Lợi dụng uy tín quốc gia vay nợ nước ngoà

Một phần của tài liệu khủng hoảng kinh tế tài chính ở argentina (Trang 32 - 36)

NGUYÊN NHÂN KHỦNG HOẢNG KINH TẾ ACHENTINA, BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

3.1.2. Lợi dụng uy tín quốc gia vay nợ nước ngoà

Lợi dụng uy tín quốc gia vay nợ nước ngoài để bù đắp ngân sách và ổn

định đồng nội tệ, khi không có đủ ngoại tệ để chi trả, dẫn đến vỡ nợ

Yếu tố khủng hoảng thứ hai của Argentina gắn liền với việc chính phủ của Tổng thống Carlos Menem trong nhiệm kỳ thứ hai của mình đã vay nợ "thẳng tay" khiến tổng số nợ hiện nay lên đến 132 tỷ USD, tương đương 1/7 toàn số nợ của các nước đang phát triển. Mỗi khi bị lâm vào khủng hoảng, Argentina lại cần được vay nợ nên phải chấp nhận lãi suất cao (hiện Argentina phải trả lãi 15% cho khoản nợ của mình). Việc chính phủ mắc nợ nhiều đã làm lãi suất trong nước gia tăng. Nhiều công ty trong nước đã phải đóng cửa vì tín dụng cho sản xuất, kinh doanh trở nên quá khả năng thanh

toán. Các khoản nợ này là hệ quả tất yếu của việc vay vốn tràn lan, đầu tư không hiệu quả và cũng không xứng với hệ thống nền tảng sản xuất xã hội.

3.1.3.Làn sóng tư hữu hóa những năm 1990

Bắt nguồn từ làn sóng tư hữu hóa trong những năm 1990, dưới thời tổng

thống Menem, đã làm nhiều người mất việc. Và do phần lớn các công ty tư nhân hóa thuộc lĩnh vực dịch vụ nhu yếu như cung cấp điện, nước... nên các công ty này đẩy giá cả các mặt hàng dịch vụ của mình cao hơn. Cuộc khủng hoảng của Argentina trở nên trầm trọng khi nhu cầu tiêu dùng trong nước suy giảm, nhiều doanh nghiệp phá sản và ngày càng có thêm nhiều người bị sa thải. Các khoản nợ của chính phủ cũng theo đó gia tăng vì thất thu từ nguồn thuế thu nhập đánh vào doanh nghiệp. Trong khi đó Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) khẳng định mình sẽ không giúp Argentina thoát khỏi khủng hoảng bằng cách chi trước những khoản tiền vay đã được thông qua để nước này thanh toán nợ.

Các nhà phân tích cho rằng giới lãnh đạo trên thế giới có thể rút ra nhiều bài học từ công tác điều hành thiếu sót của Chính phủ Argentina: chi nhiều hơn thu, bỏ qua một cách thô bạo những quy tắc của kinh tế thị trường, không chú trọng đạt được sự nhất trí giữa các đảng phái chính trị và nhắm mắt trước nạn tham nhũng. Xã luận của tờ Thương mại (Peru) cho rằng có một "quy tắc vàng" trong kinh tế mà không phải nhờ đến IMF hoặc phải là một nhà kinh tế nổi tiếng mới biết được: chỉ thu được 2 đồng thì không nên chi 3 nếu không muốn làm sụp đổ nền kinh tế nước mình.

Trình tự biến cố trong cuộc khủng hoảng tài chính ở Argentina

Sự xói mòn của bảng

Tổng kết tài sản Sự gia tăng lãi suất

Sự suy giảm của thị

trường chứng khoán Sự gia tăng tính bất định

Rủi ro tín dụng và rủi ro đạo đức gia tăng

Khủng hoảng ti giá

Hoảng loạn ngân hàng

Rủi ro tín dụng và rủi ro đạo đức gia tăng

Hoạt động kinh tế giảm sút Khủng hoảng ngân hàng Thâm hụt ngân

sách

Rủi ro tín dụng và rủi ro đạo đức gia tăng

-Thâm hụt ngân sách ở Argentina quá lớn:

Sự thâm hụt ngân sách quá lớn tạo ra tình trạng lo sợ rằng chính phủ sẽ mất khả năng trả nợ. Chính phủ gặp khó khăn trong việc khuyến khích mọi người mua trái phiếu của mình và không thể tài trợ bằng các khoản cho vay nước ngoài; để xử lý vấn đề khó khăn về ngân sách, chính phủ buộc các ngân hàng phải mua một lượng lớn trái phiếu. Khi các nhà đầu tư mất niềm tin vào khà năng của chính phủ trong việc hoàn trả các khoàn nợ, thì giá của chúng giảm xuống, tạo nên một lỗ hổng lớn trong bảng tổng kết tài sản của ngân hàng thương mại. Sự suy yếu như vậy trong bảng tổng kết tài sản làm ngân hàng có ít nguồn lực để cho vay và tình hình thiếu vốn cho vay góp phần tạo ra sự thu hẹp trong hoạt động kinh tế.

-Tỉ giá quá cứng nhắc:

Thực chế độ tỉ giá cố định 1 peso bằng 1USD. Do đó, khi Qũy Dự Trữ Liên Bang Mỹ bắt đầu tăng lãi suất vốn liên bang (lãi suất chiết khấu) để chống lại sức ép lạm phát, đã tạo ra một áp lực làm tăng lãi suất ở Argentina trực tiếp làm tăng vấn đề lựa chọn tiêu cực trên thị trường của họ, vì có nhiều khả năng những người mạo hiểm nhất muốn tìm các khoản cho vay.

-Sự suy giảm thị trường chứng khoán và tính bất định:

Sự gia tăng tính bất định và sụt giảm giá trị ròng với tư cách là sự sụt giảm trên thị trường cổ phiếu là tăng vấn đề thông tin không cân xứng. Nó làm cho người ta khó sàng lọc những người đi vay tốt và những người đi vay xấu và sự giảm sút trong giá trị ròng làm giảm giá trị vật thế chấp của doanh nghiệp làm tăng động cơ chấp nhận những dự án mạo hiểm, vì vốn cổ phần mất ít hơn khi dự án đầu tư không thành công.

Nhìn chung, những yếu tố trên làm trầm trọng thêm sự lựa chọn tiêu cực và rủi ro đạo đức mà người cho vay phải đối mặt. Mà điều đó dẫn đến việc cho vay kém hấp dẫn hơn, họ không muốn cho vay hoặc cho vay ít hơn và điều này làm

giảm quy mô cho vay, đầu tư và hoạt động kinh tế. Những yếu tố này tạo ra điều kiện cần và đủ cho nền kinh tế rơi vào khủng hoảng trầm trọng.

Hiệu ứng sau đó:

Argentina nhanh chóng mất đi niềm tin của nhà đầu tư và các chuyến bay của tiền từ nước này tăng lên. Người dân lo sợ cho sự an toàn của số tiền đã gửi và không biết chất lượng danh mục cho vay của ngân hàng, người gửi tiền đổ xô đến ngân hàng rút tiền, dẫn đến tình trạng hoảng loạn ngân hàng bắt đầu từ ngày 11/10/2001. Tình hình này, cộng với nhận thức chính phủ sẽ tuyên bố vỡ nợ , dẫn đến tới cuộc tấn công đầu cơ vào đồng peso của Argentina và đồng tiền này đã sụp đỗ- giảm tới trên 70% giá trị. Nó làm cho các doanh nghiệp có mức nợ cao bằng đồng tiền nước ngoài hoàn toàn mất khả năng trả nợ. Tình hình này càng làm tăng vấn đề lựa chọn tiêu cực và rủi ro đạo đức. Kết quả, người cho vay trong nước và nước ngoài ít sẵn sàng cho vay hơn nữa làm sụt đổ hoạt động kinh tế và tốc độ tăng GDP thực tế đã giảm.

Sự suy giảm trong dòng tiền mặt và bảng tổng kết tài sản của các doanh nghiệp và các hộ gia đình làm cho tình trạng khủng hoảng ngân hàng ngày càng tồi tệ hơn làm cho vấn đề lựa chọn tiêu cực và rủi ro đạo đức trên thị trường tài chính xấu đi do ngân hàng ít có khả năng đóng vai trò truyền thống của mình là trung gian tài chính.

Một phần của tài liệu khủng hoảng kinh tế tài chính ở argentina (Trang 32 - 36)