Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
102 KB
Nội dung
Mục Lục Lời mở đầu Lehman Brothers - một tập đoàn tư bản tài chính có lịch sử phát triển suốt 158 năm và là một trong những tập đoàn lớn nhất nước Mĩ, mới đây đã phải tuyên bố phá sản trước sức ép từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Trong khi đó, hàng loạt các tập đoàn và ngân hàng khổng lồ thậm chí đã phải cần đến sự cứu trợ khẩn cấp của chính phủ để tránh khỏi kết cục xấu nhất. Tuy nhiên, có vẻ như điều đó đã được dự đoán trước trong cuốn sách Das Kapital của Karl Marx. Marx đã đúng khi cho rằng chủ nghĩa tư bản luôn tiềm tàng nguy cơ khủng hoảng, Marx đã thấy trước được sự tồn tại song song của sức mạnh 1 hủy diệt nằm bên trong hệ thống tư bản chủ nghĩa dù ông chưa bao giờ dự báo hệ thống sẽ sụp đổ một cách không thể tránh khỏi. Những lý luận và quan điểm của Marx cùng cách giải thích của ông về chủ nghĩa tư bản và khủng hoảng kinh tế đã giúp chúng ta có những cái nhìn đúng đắn và xác thực nhất về vấn đề này. Marx cũng đưa ra nhiều biện pháp để chống khủng hoảng và kiềm chế sự suy thoái trong kinh tế. Những biện pháp của Marx vẫn có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh hiện nay, chúng vẫn phát huy được tác dụng ở tầm vĩ mô khi được vận dụng một cách hợp lí và linh hoạt. Một học giả nổi tiếng đã nhận định :” Càng suy xét về cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, ta càng thấy Karl Marx vĩ đại.” I. Quan điểm của Marx về khủng hoảng kinh tế. 1. Những lý luận của Marx về khủng hoảng kinh tế và bản chất của nó. Ngay từ khi tiền tệ xuất hiện trong sản xuất hàng hóa giản đơn, nó đã mang trong mình mầm mống của sự khủng hoảng. Đến chủ nghĩa tư bản, khi mà nền sản xuất đã được xã hội hóa cao độ, khủng hoảng kinh tế là điều không thể tránh khỏi. Sự ra đời của cuộc đại công nghiệp cơ khí đầu thế kỉ XIX đã làm cho quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa bị gián đoạn bởi những cuộc khủng hoảng mang tính chu kì. Hình thức đầu tiên và phổ biến trong nền 2 sản xuất tư bản chủ nghĩa chính là khủng hoảng sản xuất “thừa” với các biểu hiện chủ yếu sau: • Khủng hoảng sản xuất thừa của tư bản công nghiệp do sự tắc nghẽn trong quá trình lưu thông hàng hóa của tư bản thương nghiệp. • Khủng hoảng tài chính tiền tệ do sự dư thừa của các loại giấy tờ có giá (tư bản giả). Sự dư thừa của tư bản tiền tệ trong hệ thống các ngân hàng dẫn đến những cuộc khủng hoảng tiền tệ giữa các quốc gia do sự di chuyển của các dòng vốn lưu động, gây nên sự thiếu tiền ở thị trường này nhưng thừa tiền ở thị trường khác. • Khủng hoảng nợ công do sự dư thừa của trái phiếu chính phủ, thứ để biến những khoản tiền tiết kiệm cuối cùng của người dân trở thành tư bản. Một định nghĩa khác với cách hiểu ngày nay là trong học thuyết Kinh tế chính trị Marx-Lenin. Theo Marx, khủng hoảng kinh tế đề cập đến quá trình tái sản xuất đang bị suy sụp tạm thời. Thời gian khủng hoảng làm những xung đột giữa các giai cấp trong xã hội thêm căng thẳng đồng thời nó tái khởi động một quá trình tích tụ tư bản mới. Nhiều học giả cho rằng tự bản thân Karl Marx không đưa ra kết luận cuối cùng về bản chất của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản. Thực vậy, những nghiên cứu của ông gợi ý nhiều lý luận khác nhau mà tất cả chúng đều gây tranh cãi. Một đặc điểm chủ yếu của những lý luận này là khủng hoảng không phải ngẫu nhiên và không tự nhiên mà nó bắt nguồn từ bản chất của chủ nghĩa tư bản với vai trò là một hình thái xã hội. Marx viết :“cản trở của nền sản xuất tư bản chính là tư bản”. Những lý luận này bao gồm: • Xu hướng suy giảm tỷ suất lợi nhuận: Tích tụ tư bản gắn liền xu hướng chung của mức độ tập trung tư bản. Điều này tự nó làm giảm tỷ 3 suất lợi nhuận rồi kìm hãm chủ nghĩa tư bản và có thể đưa đến khủng hoảng. • Tiêu thụ dưới mức: Nếu giai cấp tư sản thắng thế trong cuộc đấu tranh giai cấp với mục đích cắt giảm tiền lương và bóc lột thêm lao động, nhờ đó tăng tỷ suất giá trị thặng dư, khi đó nền kinh tế tư bản đối mặt với vấn đề thường xuyên là nhu cầu tiêu dùng không tương xứng với quy mô sản xuất và tổng cầu không tương xứng với tổng cung. • Sức ép lợi nhuận từ lao động: Tích tụ tư bản có thể đẩy nhu cầu thuê mướn tăng lên và làm tăng tiền lương. Nếu tiền lương tăng cao sẽ ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận và khi đạt đến một mức độ nhất định sẽ gây ra suy thoái kinh tế. Theo đó, khi khủng hoảng nổ ra, hang hóa không tiêu thụ được, sản xuất bị thu hẹp, nhiều doanh nghiệp bị vỡ nợ, phá sản, công nhân thất nghiệp, thị trường rối loạn. Hàng hóa bị thừa so với sức mua có hạn của quần chúng lao động phải phá hủy trong khi hàng triệu người lao động lại lại lâm vào tình trạng đói khổ vì họ không có khả năng thanh toán. Cuộc khủng hoảng kinh tế đầu tiên trong chủ nghĩa tư bản diễn ra ở Anh năm 1825 và cuộc khủng hoảng đầu tiên diễn ra trên quy mô toàn thế giới nổ ra năm 1847. Các cuộc khủng hoảng diễn ra mang tính chu kì đã gây nhiều thiệt hại cho giai cấp tư bản và đẩy người dân lao đông vào bần cùng hóa. Marx đã nói: “ Khủng hoảng kinh tế là người bạn đồng hành của chủ nghĩa tư bản.” 2. Những nguyên nhân gây ra khủng hoảng kinh tế dưới cách nhìn của Marx. Theo Marx, nguyên nhân của khủng hoảng tư bản chủ nghĩa bắt nguồn từ chính mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản. 4 Thứ nhất, đó là những mâu thuẫn nội tại của chính chủ nghĩa tư bản: • Mâu thuẫn giữa nền sản suất đại kế hoạch của tư bản công nghiệp và giới hạn thị trường với sự gia nhập tự do của tư bản thương nghiệp làm giảm dần tỉ suất lợi nhuận bình quân. • Mâu thuẫn giữa tính chuyên môn hóa trong lao động của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa với cơ cấu lao động bất hợp lí. • Mâu thuẫn từ việc nguồn gốc giá trị thặng dư được tạo ra từ khu vực sản xuất nhưng bị tước đoạt quá nhiều do sự phát triển ngày càng phình to của khu vực phi sản xuất (chứng khoán, bất động sản). • Mâu thuẫn do mất cân đối giữa tiết kiệm, đầu tư và tiêu dung. Đầu tư và tiêu dùng thường lớn hơn nhiều so với tiết kiệm khi tiền tệ được luân chuyển qua hệ thống các ngân hàng đồng thời tạo nên gánh nặng lạm phát rất cao vào các thời điểm nền kinh tế đang hưng thịnh, mở đầu cho một sự gia tăng lãi suất đột biến, dấn đến sự bùng nổ của khủng hoảng. Thứ hai, đó là mâu thuẫn giữa trình độ xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội: • Mâu thuẫn giữa tính tổ chức, tính kế hoạch trong từng xí nghiệp rất chặt chẽ và khoa học với khuynh hướng tự phát vô chính phủ trong xã hội. • Mâu thuẫn giữa khuynh hướng tích lũy, mở rộng vô giới hạn của tư bản với sức mua ngày càng eo hẹp của quần chúng do bị bần cùng hóa. • Mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư bản và giai cấp vô sản lao và những người lao động làm thuê. Marx đã mổ xẻ những nguyên nhân cốt lõi gây nên khủng hoảng kinh tế và điều đó không chỉ chính xác với các cuộc khủng hoảng nửa cuối thế kỉ 5 XIX, nửa đầu thế kỉ XX mà còn có phần đúng đắn đối với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay. 3. Tính chu kì của khủng hoảng kinh tế. Khủng hoảng kinh tế xuất hiện làm cho quá trình sản xuất tư bản của chủ nghĩa tư bản mang tính chu kì. Chu kì kinh tế của chủ nghĩa tư bản là khoảng thời gian nền kinh tế tư bản vận động từ đầu cuộc khủng hoảng này đến đầu cuộc khủng hoảng sau. Một chu kì kinh tế kéo dài khoảng từ 8 đến 12 năm. Karl Marx chính là người đầu tiên phát hiện ra tính chu kì của khủng hoảng kinh tế gồm có bốn giai đoạn theo thứ tự : Khủng hoảng, tiêu điều, phục hồi và hưng thịnh. Marx đã khẳng định rằng khủng hoảng kinh tế là điều không thể tránh khỏi trong thế giới tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, cần có sự can thiệp tích cực của nhà nước tư sản vào quá trình kinh tế. Sự can thiệp này dù không triệt tiêu được khủng hoảng và tính chu kì của nó trong nền kinh tế nhưng cũng có thể hạn chế được những tác động xấu của khủng hoảng. II. Những biện pháp của Marx để chống khủng hoảng kinh tế. Theo Marx, để chống khủng hoảng kinh tế và tác động xấu của tính chu kì trong khủng hoảng, ta cần phải kéo dài thời gian phục hồi, hưng thịnh và rút ngắn thời gian khủng hoảng, tiêu điều trong một chu kì kinh tế. Trong luận thuyết đó, Marx đã đề ra những biện pháp chống khủng hoảng kinh tế chủ yếu sau: • Hạn chế và cố gắng triệt tiêu những mâu thuẫn sẵn có và mâu thuẫn mới phát sinh trong hệ thống tư bản chủ nghĩa. Việc giải quyết thỏa 6 đáng được các mâu thuẫn có thể giúp ngăn chặn khủng hoảng kinh tế và giảm trừ được thiệt hại to lớn một khi khủng hoảng kinh tế xảy ra. • Khi xảy ra khủng hoảng, các nhà tư bản phải giảm chi phí sản xuất bằng cách hạ thấp tiền công, tăng cường độ và thời gian lao động của công nhân đồng thời đổi mới tư bản cố định (máy móc, thiết bị, ). Từ đó làm tăng nhu cầu về tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, tạo điều kiện cho sự phục hồi chung của nền kinh tế. • Nhà nước cần có tác động trong việc xây dựng một hệ thống ngân hàng thống nhất, đảm bảo mức cung ứng tiền tệ ổn định trong nền kinh tế, đảm bảo mức lãi suất chênh lệch trong các ngành có tỉ suất lợi nhuận khác nhau. • Giảm thuế và hạ lãi suất cho vay để kích cầu nền kinh tế từ đó giảm được khó khăn về tài chính cho các doanh nghiệp và người lao động. • Các nhà tư bản cần phải kết hợp quá trình đào tạo qua sự phát triển của lực lượng sản xuất với khoa học kĩ thuật để đảm bảo cho cơ cấu lao động ở mức hợp lí, phù hợp với điều kiện sản xuất của từng quốc gia nhưng không bị chi phối bởi giới hạn thị trường. • Cân bằng hợp lí giữa cung và cầu trên thị trường. Qua đó, thúc đẩy nền kinh tế phát triển ổn định và tránh khỏi những biến động lớn. • Các tập đoàn, công ti lớn phải được đặt dưới sự bảo trợ của nhà nước, hay nói cách khác là quốc hữu hóa một phần nền kinh tế tư nhân tư bản chủ nghĩa. Từ đó nâng cao sự hiệu quả trong tổ chức quản lý và hạn chế được nhiều rủi ro trong hoạt động. Các biện pháp chống khủng hoảng và suy giảm kinh tế của Marx là rất thiết thực và mang tính vận dụng cao. Chúng có thể phát huy hiệu quả cao nếu được áp dụng hợp lí trong từng điều kiện cụ thể. Những tư tưởng của Marx mang cả tính thời đại lẫn tính tiên tri, điều đó tạo nên giá trị của học thuyết của Marx. 7 III. Vận dụng các biện pháp chống khủng hoảng của Marx vào nền kinh tế hiện nay. 1. Tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam hiện nay. a. Tình hình chung nền kinh tế thế giới. Từ năm 2000 đến nay, nền kinh tế đã trải qua nhiều thăng trầm và biến động mạnh. Kinh tế toàn thế giới chịu nhiều tác động trực tiếp từ sự tấn công của các cuộc suy thoái kinh tế, từ những biến động chính trị, từ các cuộc khủng bố khốc liệt ở các nước phương tây, từ những cuộc chiến tranh tiêu tốn hàng tỉ USD của Mĩ và các nước tư bản cùng hàng loạt thiên tai khủng khiếp xảy ra trên toàn cầu. Những vấn đề bất ổn của kinh tế thế giới đang ngày càng gia tăng, đặc biệt là tài chính, an ninh, lương thực. Tuy nhiên sự điều chỉnh chính sách kinh tế của các nước ngày càng tích cực và mạnh mẽ hơn. Xét lại về thực trạng của kinh tế thế giới giai đoạn 2000-2010. Một cách khái quát, kinh tế thế giới đã trải qua 3 thời kì rõ rệt: Giai đoạn 1 (2000-2002): Kinh tế thế giới suy thoái nhẹ. Giai đoạn 2 (2003-2007): 5 năm ổn định và tăng trưởng cao của kinh tế thế giới. Giai đoạn 3 (2008-2010): giai đoạn khủng hoảng và suy thoái của kinh tế thế giới. Xu hướng phát triển của kinh tế thế giới trong thập niên đầu thế kỉ XXI cho thấy, nền kinh tế thế giới đang vận động với tốc độ biến chuyển ngày càng nhanh, các chu kỳ kinh tế đang được rút ngắn lại với khoảng cách giữa tăng trưởng và suy thoái trở nên rất mong manh. Các quy luật kinh tế chịu sự tác động đan xen của nhiều yếu tố, nhiều chủ thể trở nên phức tạp và khó dự đoán hơn bao giờ hết. Quá trình truyền dẫn giữa các nền kinh tế ngày càng được rút ngắn. Giai đoạn phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008 – 2009 kéo dài hơn dự đoán. Nhiều yếu tố rủi ro còn tiềm ẩn khiến nền kinh tế 8 thế giới mặc dù tăng trưởng cao hơn mức kỳ vọng trong năm 2010 nhưng dự báo tốc độ tăng trưởng sẽ chỉ phục hồi trở lại vào năm 2012. b. Tình hình kinh tế Việt Nam cùng sự tác động của kinh tế thế giới. Việt Nam là một quốc gia châu Á đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, thu nhập bình quân đầu người tăng đáng kể, là nơi thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài FDI, kinh tế Việt Nam đang chuyển dịch mạnh mẽ, các ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao. Trong khi các nước phát triển có xu hướng phát triển kinh tế chậm lại thì Việt Nam cùng các nước mới nổi khác đang thể hiện vai trò là động lực tăng trưởng của nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, cùng với khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam cũng chịu tác động và suy thoái trong các năm 2008-2009. Thương nghiệp của Việt Nam gặp nhiều rào cản do chính sách bảo hộ hàng hóa của các nước. Các dòng vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam suy giảm nhiều, nhất và vốn đầu tư FDI. Thị trường bị thu hẹp cùng nhiều bất cập trong cơ cấu nội tại đã khiến cho các doanh nghiệp, ngành nghề trong nước gặp nhiều khó khăn. Lạm phát ở mức khá cao và thâm hụt ngân sách đang là những vấn đề bất cập nhất . Chính phủ cần có những biện pháp cấp bách để giải quyết khủng hoảng trước khí nền kinh tế Việt Nam rơi vào vòng xoáy mới. 2. Vận dụng biện pháp của Marx trong nền kinh tế thị trường nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt nguồn từ ngành tài chính tín dụng đã gây nhiều thiệt hại to lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, trước xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, không chỉ có các nước tư bản phương Tây mới chịu ảnh hảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, nhiều nước như Việt Nam cũng phải chịu tác động lớn từ cuộc khủng hoảng đối với nền kinh tế quốc dân. 9 a. Nền kinh tế thị trường. Trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới lan rộng với quy mô lớn, nhiều nước phương Tây đã sử dụng nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn, nhất là những biện pháp chống khủng hoảng kinh tế của Marx đang được vận dụng một cách có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Chính phủ Mĩ đã phải ra tay nới lỏng chính sách tiền tệ hết cỡ với việc hạ lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng xuống còn 0-0,25%, tiếp đó là việc triển khai nhiều gói kích thích tài khóa khổng lồ và ban hành nhiều đạo luật khác nhau nhằm ổn định nền kinh tế. Chính phủ các nước thành viên khu vực đồng tiền chung châu EURO cũng đã họp lại và thống nhất bác bỏ cắt giảm thuế VAT của Ủy ban châu ÂU và ủng hộ gói kích thích kinh tế trị giá 200 tỉ Euro để giúp các nước Eurozone thoát khỏi suy thoái kinh tế. Các nước châu Á-Thái Bình Dương cũng đã đưa ra các gói kích thích kinh tế nhằm khuyến khích cho vay,xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ các hộ dân và tạo thêm nhiều việc làm. Các biện pháp của các quốc gia trong việc chống khủng hoảng kinh tế đã phát huy được tác dụng, trong đó có nhiều biện pháp được dưa trên tư tưởng của học thuyết Marx. Tuy nhiên cần phải thực hiện một cách nhanh nhạy và mạnh mẽ hơn nữa thì mới có thể đẩy lùi hiệu quả cuộc khủng hoảng kinh tế. b. Nền kinh tế Việt Nam. Trước diễn biến bất ổn của nền kinh tế, Chính phủ đã xác định nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách là “phải tập trung mọi nỗ lực để ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất – kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, kích cầu 10 [...]... Việt Nam Các biện pháp trên đã cho thấy tác dụng rõ rệt và khả năng vận dụng tư tưởng của Marx vào chống khủng hoảng và suy giảm kinh tế Mặc dù còn nhiều thách thức nhưng nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua được giai đoạn khủng hoảng và bắt đầu phục hồi Qua đó, việc tổng kết về mặt lý luận và thực tiễn từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua là một việc làm có ý nghĩa hết sức thiết thực để rút... kích thích kinh tế qua đó tạo ra những lực đẩy giúp ngăn chặn suy giảm kinh tế, giải quyết khó khăn cho khu vực doanh nghiệp( đổi mới công nghệ và hạ lãi suất cho vay) và đảm bảo đời sống cho người dân (đảm bảo an sinh xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập ) Chính phủ cũng cần có sự nhất quán trong chính sách kích cầu, giảm tỉ lệ lạm phát cùng thâm hụt ngân sách nhằm giữ vững lòng tin của nhân dân... khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua là một việc làm có ý nghĩa hết sức thiết thực để rút ra những bài học bổ ích cho Việt Nam HẾT Tài liệu tham khảo -Vi.wikipedia.org -Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Marx- Lenin (Nxb.Bộ GD và ĐT) 11 -Các tài liệu, bài báo trên Internet 12 . xét về cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, ta càng thấy Karl Marx vĩ đại.” I. Quan điểm của Marx về khủng hoảng kinh tế. 1. Những lý luận của Marx về khủng hoảng kinh tế và bản chất của. hóa. Marx đã nói: “ Khủng hoảng kinh tế là người bạn đồng hành của chủ nghĩa tư bản.” 2. Những nguyên nhân gây ra khủng hoảng kinh tế dưới cách nhìn của Marx. Theo Marx, nguyên nhân của khủng hoảng. tác động xấu của khủng hoảng. II. Những biện pháp của Marx để chống khủng hoảng kinh tế. Theo Marx, để chống khủng hoảng kinh tế và tác động xấu của tính chu kì trong khủng hoảng, ta cần phải