1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế trên báo chí kinh tế việt nam khảo sát thời báo kinh tế việt nam báo đầu tư thời báo tài chính việt nam từ 10 2011 đến 06 2013

16 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 418,82 KB

Nội dung

Trang 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --- LÊ PHƢƠNG VÂN VẤN ĐỀ TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ TRÊN BÁO CHÍ KINH TẾ VIỆT NAM Trang 2 LỜI CAM ĐOAN Trang 3

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

LÊ PHƯƠNG VÂN

VẤN ĐỀ TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ TRÊN BÁO CHÍ

KINH TẾ VIỆT NAM (Khảo sát Thời báo Kinh tế Việt Nam, Báo Đầu tư, Thời báo Tài chính

Việt Nam từ tháng 10/2011 đến tháng 6/2013)

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Chuyên ngành : Báo chí học

Mã số : 60.32.01.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Thị Thu Hương

Hà Nội, 2014

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi tự nghiên cứu Các số liệu trong luận văn rõ ràng và trung thực, các kết luận của luận văn này chưa từng được công

bố trong các công trình khác

Hà Nội, ngày tháng năm 2014

TÁC GIẢ

Lê Phương Vân

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới PGS.TS Đặng Thị Thu Hương, Chủ nhiệm Khoa Báo chí-Truyền thông, giảng viên hướng dẫn luận văn đã tận tình định hướng, hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tập thể các thầy cô giáo Khoa Báo chí-Truyền thông, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học QGHN cùng các thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy trong suốt thời gian khóa học cao học, để giúp tôi có được kiến thức, kinh nghiệm thực hiện đề tài này

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến cơ quan nơi tôi đang làm việc (Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Kiểm toán-Kiểm toán Nhà nước), các cơ quan báo chí khảo sát, các anh, chị và các bạn đồng nghiệp cũng như độc giả đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp tôi hoàn thành luận văn này

Hà Nội, ngày tháng năm 2014

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài 151

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 153

3 Mục đích, nhiệm vu ̣ nghiên cứu 11

3.1 Mục đích nghiên cứu Error! Bookmark not defined 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Error! Bookmark not defined 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Error! Bookmark not defined 4.1 Đối tượng nghiên cứu Error! Bookmark not defined 4.2 Phạm vi nghiên cứu Error! Bookmark not defined 5 Phương pháp nghiên cứu Error! Bookmark not defined 5.1 Phương pháp luận Error! Bookmark not defined 5.2 Phương pháp công cụ Error! Bookmark not defined 5.2.1 Phương pháp nghiên cứu tư liệu lịch sử và tài liệu thứ cấpError! Bookmark not defined 5.2.2 Phương pháp phân tích nội dung Error! Bookmark not defined 5.2.3 Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng câu hỏiError! Bookmark not defined 5.2.4 Phương pháp phỏng vấn sâu Error! Bookmark not defined 6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Error! Bookmark not defined 7 Kết cấu của luận văn Error! Bookmark not defined Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ TRÊN BÁO CHÍ KINH TẾ VIỆT NAM Error! Bookmark not defined 1.1 Các khái niệm, thuật ngữ liên quan đến Tái cơ cấu và Tái cơ cấu nền kinh tếError! Bookmark not defined 1.2 Bối cảnh kinh tế-xã hội và định hướng của Đảng và Nhà nước về vấn đề Tái cơ cấu nền kinh tế Error! Bookmark not defined 1.3 Đặc trưng, thế mạnh của báo in trong việc chuyển tải thông tin về Tái cơ cấu nền kinh tế Error! Bookmark not defined 1.4 Vai trò của báo chí kinh tế đối với vấn đề Tái cơ cấu nền kinh tế 24

1.5 Diện mạo của 3 tờ báo trong diện khảo sát 30

Tiểu kết chương 1 Error! Bookmark not defined

Trang 5

Chương 2: NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CHUYỂN TẢI THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ

TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ TRÊN BÁO CHÍ KINH TẾ VIỆT NAMError! Bookmark not defined

2.1 Tần suất đăng tải các tin, bài về vấn đề Tái cơ cấu nền kinh tếError! Bookmark not defined

2.2 Nội dung chính về vấn đề Tái cơ cấu nền kinh tế Error! Bookmark not defined

2.3 Hình thức chuyển tải thông tin về vấn đề Tái cơ cấu nền kinh tế trên báo kinh tế

Việt Nam Error! Bookmark not defined

Tiểu kết Chương 2 Error! Bookmark not defined

Chương 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT

LƯỢNG THÔNG TIN VỀ TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ TRÊN BÁO CHÍ KINH TẾ

VIỆT NAM Error! Bookmark not defined

3.1 Thành công của 3 tờ báo trong việc thông tin về vấn đề Tái cơ cấu nền kinh tếError! Bookmark not defined

3.2 Hạn chế của 3 tờ báo trong việc thông tin về vấn đề Tái cơ cấu nền kinh tếError! Bookmark not defined 3.3 Nguyên nhân của những hạn chế Error! Bookmark not defined

3.4 Một số giải pháp nâng cao chất lượng thông tin về Tái cơ cấu nền kinh tế Error! Bookmark not defined

Tiểu kết chương 3 Error! Bookmark not defined

KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined

TÀI LIỆU THAM KHẢO 155

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

- TCC : Tái cơ cấu

- TCC ĐTC : Tái cơ cấu Đầu tư công

- TCC DNNN : Tái cơ cấu Doanh nghiệp Nhà nước

- TCC HTNH : Tái cơ cấu Hệ thống ngân hàng

- TĐKT : Tập đoàn kinh tế

- TCTNN : Tổng công ty Nhà nước

- Bộ KH&ĐT : Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Bộ TC : Bộ Tài chính

- TBKTVN : Thời báo Kinh tế Việt Nam

- TBTCVN : Thời báo Tài chính Việt Nam

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Thống kê số l ƣợng tin , bài đ ề cập tới nội dung TCC nền kinh tế đƣợc

đăng tải trong thời gian thực hiện khảo sát 37

Hình 2.2 Tỷ lệ tin, bài đ ề cập tới nội dung TCC nền kinh tế đƣợc đăng tải trong thời gian thực hiện khảo sát 37

Bảng 2.3 Thống kê số lƣợng, tỷ lệ về các nội dung đƣợc phán ánh 38

Hình 2.4 Tỷ lệ các nội dung đƣợc phản ánh 38

Bảng 2.5: Thống kê số lƣợng, tỷ lệ về các nội dung đƣợc đề cập trên từng báo 39

Bảng 2.6 Thống kê thời gian và số lƣợng các tin bài về vấn đề TCC nền kinh tế đƣợc đăng tải trên 3 báo 41

Bảng 2.7 Thống kê thời gian và số lƣợng các tin, bài về vấn đề TCC nền kinh tế đƣợc đăng tải trên 3 báo trong thời gian diễn ra các kỳ họp Quốc hội 42

Bảng 2.8 Thống kê số lƣợng bài viết là ý kiến bình luận, phân tích đóng góp của các nhà quản lý, giới chuyên gia, doanh nghiệp-doanh nhân vào các vấn đề của TCC nền kinh tế 56

Hình 2.9 Tỷ lệ bài viết là ý kiến bình luận, phân tích đóng góp của các nhà quản lý, giới chuyên gia, doanh nghiệp-doanh nhân vào các vấn đề của TCC nền kinh tế 56

Bảng 2.10 Thống kê các chuyên mục đƣợc sử dụng trên TBKTVN 60

Bảng 2.11: Thống kê các chuyên mục đƣợc sử dụng trên báo ĐT 63

Bảng 2.12 Thống kê các chuyên mục đƣợc sử dụng trên TBTCVN 65

Bảng 2.13: Thống kê số lƣợng và tỷ lệ thể loại đƣợc 03 báo sử dụng 67

Bảng 2.14: Thống kê số lƣợng và tỷ lệ thể loại của từng báo 68

Hình 2.15: Tỷ lệ các thể loại của từng báo 68

Bảng 2.16 Thống kê số lƣợng ngôn ngữ phi văn tự trên 03 báo khảo sát 82

Bảng 2.17 Thống kê số lƣợng các loại hình trình bày minh họa trên 03 báo khảo sát 86

Hình 2.18 Tỷ lệ sử dụng các loại hình trình bày minh hoạ trên 03 báo khảo sát 86

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài

Từ khi đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn được bạn bè quốc tế ghi nhận Tuy vậy, với những biến động tiêu cực của kinh tế thế giới thời gian qua, kinh tế Việt Nam đang đối diện với không ít khó khăn, thách thức, đồng thời nền kinh tế đang bộc lộ những vấn đề nội tại, nếu không nhận diện đầy đủ và giải quyết đích đáng, sẽ là những rào cản lớn đối với sự phát triển của Việt Nam trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI Vì vậy, việc TCC nền kinh tế, thay đổi mô hình tăng trưởng là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách đặt ra đối với Việt Nam hiện nay Yêu cầu TCC nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng được đặt ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 mà Đại hội Đảng lần

thứ XI thông qua, trong đó xác định rõ: thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm

là cơ cấu lại các ngành sản xuất và dịch vụ phù hợp với các vùng; thúc đẩy cơ cấu lại doanh nghiệp và điều chỉnh chiến lược thị trường; tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của nền kinh tế

Chiến lược xác định: “Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo

chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy

mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững” Đồng thời, tại

Hội nghị lần 3, BCH TƯ Đảng (Khóa XI) tháng 10.2011 xác định 3 nội dung TCC cần tập trung triển khai trong giai đoạn từ 2012 đến 2015 là: TCC đầu tư với trọng tâm là Đầu tư công; TCC Doanh nghiệp Nhà nước mà trọng là các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước; và cơ cấu lại Thị trường tài chính với trọng tâm là TCC Hệ thống NHTM và các tổ chức tài chính khác

Có thể thấy rằng, TCC nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết Hội nghị lần

3 BCH TƯ Khóa XI đã trở nên cần thiết và cấp bách, là nhiệm vụ rất lớn và phức tạp, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị Thực tế cho thấy, vấn đề cải cách nền kinh tế ở nước ta đã không ít lần được nhắc đến và quá trình cải cách của Việt

Trang 9

Nam cũng không hề đơn giản Nó liên quan đến ý thức hệ tư tưởng, đến tư duy về cải cách và lợi ích của các nhóm xã hội Ở đây, có lợi ích của những nhóm xã hội đồng thuận, lợi ích của những nhóm xã hội có thể bị mất mát trong quá trình cải cách Chính vì vậy, để có được sự nhận thức đúng đắn, định hướng được dư luận, khơi gợi cho quá trình thay đổi về tư duy cho một cuộc cách mạng mới thì sự vào cuộc của báo chí truyền thông là hết sức cần thiết

Với vai trò tiên phong trên mặt trận văn hóa-tư tưởng, báo chí Việt Nam đã phát huy mạnh mẽ “tiếng nói” của mình, đóng góp có hiệu quả vào công cuộc bảo

vệ, xây dựng và phát triển đất nước trên các mặt chính trị-kinh tế-văn hóa-xã hội trong nhiều thập kỷ qua Dễ nhận thấy là, trong vô vàn thông tin nóng hổi từ cuộc sống mà báo chí hàng ngày, hàng giờ chuyển tải tới độc giả, các thông tin về đời sống kinh tế xuất hiện dày đặc trên các kênh truyền hình, các trang báo và được cập nhật liên tục trên các báo điện tử Điều này cũng dễ lý giải, bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và những tác động đối với nền kinh tế Việt Nam đang hiển hiện trong từng ngõ ngách của cuộc sống, tác động tới từng doanh nghiệp, tới từng bữa cơm trong mỗi gia đình Và báo chí - tấm gương phản ánh chân thực và sinh động đời sống xã hội, không thể đứng ngoài cuộc, mà mỗi cơ quan báo chí, mỗi phóng viên phải lặn lội, bám sát và phản ánh kịp thời các thông tin kinh tế tới độc giả Không chỉ phản ánh thông tin, báo chí còn chuyển tải nhiều ý kiến tham vấn, có những ý kiến, phân tích mang tính phản biện xác đáng về những “lỗ hổng” của cơ chế, chính sách, phần nào giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nước kịp thời khắc phục, hoàn thiện, nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý, điều hành Hơn thế nữa, báo chí giờ đây không chỉ phản ánh đơn thuần đời sống kinh tế, mà còn chủ động tham gia tìm tòi, gợi mở, kết nối thông tin và thúc đẩy hành động, nhằm xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững

Cũng chính vì thế, vấn đề TCC tổng thể nền kinh tế dành được sự quan tâm đặc biệt của báo giới và trở thành chủ đề báo chí mới ở Việt Nam Thông qua báo chí, vấn đề này được nhìn nhận, mổ xẻ ở nhiều góc độ, từ đề xuất của cơ quan nghiên cứu, nhà quản lý, đến phản biện của các chuyên gia, góp ý từ cộng đồng

Trang 10

doanh nghiệp và dư luận xã hội Thông qua báo chí nhiều vấn đề đã và đang được làm rõ hơn, sâu hơn và cụ thể hơn, như việc tính toán và huy động kinh phí để thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; hay việc xây dựng các đề án thành phần nhằm thực hiện tái cấu trúc trong từng ngành, từng lĩnh vực và địa bàn Thực tế cho thấy, nhiều cơ quan báo chí đã dành dung lượng đáng kể để thông tin sâu, nhiều chiều cho vấn đề này

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, với mong muốn cụ thể hóa các bài học, kiến thức đã thu nhận được trong thời gian học tập cũng như từ thực tiễn công tác tại một

Tạp chí nghiên cứu khoa học, chúng tôi lựa chọn nội dung Vấn đề Tái cơ cấu nền

kinh tế trên báo chí kinh tế Việt Nam (Khảo sát Thời báo Kinh tế Việt Nam, Báo

Đầu tư, Thời báo Tài chính Việt Nam) làm đề tài nghiên cứu Chúng tôi thấy rằng, cần có một công trình khảo sát, so sánh, nghiên cứu, tổng kết, đánh giá bướ c đầu về vấn đề TCC nền kinh tế dưới góc độ báo chí học là một đòi hỏi của thực tiễn Qua

đó, tìm kiếm giải pháp, cách thức thông tin tuyên truyền hiệu quả về một vấn đề kinh tế-chính trị có sức ảnh hưởng khá sâu rộng trong đời sống xã hội và trên lĩnh vực báo chí nói riêng, trong đó có báo chí khối kinh tế, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020; đồng thời giúp tác giả có thêm những kiến thức khoa học cũng như thực tiễn phục vụ công việc của chính mình và đồng nghiệp

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Theo khảo sát của chúng tôi, chưa có luận văn nào đề cập tới đề tài nghiên

cứu dưới góc độ báo chí học Hiện có luận văn thạc sỹ “Báo chí ngành Tài chính

với vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước” của tác giả Đậu Huy Sáu, bảo vệ tại

Trường Đại học KHXH&NV, ĐH Quốc gia Hà Nội vào năm 2013 đã nhận diện, phân tích, đánh giá bước đầu thực trạng thông tin, tuyên truyền về hoạt động tái cấu trúc DNNN, một trong 3 nội dung quan trọng của TCC nền kinh tế trên hệ thống báo chí ngành Tài chính Luận văn cũng đã đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của báo chí nói chung và báo chí ngành Tài chính nói riêng, góp

Trang 11

phần thực hiện thành công tái cấu trúc DNNN theo tinh thần Nghị Quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI về Chiến lƣợc phát triển kinh tế -xã hội 2011 -2020

Trang 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (19/1/2011), Nghị quyết

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI

2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Tiếp tục nâng cao

năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, dangcongsan.vn,

http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang, vào lúc 16:54, ngày 4/3/2011

3 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết Hội

nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tiếp tục sắp xếp đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước

4 Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương (2005), Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 22-CT/TW

của Bộ Chính trị (Khóa VIII) về đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

5 Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông (2012), Báo cáo

đánh giá công tác báo chí năm 2012 và một số nhiệm vụ chủ yếu trong năm 2013,

Quảng Ninh

6 Lê Thanh Bình (2005), Báo chí truyền thông và kinh tế, văn hóa, xã hội, Nxb

Văn hóa-Thông tin, Hà Nội

7 Bộ Chính trị (2010), Chỉ thị số 01-CT/TW, ngày 17/3/2011 của Bộ Chính trị về

học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng

8 Bộ Chính trị (2012), Nghị quyết Trung ương 3 (khóa XI)

9 Bộ Chính trị (2012), Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XI)

10 Chính phủ (2012), Nghị quyết ban hành Chương trình hành động của Chính

phủ triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 và Phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 – 2015

Ngày đăng: 15/03/2021, 18:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w