1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sử dụng và sửa chữa ôtô chương 3 THIẾT bị XƯỞNG và THIẾT bị CHẨN đoán

84 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 9,83 MB

Nội dung

Sử dụng và sửa chữa ôtô,THIẾT bị XƯỞNG, và THIẾT bị CHẨN đoán

Trang 1

Bài giảng điện tử ‘‘sử dụng và sửa chữa ôtô’’

Tín chỉ 1

Trang 2

3.1 Các thiết bị nâng, chuyển, định vị ôtô trong sửa chữa

3.2.Các thiết bị cầm tay và thiết bị công nghệ trong bảo dưỡng, sửa chữa 3.3Các thiết bị dùng trong kiểm định chất lượng

ôtô

3.4.Các thiết bị chẩn đoán xách tay

Trang 3

3.1 Các thiết bị nâng, chuyển, định vị ôtô trong sửa chữa.

3.1.1 Công dụng, phân loại, yêu cầu:

Trang 4

- Kích thuỷ lực: Có thể nâng từng cầu hoặc từng bánh xe trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa

c Yêu

cầu:

- Nắm chắc quy trình vận hành, yêu cầu riêng với mỗi loại Quan sát

kỹ trước khi nâng.

- Khi nâng hạ phải chèn kê chắc chắn, đúng vị trí, trọng tâm Vật dễ

Trang 5

3.1.2.Một số thiết bị nâng, chuyển, định vị thông dụng

3.1.2.1.Thiết bị nâng, chuyển, định vị điều khiển bằng tay

a.Kích thuỷ lực:

1 Phân loại

Hình 3.1 Các loại kích thủy lực

Dùng để nâng từng cầu hoặc từng bánh xe trong quá trình bảo dưỡng sửa chữa Có thể nâng được các tải trọng từ 0-30 tấn.Trên thị trường có 3 loại chính đó là loại 15 tấn, 20 tấn, 30 tấn.

Trang 6

7- Van thải; 8- Tay lắc; 9- Xi lanh bơm.

Người điều khiển đẩy tay lắc 8 về bên trái, làm cho pittông bơm 1 chuyển động từ trái sang phải, dầu từ thùng chứa 2 qua van một chiều 3 vào trong xylanh bơm 9, lúc này van áp lực 4 được đóng lại Khi đẩy tay lắc 8 về phía phải, pittông bơm 1 chuyển động

từ phải qua trái, đẩy dầu từ xylanh bơm 9 qua van áp lực 4 vào xylanh kích 6 đẩy pittông 5 lên trên, lúc này van một chiều 3 được đóng lại Vật nâng được nâng lên một cách gián đoạn theo nhịp lắc của tay đòn bơm Khi muốn hạ vật, mở van 7 và dưới tác dụng của trọng lượng vật nâng, đầu kích sẽ được hạ xuống Chất lỏng trở về bình chứa qua van 7.

Trang 7

từ nơi này đến nơi khác trong xưởng.

Trang 8

3.2.1.2.Thiết bị nâng chuyển định vị điều khiển bằng điện.

a.Cầu nâng 2 trụ

-Các trụ cầu nâng được gắn chặt với nền bê tông ở xưởng bằng các vít

-Các tay cần nâng được lắp vào trục cần nâng có thể di động lên xuống so với trục cần nâng và được lắp với dây cáp dẫn động

-Ngoài ra ở trên cầu nâng còn nắp 1 môtơ, bình dầu thuỷ lực và các đường ống dầu thuỷ lực

-Cầu nâng được lắp bảng điều khiển bảng điều khiển gồm nút điều khiển lên xuống, khoá an toàn, và các cầu chì bảo

vệ an toàn cho môtơ cầu nâng

Trang 9

2 *Nguyên tắc Vận hành:

-Hành trình nâng:

+Phải đọc kỹ hướng dẫn trước khi vận hành cầu nâng

+Không được nâng xe quá tải trọng cho phép được ghi trên cầu nâng

+Đưa xe vào vị trí của cầu nâng Điều chỉnh tay nâng vào vị trí thích hợp

+Vặn công tắc đi lên Khi nâng đến độ cao cần thiết thì cho dừng cầu nâng và đóng khoá hãm lại

+Trước khi chui xuống gầm xe để sửa chữa phải chắc chắn khoá an toàn đã đóng.-Hành trình hạ:

+Trước khi hạ cầu nâng xuống phải dọn sạch phần không gian phía dưới, không để vật cản ở phí dưới

+Nhấn nút mở khoá an toàn rồi nhân nút hạ xuống

3 *Bảo dưỡng cầu nâng 2 trụ Bend-pak:

-Hàng tháng khiển tra các tay cầu nâng Kiểm tra các cáp nối, các bu lông các chốt.-Bôi trơn cầu nâng bằng mỡ

-Kiểm tra lại các bộ phận của cầu nâng thay thế chúng nếu thấy cần thiết

-Kiểm tra cáp thường xuyên điều chỉnh lại nếu thấy cần thiết

-Nếu các vít nở dưới chân cầu nâng bị lỏng thì tuyệt đối không được sử dụng

cầu nâng

Trang 10

b.Cầu nâng 4 trụ

Bend-pak

1 Cấu tạo

Hình 3.7 Cầu nâng 4 trụ Bend-pak

-Có 4 trụ cầu nâng được bắt với nền xưởng bê tông bằng các vít

-Bàn nâng được lắp với trụ cần nâng sao cho có thể di động lên xuống được Và được lắp dây cáp dẫn động.-Trong trụ cầu nâng có lắp các đường ống dầu thuỷ lực,các cum piston xy lanh thủy lực các đường ống dẫn khí nén

-Ngoài ra trên trụ cầu nâng còn lắp môtơ và bảng điều khiển có 2 nút lên và xuống Loại này dùng chốt

an toàn

Trang 11

2 Vận hành:

-Nâng lên:

+Cho xe lên bàn nâng vào đúng vị chí sao cho vị trí của lốp xe phải nằm giữa của mỗi đường dẫn

+Đặt phanh tay, dùng chèn để giữ xe đúng vị trí

+Trước khi nâng phải đảm bảo không có người ở trong và xung quanh cầu Chú ý khoảng trống phía trên

+Nâng cầu nên dến độ cao mong muốn bằng cách nhấn vào nút phía trên của bảng nguồn

+khi xe lên đến độ cao mong muốn hạ đến vị trí khoá an toàn gần nhất Không để dây cáp bị trùng

+Kiểm tra 4 chốt an toàn trước khi vào khu vực làm việc

Trang 12

3 Bảo dưỡng:

-Bảo dưỡng tuần:

+Bôi trơn tất cả các con lăn bằng dầu WD-40 hay tương đương

+Kiểm tra tất cả các đầu nối cáp, bu lông và chốt đảm bảo gắn đúng vị trí

+Bôi trơn các điểm chốt khoá an toàn bằng dầu WD-40 hay tương đương

Trang 13

3.2.Các thiết bị cầm tay và thiết bị công nghệ trong bảo dưỡng, sửa chữa 3.2.1.Khái niệm cơ bản

3.2.2.Các nguyên tắc cơ bản khi sử dụng dụng cụ và thiết bị:

xác• Hãy cố gắng giữ ngăn

nắp • Quản lý và bảo quản dụng cụ nghiêm

Trang 14

1 Hãy chọn dụng cụ phù hợp với loại công việc

Hình 3.8- Chọn chòng hay cà lê theo thứ tự

1 -Bộ đầu khẩu

2- Bộ chòng

3- Cơlê

Để tháo và thay thể bulông/đai ốc hay tháo các chi tiết

Thường phải sử dụng bộ đầu khẩu để sửa chữa ôtô Nếu bộ đầu khẩu không thể

sử dụng do hạn chế về không gian thao tác, hãy chọn chòng hay cờlê theo thứ tự

Trang 15

2 Chọn dụng cụ theo tốc độ hoàn thành công

CHÚ Ý:

1 Tay quay cóc Nó thích hợp khi sử dụng ở những nơi chật hẹp Tuy nhiên, do cấu tạo của cơ cấu cóc, nó

có thể đạt được mômen rất lớn

2 Tay quay trượt Cần một không gian lớn nhưng nó cho phép thao tác nhanh nhất

3 Tay quay nhanh Cho phép thao tác nhanh, với việc lắp thanh nối Tuy nhiên tay quay này dài và khó sử dụng ở những nơi chật hẹp

Trang 16

3 Chọn dụng cụ theo độ lớn của mômen quay

Hình 3.10 Mômen xiết của các loại cụng cụ

Nếu cần mômen lớn để xiết lần cuối hay khi nới lỏng bulông/đai ốc, hãy sử dụng

cụ vặn cho phép tác dụng lực lớn

CHÚ Ý:

-Độ lớn của lực có thể tác dụng phụ thuộc vào chiều dài của dụng cụ Dụng cụ dài hơn, có thể đạt được mômen lớn hơn với một lực nhỏ

-Nếu sử dụng dụng cụ quá dài, có nguy cơ xiết quá lực, và bulông có thể bị đứt

Trang 17

1 Cờ lê -Phạm vi sử dụng

Được sử dụng ở những vị trí mà bộ đầu khẩu hay chòng không thể sử dụng được để tháo hay thay thế bulông/đai ốc.

-Cách sử dụng

1 Phần cán được gắn vào đầu cờlê với một góc Điều đó có nghĩa là qua việc lật cờlê lên, nó có thể sử dụng để quay tiếp ở những không gian chật hẹp.

2 Để tránh phần đối diện khỏi bị quay, như khi nới lỏng ống nhiên liệu, hãy dùng 2 cờlê

Trang 18

Dụng cụ này có thể sử dụng để dễ dàng tháo và thay thế bulông/đai ốc bằng cách kết hợp tay nối

và đầu khẩu, tuỳ theo tình huống thao tác.

Dụng cụ này giữ bulông/đai ốc mà có thể tháo hay thay thế bằng bộ đầu khẩu.

1.Kích thước của đầu khẩu

• Có 2 loại kích thước khác nhau: lớn và nhỏ Phần lớn hơn có thể đạt được mômen lớn hơn so với phần nhỏ.

2 Độ sâu của khẩu

• Có 2 loại: tiêu chuẩn và sâu 2 hay 3 lần so với loại tiêu chuẩn Loại sâu có thể dùng với đai ốc

mà có bulông nhô cao lên, mà không lắp vừa với loại đầu khẩu tiêu chuẩn.

3 Số cạnh

•Có 2 loại: 12 cạnh và 6 cạnh Loại lục giác có bề mặt tiếp xúc với bulông/đai ốc lớn hơn làm cho

nó rất khó làm hỏng bề mặt của bulông/đai ốc

Trang 19

Khẩu dùng cho bugi Ứng dụng

Dụng cụ này được sử dụng đặc biệt để tháo và thay thế bugi

• Có 2 cỡ, lớn và nhỏ, để lắp vừa với kích thước của các bugi

• Bên trong của khẩu có nam châm để giữ bugi

Trang 20

Bộ đầu nối cho đầu khẩu: Ứng dụng

Đầu nối vuông có thể di chuyển theo phương trước và sau, trái và phải, và góc của tay cầm so với đầu khẩu có thể thay đổi tuỳ ý, làm cho nó rất hữu dụng khi làm việc ở những không gian chật hẹp

dụng cụ, chi tiết hay xe

Trang 21

Khớp nối tuỳ động: Ứng dụng

Đầu nối vuông có thể di chuyển theo phương trước và sau, trái và phải, và góc của tay cầm so với đầu khẩu có thể thay đổi tuỳ ý, làm cho nó rất hữu dụng khi làm việc ở những không gian chật hẹp

Trang 22

Thanh nối dài cho bộ đầu khẩu: Ứng dụng

1.Có thể sử dụng để tháo và thay thế bulông/đai ốc mà được đặt ở những vị trí quá sâu để có thể với tới

2.Thanh nối cũng có thể được sử dụng để nâng cao dụng cụ trên mặt phẳng nhằm dễ dàng với tới

Trang 23

Tay nối trượt bộ đầu khẩu: Ứng dụng

Loại tay quay này được sử dụng để tháo

và thay thế bulông/đai ốc khi cần mômen lớn

• Đầu nối với khẩu có một khớp xoay được, nó cho phép điều chỉnh góc của tay nối khít với đầu khẩu

• Tay nối trượt ra, cho phép thay đổi chiều dài của tay cầm

Chú ý:

Trước khi sử dụng, hãy trượt tay nối cho đến khi nó khớp vào vị trí khoá Nếu nó không ở vị trí khoá, tay nối có thể trượt vào hay ra khi đang sử dụng Điều này có thể làm thay đổi tư thế làm việc của kỹ thuật viên và dẫn đến nguy hiểm

Trang 24

Tay quay nhanh cho bộ đầu khẩu Ứng dụng

Tay nối này có thể được sử dụng 2 chiều bằng cách trượt vị trí so với đầu khẩu

1 Hình chữ L: Để cải thiệnmômen

2 Hình chữ T: Để nâng caotốc độ

Trang 25

Tay quay cóc: Ứng dụng

1.Quay cần cố định sang bên phải xiết chặt bulông/đai ốc và sang bên trái để nới lỏng.

2.Bulông/đai ốc có thể quay theo một hướng mà không cần phải rút đầu khẩu ra.

3 Đầu khẩu có thể khoá với một góc nhỏ, cho phép làm việc với không gian hạn chế.

Chú ý:

Không tác dụng mômen quá lớn Nó có thể làm hỏng cấu trúc của cơ cấu cóc.

Trang 26

3.Tròng Ứng dụng

Dùng để xiết thêm một góc nhỏ và các thao tác tương tự, do nó có thể tác dụng một mômen lớn vào bulông/đai ốc

1 Do có 12 cạnh, có thể dễ dàng lắp vào bulông/đai ốc Nó có thể lắp lại ở trong những không gian hạn chế

2 Do nó bề mặt lục giác của bulông/đai

ốc là có dạng tròn, không có nguy cơ bị hỏng các góc của bulông, và có thể tác dụng mômen lớn

3 Do phần cán của nó được làm cong, nó

có thể được sử dụng để xoay bulông/đai

ốc ở những nơi lõm vào hay trên bề mặt phẳng

Trang 27

• Không thích hợp khi tác dụng mômen lớn.

Hướng dẫn

Xoay vít điều chỉnh để chỉnh mỏ lết khớp với đầu bulông/ đai ốc

Chú ý

Quay mỏ lết sao cho vấu di động được đặt theo hướng quay Nếu mỏ lết không được vặn the cách này, áp lực tác dụng lên vít điều chỉnh có thể làm hỏng nó

Trang 28

5.Tô vít Ứng dụng

Được dùng để tháo và thay thế các vít

• Có hình dấu cộng (+) hay dấu trừ (-), tuỳ theo hình dạng của đầu

Trang 29

Các loại tô vít chuyên dùng

Cùng với tô vít thông thường được sử dụng thường xuyên, cũng còn có các loại tôvít sau cho các mục đích sử dụng khác nhau:

A.Tôvít xuyên: có thể sử dụng để tác dụng xung lực vào vít cố định

B.Tôvít ngắn: có thể sử dụng để tháo và thay thế vít ở những vị trí chật hẹp

C.Tôvít thân vuông: có thể sử dụng ở những nơi cần mômen lớn

Trang 30

6 Kìm

*Kìm mỏ nhọn Ứng dụng:Dùng để thao tác ở những nơi hẹp hay để

kẹp nhưng chi tiết nhỏ

-Mũi kìm nhỏ và dài, phù hợp khi làm việc ở những nơi hẹp

-Có một lưỡi cắt ở phía trong nó có thể cắt dây thép nhỏ hay bóc vỏ cách điện của dây điện

Chú ý:

Không tác dụng lực quá lớn lên mũi kìm Chúng có làm cho nó thể bị cong hở, không sử dụng được cho những công việc chính xác

1.Biến dạng2.Trước khi biến dạng

Trang 31

Những vật dễ hỏng phải được bọc vải bảo

vệ hay những vật tương tự trước khi giữ bằng kìm

Trang 32

*Kìm cắt(kìm bấm)

Chú ý:

Không thể sử dụng để cắt dây thép dầy hay cứng Như vậy có thể làm hỏng lưỡi cắt

Ứng dụng

Dùng để cắt dây thép nhỏ Do đầu của lưỡi cắt tròn, nó có thể được dùng để cắt dây thép nhỏ, hay chỉ chọn dây cần cắt trong bó dây điện

Trang 33

7 Búa Ứng dụng

Dùng để tháo và thay thế các chi tiết bằng cách đóng vào chúng, và để thử độ xiết chặt của bulông bằng âm thanh

Có những loại búa sau để sử dụng tuỳ theo ứng dụng hay vật liệu:

Búa đầu tròn: Có đầu bằng thép

Búa nhựa Plastic hammer: Có đầu bằng nhựa, và được sử dụng ở những nơi cần tránh hư hỏng cho vật được đóng

Búa kiểm tra: Một búa nhỉ có tay cầm dài và mỏng, được sử dụng để kiểm tra độ xiết chặt của bulông/đai ốc bằng âm thanh và rung động phát

Trang 34

8.Dao cạo gioăng Ứng dụng

Dùng để tháo gioăng nắp quylát, keo lỏng, nhãn và các vật khác ra khỏi bề mặt phẳng

Hướng dẫn

1 Kết quả cạo phụ thuộc vào hướng của dao: (1)Cạo tốt hơn do đầu lưỡi dao cắt vào gioăng.Tuy nhiên,bề mặt dễ bị xước

(2) Đầu không chạm vào gioăng, có nghĩa là khó cạo gioăng hơn Tuy nhiên, bề mặt được cạo không bị hư hỏng

2 Khi sử dụng trên những bề mặt dễ bị hư hỏng,dao cạo gioăng phải được bọc băng dính nhựa (trừ phần lưỡi dao)

Trang 35

9.Đột lấy Tâm Ứng dụng

-Dùng để đánh dấu chi tiết

Chú ý :

1 Không được gõ mạnh khi lấy dấu

2 Đầu của đột phải được mài bằng đá dầu

Trang 36

10.Đục nhọn Ứng dụng

Dùng để tháo và thay thế các chốt, và để điều chỉnh các chốt

• Đầu của đục được tôi cứng

• Hai cỡ của đục nhọn phù hợp với tất cả các loại chốt

• Có phần giảm chấn bằng cao su, nó đảm bảo rằng chi tiết không bị hỏng khi bị kẹt

Hướng dẫn

• Tác dụng lực theo hướng thẳng đứng vào chốt

• Giảm chấn cao su cũng có thể đặt để trùm lên cả đục và chốt, và giữ chốt trong khi tác dụng lực

Trang 37

để tách rời 2 chi tiết đó ra.

Trang 38

*Vam tháo lò xo xupáp Ứng dụng:

Dùng để tháo,lắp lò xo xupáp(tháo,lắp xupáp )

nắp đế vào lò xo xupáp dùng tay vặn 1 đầu

gá vào đế 1 đầu gá vào mặt nấm xupáp nếu nắp máy quá nhỏ thì dùng thanh nối dài sao cho lỗ xupáp và 2 đầu tay vặn phải nằm trên

1 trục đồng tâm Ta tiến hành vặn tay vặn theo teo chiều kim đồng hồ để nén lò xo xupáp lại đến 1 vị trí nào đó có thể tháo chốt hãm thì dừng lại tháo chốt hãm ra Và vặn ngược lại để tháo lò xo ra Khi muốn lắp ta làm như khi tháo khác ở chỗ ta lắp chốt lại

Trang 39

*Bộ Vam tháo bầu lọc dầu Ứng dụng:

bộ Vam dùng để tháo bầu lọc dầu

Trang 40

*Vam 2 chiều tháo bầu lọc dầu Ứng dụng:

dùng để tháo bầu lọc dầu

Hướng dẫn:

dùng đầu vam để chụp vào bầu lọc dầu đầu vam này có thể thay đổi được kích thước tuỳ theo kích thước của bầu lọc dầu bằng cách ta dùng lục lăng để điều chỉnh các ốc hãm vặn ta dùng tay nối đầu khẩu để tháo lắp bầu lọc dầu

Trang 42

2 Chiều quay có thể được thay đổi.

3 Sử dụng kết hợp với đầu khẩu dùng riêng Đầu khẩu này đặc biệt khỏe, và có đặc điểm

là tránh cho chi tiết không bị văng ra khỏi khẩu Không được sử dụng đầu khẩu khác với loại dùng riêng này

Chú ý:

• Súng phải được cầm bằng cả hai tay khi thao tác.Thao tác với các nút bấm bằng một tay tạo ra lực lớn và có thể gây nên rung mạnh

• Vị trí và hình dáng của núm điều chỉnh mômen và nút chỉnh chiều quay

Trang 43

3.Có thể được sử dụng tương tự như tô vít hơi khi không có khí nén.

Chú ý:

• Chắc chắn rằng khí thoát ra khi thao tác không quay về phía bulông, đai ốc, các chi tiết nhỏ, dầu hay những vật bỏ đi

Trang 44

1.Những điểm cần kiểm tra trước khi

Những chất bẩn hay dầu có thể dẫn đến sai

số về giá trị đo Bề mặt phải được làm sạch trước khi đo

(2).Chọn dụng cụ đo thích hợp Hãy chọn dụng cụ đo tương ứng với yêu cầu về độ chính xác Phản ví dụ: Dùng thước kẹp để đo đường kính ngoài của píttông

(3) Chỉnh điểm 0 (calip) Kiểm tra rằng điểm 0 ở đúng vị trí của nó Điểm 0là rất cơ bản để đo đúng

(4) Bảo dưỡng dụng cụ đo Bảo dưỡng và điều chỉnh phải được thực hiện thường xuyên Không sử dụng nếu dụng cụ bị gẫy

b.Các Dụng cụ đo

Ngày đăng: 14/11/2014, 12:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.4 Cấu tạo xe nâng tay. - Sử dụng và sửa chữa ôtô chương 3 THIẾT bị  XƯỞNG và THIẾT bị CHẨN đoán
Hình 3.4 Cấu tạo xe nâng tay (Trang 7)
Hình 3.5 Cấu tạo cầu nâng 2 trụ Bend- - Sử dụng và sửa chữa ôtô chương 3 THIẾT bị  XƯỞNG và THIẾT bị CHẨN đoán
Hình 3.5 Cấu tạo cầu nâng 2 trụ Bend- (Trang 8)
Hình 3.8- Chọn chòng hay cà lê theo thứ tự - Sử dụng và sửa chữa ôtô chương 3 THIẾT bị  XƯỞNG và THIẾT bị CHẨN đoán
Hình 3.8 Chọn chòng hay cà lê theo thứ tự (Trang 14)
1. Hình chữ L: Để cải thiện mômen - Sử dụng và sửa chữa ôtô chương 3 THIẾT bị  XƯỞNG và THIẾT bị CHẨN đoán
1. Hình chữ L: Để cải thiện mômen (Trang 24)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w