1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lý thuyết của mác về khủng hoảng kinh tế với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua và việc chống suy giảm kinh tế

22 891 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 97 KB

Nội dung

Lý thuyết của Mác về khủng hoảng kinh tế với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua và việc chống suy giảm kinh tế ở nước tahiện nay : 1.Quan điểm của Mác về khủng hoảng kinh tế Khủ

Trang 1

Lý thuyết của Mác về khủng hoảng kinh tế với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua và việc chống suy giảm kinh tế ở nước ta

hiện nay

:

1.Quan điểm của Mác về khủng hoảng kinh tế

Khủng hoảng kinh tế là khái niệm dùng để chỉ những hiện tượngkinh tế mất ổn định kéo dài mà không điều chỉnh được của quá trình táisản xuất trong nền kinh tế gây ra những trấn động và hậu quả kinh tế xãhội trong quy mô rộng hoặc hẹp Khủng hoảng kinh tế diễn ra trong mọilĩnh vực của nền sản xuất xã hội trong tất cả các khâu của quá trình táisản xuất

Khủng hoảng kinh tế có tính chu kỳ và gồm có bốn giai đoạn:

Trang 2

Khủng hoảng:đây là giai đoạn đầu của chu kỳ kinh tế Xuất hiện

trước hết là khủng hoảng tiêu thụ, dự trự hàng hóa trong kho của các xínghiệp tăng lên, giá cả hàng hóa giảm xuống do cung lớn hơn cầu có khảnăng thanh toán cuộc cạnh tranh để tiêu thụ hàng hóa trở nên gay gắt,các nhà tư bản buộc phải thu hẹp thạm chí đình chỉ sản xuất

Tiêu điều: là giai đoạn tiếp sau khủng hoảng Đặc điểm của giai

đoạn này là sản xuất không tiếp tục giảm sút nữa nhưng cũng không tănglên, nền sản xuất ở trạng thái trì trệ Để thoát khỏi tình trạng này, cácnhà tư bản tìm cách tăng cường bóc lột lao động bằng cách hạ thấp tiềnlương Tăng cường độ lao động và thời gian lao động, để giảm chi phísản xuất và đổi mới tư bản cố định, cải tiến kỹ thuật

Trang 3

Phục hồi: là giai đoạn kế tiếp với giai đoạn tiêu điều Từ tiêu điều

chuyển sang phục hồi và bắt đầu mở rộng sản xuất nhờ đổi mới tư bản

cố định Sản xuất được mở rộng đạt mức trước khủng hoảng Số ngườilàm việc tăng lên, giá cả hàng hóa cũng tăng lên, nền kinh tế bước sanggiai đoạn mới, giai đoạn hưng thịnh

Hưng thịnh: là giai đoạn phát triển cao nhất của chu kỳ kinh tế Ở

giai đoạn này cung cầu về hàng hóa tăng lên, sản xuất mở rộng và pháttriển vượt mức cao nhất của chu kỳ trước Thế là lại tạo điều kiện chuẩn

bị cho một cuộc khủng hoảng mới, bắt đầu và chín muồi

Quan điểm của C Mác và V.I.Lênin về khủng hoảng kinh tế nhưsau: Khủng hoảng là đặc trưng của riêng chế độ tư bản chủ nghĩa domâu thuẫn giữa tính chất xã hội của sản xuất (được chính chủ nghĩa tưbản xã hội hóa) và phương thức chiếm hữu tư nhân, cá nhân về tư liệusản xuất Đó là sự rối loạn trong sản xuất, lưu thông hay phân phối

Những biểu hiện

Một là: trắc trở trong việc mua và bán Không bán được hàng hóa

hoặc phải bán rẻ, không đủ tiền thanh toán nợ đến hạn Giá nguyênliệu lên không đủ tiền mua, nếu không vay được thì phải giảm quy

mô sản xuất, sa thải công nhân, không tận dụng được công suất củamáy móc, thiết bị

Việc mua và bán tách rời nhau về không gian và thời gian, nhưng lạiđòi hỏi phải ăn khớp với nhau Sự gắn liền và chằng chịt với nhau

Trang 4

như thế của các quá trình tái sản xuất hay lưu thông của những tư bảnkhác nhau, một mặt là hậu quả tất yếu của sự phân công lao động, vàmặt khác, là một sự ngẫu nhiên, và chỉ một điều đó cũng đã mở rộngtính quy định của nội dung cuộc khủng hoảng.

Hai là: mất cân đối trong sản xuất C Mác đã phát hiện những

quan hệ tỷ lệ cân đối giữa các bộ phận tổng sản phẩm hàng năm giànhcho tái sản xuất ra tư bản và cho tiêu dùng cá nhân Nếu một nướckhông tự đảm bảo được những tỷ lệ cân đối đó thì sẽ lâm vào khủnghoảng Ngoại thương có thể tạm thời góp phần giải quyết những mấtcân đối đó, nhưng ngoại thương chỉ đẩy mâu thuẫn ra một trườngrộng rãi hơn, chứ không giải quyết được mâu thuẫn, khiến cho khủnghoảng mang tính chất toàn thế giới

Những điều kiện tạo ra sự trao đổi bình thường và quá trình bìnhthường của tái sản xuất lại biến thành những điều kiện cho một quátrình không bình thường, thành bấy nhiêu khả năng khủng hoảng, bởi

vì do tính chất tự phát của nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa,bản thân sự cân bằng chỉ là một sự ngẫu nhiên

Ba là: rối loạn hệ thống tín dụng Trong một chế độ sản xuất mà tất

cả những mối liên hệ của quá trình tái sản xuất đều dựa trên tín dụng,nếu đột nhiên tín dụng bị đình chỉ và chỉ những việc thanh toán bằngtiền mặt mới có hiệu lực thôi, thì thế nào cũng xảy ra khủng hoảng vàtình trạng xô đẩy nhau chạy theo các phương tiện thanh toán

Trang 5

Trong hệ thống tín dụng, các doanh nghiệp nợ lẫn nhau, nên khả năngthanh toán của người này lại do khả năng thanh toán của người kiaquyết định Chừng nào quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục, do đóviệc tư bản quay trở về vẫn được bảo đảm, thì chừng đó tín dụng vẫnđược duy trì bình thường Nhưng nếu xảy ra một sự đình trệ do việc

tư bản quay trở về bị chậm lại, do thị trường ứ trệ, do giá cả sụtxuống, hàng hóa không bán được hoặc phải bán rẻ không đủ khả năngtrả nợ, lòng tin vào tín dụng bị tan vỡ, không cần mua bán chịu v.v sẽdẫn đến tình trạng khan hiếm tín dụng Việc không có khả năng thanhtoán không chỉ xuất hiện ở một điểm mà ở nhiều điểm, do đó đẻ rakhủng hoảng

Bốn là: vi phạm quy luật về lưu thông tiền tệ Phát hành giấy bạc

vượt số lượng tiền tệ cần thiết trong lưu thông sẽ gây lạm phát.Nhưng phát hành giấy bạc không đủ cũng gây khủng hoảng C Mác

đã dẫn ra sự kiện đạo luật Ngân hàng Anh năm 1844 đã hạn chế sốlượng giấy bạc ngân hàng được phát hành dẫn đến khủng hoảng vàonăm 1847 và 1857, nhưng khi Chính phủ Anh xóa bỏ sự hạn chế đóvào tháng Mười năm 1847 và tháng Mười Một năm 1857, thì cả hailần đều đẩy lùi được khủng hoảng, từ đó phải đình chỉ thi hành đạoluật đó

Năm là: mất cân đối giữa sản xuất và nhu cầu có khả năng thanh toán Do hệ thống tín dụng và ngoại thương mở rộng, do đầu cơ đã

tạo ra những nhu cầu giả tạo vượt quá nhu cầu có khả năng thanh toán

Trang 6

thực sự, khiến cho quy mô sản xuất mở rộng quá mức, dẫn tới sảnxuất thừa thêm trầm trọng Hơn nữa, lượng cầu từ phía công nhânkhông đủ, bởi vì lợi nhuận tồn tại được chính vì lượng cầu mà côngnhân có thể đưa ra lại ít hơn giá trị sản phẩm của họ, và lợi nhuận sẽcàng lớn nếu lượng cầu đó càng ít đi một cách tương đối Sự tiêudùng của quần chúng nhân dân không tăng lên một cách tương ứngvới sự tăng lên của năng suất lao động.

Nguyên nhân cuối cùng của mọi cuộc khủng hoảng thật sự bao giờcũng vẫn là sự nghèo khổ của quần chúng và tính hạn chế của sự tiêudùng của họ

Sáu là: xây dựng nhà ở không theo đơn đặt hàng mà chạy theo thị trường và mang tính chất đầu cơ Nhà thầu khoán vay ngân hàng

bằng cầm cố bất động sản Ngân hàng chỉ giải ngân dần dần theo tiến

độ xây dựng Nếu có trục trặc nhà thầu khoán không trả được nợ đúng

kỳ hạn sẽ bị đình chỉ cho vay Nếu phải bán nhà theo giá rẻ để thanhtoán thì sẽ lỗ, thậm chí phá sản

Bảy là: những chứng khoán không đại biểu cho tư bản thực tế, không có bảo đảm ngày càng được phát hành nhiều hơn C Mác

đã dẫn ra những tư liệu về những khoản tín dụng giả được tạo ra bằngphương pháp có tính chất kỹ thuật Thí dụ Ngân hàng địa phương saukhi chiết khấu kỳ phiếu lại đưa cho Billbroker (người môi giới chứngkhoán) đem đi chiết khấu lại ở thị trường Luân Đôn Việc này chỉhoàn toàn dựa vào khả năng tín dụng của ngân hàng, không kể gì đến

Trang 7

phẩm chất khác của kỳ phiếu; lại cộng thêm những trường hợp đầu cơchứng khoán nữa.

Các loại của cải giả tưởng trên, không những là một bộ phận rất lớntài sản của các tư nhân mà cũng là một bộ phận lớn của tư bản ngânhàng Nếu đột nhiên hệ thống tín dụng bị trục trặc thì những chứng từ

ảo ấy sẽ lộ rõ bộ mặt thật và vỡ như bong bóng, tất yếu xảy ra khủnghoảng

Những biểu hiện trên dù mới chỉ được nêu rất sơ lược, nếu đem sosánh với các cuộc khủng hoảng đã xảy ra, sẽ thấy tuy có những chitiết cụ thể khác nhau, nhưng về nguyên lý thì vẫn đúng Cái gọi làkhủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay, nổ ra đầu tiên ở Hoa Kỳ,bởi bong bóng nhà ở do tín dụng dưới chuẩn được cấp quá dễ dãi vànghiệp vụ “chứng khoán hóa”, có thể tương ứng với điểm ba, điểmsáu và điểm bảy ở trên

2.Lý thuyết của Mác về khủng hoảng kinh tế với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua

- Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế

Có thế miêu tả quá trình dẫn tới khủng hoảng một cách đơn giản nhưsau: NSX( nhà sản xuất) dùng giấy ghi nợ của NTD ( người tiêudùng) làm thế chấp để vay tiền của ngân hàng ( NH ) NH chuyểncác thế chấp này thành các cổ phiếu để bán trên thị trường chứngkhoán Vì được dùng trước trả sau nên NTD tăng tiêu dùng, dẫn đến

Trang 8

tăng cầu Do tăng cầu nên nhà sản xuất tăng giá bán sản phẩm ( dùthu về chỉ là giấy ghi nợ) do đó cổ phiếu cũng tăng giá trên thị trườngchứng khoán.Tạo nên một bong bóng giả tạo là ai cũng giàu lên Dâychuyền này chỉ bị phá vỡ khi ngân hàng đòi nhà sản xuất thanh toánthực thụ và vì NTD đã tiêu quá khả năng thanh toán thực thụ nên cácgiấy ghi nợ mà NSX dùng làm thế chấp không đưa lại đúng giá trị củanó.Nhà sản xuất tuyên bố vỡ nợ Giá của các cổ phiếu giảm mạnh vàmất giá trị Các NH đứng trước nguy cơ phá sản vì nợ xấu.Lúc nàychính phủ đã quyết định dùng ngân sách để cứu một số ngân hàng lớntránh việc sụp đổ toàn bộ hệ thống.

+, Nguyên nhân trực tiếp là các hoạt động tài chính(cho vay tiêu dùngđặc biệt là thị trường bất động sản) đã không được giám sát chặtchẽ.Thêm vào đó là sự tách biệt giữa tiêu dùng và khả năng chi trảthực tế đã mở rộng quy mô của sự vỡ nợ, và từ đó sự khủng hoảng tàichính đã trở nên rất lớn vì bị che dấu trong thời gian dài từ 10 – 15năm nay Do không công ty nào đánh giá được mức độ rủi ro thực sựcủa các cổ phiếu này và họ cũng không có động cơ đánh giá đúngmức độ rủi ro, vì cơ chế hoạt động cũng như các kênh tài chính là rấtphức tạp, vừa khó vừa tốn kém trong việc đánh giá

+, Tuy nhiên nguyên nhân sau xa hơn chính là niềm tin vào”thịtrường sẽ tự điều chỉnh về cân bằng tối ưu” Chính vì niềm tin vàobàn tay vô hình này mà chính phủ đã mất cẩn trọng tài chính nới nỏng

Trang 9

sự điều tiết, cho phép các ngân hàng tham gia sâu vào lĩnh vực đầu tưrủi ro mà không bị kiểm soát chặt chẽ.

+, Các nhà Mac xit nhìn nhận, vấn đề của mọi vấn đề chính là câu hỏi

về hệ thống các quan hệ kinh tế chính trị tư bản chủ nghĩa Một hệthống vẫn dựa trên lòng tham vị kỷ và các mục tiêu lợi nhuận sẽ tấtyếu dẫn tới đầu cơ hơn là đầu tư và các “ bong bóng tài chính” chỉ là

hệ quả của nó

- Chủ nghĩa Mác và sự phê phán hệ thống TBCN

Một trong những nguyên nhân nền tảng được những người theo chủnghĩa tân tự do nhắc đến là “ sự tham lam quá độ” tính ích kỷ của conngười.Với cách nhìn nhận này nguyên nhân được gắn cho các cá nhân

và các bản chất cố hữu của họ, còn bản thân cấu trúc thể chế là tốt.Các phân tích khác thì gán cho các tổng giám đốc các nhà điều hànhkhông đủ năng lực và sự công tâm Hiển nhiên, các lập luận này cóphần đúng tuy nhiên cần phải thấy rằng trong một thế giới phức tạpvới vô số các kênh tác động của các công cụ tài chính như hiện nayvấn đề không thể là tìm ra người toàn tài như vậy.Vấn đề chính là xâydựng một cỗ máy thể chế mà những con người như hiện tại có thểđiều hành được nó

Khi nhìn nhận như vậy, người ta tất yếu sẽ quay lại với cách nhìntổng thể hệ thống kinh tế chính trị của CNTB như Mác đã từng nhìnnhận Thậm chí sâu xa hơn cỗ máy thể chế này cũng phải thúc đẩy sự

Trang 10

phát triển của bản chất con người với các bản chất mới giá trị mới.Tức là những thể chế đó có chức năng khai mờ nhận thức Biến đổicon người trở lên vị tha và khôi phục đúng bản chất con người.

Quay lại với cuộc khủng hoảng có thế thấy nguyên nhân sâu xa đã bắtđầu từ cuộc khủng hoảng những năm 1970 Trong suốt thời gian này

số liệu cho thấy : thu nhập thực tế của người lao động đã không tăngmặc dù năng suất lao động đã tăng đáng kể( wolff 2008) Nói cáchkhác xét về mặt tổng thể, mặc dù số lượng hàng hóa tăng lên đáng kểnhưng khả năng thanh toán của người lao động đã không tăng lên Dovậy, việc cho vay tiêu dùng là tất yếu Việc cho vay như vậy rõ ràngchỉ có thể trì hoãn được khủng hoảng chứ không chữa được căn bệnhkinh niên là người lao động tiêu dùng phần không thuộc về mìnhtrong tổng sản phẩm Phần không thuộc về mình đó là tiêu điểm của

sự xem xét Mác xit như chúng ta đã biết, vì đáng ra nó ( sản phẩmthặng dư đó) phải thuộc về người lao động , nhưng cấu trúc sở hữu và

hệ thống chính trị pháp lý đã đảm bảo rằng nó thuộc về giới chủ tưbản Đây là nguyên nhân sâu xa nhất mà nếu không giải quyết đượcmức hệ thống sẽ không bao giờ giải quyết được căn bệnh của khủnghoảng chu kỳ

Ngoài ra khi nhìn vào hệ thống kinh tế TBCN hiện đại sự cạnh tranh

vì lợi nhuận đã dẫn đến các doanh nghiệp, vốn có tính chất công , nhưcác doanh nghiệp đánh giá mức độ rủi ro, cung cấp thông tin về khảnăng sinh lợi của các giấy tờ có giá(cổ phiếu ,trái phiếu…) lại không

Trang 11

có động cơ làm tốt việc đó Chính vì thiếu các thông tin và sự kiểmsoát này mà mâu thuẫn nền tảng giữa chủ và thợ về phân phối lợi íchròng , giá trị thặng dư đã được che dấu và tích tụ dưới sự phức tạp củacác công cụ tài chính , các bong bóng chứng khoán hay bất động sảncho đến khi chúng chạm trần giới hạn.

Như vây, quan hệ tư bản lao động cũng như các giá trị mà hệ thốngthị trường cạnh tranh là hai cấu trúc nền tảng cơ bản quy định tính tấtyếu của các cuộc khủng hoảng như vậy Các giải pháp kinh tế nếukhông động đến hai cấu trúc này sẽ chỉ cùng lắm là trì hoãn và tích tụcác cuộc khủng hoảng và các xung đột hệ thống này như chúng ta đãthấy

- Các ý nghĩa chính trị

Với tất cả sự hồi sinh của cách nhìn phê phán Mác xít, cần phải nóirằng việc hệ thống TBCN có các nhược điểm như vậy không chứng tỏviệc hơn hẳn của hệ thống kinh tế kế hoạch tập trung XHCN như đãtừng có Cũng như việc chỉ ra người khác xấu cũng chưa chứng tỏmình là người tốt, và đây là điều cần cảnh báo đầu tiên bởi vì chúng

ta đã thấy có những kết luận khoa học kiểu này, và thậm chí còn đượctán đồng bởi các nhóm lợi ích muốn giữ nguyên trạng những điều bấthợp lý Theo nhiều chỉ số kinh tế, hệ thống kinh tế như hiện tại củachúng ta cũng chưa có gì để khẳng định tính ưu việt

Trang 12

Ở đây vấn đề đặt ra với các nhà Mác xít phương tây cũng rất khác vớichúng ta Ví dụ như, một trong các lời kêu gọi khi chính phủ lấy tiềnthuế của dân để cứu các doanh nghiệp tư nhân, một yêu cầu có tínhchính trị được đặt ra là liệu chính phủ có thay đổi cả cấu trúc sở hữu

và quản lý của doanh nghiệp đó không? VD như việc quy định sựngang bằng của tiếng nói công nhaanngay trong ban quản trị.Hơn thếnữa khi cứu một loạt các doanh nghiệp cùng ngành chính phủ có nênlàm gì để thay đổi sự cạnh tranh có tính hủy diệt như đã thấy bằng sựcộng tác giữa các doanh nghiệp này vì lợi ích chung? Đây là điều màcác nhà cánh tả phương tây gọi là “ move beyond capitalism” – vượtqua chủ nghĩa tư bản

3 Về việc chống suy giảm kinh tế ở nước ta hiện nay

- Những giải pháp, điều chỉnh nhằm chống khủng hoảng kinh tế trong

nền kinh tế tư bản chủ nghĩa

 Tác động tới lực lượng sản xuất

Thúc đẩy cách mạng công ngệ thông tin (CNTT) và công nghệ caophát triển mạnh mẽ Cách mạng IT khởi nguồn từ các nước phương Tây

là bước nhảy vọt mang tính lịch sử to lớn của sự phát triển KH-KT, làkết quả của sự tích luỹ KH-KT lâu dài của các nước TBCN

Phát triển nền kinh tế tri thức với hàm lượng chất cao.Trong kinh tếtri thức, vai trò của tri thức và kĩ thuật đã cao hơn các yếu tố như nguồntài nguyên tự nhiên,…và trở thành yếu tố quan trọng nhất Sáng tạo kĩ

Trang 13

thuật và sáng tạo cơ chế đóng vai trò then chốt trong sự phát triển củakinh tế tri thức

 Tác động tới quan hệ quản lý

Quan hệ sở hữu có những thay đổi biểu hiện nổi bật là sự phân tánquyền nắm cổ phiếu tăng lên Các nhà tư bản tìm cách chia nhỏ cổ phần,phân tán quyền nắm cổ phiếu cho nhiều cá nhân, nhưng nhà tư bản vẫnnắm trong tay lượng cổ phiếu lớn nhất, để có khả năng chi phối doanhnghiệp

Kết cấu giai cấp cũng có những biến đổi lớn Các giai cấp, tầng lớp,đoàn thể xã hội và tập đoàn cùng tồn tại và tác động lẫn nhau Nổi bật là

sự xuất hiện của tầng lớp trung lưu hay còn gọi là giai cấp trung sản,chiếm 40-50% Trên thực tế, phần lớn trong số này có cổ phiếu hoặc mộtphần vốn rất nhiều trong số họ là phần tử tri thức hoặc nhân viên chuyênngành có địa vị nghề nghiệp khá tốt, đã không còn là giai cấp vô sảntheo quan niệm truyền thống nữa

Thu nhập bảng tiền lương của người lao động cũng có được mức tăngtrưởng khá lớn( thực chất chỉ tăng trên tiền công danh nghĩa, tiền côngthực tế vẫn bị coi là giảm so với sự tăng giá hàng hóa nhằm thu lợi củacác nhà tư bản)

 Thể chế kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp

Doanh nghiệp cải cách cơ chế quản lý, thiết lập cơ cấu tổ chức hàngngang và mạng lưới, xoá bỏ hệ thống kiểu kim tháp truyền thống như tập

Ngày đăng: 18/05/2016, 18:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w