Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 49 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
49
Dung lượng
637 KB
Nội dung
Đề tài: Khủng hoảng kinh tế tài chính ở Argentina LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhắc đến Argentina, người ta nhớ ngay đến điệu nhảy Tango nổi tiếng, nhớ đến nền văn hóa tiêu biểu cho văn hóa Mỹ Latinh: dân dã, đầy chất bốc lửa, say đắm và quyến rũ, nhớ tới những con người thân thiện, hiếu khách, cởi mở. Tất cả tạo nên một Argentina đặc sắc, khiến cho bước chân của những du khách tới thăm đất nước xinh đẹp này cứ lưu luyến mãi không thôi. Không chỉ văn hóa, thế giới còn biết đến một Argentina có nền kinh tế phát triển nhất ở Mỹ LaTinh với GDP tính theo sức mua tương đương là 599,1 tỉ USD, đứng thứ 22 trên thế giới. Thu nhập bình quân đầu người là 15.000 USD, với nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, dân số có học cao, ngành nông nghiệp theo hướng xuất khẩu, ngành công nghiệp đa dạng. Tuy nhiên, trong khung nhạc phát triển đất nước, ngoài những nốt thăng rực rỡ còn in dấu những nốt trầm. Đó là khủng hoảng nợ, thất nghiệp, lạm phát…điển hình phải kể đến cuộc khủng hoảng 2001. Tháng 12/2001, hệ thống ngân hàng Argentina sụp đổ, nhấn chìm một trong những trung tâm kinh tế năng động và thành công tại khu vực Nam Mỹ. Gần như chỉ sau một đêm, đất nước này đã rơi vào cảnh đói nghèo, chỉ trong vòng 5 tuần 5 vị tổng thống lên chức xuống chức. Người dân, công nhân, viên chức ùa xuống đường biểu tình… Nợ nước ngoài : 160 tỷ USD (tức 40% GDP của Argentina, bằng 1/7 tổng nợ của các nước đang phát triển); thâm hụt ngân sách năm 2001 : 6,5 tỷ USD; thất nghiệp tăng tới mức kỷ lục trong nhiều năm: 20% ở thủ đô Buenos Aires, và thậm chí cao hơn nhiều tại các tỉnh nghèo, thu nhập của người dân giảm 14%; 45% dân số sống dưới mức nghèo đói theo tiêu chuẩn của Argentina (thu nhập dưới 450 USD/tháng cho một gia đình bốn người)… Câu hỏi được đặt ra là: nguyên nhân do đâu mà từ một nước tương đối phát triển, Argentina lại lâm vào cảnh khốn cùng như vậy ? Chính quyền Lớp Kinh tế Quốc tế 49A 1 Đề tài: Khủng hoảng kinh tế tài chính ở Argentina Argentina cho rằng thủ phạm là các chính sách mà IMF và WB áp dụng tại nước này từ những năm 1990. Người dân thì cho rằng các nhà lãnh đạo đất nước phải chịu trách nhiệm trực tiếp cho những nỗi khổ mà họ đang phải chịu đựng. Vậy nguyên nhân thực sự ở đây là đâu? Đối với một nước đang trên đà phát triển nhanh chóng như Việt Nam, chúng ta phải làm gì để không đi vào vết xe đổ của Argentina? Băn khoăn về điều đó, nhóm em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Khủng hoảng kinh tế tài chính ở Argentina”. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Tìm hiểu nguyên nhân gây ra khủng hoảng kinh tế tài chính ở Argentina, xem xét mức độ tác động của mỗi nguyên nhân. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng ngiên cứu: cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính Argentina cùng những hậu quả mà nó gây ra. Phạm vi nghiên cứu: nền kinh tế Argentina trong giai đoạn 1998 đến nay 4. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, quy nạp các thông tin thu thập được qua sách báo, tạp chí và internet. 5. Kết cấu đề tài Đề tài bao gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về Argentina Chương 2: Cuộc khủng hoảng kinh tế của Argentina( 1998 – 2001) Chương 3: Nguyên nhân khủng hoảng kinh tế Achentina, bài học cho Việt Nam Lớp Kinh tế Quốc tế 49A 2 Đề tài: Khủng hoảng kinh tế tài chính ở Argentina CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ARGENTINA 1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN 1.1. Vị trí địa lí Argentina nằm ở cực nam Nam Mỹ, là nước lớn thứ hai ở Mỹ La-tinh sau Braxin Diện tích: 2.766.890 km2 Tổng diện tích đất: 2.736.690 km2 Diện tích mặt nước: 30.200 km2 Diện tích đất trồng: 9,14% Diện tích đất thường xuyên sử dụng để trồng trọt, cày cấy: 0,8% Diện tích đất khác: 90,06% Giáp giới: * Phía Bắc giáp Bolivia (832 km) * Phía Tây giáp Chi Lê (5.150 km) * Phía Đông Bắc giáp Paraguay (1.880 km) * Phía Đông giáp Uruguay (579 km), Braxin (1.224 km) Địa hình: Địa hình phong phú, đồng bằng Pampas màu mỡ nằm ở nửa phía Bắc, khu vực đất đai rộng lớn bao quanh Patagonia nằm ở phía Nam, dãy Andes gồ ghề chạy dọc biên giới phía Tây. Lớp Kinh tế Quốc tế 49A 3 Đề tài: Khủng hoảng kinh tế tài chính ở Argentina Các điểm cực: * Điểm thấp nhất: Salinas Chicas: -40m (nằm ở Peninsula Valdes) * Điểm cao nhất: Cerro Aconcagua: 6.960 m Các nguồn tài nguyên thiên nhiên: các vùng đồng bằng màu mỡ ở Pampas, chì, kẽm, thiếc, đồng, quặng sắt, mangan, dầu lửa, uranium. 1.2: Khí hậu Vì trải dài trên nhiều vĩ độ và chênh lệch độ cao lớn, Argentina có nhiều kiểu khí hậu khác nhau. Ôn đới là kiểu khí hậu chi phối, kiểu khí hậu cận nhiệt hiện diện ở miền Bắc và kiểu khí hậu cận cực hiện diện ở miền Nam đất nước. Khí hậu miền Bắc có đặc điểm mùa hè nóng, ẩm ướt và mùa đông khô vừa, thỉnh thoảng gây hạn hán trong một thời gian. Miền Trung có mùa hè nóng với sấm chớp (miền Tây Argentina là nơi có mưa đá nhiều nhất thế giới) và mùa đông lạnh. Các vùng phía Nam có mùa hè ấm áp, mùa đông lạnh với những trận mưa tuyết lớn, đặc biệt trong vùng núi. Càng lên cao, khí hậu càng lạnh giá. Nhiệt độ tối cao và tối thấp được ghi nhật ở Mỹ Latin xảy ra tại Argentina. Nhiệt độ tối cao được ghi nhận là 49.1oC tại Villa de María, Córdoba, ngày 2 tháng 1 năm 1920. Nhiệt độ tối thấp là -39.0oC tại Valle de los Patos Superior, San Juan, ngày 17 tháng 1 năm 1972. Các khối không khí chủ yếu hoạt động ở Argentina gồm khối không khí lạnh Pampero Winds hoạt động trên vùng Patagonia và Pampas. Khối không khí nóng thổi từ phía Bắc lên mang lại kiểu thời tiết ấm áp hơn cho mùa đông. Hiệu ứng Foeln và Zonda tác động lên khí hậu vùng Trung Tây đất nước. Zonda là kiểu gió thổi từ vùng núi cao Andes xuống, do mất ẩm trong quá trình di chuyển cộng với tốc độ rất lớn (có khi lên đến 120 km/h) trong nhiều giờ liền, gió có thể gây cháy trên diện rộng. Do nằm trong đới cận cực, vùng phía Nam đất nước trải qua ngày rất dài vào mùa hè(19h từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau) và ngày rất ngắn vào mùa Lớp Kinh tế Quốc tế 49A 4 Đề tài: Khủng hoảng kinh tế tài chính ở Argentina đông (từ tháng 5 đến tháng 8). Thiên tai: Khu vực San Miguel de Tucuman và Mendoza ở Andes thường có động đất; gió pampêrô (gió rét Đông Nam thổi từ dãy Andes đến Đại Tây Dương) và lũ lụt. 2. THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ VÀ CƠ CẤU HÀNH CHÍNH: - Argentina là nước cộng hòa lập hiến. Hiến pháp Argentina được sửa đổi năm 1994. Tổng thống được bầu cử trực tiếp với nhiệm kỳ 4 năm, và có thể được tái cử một lần. - Cơ quan lập pháp Argentina bao gồm quốc hội lưỡng viện (gồm cả Thượng viện và Hạ viện). - Các đảng phái chính trị: Argentina có 25 đảng chính trị hợp pháp. Các đảng lớn hiện nay là: * Đảng Công lý (PJ) cầm quyền * Liên minh Nhân dân Cấp tiến (UCR) * Mặt trận Đất nước Đoàn kết (FREPASO) * Liên minh Trung tâm Dân chủ (UCD) * Đảng Công nhân (PO) * Đảng Cộng sản (PC) * Phong trào Hợp nhất và Phát triển (MID) - Cơ cấu hành chính: Gồm 1 thành phố tự trị (Buenos Aires) và 23 tỉnh gồm: Buenos Aires, Buenos Aires Capital Federal , Catamarca, Chaco, Chubut, Cordoba, Corrientes, Entre Rios, Formosa, Jujuy, La Pampa, La Rioja, Mendoza, Misiones, Neuquen, Rio Negro, Salta, San Juan, San Luis, Santa Cruz, Santa Fe, Santiago del Estero, Tierra del Fuego - Antartida e Islas del Atlantico Sur, Tucuman. Lớp Kinh tế Quốc tế 49A 5 Đề tài: Khủng hoảng kinh tế tài chính ở Argentina 3: XÃ HỘI 3.1 .Dân số Theo Viện Thống kê dân số quốc gia (INDEC) cho thấy dân số Argentina đạt 36.260.130 người vào năm 2001, đứng thứ 3 ở Mỹ Latin, thứ 30 trên thế giới. Năm 2006: 39.921.833 người. Năm 2008, dân số đạt 40.482.000 người. Mật độ dân số là 15 người/km 2 ,so với thế giới là 50 người/km 2 . Dân số phân bố rất không đồng đều, thủ đô Buenos Aires có mật độ 14.000 người/km 2 trong khi tỉnh Santa Cruz thì thấp hơn 1 người/km 2 . Argentina là nước duy nhất ở Mỹ Latin có tỷ lệ nhập cư cao hơn tỷ lệ xuất cư. Tính cho năm 2006: Cơ cấu dân số: * 0-14 tuổi: 25,2% * 15-64 tuổi: 64,1% * 65 tuổi trở lên: 10.6% Độ tuổi trung bình: 29,7 tuổi (Nam 28,8 tuổi/ Nữ: 30,7 tuổi) Tốc độ tăng trưởng dân số: 0,96% Tỷ lệ sinh: 16,73 /1,000 Tỉ lệ tử 7,55/1.000 Tỉ lệ nhập cư: 0,4 người/1.000 người Cơ cấu giới tính: 0,97 nam/nữ Tuổi thọ trung bình: 76,12 tuổi Đặc điểm dân tộc: Hầu hết người dân Argentina có nguồn gốc Châu Âu, đặc biệt là gốc Tây Ban Nha và Italia; một số lớn khác đến từ Pháp, Ba Lan, Nga và Đức. Cộng đồng người Do Thái tập trung đông nhất ở thủ đô Buenos Aires so với các nơi khác trên thế giới ngoài Israel. Các nhóm dân tộc thiểu số khác gồm khoảng 1 triệu người gốc A rập. Khoảng 1% dân số Argentina là người bản xứ sống ở phía Bắc và phía Tây bên ngoài khu vực thủ đô Buenos Aires. Lớp Kinh tế Quốc tế 49A 6 Đề tài: Khủng hoảng kinh tế tài chính ở Argentina Tỷ lệ : Da trắng (hầu hết là người Tây Ban Nha và Italia): 97% Người Bồ Đào Nha (lai thổ dân Mỹ), và các dân tộc không thuộc da trắng: 3%. 3.2.Tôn giáo: * Công giáo: 93% * Tin Lành: 2,5% * Do Thái giáo: 2% * Công giáo Ukren: 1,5% * Đạo Ac-me-ni chính thống: 1% Ngôn ngữ: Tiếng Tây Ban Nha là chính ngoài ra còn sử dụng tiếng Anh, Italia, Đức, Pháp. 3.3. Văn hóa: Argentina được biết đến như 1 trong những quốc gia tiêu biểu nhất cho nền văn hóa Mỹ Latinh: dân dã, đầy chất bốc lửa, say đắm và quyến rũ. Người Argentina đa số có truyền thống hiếu khách và rất cởi mở, văn hóa tập thể làng xã phổ biến ở nhiều nơi, kể cả các thành phố lớn. Hình ảnh tiêu biểu nhất và cũng là linh hồn cho nền văn hóa của đất nước này chính là điệu nhảy Tango, nó không chỉ còn đơn thuần là một điệu nhảy, mà nó phản ánh một cách toàn diện và sâu sắc nhất con người và nền văn hóa Argentina nói riêng và cả Nam Mỹ nói chung, về mọi mặt. 4. KINH TẾ 4.1. Khái quát chung Kinh tế Argentina là nền kinh tế tương đối phát triển, GDP tính theo sức mua tương đương là 599,1 tỉ USD, đứng thứ 22 trên thế giới. Thu nhập bình quân đầu người là 15.000 USD. Argentina có nguồn tài nguyên thiên nhiên giầu có, dân số có học cao, ngành nông nghiệp theo hướng xuất khẩu, ngành công nghiệp đa dạng. Trong lịch sử, nền kinh tế của Argentina đã có bước phát triển không đồng Lớp Kinh tế Quốc tế 49A 7 Đề tài: Khủng hoảng kinh tế tài chính ở Argentina đều.Trước đây, Argentina là một trong những nước khá giầu có nhất thế giới, nhưng hiện nay nó chỉ là nước có thu nhập trên trung bình. Mặc dù vậy, Argentina vẫn là một đất nước có nền kinh tế phát triển nhất ở Mỹ Latin (tính theo GDP bình quân đầu người và chỉ số phát triển con người). Lợi ích mà các nguồn tài nguyên thiên nhiên đem lại cho Achentina là rất lớn, thêm vào đó tỷ lệ dân số biết đọc biết viết là cơ sở cho định hướng xuất khẩu nông nghiệp và đa dạng hóa ngành công nghiệp. Tuy nhiên, trong suốt những thập kỷ vừa qua, đất nước này vẫn phải chịu những vấn đề về lạm phát, nợ nước ngoài, sự suy giảm về vốn, thâm hụt ngân sách.Cụ thể: Trong suốt những năm 1990, chính quyền của Tổng thống Menem đã theo đuổi chính sách tự do hóa thương mại, tư nhân hóa và bãi bỏ các quy định. Đồng peso đã có khả năng chuyển đổi, giữ ổn định ở mức 1/1 so với đồng đô la Mỹ. Lạm phát giảm xuống mức thấp từ mức cao trong những năm 1980. Tuy nhiên, những sự cứng nhắc cơ bản và mất cân bằng tài chính không được xử lý hợp lý. Các điều kiện kinh tế đối ngoại trở nên tồi tệ vào năm 1998 khi Achentina lâm vào khủng hoảng. Năm 2001, Achentina đã thỏa thuận một chương trình cứu nguy kinh tế với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trị giá gần 40 tỷ đô la Mỹ nhưng các điều kiện kinh tế vẫn tiếp tục xấu đi. Mặc dù một loạt các biện pháp thắt lưng buộc bụng và cắt giảm chi tiêu công cộng cùng với sự giúp đỡ của IMF, chính phủ Achentina ngày càng thấy khó khăn hơn trong việc thanh toán các khoản nợ. Phản đối của dân chúng đối với các biện pháp thắt lưng buộc bụng trở nên mạnh mẽ hơn vào tháng 12/2001 sau khi chính phủ tuyên bố các biện pháp hạn chế lượng tiền mà người dân có thể rút ra khỏi tài khoản của họ tại ngân hàng. Các cuộc nổi loạn sau đó đã dẫn đến việc Tổng thống De La Rua phải từ chức. Đầu tháng 1/2002, Achentina chính thức không trả được các khoản nợ khoảng 100 tỷ đô la Mỹ. Tổng thống Duhalde đã tuyên bố chính phủ mới sẽ bãi bỏ việc giữ ổn định đồng pesô so với đồng đô la Mỹ. Ngày 11/02/2001, Lớp Kinh tế Quốc tế 49A 8 Đề tài: Khủng hoảng kinh tế tài chính ở Argentina đồng peso được phép thả nổi. Kết quả: Quý I năm 2002, GDP đã giảm 6% so với quý trước đó. Tiêu dùng và đầu tư cũng giảm mạnh. Thất nghiệp tăng lên khoảng 25%. Xuất khẩu và nhập khẩu giảm. Lạm phát đột ngột tăng nhanh trong nửa đầu năm 2002. Từ năm 2003 - 2005 GDP tăng khoảng 9%. Sự tăng trở lại này là do nhu cầu nội địa, xuất khẩu ổn định và do có những điều kiện tương đối ưu ái của bên ngoài. Tuy tăng chi tiêu trong việc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 10 năm 2005, nhưng do những khoản thu tăng nên ngân quỹ nước này vẫn có thặng dư. Tỉ lệ lạm phát vẫn duy trì ở mức tăng và đạt 12,3% trong năm 2005. 4 .2.Thương mại quốc tế: Argentina tham gia các tổ chức quốc tế sau: ABEDA, AfDB, Australia Group, BCIE, BIS, CSN, FAO, G-6, G-15, G-24, G-77, IADB, IAEA, IBRD, ICAO, ICC, ICCt, ICFTU, ICRM, IDA, IFAD, IFC, IFRCS, IHO, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, IOM, IPU, ISO, ITU, LAES, LAIA, Mercosur, MIGA, MINURSO, MINUSTAH, NSG, OAS, OPANAL, OPCW, PCA, RG, UN, UN Security Council (tạm thời), UNCTAD, UNESCO, UNFICYP, UNHCR, UNIDO, UNMOVIC, UNTSO, UPU, WCL, WCO, WFTU, WHO, WIPO, WMO, WToO, WTO, ZC. 4.2.1.Tình hình xuất nhập khẩu Các sản phẩm nhập khẩu chính của Argentina: Thiết bị máy móc, máy nông nghiệp và phụ tùng, thiết bị vận tải và phụ tùng,ô tô, xe du lịch, xe máy và linh kiện, các sản phẩm bán thành phẩm cho công nghiệp dệt may, thực phẩm và đồ uống, hàng dệt may, giày thể thao, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ gốm sứ, các sản phẩm dầu công nghiệp,phân bón, thuốc trừ sâu,máy tính, hàng điện tử điện lạnh, đồ dùng văn phòng, dược phẩm, nhựa. Các sản phẩm xuất khẩu chính của Argentina: Nhiên liệu và năng lượng, ngũ cốc,thức ăn cho động vật, nông sản Lớp Kinh tế Quốc tế 49A 9 Đề tài: Khủng hoảng kinh tế tài chính ở Argentina nguyên liệu (đậu tương, lúa mì, ngô, hạt hướng dương, lúa miến, gạo, rau, hoa quả tươi, hải sản tươi sống, thịt bò, lá thuốc lá, len thô, sợi bông), quặng đồng, các sản phẩm công nghiệp, thịt đã qua chế biến, cá hộp, sữa, hoa quả khô và đóng hộp,cà phê hòa tan, chè (yerba mate), dầu thực vật, rượu, đồ uống, các chế phẩm từ đậu tương (bột đậu tương và khô đậu tương), hóa chất thuộc da, da thuộc, len đã qua chế biến, hóa chất, sắt thép, dồ gỗ, ô tô, thiết bị vận tải. 4.2.2. Quan hệ thương mại quốc tế của Argentina với các nước láng giềng Argentina là một thành viên chính của MERCOSUR - khối thị trường chung khu vực châu Mỹ La tinh được thành lập năm 1991 nhằm xoá bỏ các rào cản thương mại giữa các nước thành viên. MERCOSUR là thị trường chung lớn thứ 4 thế giới và thứ 2 ở Châu Mỹ sau Khu vực Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA). MERCOSUR hiện là thị trường có tiềm năng với dân số khoảnng 200 triệu và GDP hơn 1 nghìn tỉ USD. Các giao dịch thương mại giữa Argentina và các nước thành viên khác (Braxin, Urugoay, Paragoay) đã tăng mạnh trong vòng 05 năm qua. Chi Lê và Bolivia gần đây cũng đang là bạn hàng của Argentina. Là thành viên của MERCOSUR, Argentina gần như không phải trả bất cứ khoản thuế nào ngoại trừ thuế đối với những mặt hàng như ô tô, giầy da, đường, gia cầm và thịt lợn. Quan hệ song phương về thuế quan với những hiệp định thỏa thuận giữa 11 nước thành viên Mỹ la tinh đã tạo nên khu vực thương mại Mỹ La tinh (Latin American Integration Association (LAIA). LAIA có chính sách hoạt động rất mềm dẻo và dần khẳng định phát huy tính hiệu quả thị trường chung Mỹ La Tinh. Argentina cũng là thành viên của Cairns Group, một tổ chức được thành lập bởi các nước xuất khẩu chính về nông nghiệp mà không có sự bao cấp cho ngành xuất khẩu này. Cairns Group đang cố gắng mang lại sự hồi phục cho thương mại nông nghiệp quốc tế bao gồm việc cắt giảm: trợ cấp xuất khẩu, rào cản thương mại. Lớp Kinh tế Quốc tế 49A 10 [...]... Hoạt động kinh tế giảm sút Trình tự biến cố trong cuộc khủng hoảng tài chính ở Argentina Lớp Kinh tế Quốc tế 49A 34 Đề tài: Khủng hoảng kinh tế tài chính ở Argentina -Thâm hụt ngân sách ở Argentina quá lớn: Sự thâm hụt ngân sách quá lớn tạo ra tình trạng lo sợ rằng chính phủ sẽ mất khả năng trả nợ Chính phủ gặp khó khăn trong việc khuyến khích mọi người mua trái phiếu của mình và không thể tài trợ bằng... Achentina có thể sớm quay trở lại thị trường vốn quốc tế Sau cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính trầm trọng nhất trong lịch sử Lớp Kinh tế Quốc tế 49A 27 Đề tài: Khủng hoảng kinh tế tài chính ở Argentina của mình, Argentina đã gượng dậy khá nhanh với tốc độ tăng trưởng trong mấy năm gần đây đạt từ 6-8%/năm Tỷ lệ thất nghiệp cũng giảm nhanh chóng: từ chạm đỉnh 20% nay xuống còn khoảng 8,2% Đời sống người... nghiêm trọng Hiệu ứng của cuộc khủng hoảng Lớp Kinh tế Quốc tế 49A 18 Đề tài: Khủng hoảng kinh tế tài chính ở Argentina Lạm phát hàng tháng ở Argentina, năm 2002 (đỉnh là 10,4%, trong tháng tư) Nhiều công ty tư nhân đã bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng: tiêu biểu Aerolineas Argentinas - một trong những công ty bị ảnh hưởng nhất Argentina, phải ngừng tất cả các chuyến bay quốc tế cho các ngày khác nhau trong... nền kinh tế nước mình Lớp Kinh tế Quốc tế 49A 33 Đề tài: Khủng hoảng kinh tế tài chính ở Argentina Sự xói mòn của bảng Tổng kết tài sản Sự gia tăng lãi suất Sự suy giảm của thị trường chứng khoán Sự gia tăng tính bất định Rủi ro tín dụng và rủi ro đạo đức gia tăng Thâm hụt ngân sách Khủng hoảng ti giá Hoảng loạn ngân hàng Rủi ro tín dụng và rủi ro đạo đức gia tăng Hoạt động kinh tế giảm sút Khủng hoảng. .. ngoài: 119 tỉ (dự tính tháng 6/2006) Năm tài chính: Dương lịch 1/1 Lớp Kinh tế Quốc tế 49A 12 Đề tài: Khủng hoảng kinh tế tài chính ở Argentina CHƯƠNG 2 CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ CỦA ARGENTINA( 1998 – 2001) 2.1 Khái niệm chung về khủng hoảng kinh tế: Khủng hoảng kinh tế là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài Bao gồm những xu hướng : * Xu hướng suy giảm tỷ suất lợi nhuận Tích tụ tư bản gắn liền xu hướng... chính: dầu ăn, nhiên liệu, ngũ cốc, các lọa hạt, thiết bị vận tải Lớp Kinh tế Quốc tế 49A 11 Đề tài: Khủng hoảng kinh tế tài chính ở Argentina Kim ngạch nhập khẩu: 28,8 tỉ USD f.o.b Các mặt hàng nhập khẩu chính: Máy móc và thiết bị, thiết bị vận tải, chất hóa hoạc, nhựa, sản xuất kim loại Nợ nước ngoài: 119 tỉ (dự tính tháng 6/2006) Năm tài chính: Dương lịch 1/1 Lớp Kinh tế Quốc tế 49A 12 Đề tài: Khủng. .. 40.2% 38.5% 33.8% 31.4% 26.4% 20.6% 17.8% 15.3% Đề tài: Khủng hoảng kinh tế tài chính ở Argentina CHƯƠNG 3 NGUYÊN NHÂN KHỦNG HOẢNG KINH TẾ ACHENTINA, BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 3.1.Nguyên nhân của khủng hoảng 3.1 1 Sai lầm trong chính sách tiền tệ Vấn đề trước hết là chính sách hối đoái gắn đồng peso của Argentina với đồng USD, theo tỷ lệ 1 -1, do Bộ trưởng Kinh tế Domingo Cavallo đề xuất năm 1991 Khi ấy ông... sẽ ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận và khi đạt đến một mức độ nhất định sẽ gây ra suy thoái kinh tế Vấn đề ở đây là cuộc khủng hoảng kinh tế của Argentina là bắt nguồn từ khủng hoảng tài chính vỡ nợ Bởi vậy, ta tập trung nghiên cứu vào khía cạnh này để làm rõ và phân tích nguyên nhân, hậu quả và đưa ra các giải pháp - Khủng hoảng tài chính là sự thất bại của một hay một số nhân tố của nền kinh tế trong... tình hình trở nên tồi tệ hơn và không thể kiểm soát nổi Năm 1983, dân chủ ở trong nước đã được phục hồi với cuộc bầu cử tổng thống của Raúl Alfonsín Chính phủ mới của kế hoạch bao gồm ổn định nền kinh tế của Argentina bao gồm cả việc tạo ra một loại tiền tệ mới, trong đó vốn vay mới Lớp Kinh tế Quốc tế 49A 14 Đề tài: Khủng hoảng kinh tế tài chính ở Argentina được yêu cầu Bang cuối cùng đã trở thành không... xếp hạng tín nhiệm quốc gia Argentina ngay sau khi quốc hội thông Lớp Kinh tế Quốc tế 49A 16 Đề tài: Khủng hoảng kinh tế tài chính ở Argentina qua kế hoạch hoang tưởng này, các chỉ số niềm tin liên tục sút giảm như một tín hiệu phản ứng trước vụ việc nước đến chân mới nhảy của quốc hội nước này Thêm vào đó, IMF lại ngưng không hỗ trợ tín dụng cho Argentina, khủng hoảng kinh tế toàn diện là điều tất yếu . (dự tính tháng 6/2006) Năm tài chính: Dương lịch 1/1 Lớp Kinh tế Quốc tế 49A 12 Đề tài: Khủng hoảng kinh tế tài chính ở Argentina CHƯƠNG 2 CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ CỦA ARGENTINA( 1998 – 2001) 2.1 đã lựa chọn nghiên cứu đề tài Khủng hoảng kinh tế tài chính ở Argentina . 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Tìm hiểu nguyên nhân gây ra khủng hoảng kinh tế tài chính ở Argentina, xem xét mức độ. tờ tài sản tài chính, chỉ số thương mại và chứng khoán đều lệch lạc một cách nghiêm trọng. Hiệu ứng của cuộc khủng hoảng Lớp Kinh tế Quốc tế 49A 18 Đề tài: Khủng hoảng kinh tế tài chính ở Argentina Lạm