1.Duy trì tỷ lệ vay nợ nước ngoài ở mức an toàn (<40% GDP).

Một phần của tài liệu khủng hoảng kinh tế tài chính ở argentina (Trang 42 - 43)

NGUYÊN NHÂN KHỦNG HOẢNG KINH TẾ ACHENTINA, BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

3.3. 1.Duy trì tỷ lệ vay nợ nước ngoài ở mức an toàn (<40% GDP).

Liên hệ với những gì đang diễn ra trên đất nước ta, “Bài học từ Argentina” cho thấy những cảnh báo này chẳng thừa chút nào, vì ngay giai đoạn đầu tiên, chương trình tái cấu trúc nền kinh tế VN có vẻ rất “khớp” với những hình ảnh trong “bài học” ấy.

Theo WB, ngưỡng an toàn đối với các nước đang phát triển là tỉ lệ nợ nước ngoài phải dưới 40%/GDP

Tỉ lệ nợ nước ngoài của VN thể hiện ở bảng sau:

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Tổng nợ(tỷ USD) 11.8 11.9 11.8 13.3 16.7 18.9 22.2 20.0

% GDP 39.0 37.4 34.0 34.1 36.8 35.8 36.6 37.2

Theo tiêu chí đánh giá quốc tế, các chỉ số phản ánh khả năng trả nợ của Việt Nam đều ở dưới mức lo ngại.Nhưng nếu tính đến lãi suất phải trả và cả việc đồng Việt Nam có khả năng mất giá trong tương lai thì số thực nợ phải trả là không hề nhỏ, nó không thể lạc quan thái quá như việc một số quan chức Chính phủ cho rẳng tỉ lệ nợ vẫn ở mức an toàn? Vì nghĩa vụ thanh toán nợ bằng nguồn của ngân sách nhà nước (NSNN) đối với các khoản nợ của Chính phủ sẽ lớn dần khi các khoản vay đến hạn phải trả nợ gốc.

Hiện nay, để giúp nền kinh tế sớm thoát ra khỏi khủng hoảng, Chính phủ đã vay nước ngoài để tung ra nhiều gói kích cầu.Nhưng Chính phủ cũng phải hướng tới phát triển lâu dài, tuân thủ những nguyên tắc nhất quán: kích cầu nhưng đảm bảo nợ quốc gia không quá 40% GDP…

Đối với nước ta, trong cơ cấu nợ Chính phủ là “con nợ” lớn nhất với tỉ trọng trung bình là 65,4%, kế đến là các DNNN và cuối cùng là các doanh nghiệp FDI.Vậy dựa vào đâu để tin tưởng ở khả năng trả nợ nước ngoài của quốc gia? Bài học từ Argentina đã chỉ rõ chắc chắn là không thể dựa vào sự tín nhiệm của quốc tế, đơn giản là sự tín nhiệm này chỉ giúp Chính phủ dễ vay nợ mà thôi. Thậm chí khi các nhà tài trợ quốc tế chỉ mới “đánh hơi” thấy một chút bất ổn về kinh tế của con nợ, họ có thể ra tay thật mạnh để đẩy nhanh tiến trình khủng hoảng nợ.

Một phần của tài liệu khủng hoảng kinh tế tài chính ở argentina (Trang 42 - 43)