1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945

265 805 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 265
Dung lượng 10,61 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN  NGUYỄN THỊ THẢO VĂN HỌC VÀ PHẬT HỌC TRÊN BÁO CHÍ PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1945 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN  NGUYỄN THỊ THẢO VĂN HỌC VÀ PHẬT HỌC TRÊN BÁO CHÍ PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1945 CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM Mà SỐ : 62.22.34.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS. LÊ GIANG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2014 Phản biện độc lập: 1. GS.TS. Huỳnh Như Phương 2. PGS.TS. Hà Văn Đức Phản biện: 1. PGS.TS. Đoàn Thị Thu Vân 2. PGS.TS. Nguyễn Công Lý 3. PGS.TS. Trần Hồng Liên LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 3 năm 2014 Tác giả luận án Nguyễn Thị Thảo KÝ HIỆU VÀ NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT 1. TK. : Thế kỷ 2. VH&KHNV : Văn học và Khoa học Nhân văn 3. HT. : Hòa thượng 4. Nxb : Nhà xuất bản 5. TP. : Thành phố 6. tr. : Trang 7. Ví dụ [115, tr.339] : Tài liệu số 115 ở mục tài liệu tham khảo, trang 339 MỤC LỤC DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Mục đích nghiên cứu 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8 5. Phương pháp nghiên cứu 8 6. Đóng góp mới của luận án 9 7. Cấu trúc luận án 10 Chương 1: PHONG TRÀO CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO VÀ BÁO CHÍ PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRƯỚC 1945 11 1.1. Phong trào Chấn hưng Phật giáo từ cuối thập niên 1920 đến trước 1945 11 1.1.1. Tình hình Phật giáo Việt Nam đầu thế kỷ XX 11 1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến phong trào Chấn hưng Phật giáo 13 1.1.3. Hoạt động của phong trào Chấn hưng Phật giáo 18 1.1.3.1. Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Nam Kỳ 18 1.1.3.2. Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Trung Kỳ 23 1.1.3.3. Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ 26 1.1.4. Những thành tựu chung của phong trào Chấn hưng Phật giáo 28 1.1.5. Những nhân vật tiêu biểu trong phong trào Chấn hưng Phật giáo 33 1.2. Tình hình báo chí Phật giáo Việt Nam trước 1945 40 1.2.1. Báo chí Phật giáo ở Nam Kỳ 41 1.2.2. Báo chí Phật giáo ở Trung Kỳ 47 1.2.3. Báo chí Phật giáo ở Bắc Kỳ 50 Tiểu kết 54 Chương 2: PHẬT HỌC TRÊN BÁO CHÍ PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRƯỚC 1945 56 2.1. Thế giới quan Phật giáo trên báo chí Phật giáo trước 1945 56 2.1.1. Vấn đề Thượng đế sáng tạo muôn vật 58 2.1.2. Vấn đề linh hồn bất tử 66 2.1.3. Vấn đề cảnh giới cực lạc và địa ngục 74 2.1.4. Vấn đề tồn tại của ngoại giới 82 2.2. Tư tưởng đạo đức Phật giáo trên báo chí Phật giáo trước 1945 91 2.2.1. Khuyến thiện và Nhân quả - nghiệp báo 92 2.2.2. Từ bi 97 2.2.3. Hiếu đạo 101 2.2.4. Lợi tha 104 2.3. Phật giáo với vấn đề dân tộc và đại chúng 108 2.3.1. Phật giáo với dân tộc 108 2.3.2. Phật giáo với đại chúng 116 Tiểu kết 123 Chương 3: VĂN HỌC TRÊN BÁO CHÍ PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRƯỚC 1945 125 3.1. Tổng quan về văn học trên báo chí Phật giáo trước 1945 125 3.2. Dịch kinh Phật - một loại hình dịch văn học đặc biệt 130 3.3. Giá trị nội dung của thơ văn trên báo chí Phật giáo trước 1945 148 3.3.1. Giáo dục tư tưởng đạo đức Phật giáo 148 3.3.2. Thể hiện tinh thần dân tộc 159 3.3.3. Thể hiện tinh thần nhân đạo 169 3.4. Giá trị nghệ thuật của thơ văn trên báo chí Phật giáo trước 1945 175 3.4.1. Giá trị nghệ thuật của thơ 175 3.4.1.1. Thể thơ 175 3.4.1.2. Ngôn ngữ thơ 177 3.4.2. Giá trị nghệ thuật của văn xuôi 184 3.4.2.1. Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật 184 3.4.2.2. Kết cấu tác phẩm 192 3.4.2.3. Ngôn ngữ kể chuyện và đối thoại 197 Tiểu kết 204 KẾT LUẬN 205 DANH MỤC BÁO CHÍ PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRƯỚC 1945 208 THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 209 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Đà CÔNG BỐ 219 PHỤ LỤC 1: Bìa báo chí Phật giáo trước 1945 220 PHỤ LỤC 2: Một số trang thơ văn trên báo chí Phật giáo trước 1945 235 PHỤ LỤC 3: Danh mục thơ trên báo chí Phật giáo trước 1945 245 PHỤ LỤC 4: Danh mục văn xuôi trên báo chí Phật giáo trước 1945 253 DẪN NHẬP 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Có thể nói, báo chí Việt Nam kể từ khi ra đời cho tới cuối thế kỷ XIX là phương tiện thông tin đại chúng quan trọng nhất trong xã hội Việt Nam. Đến hôm nay, tuy đã có hàng loạt các phương tiện thông tin đại chúng khác liên tục xuất hiện, nhưng báo chí vẫn không mất đi địa vị và giá trị quan trọng của nó trong đời sống xã hội Việt Nam. Theo sự phát triển của lịch sử dân tộc, bước sang những thập niên đầu của thời kỳ hiện đại, báo chí Việt Nam đã từng tác động đến dư luận xã hội trên cả hai lĩnh vực chính trị và văn học. Về chính trị, báo chí dĩ nhiên là sự kết nối, truyền thông về các mặt thời sự, xã hội, nhiều tờ báo có khuynh hướng yêu nước đã góp phần đáng kể vào công cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc. Về văn học, báo chí là nhân tố quan trọng giúp cho văn học Quốc ngữ ra đời, góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển nền văn học Việt Nam hiện đại. Thiếu Sơn trong bài diễn thuyết Báo giới và văn học quốc ngữ năm 1933 tại Hội Nam Kỳ Khuyến học Sài Gòn, đã nhận thấy mối quan hệ đặc biệt của văn học và báo chí ở Việt Nam: “Trong những nước văn minh, văn học ra đời trước báo chí, nhưng ở Việt Nam, chính báo chí đã tạo nên nền văn học hiện đại” [95, tr.115]. Trong tình hình đó, từ những năm đầu TK.XX, những tư tưởng muốn chấn hưng Phật giáo thỉnh thoảng được đăng trên các báo chí Quốc ngữ, nội dung chủ yếu là đặt vấn đề chỉnh đốn và phát triển Phật giáo Việt Nam. Từ đó, các Hội Nghiên cứu Phật học ra đời, cùng với nó là các tạp chí, tờ báo chuyên về Phật học như: Từ bi âm, Duy tâm Phật học, Viên âm, Đuốc tuệ, Tiếng chuông sớm v.v góp phần quan trọng tạo nên phong trào Chấn hưng Phật giáo đầu TK.XX. Tuy nhiên, có thể nói, báo chí Phật giáo lúc bấy giờ dù phổ biến còn hạn chế, không gây tiếng vang lớn như báo chí thế tục, nhưng những vấn đề nó đặt ra rất gần gũi với văn hóa dân tộc, với tâm linh người Việt, để từ đó có thể nuôi dưỡng một niềm tin sâu xa cao quý trong lòng người dân Việt Nam. 2 Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của xã hội hiện đại, những tạp chí, tờ báo Phật giáo ấy đã ít được quan tâm và đề cập đến. Sẽ đáng tiếc, nếu tình hình này cứ kéo dài. Với số lượng hàng chục tờ báo, báo chí Phật giáo trước 1945 thực sự là một hiện tượng quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc. Có thể qua những tờ báo này giúp ta hiểu được lịch sử và văn học Phật giáo trong giai đoạn quan trọng: nửa đầu TK.XX. Chọn đề tài Văn học và Phật học trên báo chí Phật giáo Việt Nam trước năm 1945 để nghiên cứu, chúng tôi hy vọng có thể tìm về cội nguồn báo chí Phật giáo, hiểu được văn học và tư tưởng Phật học giai đoạn này, từ đó hy vọng có thể khơi dậy những giá trị tinh hoa của Phật giáo và dân tộc đã được tạo nên từ xưa. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Từ trước đến nay, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về báo chí Việt Nam trước 1945. Trong đó có không ít công trình đề cập về sự hình thành và phát triển của báo chí Phật giáo. Điều này đã giúp cho chúng tôi rất nhiều ý tưởng, đường hướng để thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. - Năm 1972, Nguyễn Văn Ẩn (Ban Báo chí học, phân khoa VH&KHNV, Viện Đại học Vạn Hạnh) hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài Báo chí tôn giáo tại Việt Nam. Trong chương III [2, tr.23], tác giả nhắc đến quá trình hình thành và phát triển của báo chí Phật giáo giai đoạn 1920-1945 như Pháp âm, Phật hóa Tân Thanh niên, Từ bi âm, Bát nhã âm, Tiến hóa, Duy tâm Phật học, Bồ đề, Viên âm, Tam bảo, Đuốc tuệ, Tiếng chuông sớm. Tác giả cho rằng báo chí Phật giáo những năm 1920-1945 là phương tiện chính của công cuộc canh tân đất nước và góp phần quan trọng vào công cuộc chung này. Giai đoạn này, dù đã có những đáng tiếc xảy ra giữa các báo, như cuộc bút chiến, thậm chí có lúc mạt sát lẫn nhau bằng những lời quá đáng giữa Từ bi âm và Tiến hóa về các vấn đề quản lý nội bộ của Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học, nhưng người ta cũng dễ dàng thông cảm vì đó là những khuyết điểm khó tránh khỏi của báo chí Phật giáo trong giai đoạn đầu. Ngoài ra, tác giả còn đề cập đến những cuộc trao đổi khá sôi nổi về sự hiện hữu của Tây phương cực lạc, giữa một bên nhận là có Tây phương cực lạc (Từ bi âm) và một bên phủ nhận (Tiến hóa); về vấn đề canh tân Phật giáo giữa Tiến hóa và Duy tâm Phật 3 học; về giáo lý nhà Phật giữa Tiến hóa và Viên âm. Tác giả nhận định: các cuộc trao đổi ấy cho thấy đã đến lúc phải thẳng thắn đặt ra nhiều vấn đề của Phật học âm ỉ lâu nay. Tuy nhiên, với những vấn đề này, tác giả chỉ nêu vài ý kết luận khái quát mà không phân tích, dẫn chứng cụ thể. - Năm 1985, Nguyễn Lang công bố tập 3, cuốn Việt Nam Phật giáo sử luận ở Paris. Cho đến nay, công trình gồm cả ba tập đã được Nhà xuất bản Văn học (Hà Nội) tái bản lần thứ ba (năm 2000). Trong tập 3, khi viết về phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam, Nguyễn Lang có đề cập đến một số tờ báo và tạp chí Phật giáo, như: Pháp âm, Phật hóa Tân Thanh niên, Từ bi âm, Viên âm, Đuốc tuệ, Tiếng chuông sớm, Duy tâm Phật học, Tiến hóa, Pháp âm Phật học, Tam bảo, Bát nhã âm, Quan âm, Tinh tiến. Về báo chí Phật giáo, tác giả chỉ trình bày tổng quát quá trình hình thành, tôn chỉ hoạt động và những đóng góp chung của các tạp chí, tờ báo Phật giáo đối với Phật giáo và dân tộc nửa đầu TK.XX. Ngoài ra, tác giả còn nhắc đến vài nét những cuộc tranh luận, thảo luận giữa các tạp chí lúc bấy giờ về tư tưởng Phật học và đường hướng chấn hưng Phật giáo. Nhìn chung, theo tác giả đúc kết, sự ra đời của báo chí Phật giáo lúc bấy giờ đã làm Phật học trở nên dễ dàng phổ biến hơn đối với đại chúng. Ai cũng có thể đọc hiểu Phật pháp bằng chữ Quốc ngữ. Cho nên có thể nói sự thành công của báo chí Phật giáo cũng là sự thành công của chữ Quốc ngữ [67, tr.771-772]. Có thể nói Việt Nam Phật giáo sử luận (tập III) là công trình nghiên cứu sâu về báo chí và Phong trào chấn hưng Phật giáo. Tuy nhiên trong công trình này còn một số tạp chí chưa được đề cập đến (Bồ đề, Phật pháp chỉ Niết bàn) và nhất là văn học Phật giáo hầu như chưa được quan tâm nghiên cứu. - Công trình Triết học và tư tưởng của Giáo sư Trần Văn Giàu (Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1988) đã dành một chương quan trọng cho việc nghiên cứu Phật giáo nửa đầu TK.XX: Phong trào Chấn hưng Phật giáo và các vấn đề tư tưởng triết học mà phong trào ấy đã nêu lên ở nước ta trong thời kỳ lịch sử giữa hai cuộc chiến tranh thế giới [44, tr.320]. Trong chương này, tác giả đã khảo sát nhiều tờ báo, tạp chí Phật giáo nổi tiếng như: Từ bi âm, Viên âm, Duy tâm Phật học, Đuốc tuệ…¸để tìm hiểu tình hình Phật giáo trước 1945. Trong mục Mấy vấn đề tư tưởng cuộc vận động Chấn hưng Phật giáo đã đề ra, Trần Văn Giàu đã chỉ ra những điểm tiến bộ [...]... Chƣơng 3: Văn học trên báo chí Phật giáo Việt Nam trƣớc 1945: Trình bày khái quát về mảng văn học trên báo chí Phật giáo, phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của thơ và văn xuôi trên những tờ báo ấy (từ trang 125 đến trang 204) Đề tài luận án là Văn học và Phật học trên báo chí Phật giáo Việt Nam trước năm 1945 Luận án phải đặt từ Văn học trước là để cho phù hợp với mã ngành Văn học Việt Nam, nhưng... và đặc điểm của báo chí Phật giáo giai đoạn trước 1945 trên các lĩnh vực Phật học, văn học, văn hóa tư tưởng, chính trị, kinh tế, xã hội v.v 8 ủa những người đi trước, trong luận án này, chúng tôi hy vọng có thể nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm, giá trị của Phật học và văn học trên báo chí Phật giáo Việt Nam trước 1945 3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Với đề tài Văn học và Phật học trên báo chí Phật giáo Việt Nam. .. hƣng Phật giáo và báo chí Phật giáo Việt Nam trƣớc 1945: Trình bày khái quát về phong trào Chấn hưng Phật giáo và tình hình báo chí Phật giáo Việt Nam trước 1945 (từ trang 11 đến trang 55) Chƣơng 2: Phật học trên báo chí Phật giáo Việt Nam trƣớc 1945: Trình bày thế giới quan Phật giáo, tư tưởng đạo đức Phật giáo, vấn đề Phật giáo đối với dân tộc và đại chúng, nhằm rút ra những giá trị cơ bản của Phật giáo. .. thành và phát triển của báo chí Phật giáo trước 1945 Nghiên cứu báo chí Phật giáo trong mối liên hệ chặt chẽ với lịch sử - xã hội đương thời 6 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Hoàn thành luận án Văn học và Phật học trên báo chí Phật giáo Việt Nam trước năm 1945, chúng tôi mong muốn có những đóng góp sau: - Giới thiệu một cách có hệ thống tình hình báo chí Phật giáo trước 1945 Xác định lại năm ra đời, năm kết... những đặc điểm và giá trị nội dung, nghệ thuật của Phật học và văn học thể hiện trên báo chí Phật giáo lúc bấy giờ - Công trình Báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến 1945 (Nxb TP Hồ Chí Minh, 2000) của Huỳnh Văn Tòng đã nêu rõ sự hình thành, phát triển và những đóng góp của làng báo chí Việt Nam trên các lĩnh lực văn hóa, giáo dục, chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam Trong phần Những tờ báo chuyên biệt,... mảng văn học trên báo chí ấy - Báo chí Phật giáo với phong trào Chấn hưng Phật giáo (1930 -1945) , khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Lịch sử (Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1994) của Thích Thanh Đạt đã giới thiệu khái quát một số tạp chí, tờ báo Phật giáo và những vấn đề tư tưởng triết học Phật giáo thể hiện qua báo chí Phật giáo thời kỳ 1930 -1945 Tuy nhiên, trong phạm vi một khóa luận tốt nghiệp đại học, ... hoạt động và nội dung khái quát của báo chí Phật giáo 6 trước 1945 Tuy nhiên, chúng tôi thấy công trình vẫn còn thiếu tạp chí Phật pháp chỉ Niết bàn Nói chung, công trình đã cho chúng tôi cái nhìn tổng thể, hệ thống, toàn diện về báo chí Phật giáo Việt Nam và tầm ảnh hưởng của báo chí Phật giáo trong đời sống xã hội - Công trình Phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam (Tư liệu báo chí Việt Nam từ 1927-1938)... trên báo chí Phật giáo Việt Nam trước năm 1945, chúng tôi muốn giới thiệu một cách hệ thống về báo chí Phật giáo trước 1945 Trên cơ sở đó luận án sẽ trình bày, luận giải những vấn đề Phật học và văn học trên bộ phận báo chí ấy Về Phật học, luận án sẽ trình bày các phương diện: thế giới quan Phật giáo, tư tưởng đạo đức, quan hệ Phật giáo với dân tộc và đại chúng… Về văn học, luận án trình bày những giá... năm ra đời, năm kết thúc, mục đích tôn chỉ, ban biên tập của từng tờ báo, tạp chí Phật giáo 10 - Trình bày một cách có hệ thống, tường minh về các vấn đề chủ yếu của Phật học và văn học trên báo chí Phật giáo trước 1945 Luận án có thể góp phần vào việc tìm lại giá trị của báo chí Phật giáo trước 1945, những đóng góp của báo chí Phật giáo đối với đời sống tinh thần của dân tộc 7 CẤU TRÚC LUẬN ÁN Ngoài... “Tạp chí Viên âm”, “Tạp chí Đuốc tuệ” trên tạp chí Nghiên cứu Phật học (2009) và “Tạp chí Duy tâm Phật học trên nguyệt san Giác ngộ (2011) Cả ba bài viết đều trình bày tổng quát về diện mạo, nội dung của các tạp chí Phật giáo này - Những công trình: Việt Nam: Những sự kiện lịch sử (1919 -1945) của Dương Trung Quốc (2005), Báo chí Phật giáo tại Việt Nam: Thực trạng và vấn đề (Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, . đề tài Văn học và Phật học trên báo chí Phật giáo Việt Nam trước năm 1945 để nghiên cứu, chúng tôi hy vọng có thể tìm về cội nguồn báo chí Phật giáo, hiểu được văn học và tư tưởng Phật học giai. số trang thơ văn trên báo chí Phật giáo trước 1945 235 PHỤ LỤC 3: Danh mục thơ trên báo chí Phật giáo trước 1945 245 PHỤ LỤC 4: Danh mục văn xuôi trên báo chí Phật giáo trước 1945 253 DẪN. 1.2.2. Báo chí Phật giáo ở Trung Kỳ 47 1.2.3. Báo chí Phật giáo ở Bắc Kỳ 50 Tiểu kết 54 Chương 2: PHẬT HỌC TRÊN BÁO CHÍ PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRƯỚC 1945 56 2.1. Thế giới quan Phật giáo trên

Ngày đăng: 13/11/2014, 08:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w