 để tậndụng nguồn bã bùn mía, công ty đã lắp đặt thêm một xưởng sản xuất phân bón vi sinh đalượng với công xuất 2000 tấn/năm do viện nghiên cứu sau đường của Bộ nông nghiệp vàphát triển nông thôn chuyển giao, với tổng số vốn đầu tư 1,2 tỷ đồng Ngoài sản xuất míađường, công ty còn xây dựng thêm dây chuyền sản xuất nước uống đóng chai tinh khiếtAna và đưa vào sản xuất tháng 02/2003

Ngày 01/01/2004, theo quyết định của Chính phủ về việc tách tỉnh, tỉnh Đăk Lăk

đã tách thành 2 tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông Sau khi tách tỉnh công ty đã đăng kí giấyphép lần 2 và đổi tên thành Công ty Mía đường ĐăkNông Thực hiện theo quyết định28/2004/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ký ngày 04/03/2004 về việc tổ chức lại sảnxuất và thực hiện một số giải pháp xử lý khó khăn đối với các công ty về tài chính trong

đó có Công ty Mía đường Đăk Nông Sau khi thực hiện xử lý khó khăn về tài chính Công

ty Mía đường Đăk Nông tiến hành chuyển đổi sắp xếp lại doanh nghiệp bằng hình thức cổphần hóa

Công ty Cổ phần Mía đường Đăk Nông đi vào hoạt động từ ngày 01/12/2006 Trụ

sở chính tại Km 14, quốc lộ 14, khu công nghiệp Tâm Thắng, CưJut, Đăk Nông Ngànhnghề sản xuất kinh doanh bao gồm: sản xuất và phân phối nước khoáng và nước tinhkhiết, sản xuất và buôn bán phân bón, sản xuất và buôn bán đường ăn

Hiện nay, Công ty Cổ phần Mía đường Đắk Nông đã cơ bản hoàn thiện, công suất hoạt động từ 1.000 tấn/ngày năm 2005 đã tăng lên 1.600 tấn/ngày năm 2009, thu hồi

Trang 3

Buôn Đôn, Krông Bông… Vùng nguyên liệu này có thể đáp ứng cho hoạt động sản xuất của công ty trong vòng 7-8 tháng Với lượng nguyên liệu này có thể đảm bảo cho công ty hoạt động đúng công xuất là 1700-2000 tấn/ngày.

Công ty có đội ngũ cán bộ, các kỹ sư, công nhân có tay nghề cao trong sản xuất, cũng nhu trong chế tạo Chỉ trong một thời gian ngắn, các kỹ sư và công nhân có tay nghềcao trong công ty đã chế tạo thành công, lắp ráp băng tải lò hơi bằng cao su thay cho băngtải cào nhập khẩu nước ngoài Ngoài ra, công ty cũng đã nhanh chóng cải tạo các thiết bị lọc nước mía bằng vải sang bằng lưới Inox để khắc phục việc xả ra môi trường một lượngnước thải khá lớn có mùi hôi gây mất vệ sinh

Trang 4

2 Quy trình sản xuất đường mía tại công ty cổ phần mía đường ĐakNông

Trợ kết tinhNấu đườngLắng nổi

Xử lí nguyên liệu

Trung hòaLắng kiềmGia vôi sơ bộ

Cô đặc

Ép Nguyên liệu

Ly tâmsấy

Bã bùn

Lắng nổi

Trống lọcchân không

Trang 5

2.1 Nguyên liệu

Mía được kiểm tra độ chín theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đại diện hoặc dựa theo kinh nghiệm ( màu sắc lá, thân mía, giống mía) hay thời gian sinh trưởng của mía Khi Bx =19 thì mía đạt độ chín tốt nhất cần thu hoạch, lớn hơn 20 thì hơi quá

Mía được thu hoạch theo phương pháp thủ công Thời gian vận chuyển mía về nhà máy từ lúc thu hoạch cần nhỏ hơn 48h để tránh tổn thất đường

2.2 Xử lí nguyên liệu

2.2.1 Cân trọng lượng

Nhằm xác định kinh phí bỏ ra và tính toán được kinh phí thu lại

Tại đây, mía được kiểm tra độ trữ đường để đánh giá chất lượng của nguyên liệu

2.2.2 Bàn lùa

Mía được cẩu từ các xe chở đưa vào bàn lùa, tại đây nhờ hệ thống băng tải xích, mía được vận chuyển đến dao băm, phía cuối bàn lùa có hệ thống gạt chuyển động quay quanh trục cố định ngược chiều chuyển động của mía để san bằng mía đồng thời một phần cắt mía thành từng đoạn tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình sau

bị tách kim loại bằng nam châm trước khi vào thiết bị ép

Trang 6

Bàn lùa mía nguyên liệu

Cơ cấu san bằng mía

Xích tải mía

Cần cẩu mía

Trang 7

Động cơ truyền độngDao băm 1(bên trong)

Dao băm 2

Động cơ truyền động

Băng tải vận chuyển

mía đã được băm tơi

Nam châm tách kim loại

Trang 8

2.3 Ép lấy nước mía

Hệ thống ép nước mía trong nhà máy gồm 5 máy ép, mỗi máy ép có cấu tạo 3 trục:

1 trục đỉnh và 2 trục đáy Trên bề mặt trục có các răng dạng chữ V để tăng năng suất làm

việc và tăng khả năng kéo mía,trên bề mặt các răng có các hạt nhám làm tăng khả năng

kéo, chống trượt Lực ép của trục đỉnh là 180MPa Tốc độ quay của trục của máy ép 1 có

thể điều chỉnh được, máy ép 2,3,4, 5 cố định số vòng quay của trục là 6-8 vòng/ phút Quá

trình ép phải đảm bảo độ ẩm trong bã còn lại dưới 50% để dễ dàng bảo quản và đốt cung

cấp nhiệt nồi hơi cho nhà máy hoạt động

Sau khi ép, nước mía ép từ máy 1 và máy 2 được gạn bã sau đó được bơm lên sàng

cong để lọc-thu hồi bã; sau đó nước mía được dẫn xuống thùng gia vôi sơ bộ Nước mía

của các máy còn lại được dùng để thẩm thấu tuần hoàn lại cho bã theo nguyên tắc: nước

mía của máy 5 thẩm thấu cho bã của máy 3 để ép trong máy 4, nước mía của máy 4 được

thẩm thấu lại cho bã của máy 2, nước mía của máy 3 dùng thẩm thấu cho bã của máy ép 1

theo sơ đồ sau:

Máy ép5

Máy ép4

Máy ép3

Máy ép2

Máy ép

1

Nước nóng

Trang 9

Trục đỉnh

Trục đáyMáy ép mía

Trục ép mía

Khía răng để tăng khả năng kéo

Nước mía tuần hoànMía nguyên liệu vào

Trang 11

2.4 Gia vôi sơ bộ

Tiến hành gia vôi sơ bộ để điều chỉnh pH nước mía đạt 6-6.8 nhằm đường giúp trong nước mía không bị khử và vi sinh trong nước mía bị ức chế

2.5 Trung hòa

- Trước khi vào trung hòa nước mía được cân để xác định trọng lượng, đồng thời cho acid H3PO4 vào ở dạng lỏng để điều chỉnh hàm lượng acid trong nước mía đạt 300-400ppm

- Sau đó nước mía được bơm đến thiết bị gia nhiệt 1 gồm 2 cấp: cấp 1gia nhiệt đến

40oC, cấp 2 gia nhiệt đến 60oC nhằm tiêu diệt vi sinh vật và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hấp thu lưu huỳnh

 Làm sạch nước mía: Tại nhà máy sử dụng phương pháp kết hợp sulfit hóa và gia vôi để tạo kết tủa sulfit Canxi hấp phụ màu và keo bẩn lắng xuống dưới

 Sulfit hóa: sau khi gia nhiệt, nước mía được bơm qua thiết bị sulfit hóa nhằm đưa

pH nước mía về 3.8-3.9 rồi nước mía được chuyển qua thiết bị trung hòa

 Gia vôi: được tiến hành ngay sau khi sulfit hóa, thực hiện trong thiết bị trung hòa

để nước mía đạt pH 7.1-7.3 Sau đó nước mía được đưa vào thiết bị gia nhiệt 2

- Gia nhiệt 2 gồm 2 cấp: cấp 1gia nhiệt đến 85oC, cấp 2 gia nhiệt đến 102oC Quá trình này nhằm kích thích các phản ứng khó xảy ra xảy ra triệt để hơn

2.6 Lắng kiềm

Nước mía sau khi gia nhiệt 2 được bơm vào thiết bị lắng nhanh, dưới tác dụng của trọng lực các tạp chất có tỷ trọng lớn sẽ lắng xuống dưới đáy thiết bị còn phần nước mía trong ở phía trên được lọc qua sàng cong rồi được bơm sang thiết bị gia nhiệt 3 Còn phần bùn lắng-lọc được đem qua trống lọc chân không để thu hồi phần nước mía-đường còn sót lại trong bùn Phần bùn trước khi đưa vào lọc chân không được trộn với một phần

bã mía để tăng độ xốp và giúp bã bùn không bị dính trên bề mặt trống cản trở quá trình lấy bã và quá trình hút nước

Trống lọc chân không là thiết bị có dạng trụ lớn nằm ngang, bên trong có các ống nhỏ nối với bơm chân không để tạo lực hút chân không để hút nước mía Phía trên có dànphun nước nóng để rửa bùn Trên bề mặt trống có gắn dao cạo bã bùn ra khỏi trống, bã

Trang 12

được tách ra rơi vào phễu chứa và được vận chuyển ra ngoài Trống lọc chuyển động quay theo chiều kim đồng hồ,một phần bề mặt trống lọc được tiếp xúc với bồn chứa bùn ởbên dưới giúp bùn bám vào bề mặt trống, trong bể chứa bùn có cánh khuấy để đảo trộn đều bùn và giúp bùn dính vào bề mặt trống lọc dễ dàng.

Tại trống lọc chân không dưới tác dụng của lực hút chân không, dịch đường được hút vào các ống nhỏ bên trong nhờ bơm chân không, sau đó được thu lại trong hệ thống các thiết bị tạo chân không và chứa dịch đường thu hồi sau đó được bơm sang thiết bị lắng nổi

Trang 13

Gia vôi sơ bộ

Vôi Nước mía

Trung hòa nước mía

Thùng sunfit hóa

Thùng chứa

SO2

Bồn trung hòa

Ống dẫn vôi

Trang 14

Bể lắng kiềmThiết bị cân nước mía

Trang 15

Trống lọc chân không

Dao cạo bã bùn

Bể lắng nổi dịch đường thu hồi từ trống Thiết bị tạo áp lực chân không và chứa dịch đường thu hồi từ trống lọc

Trang 16

Nhà máy có 6 nồi bốc hơi trong đó hoạt động 5 nồi ( chế độ bốc hơi 5 hệ) còn 1 nồi dùng làm thiết bị dự phòng cho quá trình sửa chữa, vệ sinh thiết bị.

Trong 5 nồi bốc hơi thì nhiệt độ và áp suất giảm dần từ nồi số 1 đến số 5

 Nồi đầu tiên có nhiệt độ bốc hơi là 107oC, áp suất trong buồng bốc hơi là 0.6-1.2 kg/cm2

 Nồi cuối cùng có áp suất trong buồng bốc hơi là -0.75 -0.8 kg/cm2

Nước mía được bơm lần lượt từ nồi số 1 đến nồi số 5

Thiết bị bốc hơi trong nhà máy là thiết bị bốc hơi kiểu ống chùm thẳng đứng Hơi đốt

đi đi bên trong các ống dẫn hơi, nước mía chuyển động đối lưu trong buồng bốc, nước mía đi lên qua các ống nhỏ và đi xuống qua ống có thiết diện lớn ở giữa Trong giai đoạn này chỉ xảy ra quá trình bốc hơi nước trong nước mía; dưới tác dụng của nhiệt độ và áp suất, quá trình bốc hơi không chỉ diễn ra trên bề mặt mà còn diễn ra mạnh mẽ trong lòng dung dịch Nước được tách ra khỏi nước mía tạo thành sirô có Bx= 59

Ngoài ra trong nhà máy còn có 2 thiết bị gia nhiệt dạng tấm bảng để tăng hiệu quả, năng suất hoạt động của quá trình cô đặc

2.8 Lắng nổi

Sirô sau khi ra khỏi thiết bị bốc hơi được bơm qua hệ thống lọc bằng túi vải, tại đây có bổ sung H3PO4, sau đó dịch trong đi vào thùng phản ứng có bổ sung H3PO4 và chất

Trang 17

bổ sung nước nóng từ ống nhỏ trên buồng lắng để pha loãng siro (nếu cần thiết) giúp quá trình lắng nổi xảy ra nhanh hơn.

Phần dịch trong thu được sẽ đượcbơm vào thiết bị nấu đường Phần bùn nổi sau khi lắng nổi sẽ được đưa sang thiết bị lọc bùn chân không để thu hồi dịch đường

 Quá trình gia nhiệt nước mía trong nhà máy được thực hiện bởi thiết bị gia nhiệt dạng ống chùm, trong đó nước mía đi bên trong các ống dẫn, hơi nước nóng đi bên ngoài Hơi nước dùng để gia nhiệt lấy từ nồi hơi đốt bằng bã mía sau khi ép, đồng thời nhà máy

bố trí các công đoạn của quy trình theo trật tự nhất định để tận dụng hơi thứ của công đoạn này làm hơi đốt gia nhiệt cho công đoạn kia để tiết kiệm tối đa chi phí năng lượng

Trang 19

Thiết bị lọc bằng túilọc

Sirô sau cô dặc

Túi lọcĐường C hồi dung

Thùng phản ứng

Bể lắng nổi

H3PO4 và chất trợ lắng

Cần gạt bọt bùn

Trang 20

2.9 Nấu đường

Nhà máy sử dụng chế độ nấu đường 3 hệ (AP79 và AP82 cho vụ 2013-2014)

 3 nồi nấu đường A: nguyên liệu nấu là siro sau khi làm sạch và đường hồ, khi nấu

sẽ cho ra đường A đem đóng bao, mật A là nguyên liệu nấu B

 2 nồi nấu đường B: nguyên liệu nấu là mật A Sản phẩm là đường B, đường này được ly tâm sau đó trộn đường hồ rồi đưa vào thùng giống A; mật B làm nguyên liệu chonấu C

 3 nồi C: tạo ra đường C đem ly tâm sau đó hồi dung pha loãng đến Bx= 55-60 bằng mật chè trong từ khu vực hóa chế nếu không đủ có thể sử dụng thêm nước sau đó được làm nguyên liệu cho nấu A; mật C ( mật rỉ) được loại bỏ để làm phụ phẩm cho các ngành khác

Bên cạnh nồi nấu nấu còn có các thùng chứa giống để điều hòa lượng giống trong nồi nấu và thùng pha loãng, các mật A,B được pha loãng trước khi đưa đi nấu cho giai đoạn sau

Nấu đường B và C không thể dùng đường hồ nấu nên không có mầm tinh thể do

đó phải bổ sung mầm tinh thể (mầm tinh thể là đường sản phẩm đem nghiền mịn và hòa với cồn) Mật sau khi ly tâm sẽ có một số hạt tinh thể trong đó khi nấu sẽ tạo kích thước không đồng đều cho sản phẩm do đó phải pha loãng để hòa tan và làm giảm Bx phù hợp cho quá trình nấu

Trong quá trình nấu có thể xuất hiện các mầm tinh thể không mong muốn sẽ làm cho sản phẩm đường sau ly tâm không đồng đều Khi đó phải khắc phục sự cố bằng cách thêm nước nóng để pha loãng dịch hòa tan các mầm tinh thể mới xuất hiện

Trang 21

90.00 tấn

3.48 tấn 2.27 tấn 6.33 tấn

30.65 tấn

12.12 tấn 1.46 tấn

Non B Ap67 61.10 tấn

Cát B Ap94 29.37 tấn

Đường A Ap99.7 71.13 tấn

Mật A1Ap59.2542.72 tấn

Giống B Ap75 18.33 tấn

Mật chè Ap79

100 tấn

Mật B Ap42 31.72 tấn

Hối dung C Ap82 21.42 tấn

Mật cuối Ap28 28.87 tấn

Cát C Ap82 21.42 tấn

Non C Ap5150.29 tấn

8.76 tấn

CHẾ ĐỘ NẤU ĐƯỜNG 3 HỆ - AP 79 – TÍNH CHO 100 T CHẤT KHÔ MẬT CHÈ

(Ban hành kèm theo chỉ têu kinh tế kỹ thuật sản xuât vụ 2013-2014)

Ghi chú: Tỉ lệ giống B&C lấy 30%

HSTH: A=50%; B=48.08%; C=42.09

Trang 22

90.50 tấn

3.71 tấn 5.93 tấn 7.20 tấn

26.49 tấn

12.47 tấn 11.23 tấn

19.66 tấn

27.83 tấn

1.26 tấn 9.50 tấn

Hồ B Ap95 27.83 tấn

Non B Ap70 55.65 tấn

Cát B Ap95 27.83 tấn

Đường A

Ap99.7 74.61 tấn

Mật A1Ap63.2043.32tấn

Mật A2

Ap77.75

34.27 tấn

Non A Ap84.51 49.21 tấn

Giống C Ap70 13.52 tấn

Giống B Ap75 16.70 tấn

Mật chè Ap82

100 tấn

Mật B Ap45 27.83 tấn

Hối dung C AP85 19.66 tấn

Mật cuối Ap30 25.39 tấn

Cát C Ap85 19.66 tấn

Non C Ap5445.05 tấn

6.32 tấn

CHẾ ĐỘ NẤU ĐƯỜNG 3 HỆ - AP 82 – TÍNH CHO 100 T CHẤT KHÔ MẬT

CHÈ (Ban hành kèm theo chỉ têu kinh tế kỹ thuật sản xuât vụ 2013-2014)

Trang 23

Nồi nấu đường

Mầm tinh thể cho nấu đường B và C

Thùng chứa giống A Thùng pha loãng mậtA và B

Trang 24

2.10 Trợ kết tinh

- Mục đích: nhằm hoàn thiện quá trình kết tinh cacstinh thể đường đồng thời trong thiết bị trợ kết tinh có các cơ cấu khuấy trộn giúp phá vở các tinh thể đường có kích thướcquá lớn

Sau khi nấu, đường non được xả xuống thiết bị trợ kết tinh bên dưới

- Thiết bị trợ kết tinh trong nhà máy là thùng nằm ngang phía đáy có cửa để tháo đường non, bên trong có các cánh khuấy để tránh đóng cặn ở đáy và giúp các tinh thể đường xáo trộn đều để kết tinh đồng đều hơn Tại nhà máy có 9 thùng trợ kết tinh tương ứng với các nồi nấu đường

- Trong quá trình trợ tinh có bổ sung nước để điều chỉnh Bx của đường non A đạt 92-93 để phù hợp cho quá trình kết tinh và ly tâm

2.11 Ly tâm

Sau khi trợ kết tinh xong đường non được đưa xuống thiết bị ly tâm

- Nhà máy sử dụng 7 thiết bị ly tâm trong đó 2 thiết bị ly tâm đường A, 5 thiết bị ly tâm đường B và C

- Trong quá trình ly tâm đường A thì tiến hành rửa đường bằng nước nóng ở dạng phun sương trong thiết bị ly tâm, sau đó đường A được đưa qua hệ thống sàng, còn đường

B và đường C được đem đi hồi dung để đưa lại đưa lại quy trình

2.12 Sấy đường

Đường ra khỏi thiết bị ly tâm sẽ được đưa đến sàng rung được đặt ngay dưới thiết

bị ly tâm có chức năng vận chuyển đường đến băng tải để chuyển đường đến sàn phân loại, trên sàng rung có gắn hệ thống quạt gió nhằm mục đích làm nguội và sấy khô đường

Trang 26

Máy ly tâm đường B và C

(liên tục,không có rữa đường)

Đường non vào

Sàng rung làm nguội và sấy đường

Bộ phần thu gom bụi đường

Xyclon thu hồi bụi đường

Trang 27

2.13 Phân loại và đóng bao

- Phân loại: đường sau khi sấy khô được băng tải vận chuyển đến sàng phân loại Hệthống phân loại của nhà máy gồm 3 sàng rung với các kích thước lưới sàng khác nhau, cấu tạo giống sàng làm nguội đường

 Sàng số 1 để tách bụi đường

 Sàng số 2 và 3 tách đường có kích thước đạt tiêu chuẩn đóng bao

 Đường trên sàng 3 có kích thước lớn

Bụi đường và đường có kích thước lớn được đưa đi hồi dung để đưa lại quy trình, đường đạt tiêu chuẩn đưa vào đóng bao

- Đóng bao: đường có kích thước đạt yêu cầu được cân tự động rồi đóng thành bao 50kg và nhập kho Trên bao có ghi đầy đủ thông tin và có chứng nhận kiểm tra của KCS

2.14 Kiểm tra quá trình sản xuất và đánh giá chất lượng sản phẩm

- Kiểm tra quá trình sản xuất: trong quá trình sản xuất phòng hóa nghiệm của nhà máy thường tiến hành lấy mẫu định kì từ các công đoạn sản xuất: nước mía, bã mía, chè trong, chè đặc và dịch lắng về các chỉ tiêu như pH, độ tinh khiết (AP), độ Pol, Bx…

- Đánh giá chất lượng sản phẩm: đường thành phẩm được đánh giá theo TCVN

6959:2001 bao gồm các chỉ tiêu: độ ẩm, nhiệt độ, độ Pol, độ màu, độ tro…

Ngày đăng: 14/11/2014, 16:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng điều khiển Trục quay - quy trình sản xuất đường mía tại công ty cổ phần mía đường đaknông
ng điều khiển Trục quay (Trang 30)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w