1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tìm hiểu nguyên nhân sự khủng hoảng kinh tế tài chính ở Đông Nam Á_3 pot

7 570 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 155,89 KB

Nội dung

tìm hiểu nguyên nhân sự khủng hoảng kinh tế tài chính ở Đông Nam Á Nam Dương Tháng 7, khi Thái Lan thả nổi đồng Baht, cơ quan hữu trách tiền tệ của Indonesia đã nới rộng biên độ dao đ

Trang 1

tìm hiểu nguyên nhân sự

khủng hoảng kinh tế tài chính

ở Đông Nam Á

Nam Dương

Tháng 7, khi Thái Lan thả nổi đồng Baht, cơ quan hữu trách tiền tệ của Indonesia đã nới rộng biên độ dao động của tỷ giá hối đoái giữa Rupiah và Dollar Mỹ từ 8% lên 12% Tháng 8, đồng Rupiah bị giới đầu cơ tấn công và đến ngày 14 thì chế độ

tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý được thay thế bằng chế độ thả nổi hoàn toàn Đồng Rupiah liên tục mất giá IMF đã thu xếp một gói viện trợ tài chính khẩn cấp cho Indonesia lên tới 23 tỷ Dollar, nhưng Rupiah tiếp tục mất giá do đồng Rupiah bị bán ra

ồ ạt và lượng cầu Dollar Mỹ ở Indonesia tăng vọt Tháng 9, cả giá Rupiah lẫn chỉ số thị trường chứng khoán đều giảm xuống mức thấp lịch sử

Rupiah mất giá làm suy yếu bảng cân đối tài sản của các công ty Indonesia, đặc biệt là làm cho món nợ ngân hàng nước ngoài

Trang 2

của các công ty tăng lên Trước tình hình đó, nhiều công ty đẩy mạnh mua Dollar vào (có nghĩa là bán Rupiah ra) khiến cho nội

tệ thêm mất giá và tỷ lệ lạm phát tăng vọt

Lạm phát tăng tốc cùng với chính sách tài chính khắc khổ theo yêu cầu của IMF khiến chính phủ phải bỏ trợ giá lương thực và xăng đã khiến giá hai mặt hàng này tăng lên Tình trạng bạo động để tranh giành mua hàng đã bùng phát Riêng ở Jakarta đã

có tới 500 người bị chết do bạo động Khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng xã hội đã dẫn tới khủng hoảng chính trị Giữa năm

1998, Suharto buộc phải từ chức tổng thống

Trước khủng hoảng, tỷ giá hối đoái giữa Rupiah và Dollar vào khoảng 2000 : 1 Nhưng trong thời kỳ khủng hoảng, tỷ giá đã giảm xuống mức 18.000 : 1

Do thay đổi tỷ giá hối đoái và do nhiều nhân tố khác, GDP theo Dollar Mỹ của Indonesia đã giảm đi

Hậu quả

Khủng hoảng đã gây ra những ảnh hưởng vĩ mô nghiêm trọng, bao gồm mất giá tiền tệ, sụp đổ thị trường chứng khoán, giảm

Trang 3

giá tài sản ở một số nước châu Á Nhiều doanh nghiệp bị phá sản, dẫn đến hàng triệu người bị đẩy xuống dưới ngưỡng

nghèo trong các năm 1997-1998 Những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan

Khủng hoảng kinh tế còn dẫn tới mất ổn định chính trị với sự

ra đi của Suharto ở Indonesia và Chavalit Yongchaiyudh ở Thái Lan Tâm lý chống phương Tây gia tăng cùng với sự phê phán gay gắt nhằm vào George Soros và Quỹ Tiền tệ Quốc tế Các phòng trào Hồi giáo và ly khai phát triển mạnh ở Indonesia khi chính quyền trung ương của nước này suy yếu

Một ảnh hưởng lâu dài và nghiêm trọng, đó là GDP và GNP bình quân đầu người tính bằng Dollar Mỹ theo sức mua tương

đương giảm đi Nội tệ mất giá là nguyên nhân trực tiếp của hiện tượng này Cuốn CIA World Fact Book cho biết thu nhập bình quân đầu người của Thái Lan đã giảm từ mức 8.800 USD năm

1997 xuống còn 8.300 USD vào năm 2005, của Indonesia giảm

từ 4.600 USD xuống 3.700 USD, của Malaysia giảm từ 11.100 USD xuống 10.400 USD

Cuộc khủng hoảng không chỉ lây lan ở khu vực Đông Á mà nó góp phần dẫn tới khủng hoảng tài chính Nga và khủng hoảng

Trang 4

tài chính Brasil Một số nước không bị khủng hoảng, nhưng kinh tế cũng chịu ảnh hưởng xấu do xuất khẩu giảm và do FDI vào giảm

Ý nghĩa

Khủng hoảng tài chính Đông Á làm người ta nhận thức rõ hơn

sự cần thiết phải có một hệ thống tài chính - ngân hàng vững mạnh, minh bạch Điều này thôi thúc Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thanh toán Quốc tế đổi mới các quy chế về ngân hàng và các tổ chức tín dụng nói chung

Chính phủ nhiều nước đang phát triển cho rằng các dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài và vốn vay ngân hàng nước ngoài

có thể đem lại những tác động bất lợi với nền kinh tế của họ Do

đó, nhiều chính phủ đã ban hành những quy chế nhằm điều tiết các dòng vốn này.[9]

Bên cạnh đó,những thỏa thuận ở cấp khu vực nhằm phát triển một hệ thống phòng ngừa khủng hoảng tái diễn đã được thúc đẩy ở châu Á, ví dụ như Sáng kiến Chiang Mai, Tiến trình Đánh giá và Đối thoại Kinh tế ASEAN+3, Sáng kiến Thị trường Trái phiếu Châu Á,

Trang 5

Về mặt học thuật, các nhà nghiên cứu kinh tế đã nhận thấy sự hạn chế của các mô hình lý luận về khủng hoảng tiền tệ trước đây trong việc giải thích nguồn gốc và sự lây lan của khủng hoảng tài chính Đông Á Đã có nhiều nỗ lực nhằm đưa ra một

mô hình mới về khủng hoảng tiền tệ, chẳng hạn như mô hình phương pháp tiếp cận bảng cân đối tài sản, lý thuyết bong

bóng, lý thuyết về nguồn gốc khủng hoảng từ chính sách tài chính và chính sách tiền tệ[1][2],

Các biện pháp khôi phục kinh tế sau khủng hoảng

Để khôi phục nền kinh tế và ngăn ngừa khủng hoảng tái diễn, các nền kinh tế Đông Á bị ảnh hưởng nặng đều tiến hành các cải cách cơ cấu mạnh mẽ, gồm: cải tổ cách thức quản lý trong khu vực doanh nghiệp, cải cách tài chính, đẩy mạnh hội nhập quốc

tế, đổi mới phương pháp quản lý kinh tế vĩ mô, và đổi mới cả phương thức tăng trưởng kinh tế

Đổi mới phương pháp quản lý kinh tế vĩ mô

Hàn Quốc, Thái Lan và Indonesia đã và đang thực thi một chế

độ tỷ giá hối đoái linh hoạt và cơ chế ổn định giá cả Cụ thể, các

Trang 6

nước từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái neo và hướng tới chế độ mục tiêu lạm phát Đồng thời, các nước nỗ lực gia tăng lượng dữ trự ngoại hối nhà nước của mình Từ 1997 đến 2005, năm nước bị ảnh hưởng nặng nhất của khủng hoảng đã tăng lượng dự trữ ngoại hối của mình lên bốn lần, đạt 378 tỷ USD

Cải cách khu vực tài chính

Các nước Đông Á đã thực thi các biện pháp, chính sách sau để cải cách khu vực tài chính: (1) Xóa và giảm nợ xấu, tái vốn hóa các thể chế tài chính; (2) Đóng cửa các thể chế tài chính đổ vỡ, (3) Tăng cường giám sát và áp dụng các tiêu chuẩn quản trị, kế toán mới đối với các tổ chức tín dụng và tài chính khác; (4) Đẩy mạnh chuyên môn hóa các thể chế tài chính; (5) Tăng cường giám sát và điều tiết các tổ chức tín dụng đồng thời với nâng cao kỷ luật thị trường Yellen (2007) cho thấy các ngân hàng của Hàn Quốc đã áp dụng phương thức quản trị hiện đại của phương Tây và đã giảm được tỷ lệ sở hữu gia đình tại các ngân hàng, tăng cường lợi ích cho các giám đốc bằng cách cho họ quyền chọn mua cổ phiếu, v.v Còn các ngân hàng Malaysia đã thay đổi tập quán cho vay của mình Giờ đây, họ cho các xí

nghiệp nhỏ và vừa vay nhiều hơn

Trang 7

Cải tổ cách thức quản lý của khu vực xí nghiệp

Các nước Hàn Quốc, Thái Lan và Indonesia đã hoàn thiện các thủ tục về phá sản, nỗ lực tái cơ cấu nợ của các xí nghiệp, củng

cố các quy định và tiêu chuẩn về cáo bạch, bảo vệ quyền lợi của các cổ đông nhỏ cũng như nâng cao quyền lực và trách nhiệm của ban giám đốc, áp dụng các tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán theo thông lệ quốc tế, tăng cường mức vốn tự có của doanh nghiệp và tạo thuận lợi cho các hoạt động mua lại và sáp nhập

kể cả với doanh nghiệp trong nước cũng như với doanh nghiệp nước ngoài

Cải cách các thị trường

Các nước Đông Á đã và đang phát triển thị trường trái phiếu định danh bằng nội tệ của mình Đồng thời, cải cách thị trường lao động đã cho phép các xí nghiệp tuyển dụng và sa thải lao động dễ dàng hơn, giúp xí nghiệp của các nước Đông Á trở nên linh hoạt hơn

Ngày đăng: 26/07/2014, 18:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w