1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quá trình thực hiện xã hội hóa giáo dục phổ thông ở thành phố hồ chí minh từ 1986-2010

207 699 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 207
Dung lượng 2,11 MB

Nội dung

Khi có chủ trương XHHGD, TP.HCM không những tiếp cận nhanh mà còn là nơi đi đầu trong những hoạt động XHHGD với sự linh hoạt trong việc hình thành các loại hình trường lớp hệ B trong trư

Trang 1

NGUYỄN GIA KIỆM

QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2010

Trang 2

NGUYỄN GIA KIỆM

QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2010

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu được sử dụng có nguồn gốc rõ ràng, những nhận định trong luận án do cá nhân tôi nghiên cứu dựa trên những tư liệu xác thực và chưa được công bố ở bất kỳ công trình nào

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Gia Kiệm

Trang 4

ĐHGD : Đại hội Giáo dục

GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo

HĐND : Hội đồng nhân dân

UBND : Ủy ban nhân dân

XHHGD : Xã hội hóa giáo dục

XHHT : Xã hội học tập

Trang 5

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu 1

a Lý do chọn đề tài 1

b Mục đích nghiên cứu 3

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13

a Đối tượng nghiên cứu 13

b Phạm vi nghiên cứu: 13

4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 14

a Phương pháp nghiên cứu 14

b Nguồn tài liệu 15

5 Đóng góp khoa học của luận án 15

6 Cấu trúc của luận án 16

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GIÁO DỤC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI 17

1.1 Về khái niệm xã hội hóa giáo dục 17

1.1.1 Giáo dục và các hình thức giáo dục 17

1.1.2 Xã hội hóa 18

1.1.3 Xã hội hóa giáo dục 19

1.1.4 Mục tiêu, nội dung, hình thức thể hiện của xã hội hóa giáo dục 22

1.2 Tình hình Giáo dục theo hướng xã hội hóa ở một số nước trên thế giới 24

1.3 Sự phát triển giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh trước đổi mới (1986) 29

1.3.1 Vài nét về lịch sử Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh 29

1.3.2 Giáo dục ở Sài Gòn - Gia Định trước giải phóng 1975 31

1.3.3 Giáo dục cách mạng ở Thành phố Hồ Chí Minh 10 năm sau giải phóng (1975-1985) 36

Trang 6

XÃ HỘI HÓA (1986-1996) 48

2.1 Bối cảnh đất nước và Thành phố Hồ Chí Minh khi bước vào đổi mới 48

2.2 Hình thành quan điểm về xã hội hóa giáo dục 51

2.3 Buổi đầu thực hiện đổi mới Giáo dục ở Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng xã hội hóa (1986-1990) 54

2.3.1 Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh triển khai đổi mới giáo dục 54

2.3.2 Tổ chức Đại hội Giáo dục các cấp 55

2.3.3 Ngành Giáo dục phối hợp với các lực lượng xã hội trong hoạt động chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học 56

2.3.4 Ngành Giáo dục phối hợp với các lực lượng xã hội ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học; từng bước nâng cao hiệu suất đào tạo 57

2.4 Những thể nghiệm xã hội hóa giáo dục ở Thành phố Hồ Chí Minh (1990-1996) 58

2.4.1 Triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII, huy động toàn xã hội làm giáo dục 58

2.4.2 Nhân rộng Đại hội Giáo dục các cấp 60

2.4.3 Vận động các đoàn thể quần chúng chống tình trạng lưu ban, bỏ học 62

2.4.4 Vận động xã hội trong hoạt động cải thiện đời sống giáo viên 65

2.4.5 Tăng cường đáp ứng nhu cầu học tập cho đối tượng người khuyết tật 67

2.4.6 Huy động sức dân đóng góp xây dựng, sửa chữa trường lớp 68

2.4.7 Hình thành hợp tác quốc tế trong Giáo dục&Đào tạo để khai thác nguồn lực từ bên ngoài 72

2.4.8 Mở rộng quy mô trường lớp - thực nghiệm đa dạng hóa loại hình đào tạo và trường lớp 73

CHƯƠNG 3: THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG (1997- 2010) 82

3.1 Những điều kiện mới của công tác xã hội hóa giáo dục ở Thành phố Hồ Chí Minh 82

3.2 Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện xã hội hóa giáo dục (1997-2000) 86

Trang 7

3.2.3 Tiếp tục phát triển trường ngoài công lập 91

3.2.4 Năm 1999 là “Năm Giáo dục” của Thành phố Hồ Chí Minh 93

3.3 Thực hiện xã hội hóa giáo dục theo “Chiến lực phát triển giáo dục 2001- 2010” 98

3.3.1 Tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất cho giáo dục 98

3.3.2 Nguồn lực vật chất nhân dân đóng góp cho ngành Giáo dục 101

3.3.3 Đẩy mạnh đa dạng hóa các loại hình trường lớp 103

3.3.4 Phổ cập giáo dục các bậc học để nâng cao trình độ dân trí 110

3.3.5 Nhân rộng các Trung tâm Học tập Cộng đồng; thực hiện công bằng trong học tập 112

3.3.6 Tăng cường liên kết quốc tế về giáo dục - đào tạo và khuyến khích du học nước ngoài 113

CHƯƠNG 4: NHẬN ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2010 122

4.1 Thành quả của công tác xã hội hóa giáo dục ở Thành phố Hồ Chí Minh (1986-2010) 122

4.1.1 Đảm bảo trường lớp, đáp ứng nhu cầu học tập cho nhân dân 122

4.1.2 Xã hội đã hình thành ý thức trách nhiệm với sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo 124

4.1.3 Bước đầu hình thành xã hội học tập 125

4.2 Vai trò, tác dụng của xã hội hóa giáo dục 127

4.2.1 Xã hội hóa góp phần mở rộng quy mô giáo dục 127

4.2.2 Xã hội hóa giáo dục đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của các tầng lớp nhân dân 129

4.2.3 Xã hội hóa giáo dục góp phần nâng cao chất lượng giáo viên 131

4.2.4 Xã hội hóa giáo dục góp phần nâng cao trình độ dân trí 132

4.2.5 Xã hội hóa giáo dục thúc đẩy quá trình hình thành Xã hội học tập 134 4.3 Những vấn đề đang đặt ra từ công tác xã hội hóa giáo dục ở Thành phố Hồ Chí

Trang 8

4.3.4 Sự năng động linh hoạt của các địa phương trong đổi mới cơ chế quản lý 141

4.4 Những hạn chế của công tác xã hội hóa giáo dục ở Thành phố Hồ Chí Minh 143

4.5 Bài học kinh nghiệm về thực hiện xã hội hóa giáo dục ở Thành phố Hồ Chí Minh 145

4.6 Những đề xuất để đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục 149

KẾT LUẬN 153

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA NGHIÊN CỨU SINH 159

TÀI LIỆU THAM KHẢO 160

PHẦN PHỤ LỤC 178

Trang 9

Bảng 1.2 Số trường Trung học công lập tại Sài Gòn qua các năm 35

Bảng 1.3 Số lượng học sinh (Đơn vị tính: 1000) 41

Bảng 2.1 Hiệu quả giáo dục cấp tiểu học 1989-1994 70

Bảng 2.2 Hiệu quả giáo dục cấp THCS 1990-1994 70

Bảng 3.1 So sánh tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giữa các tỉnh, thành 83

Bảng 3.2 Cơ cấu GDP năm 2005 (Tỉ lệ tăng trưởng của các ngành kinh tế) 84

Bảng 3.3 Cơ cấu mức sống dân cư hàng năm (Đơn vị tính: %) 85

Báng 3.4 Quy mô trường lớp và học sinh của hệ thống trường công lập 91

Bảng 3.5 Tỷ lệ học sinh trong các loại hình trường ở Thành phố Hồ Chí Minh 92

Bảng 3.6 Tình hình phát triển số học sinh những năm 1996-2000 ở Thành phố Hồ Chí Minh 99

Bảng 3.7 Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh qua các năm 100

Bảng 3.8 Cơ cấu đầu tư xây dựng trường học các năm 102

Bảng 3.9 Số lượng Trường học các năm 1996-2000 ở Thành phố Hồ Chí Minh 104

Bảng 3.10 Trường lớp công lập, bán công, dân lập năm 2000-2001 106

Bảng 3.11 Số lượng trường ngoài công lập ở các cấp học so với tổng số trường 106

Bảng 3.12 Tỉ lệ học sinh ngoài công lập so với tổng số học sinh 107

Bảng 4.1 Số lượng trường học ở Thành phố năm học 2010-2011 128

Trang 10

Giáo dục góp phần quan trọng hình thành tư tưởng, tình cảm và nhân cách cũng như trang bị kiến thức, kỹ năng… cho con người để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội Khi xã hội phát triển sẽ tạo điều kiện cho hoạt động giáo dục phong phú hơn; giáo dục tồn tại và phát triển cùng xã hội và mang đậm bản chất xã hội Do đó mỗi dân tộc, quốc gia có đặc điểm riêng trong quá trình phát triển sự nghiệp giáo dục

Ở Việt Nam, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo được xem là sự nghiệp của quần chúng nhân dân và hoạt động của giáo dục theo nguyên lý kết hợp nhà trường - gia đình - xã hội Tuy nhiên trong thời

kỳ phát triển theo mô hình kế hoạch hóa tập trung với cơ chế quan liêu, bao cấp, hoạt động giáo dục được ngân sách nhà nước bao cấp toàn bộ, trách nhiệm của gia đình và xã hội trong giáo dục chưa được nhận thức đầy đủ Do đó hoạt động của ngành Giáo dục thiếu sự quan tâm đóng góp của xã hội, khi con đường phát triển của đất nước không thuận lợi, ngân sách nhà nước hạn chế thì hoạt động của ngành Giáo dục lâm vào khủng hoảng

Trước thực trạng này, từ năm 1980, Nhà nước đã vận động nhân dân cùng đồng hành với ngành Giáo dục qua chủ trương “nhà nước và nhân dân cùng làm” để ngành Giáo dục có điều kiện hoạt động tốt hơn, đảm bảo nhu cầu học tập cho nhân dân Thực hiện chủ trương của nhà nước, nhân dân đã hưởng ứng bằng các hành

Trang 11

động thiết thực như: đóng góp tiền bạc, công lao động để sửa chữa trường lớp; hình thành các quỹ học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn; quan tâm đến việc học của con em; hỗ trợ đời sống giáo viên…Tuy nhiên đây chỉ là những biện pháp giải quyết khó khăn tạm thời khi hoạt động giáo dục vẫn trong cơ chế bao cấp

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã mở đầu cho thời kỳ phát triển mới của đất nước Trong vận hội đổi mới, ngành Giáo dục được sự đồng hành của xã hội qua chủ trương “nhà nước và nhân dân cùng làm” được nhà nước thể chế hóa cụ thể hơn Đến đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991) và VIII (1996), chủ trương xã hội hóa đã trở thành quan điểm lớn của Đảng và Nhà nước trong hoạch định chính sách phát triển đất nước trong đó có lĩnh vực Giáo dục

Xã hội hóa giáo dục (XHHGD) là chủ trương quan trọng cho sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, được chỉ đạo trong các Nghị quyết của Đảng và được định chế hóa bằng các văn bản pháp quy của Nhà nước Quá trình thực hiện chủ trương XHHGD ở các địa phương trong cả nước mà điển hình ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã có những vận dụng sáng tạo, phản ảnh tình hình kinh tế, xã hội của từng địa phương vừa mang tính tích cực, đồng thời xuất hiện những hạn chế do nhiều nguyên nhân khách quan (điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phương, vừa làm vừa rút kinh nghiệm…) và chủ quan (sự đổi mới tư duy của cơ quan quản lý và nhân dân)

TP.HCM có số lượng dân chiếm 8,34% dân số của cả nước và chiếm 0,6% diện tích của cả nước, được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước, nơi cần nguồn nhân lực qua đào tạo để đáp ứng cho nhu cầu phát triển trong lúc ngân sách đầu tư cho giáo dục chưa đủ; quy mô trường lớp quá tải, lượng học sinh cơ học ngày càng tăng; đời sống cán bộ - giáo viên - công nhân viên trong ngành thấp Trước những khó khăn gay gắt này, từ thập niên 80, ngành Giáo dục đã tham mưu với lãnh đạo TP.HCM những biện pháp vận động nhân dân chia sẻ khó khăn với ngành Giáo dục qua chủ trương “nhà nước và nhân dân cùng làm” với nhiều sáng tạo linh hoạt Nhờ

đó mà hoạt động giáo dục ở TP.HCM vừa ổn định vừa tiếp tục định hình cho bước phát triển mới

Trang 12

Trước thời kỳ đổi mới, TP.HCM đã chủ động tìm những biện pháp để ổn định cho hoạt động của ngành Giáo dục bằng cách vận động nhân dân cùng các tổ chức đoàn thể, tôn giáo, các cơ sở kinh tế cùng chung tay với Nhà nước chăm lo cho giáo dục Khi có chủ trương XHHGD, TP.HCM không những tiếp cận nhanh

mà còn là nơi đi đầu trong những hoạt động XHHGD với sự linh hoạt trong việc hình thành các loại hình trường lớp (hệ B trong trường công lập, trường bán công), góp phần làm thay đổi tư duy quản lý giáo dục; phát triển nhanh hệ thống trường ngoài công lập; xây dựng các quỹ học bổng; có nhiều hình thức vận động mọi tầng lớp nhân dân tham gia vào hoạt động giáo dục, hình thành những cơ chế mới trong hoạt động giáo dục

Quá trình đổi mới từ năm 1986 đến nay, cũng như trong lĩnh vực phát triển kinh tế, chủ trương XHHGD được TP.HCM tiếp nhận nhanh với nhiều sáng tạo, trở thành địa phương đi đầu trong cả nước đưa giáo dục ở địa phương chuyển động theo hướng xã hội hóa, đồng thời đã tác động ảnh hưởng tích cực đến các địa phương khác về phát triển hoạt động văn hóa - giáo dục trong tiến trình đổi mới Là công dân của TP.HCM, từng tham gia các phong trào chống mù chữ, vận động quần chúng đóng góp ý kiến, sức người, sức của cho các trường học của Thành phố, nghiên cứu sinh hiện cũng đang tham gia công tác giáo dục, đào tạo ở địa phương, nên có những hiểu biết nhất định về quá trình thực hiện XHHGD trong thực tiễn ở TP.HCM

Với những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “ Quá trình thực hiện xã hội hóa giáo dục phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2010” để nghiên cứu là chọn một điển hình năng động có tính sáng tạo của một địa

phương có điều kiện thuận lợi trong thời kỳ đổi mới để thực hiện XHHGD Nghiên cứu trường hợp điển hình về XHHGD ở TP.HCM trong thời kỳ đổi mới để thấy những đóng góp của TP.HCM trong sự nghiệp phát triển giáo dục của đất nước

b Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phục dựng lại bức tranh phát triển giáo dục ở TP.HCM trong 25 năm đổi mới (1986-2010) nhằm làm rõ từ trước khi có chủ trương XHHGD, hoạt

Trang 13

động giáo dục ở TP.HCM đã mang tính xã hội hóa Khi chủ trương XHHGD được

đề ra và triển khai, TP.HCM đã thực hiện nhanh chóng, triệt để, có hiệu quả và trở thành địa phương đi đầu trong tiến trình thực hiện XHHGD ở phía Nam, đóng góp nhiều kinh nghiệm cho công tác XHHGD ở nhiều địa phương khác Qua nghiên cứu thực tiễn triển khai chủ trương XHHGD ở TP.HCM, luận án rút ra những kinh nghiệm thực tiễn về công tác XHHGD, đồng thời đề xuất các giải pháp thực hiện xã hội hóa để phục vụ cho phát triển giáo dục trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

XHHGD được xem là nội dung quan trọng trong đổi mới giáo dục và là một trong ba tiêu chí (chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa) của Giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đồng thời cũng là một trong các giải pháp cơ bản để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục phù hợp với tiến trình đổi mới của nước nhà, tạo điều kiện cho hoạt động giáo dục hội nhập vào xu thế quốc tế hóa

Nghiên cứu về công tác XHHGD đã có nhiều công trình khoa học dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau:

Đề tài “Khảo sát thực trạng giáo dục ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh

và những giải pháp cần thiết để phát triển, nâng cao một bước chất lượng giáo dục” là công trình khoa học của Trường Cao đẳng Sư Phạm TP.HCM chủ trì năm

1994 do Chu Duy Cán chủ nhiệm đề tài Công trình nghiên cứu đã khảo sát tình hình hoạt động giáo dục của 6 huyện ngoại thành ở TP.HCM, qua đó nhóm nghiên cứu nhận định hoạt động của giáo dục ngoại thành rất cần tiếp thêm nguồn lực, trong lúc ngân sách nhà nước chưa thể đáp ứng thì công tác XHHGD cần được phát huy để tiếp thêm nguồn lực vực dạy hoạt động giáo dục ngoại thành Trong thời điểm này (1994), ngành Giáo dục TP.HCM cũng vận động nhân dân, các trường học trong nội thành kết hợp cùng các lực lượng xã hội đóng góp, chia sẻ khó khăn với hoạt động giáo dục ngoại thành [76], [77] Thực trạng của giáo dục toàn Thành phố Hồ Chí Minh chưa được tác giả đề cập

Trang 14

Công trình nghiên cứu “Đánh giá thực trạng các loại hình trường và đề xuất phương án đa dạng hóa” năm 1994 do Sở Giáo dục và Đào tạo (Sở GD& ĐT) TP.HCM chủ trì, Tiến sĩ Hồ Thiệu Hùng, nguyên Giám đốc Sở GD& ĐT làm chủ nhiệm đề tài Từ khảo sát thực tiễn công tác quản lý ngành Giáo dục TP.HCM, nhóm tác giả đề xuất cần triển khai rộng hệ thống trường ngoài công lập để giảm sự quá tải của hệ thống trường công lập, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng đa dạng của nhân dân TP.HCM [68] Đa dạng hóa trường lớp mà công trình nghiên cứu đề xuất dừng lại ở mô hình hệ B trong trường công lập và trường bán công, loại hình trường dân lập, tư thục chưa đề cập

Công trình nghiên cứu năm 1997“Xã hội hóa công tác giáo dục” của Giáo sư -

Viện sĩ Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra khái niệm về XHHGD là: phải làm cho xã hội nhận rõ trách nhiệm với giáo dục; XHHGD nhằm mục tiêu phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội; XHHGD nhằm thực hiện kết hợp giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường; tạo điều kiện cho giáo dục kết hợp với lao động, học đi đôi với hành; XHHGD là con đường tạo thêm nguồn lực, nhất là nguồn lực tài chính để phát triển sự nghiệp giáo dục với chủ trương: Nhà nước tập trung đầu tư cho trường công lập, khuyến khích các nguồn đầu tư khác hỗ trợ cho các trường dân lập, bán công và hệ thống trường không chính quy; XHHGD là con đường thực hiện dân chủ hóa giáo dục Công trình này nhằm làm sáng tỏ nội dung của công tác XHHGD [43] Tác giả của công trình nghiên cứu không đề cập đến việc thực hiện xã hội hóa giáo dục ở một địa phương cụ thể

Năm 2001,Viện Khoa học Giáo dục chủ trì đề tài “Xã hội hóa giáo dục” do

Võ Tấn Quang chủ biên Đề tài khá hay này đã giới thiệu các khái niệm và nội dung của thuật ngữ “xã hội hóa giáo dục” có sự khác nhau theo điều kiện của từng quốc gia Điểm chung của các nước (có cả Việt Nam) là cần thiết phải có sự tham gia của

xã hội với nhiều hình thức vào sự nghiệp phát triển giáo dục nhằm đáp ứng cơ hội hưởng thụ giáo dục cho mọi người ngày một tốt hơn [82] Công trình nghiên cứu

Trang 15

cung cấp cơ sở lý luận cho nội dung công tác XHHGD, trên cơ sở lý luận này, luận

án nghiên cứu các biện pháp thực hiện XHHGD ở TP.HCM

Năm 2002, Sở GD& ĐT TP.HCM chủ trì đề tài “Phát triển giáo dục phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 và những chỉ tiêu thực hiện 5 năm 2001-2005” do Giám đốc Sở Trương Song Đức làm chủ nhiệm Đây là công trình

tổng kết và định hướng phát triển giáo dục của TP.HCM Các tác giả nêu sự cần thiết của công tác xã hội hóa và đề ra yêu cầu đẩy mạnh XHHGD để tạo nguồn lực cho phát triển, cụ thể là đẩy mạnh đa dạng hóa trường lớp và các loại hình đào tạo,

đa dạng hóa nguồn đầu tư cho giáo dục [141] Còn nhiều nguồn lực xã hội đóng góp cho giáo dục, nhưng tác giả công trình chưa đề cập đến

Sở Khoa học Công nghệ TP.HCM năm 2005 chủ trì công trình nghiên cứu “

Đa dạng hóa các hình thức học tập không chính quy để nâng cao trình độ học vấn cho người lớn góp phần xây dựng xã hội học tập ở Thành phố Hồ Chí Minh” do

nhà giáo ưu tú Nguyễn Văn Cương làm chủ nhiệm đề tài Công trình này phân tích

và lý giải sâu về sự cần thiết trong việc nâng cao trình độ cho người lớn nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển của TP.HCM; từ đó làm rõ các loại hình đào tạo và đối tượng học viên không chính quy Trên cơ sở này, các tác giả đề xuất giải pháp đa dạng hóa các loại hình học tập giáo dục không chính quy ở TP.HCM mà chủ yếu là đẩy mạnh công tác xã hội hóa [69] Công trình chỉ đề cập đến đối tượng người đi học lớn tuổi

Vào năm 2006, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM cũng chủ trì công trình

nghiên cứu “Xây dựng và thực hiện thí điểm mô hình mở rộng trường học thành trung tâm học tập cộng đồng” do TS Huỳnh Công Minh và PGS.TS Đỗ Huy

Thịnh thực hiện Theo các tác giả, mô hình Trung tâm Học tập Cộng đồng(TTHTCĐ) rất cần thiết cho mục tiêu xã hội học tập (XHHT), tuy nhiên mô hình này đang gặp khó khăn về cơ sở trường lớp, đội ngũ nhân lực, kinh phí Để khắc phục những hạn chế này, công trình nghiên cứu đề xuất xử dụng cơ sở vật chất sẵn

có của trường lớp chính quy cho các TTHTCĐ hoạt động, ngoài ra cũng cần đẩy mạnh xã hội hóa để nhân dân tích cực tham gia vừa là người hướng dẫn tình nguyện

Trang 16

vừa là người học; kinh phí hoạt động cũng bằng biện pháp xã hội hóa thì các TTHTCĐ mới có điều kiện phát triển ngày càng phong phú, đáp ứng nhu cầu sản xuất ở địa phương [70] Hai tác giả không đề cập đến việc thực hiện xã hội hóa giáo dục phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh

Giáo sư Hồ Ngọc Đại, năm 2006 giới thiệu công trình nghiên cứu “Giải pháp phát triển Giáo dục” nhấn mạnh đến “Công nghệ học”, đó là quy trình dạy học, người thầy được ví như “quản đốc trong nhà máy và hướng dẫn học sinh thi công theo bản thiết kế” và sản phẩm của giáo dục là sự hợp tác giữa: học sinh - thầy giáo

- cha mẹ học sinh Tác giả cũng đề xuất là: “Nếu thầy giáo hiện đại có nghiệp vụ của mình, thì cha mẹ hiện đại cũng phải có nghiệp vụ làm cha mẹ của thời đại mình” Nghiên cứu không đề cấp đến XHHGD, nhưng giải pháp mà tác giả trình

bày đã yêu cầu đến nội dung của XHHGD, đó là sự hợp tác giữa nhà trường và xã hội rất quan trọng trong công tác giáo dục [37]

Dưới góc độ quản lý kinh tế có luận án Tiến sĩ “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính nhằm thúc đẩy xã hội hóa giáo dục ở Việt Nam” năm 2007 của Bùi Tiến

Hanh (Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội) Theo tác giả luận án, nguồn lực vật chất từ vận động XHHGD cần có chế độ quản lý mới phát huy tính tích cực nguồn lực này [46] Tác giả luận án không nghiên cứu về các nguồn lực khác như: nhân lực và vật lực

Đề tài “Một số biện pháp tăng cường quản lý nhà nước về xã hội hóa giáo dục mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh” là luận văn Thạc sĩ năm 2007 của

Nguyễn Mạnh Thắng (Học viện Hành chính Quốc gia) Trong luận văn này, tác giả

đề xuất Nhà nước cần có chế độ kiểm tra các hoạt động XHHGD, đồng thời đề xuất các biện pháp quản lý về quy mô phát triển, nguồn lực đầu tư đối với hệ thống trường Mầm non [72] Tác giả luận văn không nghiên cứu về xã hội hóa giáo dục phổ thông ở TP.HCM

Năm 2009, nhóm nghiên cứu về giáo dục của Viện Nghiên cứu Phát triển

TP.HCM do TS Dương Kiều Linh làm chủ nhiệm đã thực hiện đề tài “Hệ thống giáo dục ngoài công lập ở Thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và xu hướng phát

Trang 17

triển” Công trình cung cấp nhiều số liệu điều tra về thực trạng đa dạng hóa trường

lớp, hoàn cảnh lịch sử và quá trình phát triển của hệ thống trường ngoài công lập ở TP.HCM Theo các tác giả, sự hình thành hệ thống trường ngoài công lập, trong đó

có các trường do nước ngoài đầu tư với công nghệ giáo dục hiện đại đã làm phong phú thêm hoạt động giáo dục và đào tạo, góp phần phát triển sự nghiệp Giáo dục của TP.HCM Công trình nghiên cứu cũng nhận định về xu hướng phát triển của hệ thống trường ngoài công lập cần được sự hỗ trợ của nhà nước về chính sách ưu đãi,

mặt bằng trong xu thế hội nhập quốc tế [84] Luận án kế thừa công trình nghiên cứu

này đồng thời mở rộng phạm vi nghiên cứu về công tác XHHGD cả hệ thống công lập, các nguồn lực của xã hội đầu tư cho giáo dục

Tiến sĩ Hồ Thiệu Hùng trong bài báo nhan đề: “Xã hội hóa giáo dục - Thuật ngữ cũ mà vẫn mới” đăng trên website của Viện nghiên cứu Giáo dục (trường Đại học Sư phạm TP.HCM) ngày 30/5/2009, tác giả căn cứ vào Nghị quyết 90-CP của

Chính phủ (21/8/1997) và qua thực tiễn XHHGD ở TP.HCM, đã nêu 9 hình thức chủ yếu của XHHGD: đa dạng hóa các hình thức đào tạo (hệ thống trường ngoài công lập); các cơ sở đào tạo theo phương thức không chính quy (trường Bổ túc Văn hóa (BTVH), Trung tâm giáo dục ngoài giờ tin học, ngoại ngữ, kỹ năng, TTHTCĐ…); du học tự túc; thành lập các học bổng; tổ chức và tạo điều kiện cho nhân dân tham gia vào các hoạt động giáo dục từ việc góp ý quyết sách cho phát triển giáo dục, viết sách giáo khoa, tham gia giảng dạy….; liên kết về đào tạo với nước ngoài; thành lập và củng cố các Hội Khuyến học, Hội Cha mẹ học sinh, Hội đồng Giáo dục; Nhà nước có chính sách khuyến khích tài chính đối với các cá nhân

và tổ chức có hoạt động trong lĩnh vực giáo dục (giao đất xây trường, miễn giảm thuế…); cho người đi học được vay tiền để trang trải việc học; Nhà nước có chính sách ưu tiên với các vùng sâu, vùng xa và vùng khó khăn, nơi mà hoạt động giáo dục còn nhiều khó khăn Tóm lại XHHGD, theo tác giả bài báo này, nhà nước tạo điều kiện cho nhân dân tham gia sâu hơn nữa vào hoạt động giáo dục, đồng thời kết hợp với nhân dân thực hiện công bằng giáo dục, đáp ứng tối đa nhu cầu học tập đa

Trang 18

dạng của nhân dân [85] Tác giả công trình không đề cập đến hoạt động cụ thể trong thực tiễn

Hội Khuyến học TP.HCM năm 2007 nghiên cứu theo yêu cầu của Thành Ủy

Thành phố Hồ Chí Minh với đề tài “Xây dựng mô hình xã hội học tập ở Thành phố

Hồ Chí Minh thời hội nhập” (nghiệm thu năm 2010) Công trình này nghiên cứu

thực trạng giáo dục; các yếu tố của XHHT hiện có tại TP.HCM (2007); đề xuất thử nghiệm mô hình XHHT tại TP.HCM với các điều kiện và giải pháp xây dựng XHHT nhằm góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân; góp phần nâng cao trình độ nguồn nhân lực của Thành phố trong giai đoạn hội nhập hiện nay Công trình đặc biệt nhấn mạnh đến các nhân tố để xây dựng tốtXHHT là:

Lãnh đạo Đảng và Chính quyền địa phương các cấp phải nhận thức đúng mục tiêu của XHHT

Nhà nước cần có chính sách vĩ mô để cải thiện đời sống cho nhân dân

Tăng cường đầu tư nguồn lực cho các TTHTCĐ

Công trình nghiên cứu cũng đề cập XHHGD là nội dung cốt lõi của XHHT [48] Kế thừa kết quả của công trình, luận án nghiên cứu về khả năng đáp ứng nhu cầu học tập ở cấp phổ thông của ngành Giáo dục TP.HCM

Công trình nghiên cứu “Giáo dục Việt Nam 1945-2010” do Phạm Tất Dong

chủ biên, gồm 2 tập: Tập 1 trình bày lịch sử phát triển giáo dục của đất nước và giới thiệu hoạt động giáo dục của các địa phương; Tập 2 đi sâu vào nghiên cứu hoạt động giáo dục và những điển hình giáo dục của các địa phương Các điển hình về giáo dục ở các địa phương đều có điểm chung là sự hợp tác của xã hội với nhà nước

là yếu tố quyết định cho giáo dục phát triển [36] Công trình nghiên cứu về hoạt động giáo dục cả nước, có đề cập đến một vài nội dung liên quan đến công tác xã hội hóa giáo dục

Tiến sĩ Huỳnh Công Minh, nguyên Giám đốc Sở GD& ĐT TP.HCM, trong tác

phẩm: “Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh hội nhập các nền Giáo dục tiên tiến” năm 2010, đã tiếp cận từ hệ thống giáo dục một số quốc gia, đề cập đến

nhiều vấn đề liên quan đến đổi mới giáo dục như: đổi mới phương pháp dạy học,

Trang 19

hoạt động giáo dục ở TP.HCM phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, quyền tự chủ của các cơ sở đào tạo công lập nhằm đưa hoạt động giáo dục ở Thành phố phát triển Đây cũng là những nội dung của công tác XHHGD mà TP.HCM đang thực

hiện [56] Tác giả chưa đi sâu vào các nội dung xã hội hóa giáo dục

Đề tài “ Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng Giáo dục - Đào tạo các tỉnh phía Nam” là chủ đề một Hội thảo do Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục TP.HCM tổ

chức năm 2010 Trong hội thảo, Giám đốc Sở GD& ĐT Tỉnh Tây Ninh có bài tham

luận: “Đẩy mạnh công tác XHGD qua việc phối hợp chặt chẽ giữa ngành Giáo dục với Hội Khuyến học ở Tây Ninh”, theo đó một thành viên trong Ban giám đốc Sở

tham gia Ban chấp hành Hội với cương vị Phó chủ tịch thường trực và ngành Giáo dục Tỉnh Tây Ninh đã giới thiệu mô hình về gắn kết với Hội Khuyến học trong

công tác XHHGD Giám đốc Sở GD& ĐT Tỉnh Đồng Nai có tham luận: “Về việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, giáo viên sáng tạo”, theo tác giả,

để có trường học thân thiện, học sinh tích cực thì cơ sở trường lớp phải đạt chuẩn (của Bộ GD&ĐT), do đó chính quyền các cấp phải đưa kế hoạch xây dựng trường vào quy hoạch khu dân cư, khu công nghiệp một cách cụ thể; tăng cường giao lưu thể thao, văn nghệ giữa các trường học; đáp ứng nhu cầu văn hóa miễn phí cho các học sinh vùng sâu, vùng xa; tổ chức các hoạt động dã ngoại để học sinh tiếp cận với đời sống xã hội; giáo dục ý thức tự giác cho học sinh trong việc tìm hiểu, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống (dân tộc, địa phương) Để thực hiện được các vấn

đề này tốt, có hiệu quả thì Đảng và Chính quyền các cấp, ngành Giáo dục cần quy trách nhiệm cụ thể cho các ban ngành, đoàn thể cùng liên kết thực hiện Tác giả Vũ Đình Chiến, giảng viên Trường Cán bộ quản lý giáo dục TP.HCM có tham luận về:

“Bàn thêm về huy động các nguồn lực để phát triển giáo dục và đào tạo thời kỳ đổi mới hiện nay”, theo tác giả, nguồn lực bao gồm: nguồn nhân lực cần có chính sách

thu hút đồng thời phát hiện khen thưởng kịp thời các lực lượng xã hội, cá nhân trong cộng đồng có tâm huyết, tài năng tham gia vào hoạt động giáo dục; về vật lực vận động nhân dân, các tổ chức kinh tế, xã hội trong và ngoài nước đóng góp xây dựng trường (công lập và ngoài công lập), mời những chuyên gia việt kiều về tham

Trang 20

gia công tác giảng dạy; về nguồn tài chính, các nguồn đóng góp phải đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ, tự nguyện và nên để các tổ chức ngoài nhà trường vận động (các tổ chức đoàn thể, tôn giáo ) thu, chi và quản lý trực tiếp dưới dạng các quỹ bảo trợ giáo dục [23] Các biện pháp vận động xã hội hóa giáo dục chưa được các tác giả đề cập

“Xã hội hóa giáo dục thời lập quốc” là bài viết ngắn của tác giả Bá Mạnh trong trang thông tin điện tử “baomoi.com” ngày 5/9/2011 đã thuật lại câu chuyện

về công tác xóa nạn mù chữ của Chính phủ lâm thời đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Chính phủ đề ra kế hoạch trong một năm phải thanh toán xong nạn mù chữ trong nhân dân Bộ Quốc gia Giáo dục đã tổ chức Hội nghị toàn quốc

để tìm biện pháp thực hiện và Hội nghị thống nhất ý kiến là phải dựa vào sức dân thì mới hoàn thành được nhiệm vụ này (nếu theo khả năng lúc đó của Việt Nam thì phải mất 30 đến 40 năm) Sự quyết tâm của chính phủ và có được sự hợp tác của nhân dân mà chỉ sau 1 năm (từ 8/9/1945 đến 8/9/1946), cả nước đã có 2,5 triệu người thoát nạn mù chữ (dân số Việt Nam lúc đó khoảng 22 triệu người) Kinh nghiệm lịch sử này rất có giá trị cho viêc thực hiện chủ trương XHHGD hiện nay [20]

Những năm gần đây, vấn đề XHHGD ở Việt Nam cũng được sự quan tâm của

Ngân hàng thế giới (Word Bank), các học giả, nhà quản lý giáo dục ở nước ngoài Năm 1998, Word Bank chủ trì công trình: “The Role of the Private School Sector in Education in Viêt Nam” (Vai trò của trường tư thục trong giáo dục ở Việt

Nam) do Paul Glewwe Harry và Anthony Patrinos thực hiện Sau phần giới thiệu tổng quan hệ thống giáo dục phổ thông của Việt Nam, tác giả căn cứ vào mức thu

nhập năm của Việt Nam - VLSS (Vietnam Living Standards Survey) để khảo sát

thành phần gia đình cho con em học trường ngoài công lập Tác giả cũng đề xuất

ngân sách nhà nước phải hỗ trợ cho học sinh ngoài công lập (voucher) [182] Luận

án quan tâm đến chủ trương thực hiện công bằng giáo dục của Đảng và Nhà nước trong việc hỗ trợ tài chính cho đối tượng học sinh ngoài công lập ở TP.HCM

Trang 21

Tiến sĩ Yeow Poon có công trình nghiên cứu: “Socialization of Education in

Việt Nam - Lessons from International Experience” (Xã hội hóa giáo dục ở Việt Nam

– Bài học kinh nghiệm từ quốc tế) năm 2000, tác giả nhận định chủ trương XHHGD

như hình thức đối tác Công - Tư (Public - Private Partnerships = PPP) là cách để cải

thiện tài chính và mở rộng quy mô giáo dục Từ đó tác giả giới thiệu 3 hình thức đối

tác:

PPP từ thiện sử dụng (quỹ) từ thiện của công ty

PPP hợp đồng dựa trên hợp đồng thỏa thuận giữa các cơ quan công và

các đối tác tư nhân để cung cấp dịch vụ đổi lấy thù lao của chính quyền hoặc bằng cách tính phí người dùng

PPP thực thể là các thể chế mới được thành lập hoặc tạo ra thông qua chuyển

giao tài sản công, cùng quản lý tổ chức bởi cả 2 lĩnh vực công và tư [180]

Công trình nghiên cứu này đã giới thiệu các ý tưởng nhằm tăng cường trách nhiệm, nguồn lực cho sự nghiệp phát triển giáo dục ở Việt Nam Những đóng góp của nhân dân chưa được tác giả đề cập

Bài viết “Giáo dục Việt Nam - Nguồn gốc lịch sử, xu hướng phát triển gần đây” năm 2007 của TS Jonathan D London Tác giả nêu 3 vấn đề lớn của Giáo dục

Việt Nam: mối tương quan giữa giáo dục và phát triển còn mâu thuẫn giữa nhu cầu

và khả năng đáp ứng; các chính sách phát triển giáo dục chưa mang tính ổn định lâu dài; vấn đề chất lương đào tạo cũng cần đánh giá chính xác Theo tác giả cần thiết phải có sự tham gia của người dân vào tất cả các hoạt động của giáo dục [181] Nhìn chung đã có nhiều công trình nghiên cứu cả về thực tiễn và lý luận vấn

đề XHHGD ở tầm quốc gia, các địa phương cũng có những báo cáo tổng kết về XHHGD ở địa phương mình Đến nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên về vấn

đề thực hiện XHHGD ở TP.HCM Kế thừa các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này của các nhà nghiên cứu đi trước, các báo cáo chuyên đề về XHHGD của Bộ GD& ĐT, của Sở GD& ĐT TP.HCM; báo cáo tổng kết của Hội Khuyến học TP.HCM; báo cáo về công tác XHHGD của một số đơn vị trường học trong cả

Trang 22

nước Tác giả luận án nghiên cứu về quá trình thực hiện XHHGD phổ thông ở TP.HCM từ năm 1986 đến năm 2010

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động của giáo dục theo chủ trương

xã hội hóa bao gồm sự chỉ đạo của Đảng, các cấp chính quyền và ngành Giáo dục ở TP.HCM; sự hưởng ứng của các lực lượng xã hội qua các hành động đóng góp cụ thể cho sự nghiệp phát triển giáo dục qua 2 giai đoạn trong thời kỳ đổi mới, trong

đó giai đoạn đầu 1986-1996 là những hoạt động mang tính sáng tạo theo tinh thần

xã hội hóa và giai đoạn 1997-2010 là những điều chỉnh theo chủ trương XHHGD của Đảng

b Phạm vi nghiên cứu:

Luận án tập trung nghiên cứu quá trình thực hiện XHHGD bậc học phổ thông

ở TP.HCM với các giới hạn cụ thể sau:

- Việc triển khai chủ trương XHHGD ở TP.HCM (Đảng bộ, Chính quyền, ngành Giáo dục)

- Các tổ chức đoàn thể, các tổ chức kinh tế và nhân dân hưởng ứng chủ trương XHHGD qua các hành động cụ thể: vận động nguồn lực từ xã hội cho giáo dục (đóng góp cho hệ thống trường công lập, xây dựng các quỹ học bổng, nhân dân hiến đất xây dựng trường lớp…), chăm lo giáo dục thế hệ trẻ…

- Đa dạng hóa các hình thức đào tạo và trường lớp, trong đó có cả loại hình đào tạo không chính quy, liên kết quốc tế về giáo dục, du học tự túc

Phạm vi không gian nghiên cứu ở TP.HCM với địa giới hành chính đến thời điểm hiện nay (2010), thời gian từ năm 1986 đến 2010 được chia làm 2 giai đoạn 1986-1996 và 1997-2010 Việc phân kỳ làm 2 giai đoạn, luận án căn cứ vào thời điểm 1986 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI quyết định đổi mới đất nước, trong

đó có đổi mới giáo dục Giai đoạn 1986-1996 hoạt động giáo dục có nhiều chuyển động đổi mới trong hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn Chủ trương vận động trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, xã hội cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo

Trang 23

dục đồng thời định hướng phát triển sự nghiệp giáo dục theo hướng xã hội hóa Tuy nhiên, trong giai đoạn này chủ trương đổi mới giáo dục theo hướng xã hội hóa chưa được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp quy nên biện pháp chủ yếu là vận động sức dân đóng góp cho giáo dục qua chủ trương “nhà nước và nhân dân cùng chăm lo cho giáo dục” Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6/1996) đất nước đã vượt qua khủng hoảng kinh tế, xã hội, Đảng quyết định phát triển sự nghiệp giáo

dục theo quan điểm xã hội hóa bằng chủ trương XHHGD Tiếp đó Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (24/12/1996) và đến 21/8/1997 Chính phủ ban hành Nghị quyết 90/CP đã cụ thể hóa chủ trương của Đảng nên từ năm 1997 chủ trương

XHHGD được vận dụng tích cực trong thực tiễn Năm 2010 được xem là năm cuối của kế hoạch phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010

4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu

a Phương pháp nghiên cứu

Là chuyên ngành lịch sử nên luận án đã vận dụng phương pháp Lịch sử và phương pháp Logic xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu để làm rõ quá trình hoạt động của giáo dục TP.HCM qua các giai đoạn thăng trầm nhất là giai đoạn thập niên 80, bối cảnh lịch sử cụ thể dẫn đến sự khủng hoảng của giáo dục Việt Nam trong đó có giáo dục TP.HCM Đường lối đổi mới đưa Việt Nam vào kỷ nguyên phát triển mới đã làm thay đổi tư duy quản lý xã hội nói chung và quản lý giáo dục nói riêng Trong đổi mới giáo dục, công tác XHHGD được xem là động lực quan trọng của tiến trình đổi mới, qua đó làm rõ mối quan hệ giữa phát triển kinh tế đối với sự phát triển của giáo dục và đào tạo trong điều kiện kinh tế - xã hội nhất định ở Thành phố

Ngoài hai phương pháp chủ đạo trên, luận án cũng vận dụng phương pháp bổ trợ như phương pháp phân tích tài liệu qua các văn bản, báo cáo hoạt động của ngành Giáo dục ở TP.HCM, các công trình nghiên cứu về phát triển giáo dục; phân tích, xử lý các số liệu thống kê xã hội học để phục dựng toàn bộ quá trình đổi mới giáo dục ở TP.HCM theo chủ trương xã hội hóa; luận án cũng vận dụng phương pháp phỏng vấn các cán bộ quản lý ngành Giáo dục các cấp ở TP.HCM nhằm xác

Trang 24

định rõ những chuyển động tích cực của hoạt động giáo dục khi thực hiện chủ trương XHHGD cũng như những hạn chế trong quá trình thực hiện; phương pháp phân tích so sánh cũng được vận dụng để làm rõ những hoạt động và sự chuyển biến của quá trình thực hiện XHHGD phổ thông ở TP.HCM qua 2 giai đoạn 1986-

1996 và 1997-2010 trong điều kiện về kinh tế, xã hội có nhiều chuyển biến tích cực

b Nguồn tài liệu

Trong luận án này, nghiên cứu sinh đã tiếp cận và nghiên cứu các tài liệu sau:

- Các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc khóa VI, VII, VIII, IX, X, XI và các Văn kiện Hội nghị Trung ương VI (khóa VI); Văn kiện Hội nghị Trung ương 4 (khóa VII); Văn kiện Hội nghị Trung ương 2 (khóa VIII); Tài liệu của Bộ GD& ĐT:

“Tiếp tục quán triệt Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và triển khai thi hành luật giáo dục”; Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ TP.HCM

- Các văn bản pháp quy liên quan đến giáo dục của UBND TP.HCM

- Các báo cáo tổng kết hàng năm từ 1986 đến 2011 của Sở GD& ĐT TP.HCM

- Báo cáo tổng kết về công tác XHHGD của Bộ GD& ĐT

- Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài (sách, tạp chí, internet )

- Các tài liệu thu thập từ những cơ sở giáo dục ở TP.HCM, tài liệu phỏng vấn, tham khảo ý kiến từ các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục, giáo viên quan tâm đến đề tài

5 Đóng góp khoa học của luận án

- Trên cơ sở hệ thống nguồn tư liệu (chủ yếu là ở TP.HCM), luận án phục dựng lại bức tranh chân thực về quá trình thực hiện XHHGD phổ thông ở TP.HCM trong thời kỳ đổi mới Luận án cung cấp một số tư liệu và vấn đề thực tiễn cho các nhà nghiên cứu trong việc nghiên cứu về mặt lý luận của công tác XHHGD vốn còn đang nhiều cách tiếp cận khác nhau trong xã hội

- Luận án góp phần vào việc tổng kết hoạt động thực tiễn công tác XHHGD phổ thông ở TP.HCM, cung cấp cứ liệu thực tế cùng đề xuất các giải pháp cho các

Trang 25

cơ quan quản lý giáo dục các cấp ở TP.HCM nghiên cứu đề ra kế hoạch phát triển

mới cho công tác XHHGD ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới

- Kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần làm rõ bước phát triển mới của

lịch sử giáo dục cả nước nói chung, TP.HCM nói riêng từ khi đất nước bước vào

thời kỳ đổi mới đến nay

6 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm có

4 chương:

Chương 1 Tổng quan về xã hội hóa giáo dục và sự phát triển của giáo dục

ở Thành phố Hồ Chí Minh trước thời kỳ đổi mới

Chương 2 Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện đổi mới phát triển giáo dục phổ

thông theo hướng xã hội hóa (1986-1996)

Chương 3 Thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục phổ thông

(1997-2010)

Chương 4 Nhận định và đánh giá về quá trình thực hiện xã hội hóa giáo dục

phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2010

Trang 26

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GIÁO DỤC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI

1.1 Về khái niệm xã hội hóa giáo dục

1.1.1 Giáo dục và các hình thức giáo dục

Theo Từ điển Bách khoa, giáo dục là hoạt động hướng tới con người thông

qua một hệ thống các biện pháp tác động nhằm truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm; rèn luyện kỹ năng và lối sống; bồi dưỡng tư tưởng và đạo đức cần thiết cho đối tượng, giúp hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách phù hợp với mục đích, mục tiêu chuẩn bị cho đối tượng tham gia vào lao động sản xuất và đời sống xã hội Do đó hoạt động giáo dục phải có sự hợp tác của nhiều phía, nhiều

tổ chức xã hội, công tác giáo dục không thể đóng khung trong nhà trường, mà ngay trong cuộc sống hàng ngày ngoài xã hội

Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, việc truyền đạt những hiểu biết, năng lực và phẩm chất, nên hoạt động giáo dục được tiến hành theo các phương thức khác nhau:

a Phương thức kèm cặp ngay trong cuộc sống, đây là phương thức giáo dục chủ yếu trong xã hội thời nguyên thủy, khi sự phân công lao động trong xã hội chưa thuần thục, phương thức giáo dục này chủ yếu trong việc truyền thụ kinh nghiệm và

kỹ năng nghề nghiệp

b Phương thức giáo dục bằng tuyên truyền qua cộng động, bằng các hình thức văn học - nghệ thuật, bằng tập quán, tín ngưỡng…phương thức giáo dục này

đã có từ xã hội nguyên thủy và ngày càng phát triển đa dạng

c Phương thức giáo dục có trường lớp, có thầy và trò liên hệ trực tiếp với nhau, có chương trình và trong thời gian nhất định để dạy và học Phương thức giáo dục này xuất hiện sau hai phương thức giáo dục trên khi lượng tri thức loài người ngày càng phát triển, sự phân công xã hội ngày càng thuần thục [41, tr.17-18]

Trang 27

Ngày nay nhờ vào tiến bộ của công nghệ thông tin, phương thức giáo dục có trường lớp đã phát triển hình thức mới là giáo dục từ xa: có chương trình, có người dạy và học nhưng không có (có thể có nhưng không nhất thiết) trường lớp và hình thức giáo dục này đang phát triển trong các xã hội hiện đại

thành của chung của xã hội”, định nghĩa này có thể phù hợp trong cơ chế kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp trước đây (nền kinh tế chỉ có hai thành phần là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể) Hiện nay kinh tế thị trường được thừa nhận và trở thành phương hướng chủ yếu xây dựng đất nước, trong nền kinh tế thị trường có nhiều hình thức sở hữu được luật pháp thừa nhận

Theo lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin thì khái niệm "xã hội hóa" nói lên

sự chuyển hóa từ tính chất cá nhân thành tính chất xã hội [195] Với cách tiếp cận riêng về giáo dục, Võ Tấn Quang và nhóm nghiên cứu đã tổng hợp nhiều quan điểm: “Xã hội hóa là quá trình cá nhân hòa nhập vào xã hội hay vào một trong các nhóm của họ thông qua quá trình học các chuẩn mực và giá trị của từng nhóm và xã hội” hay “Xã hội hóa là sự phát triển nhân cách dựa trên sự tương tác của cá nhân với môi trường vật chất và xã hội đặc thù”; “Xã hội hóa là quá trình học tập suốt đời của cá nhân Trong đó, cá nhân với tư cách là chủ thể của hành động không chỉ tiếp thu mà còn làm phong phú thêm các quan hệ xã hội, các giá trị vật chất và tinh thần dưới hình thức cá nhân” và đưa ra khái niệm xã hội hóa là quá trình học tập suốt đời của cá nhân, trong đó cá nhân với tư cách là chủ thể hành động không chỉ tiếp thu

mà còn làm phong phú thêm các quan hệ xã hội, các giá trị vật chất và tinh thần dưới hình thức cá nhân [82, tr.31]

Trang 28

Trong Nghị quyết số 90-CP ngày 21/8/1997 của Chính phủ có nêu: “Xã hội

hóa là xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế, xã hội lành mạnh và thuận lợi cho các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa…”

Cho đến nay, nội hàm khái niệm xã hội hoá ở nước ta có nhiều cách tiếp cận khác nhau Về cơ bản, xã hội hóa được sử dụng với hai nghĩa chính:

Thứ nhất, xã hội hoá là “làm cho trở thành chung của xã hội”, quan niệm này

phản ảnh lịch sử phát triển sản xuất của nhân loại, từ một nền sản xuất có tính chất

cá nhân, riêng lẻ sang một nền sản xuất mang tính chất công cộng

Thứ hai, xã hội hoá là sự tăng cường chú ý quan tâm, sự tham gia rộng rãi

của xã hội (các cá nhân, nhóm, tổ chức, cộng đồng ) về cả vật chất và tinh thần vào một số hoạt động mà trước đó chỉ được một đơn vị, một bộ phận hay một ngành chức năng nhất định thực hiện; là một phương châm hành động của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, từ vi mô đến vĩ mô nhằm phát huy nội lực, huy động cộng đồng, hay huy động vốn xã hội từ nhân dân, theo cơ chế: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ

Như vậy xã hội hóa là quá trình tương tác giữa cá nhân, nhóm với xã hội, những thành quả mà cá nhân, tập thể tích lũy được do tài năng, lao động đều đóng góp cho sự phát triển của xã hội Từ đó cũng có thể hiểu xã hội hóa là cộng đồng trách nhiệm giữa nhà nước và xã hội trong các hoạt động kinh tế - văn hóa - xã hội nhằm làm cho xã hội ngày càng phát triển Cách hiểu này cũng phù hợp với đường lối quản lý nhà nước (nhà nước của dân, do dân và vì dân), khi người dân thực sự được tham gia vào công việc quản lý nhà nước (gián tiếp) thì trách nhiệm sẽ cao hơn

1.1.3 Xã hội hóa giáo dục

Theo Từ điển Giáo dục học “Xã hội hóa giáo dục là chủ trương, biện pháp

biến sự nghiệp giáo dục trong nhà trường thành công việc chung của toàn xã hội để thu hút mọi thành phần, thành viên trong xã hội tích cực tham gia vào hoạt động giáo dục thế hệ trẻ tùy theo chức năng, điều kiện của mình…” [47, tr.481] Trong

Trang 29

thực tiễn quá trình thực hiện XHHGD còn nhiều quan điểm chưa thống nhất mà theo một nghiên cứu khảo sát bằng phiếu hỏi cho thấy XHHGD bao gồm nhiều yếu tố:

- 85% ý kiến trả lời cho rằng đó là quá trình tổ chức, huy động sự tham gia của mọi thành viên trong cộng đồng vào các hoạt động giáo dục

- 82% ý kiến cho là huy động các nguồn lực từ phía xã hội

- 44% cho rằng XHHGD hoàn toàn giống với “nhà nước và nhân dân cùng làm”

Một điều tra khác với đối tượng là cán bộ Đảng, chính quyền, các tổ chức xã hội, các đoàn thể và hội quần chúng ở một số địa phương cũng nêu các cách hiểu khác nhau về XHHGD:

- 70% câu trả lời cho rằng XHHGD có nội dung cốt lõi là huy động tiền của trong nhân dân, giảm gánh nặng ngân sách nhà nước

- 15% câu trả lời cho rằng XHHGD là chuyển trách nhiệm cho xã hội tự lo vì nhà nước ta còn nghèo

- 30% ý kiến cho rằng XHHGD là đa dạng hóa các loại hình trường lớp (công lập, bán công, dân lập), đa dạng hóa phương thức đào tạo (chính quy, tại chức, từ xa, BTVH ) [82, tr.45]

Thực ra, các ý kiến trên mới chỉ nhận thức XHHGD theo từng nội dung cụ thể, chưa bao hàm hết tất cả nội dung của XHHGD mà chủ chương của Đảng đã đề

ra, cụ thể: Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII chỉ đạo: “Huy động toàn xã hội làm

giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước”

Cụm từ “Xã hội hóa giáo dục” bắt đầu xuất hiện trong Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VIII (1996):

“Cụ thể hoá và thể chế hoá chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về xã hội hoá sự nghiệp giáo dục đào tạo, trước hết là về đầu tư phát triển và bảo đảm kinh phí hoạt động Ngoài việc ngân sách dành một tỉ lệ thích đáng cho sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo, cần thu hút thêm các nguồn đầu tư từ các cộng đồng, các

Trang 30

thành phần kinh tế, các giới kinh doanh trong và ngoài nước đi đôi với việc sử dụng

có hiệu quả nguồn đầu tư cho giáo dục đào tạo Những doanh nghiệp sử dụng người lao động được đào tạo có nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách giáo dục, đào tạo” [9]

Nghị quyết 90-CP của Chính phủ (21/8/1997) cụ thể hóa chủ trương Xã hội

hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo là:

- Vận động sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội cho sự nghiệp phát triển giáo dục

- Xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân, Đảng bộ, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban Nhân dân, các cơ quan nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp đóng tại địa phương và của từng người dân

- Mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội, phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực này

Nội dung của cuộc vận động toàn dân tham gia sự nghiệp giáo dục bao gồm: tạo ra phong trào học tập sâu rộng trong toàn xã hội, làm cho xã hội ta trở thành XHHT; phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục trong nhà trường với giáo dục ở gia đình và giáo dục ngoài xã hội; tăng cường trách nhiệm của cấp ủy Đảng, HĐND, Chính quyền các cấp và các đoàn thể quần chúng, doanh nghiệp…đối với sự nghiệp giáo dục; nâng cao ý thức trách nhiệm và sự tham gia của toàn dân đối với giáo dục nhằm củng cố tăng cường hiệu quả của hệ thống giáo dục

Qua đó, XHHGD được hiểu là toàn xã hội cùng tham gia vào công tác giáo

dục (All for Education, Education for All) Toàn xã hội được hiểu là toàn bộ hệ

thống chính trị, các tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang, mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, nhân dân, người đi học cùng tham gia và có trách nhiệm vào hoạt động giáo dục XHHGD là quá trình giáo dục không chỉ diễn ra trong thời gian cố định mà kéo dài suốt cả đời người, mọi cá nhân luôn tự hoàn thiện mình để sống và lao động Giáo dục trở thành nhu cầu sống tích cực của mọi người, nên mọi người đều có trách nhiệm cho sự nghiệp phát triển giáo dục

Trang 31

1.1.4 Mục tiêu, nội dung, hình thức thể hiện của xã hội hóa giáo dục

Sau chiến thắng mùa xuân năm 1975, đất nước thống nhất, Việt Nam tiến hành xây dựng đất nước trong hoàn cảnh rất khó khăn, vừa khắc phục hậu quả do chiến tranh để lại, vừa phải chống lại những âm mưu thù địch của thế lực bên ngoài; vừa cải tạo xã hội cũ để xây dựng xã hội mới - Xã hội Chủ nghĩa

Đến thập niên 80, đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội theo tư duy cũ đã không còn phù hợp, hệ thống XHCN toàn thế giới đã có sự khủng hoảng về mọi mặt trong hoạt động xã hội Việt Nam cũng không nằm ngoài những khó khăn chung của hệ thống các nước XHCN Nhiều chỉ tiêu cơ bản do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV không đạt cụ thể về lương thực, chỉ tiêu đến năm 1980 đạt 21 triệu tấn nhưng thực tế chỉ đạt 14,4 triệu tấn; năm 1976 lạm phát 128%, năm 1981 lạm phát 313%, năm 1986 lạm phát là 774,7% Tình trạng lạm phát đã đưa Việt Nam vào sự khủng hoảng kinh tế, xã hội trầm trọng [44, tr.19]

Đến giai đoạn này sự bao cấp của ngân sách nhà nước không đủ đáp ứng nhu cầu cho các hoạt động xã hội, trong hoàn cảnh này, các ngành Y tế, Văn hóa, Giáo dục bộc lộ khó khăn nhất vì hoạt động dựa 100% vào ngân sách nhà nước Riêng ngành Giáo dục, ngân sách nhà nước dành cho 3,5% đến 3,7% trong tổng chi ngân sách, chủ yếu để trả lương (chiếm khoảng 80%) cho hoạt động của ngành Ngành Giáo dục, do khó khăn về kinh phí hoạt động nên cơ sở vật chất trường lớp xuống cấp không được tu sửa kịp thời; quy mô trường lớp không phát triển kịp theo nhu cầu học tập của xã hội đã dẫn đến tình trạng dạy và học ca 3, ca 4 trong các trường học; trang thiết bị đồ dùng dạy học, sách giáo khoa… không đủ, đã ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng đào tạo

Cuộc sống của đội ngũ giáo viên khó khăn, lương thấp khiến một bộ phận giáo viên bỏ nghề, người ở lại thì “chân trong, chân ngoài” bươn chải kiếm thêm thu nhập, không yên tâm với bục giảng; một bộ phận học sinh phải nghỉ học để phụ giúp kinh tế cho gia đình…Tất cả những khó khăn này của ngành Giáo dục cả nước

đã dẫn đến hậu quả:

Trang 32

Trong lĩnh vực nhà trẻ, năm học 1985-1986 cả nước có 1.157.385 cháu được vào nhà trẻ, có hơn 160 ngàn cô giáo, thì đến năm 1989-1990 chỉ còn 649.578 cháu được vào nhà trẻ (giảm 507.807 cháu), số cô giáo là 102.574 (giảm 58.026 cô) do các hợp tác xã nông nghiệp (quản lý) giải thể

Về giáo dục phổ thông, tình hình học sinh lưu ban, bỏ học diễn biến tiêu cực, năm học 1987-1988 tỷ lệ lưu ban ở cấp I là 8,86%, bỏ học là 9,49%; cấp II có 5,31% học sinh lưu ban và 12,36% bỏ học; cấp III có 5,1% lưu ban và 8,75% bỏ học [44]

Trước tình hình khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng của đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ động đề ra đường lối đổi mới (1986), nhưng việc phục hồi không thể khắc phục ngay, đòi hỏi phải có thời gian Ngành Giáo dục và Đào tạo dù đã chuyển động đổi mới nhưng hậu quả của thời kỳ trước chưa thể khắc phục ngay được

Năm 1991-1992 với sự giúp đỡ của tổ chức UNESCO và UNDP, Bộ GD&

ĐT Việt Nam đã triển khai dự án “Điều tra tổng thể về giáo dục và phân tích nguồn nhân lực” (VIE 89/022) với sự tham gia của nhiều chuyên gia giáo dục quốc tế và

Việt Nam, dự án đã xác định thực trạng của Giáo dục Việt Nam có 7 vấn đề như sau:

- Suy giảm số lượng và suy thoái chất lượng ở mọi bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân

- Quan hệ không chặt chẽ giữa giáo dục nghề nghiệp và kỹ thuật với sản xuất

và việc làm

- Việc giảng dạy và bố trí mạng lưới đại học không phù hợp với yêu cầu của

xã hội, quan hệ không chặt chẽ giữa đại học với nghiên cứu, sản xuất và việc làm

- Đội ngũ giáo viên có nhiều yếu kém và khó khăn trong công việc

- Nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật cho giáo dục và đào tạo thiếu thốn, sử dụng không hiệu quả

- Hệ thống tổ chức, quản lý, pháp chế về giáo dục và đào tạo không thích hơp

Trang 33

- Sự không phù hợp của giáo dục và đào tạo với xã hội chuyển đổi

Với thực trạng nêu trên, Đảng đưa ra chủ trương XHHGD nhằm tạo chuyển biến cơ bản cho sự nghiệp phát triển giáo dục với các mục tiêu cụ thể:

- Tạo ra sự thay đổi về cơ bản cơ chế quản lý, vận hành và tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng dân chủ hóa, đa dạng hóa phù hợp với cơ chế của nền kinh tế thị trường

- Phát huy cao độ nội lực tiềm tàng trong xã hội, khơi dậy tính chủ động, tích cực, năng động và sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân, đồng thời tạo nên nguồn lực phong phú từ trong và ngoài nước để đẩy nhanh sự phát triển của sự nghiệp giáo dục và đào tạo

- Thực hiện công bằng trong giáo dục, từng bước nâng cao mức hưởng thụ

về giáo dục cho nhân dân, hình thành ý thức học tập suốt đời

Nội dung và hình thức thể hiện của XHHGD là nâng cao nhận thức của mọi

thành viên trong xã hội về vai trò của giáo dục và đào tạo đối với sự nghiệp phát triển đất nước và của bản thân; xây dựng cộng đồng trách nhiệm của từng người dân, của tập thể, các tổ chức Đảng, chính quyền các cấp, các đoàn thể quần chúng, của các tổ chức kinh tế - xã hội đối với sự nghiệp phát triển giáo dục; đa dạng hóa các hình thức hoạt động giáo dục, củng cố các tổ chức giáo dục công lập và phát triển các loại hình ngoài công lập trong giáo dục; tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước

và mở rộng các nguồn tài chính, khai thác mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển

giáo dục; hoàn thiện các căn cứ pháp lý của các chủ trương XHHGD [29]

Tóm lại, xã hội hóa là chủ trương quan trọng của Đảng trong sự nghiệp đổi mới đất nước, phản ảnh mục tiêu nhà nước “của dân, do dân và vì dân” XHHGD cũng phản ảnh phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”

1.2 Tình hình Giáo dục theo hướng xã hội hóa ở một số nước trên thế giới

Giáo dục Trung Quốc

Trung Quốc bắt đầu sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa đất nước từ cuối thập niên 1970, xem giáo dục là nền tảng cho “Tứ hiện đại hóa” (Nông nghiệp, Công nghiệp, Quốc phòng và Khoa học Công nghệ) Luật Giáo dục bắt buộc 9 năm

Trang 34

có hiệu lực từ ngày 1/7/1986, đặt ra các yêu cầu và thời hạn để đạt được phổ cập giáo dục tùy theo điều kiện của địa phương, theo đó bất cứ tổ chức hay cá nhân nào thuê trẻ em chưa hoàn thành giáo dục 9 năm là vi phạm pháp luật Dự luật này cũng cho quyền hưởng giáo dục miễn phí và trợ cấp cho học sinh các gia đình khó khăn

về kinh tế Hệ thống trường công lập chiếm chủ đạo, nhà nước cũng ủng hộ các tổ chức giáo dục ngoài công lập theo “luật khuyến khích giáo dục tư thục” có hiệu lực

từ ngày 01/09/2003, từ đây nhiều tổ chức giáo dục nước ngoài vào Trung Quốc thành lập trường (chủ yếu là đại học), điều này giúp nâng cao chất lượng cho giáo dục ở Trung Quốc

Trung Quốc cũng tiến hành cải cách tài chính và đầu tư của chính phủ vào giáo dục, khuyến khích sự đa dạng hóa các nguồn tài chính bao gồm việc mở rộng nguồn thu mới của chính phủ dành cho giáo dục cùng với mở rộng và tăng cường việc huy động các nguồn ngoài ngân sách nhà nước Nhờ đó nguồn lực tài chính đã dần dần đa dạng hơn và vì thế tổng chi ngân sách của nhà nước cho giáo dục đã giảm xuống đáng kể [25, tr 4-8] Một chương trình quan trọng khác cho các vùng nông thôn là chính sách “hai miễn, một trợ cấp” của Trung Quốc đi kèm với “cơ chế mới về đảm bảo nguồn quỹ cho giáo dục bắt buộc ở nông thôn” (thường được gọi là

“Tân cơ chế”)

Giáo dục Singapore

Quá trình phát triển giáo dục Singapore tính từ 1959 đến nay được chia ra làm nhiều giai đoạn với những phương châm cải cách giáo dục riêng Các giai đoạn cải cách giáo dục ở Singapore có thể được chia thành 4 giai đoạn như sau:

- Giáo dục để tồn tại (1959-1978): xây dựng một nền giáo dục đại chúng để đáp ứng nhu cầu cấp bách là gắn kết quốc gia và phát triển kinh tế

- Giáo dục lấy hiệu quả làm động lực (1979-1996): khuyến khích sự gắn kết

xã hội qua học tập, mở rộng giáo dục kỹ thuật và dạy nghề, cải tiến giáo dục đại học

để đáp ứng và phù hợp hơn với yêu cầu của nền kinh tế đang biến đổi nhanh chóng

- Giáo dục lấy năng lực làm động lực (1997-2005): việc phát triển mạnh của công nghệ thông tin và xu hướng toàn cầu hóa Giáo dục tầm nhìn cho học sinh là

Trang 35

sau khi ra trường trở thành những người không những biết đọc, biết viết và biết tính toán mà còn có năng lực về công nghệ thông tin, về kỹ năng giải quyết các vấn đề phức tạp của cuộc sống

- Giáo dục lấy đổi mới làm động lực (từ 2006): Singapore đã tiến hành những thay đổi ở tất cả các bậc học trong bối cảnh nền kinh tế tri thức với phương châm hướng đến chất lượng cao trong giáo dục

Nền Giáo dục Singapore đánh giá cao sự hợp tác của phụ huynh học sinh (PHHS) với nhà trường và xem đó là sự cộng tác then chốt trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh [185]

Giáo dục Nhật Bản

Hệ thống giáo dục Nhật Bản gồm có: 6 năm tiểu học, 3 năm THCS; 3 năm THPT Giáo dục bắt buộc là 9 năm, hệ thống trường công lập giữ vị trí chủ đạo với các cấp tiểu học đến THCS, hệ thống mầm non (3 đến 5 tuổi) công lập rất hạn chế,

số trẻ ghi danh học trường tư chiếm khoảng 80,8% Năm 2009, tỷ lệ ghi danh trường tư thục ở cấp 1 chiếm 1,1 %, THCS là 7,2%, THPT là 29,4%, Đại học là 73,4%, Cao đẳng là 93,8% Tuyển sinh vào đại học công lập rất khó nên phần lớn học sinh phải học thêm ở các điểm luyện thi

Theo khảo sát hàng năm của Khối hợp tác phát triển Kinh tế (OECD) về tài

chính cho giáo dục thì chi tiêu công cho giáo dục ở Nhật Bản năm 2007 là 3,3% GDP, thấp nhất trong các nước OECD (trung bình 4,8%), trong khi đó tư nhân đóng góp 1,6% GDP cao hơn Hàn quốc, Mỹ [184, tr.8]

Giáo dục Phần Lan

Phần Lan có nền giáo dục phát triển mà theo Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (Programme for International Student Assessment) (PISA) vào năm 2006, học sinh Phần Lan lại vượt lên các quốc gia trong khối OECD (gồm 57 quốc gia để đứng đầu trong cuộc điều tra giáo dục PISA) Ở Phần Lan có khoảng 60% các cơ sở giáo dục do các Hội đồng địa phương điều hành Trách nhiệm trong việc cấp kinh phí cho hoạt động giáo dục và xây dựng trường học được chia ra giữa chính phủ và chính quyền địa phương hoặc các nhà cung cấp giáo dục Trợ cấp của nhà nước cho

Trang 36

đầu tư giáo dục là từ 25% đến 50% chi phí theo tính toán, trong đó chi phí hoạt động của giáo dục tiểu học (57%) và trung học (43%) Các tiêu chí cấp kinh phí được xác định theo số lượng học sinh hoặc chỉ số về hiệu quả hoạt động do Bộ Giáo dục ban hành [188]

Ở Phần Lan cũng có trường tư nhưng không được nhà nước khuyến khích Khi thành lập, các trường tư được cấp ngân sách tương tự như đối với trường công

có cùng quy mô Các trường tư bị cấm thu học phí, phải tuyển sinh trên cơ sở giống như các trường công và thêm vào đó, phải cung cấp cho học sinh tất cả các quyền lợi như các học sinh ở trường công Chính vì vậy, hầu hết các trường tư hiện nay là các trường của các tổ chức tôn giáo [188, tr.4]

Giáo viên ở Phần Lan được trao quyền tự chủ cao, không có chế độ thanh tra giáo dục Điều này khiến giáo viên phải có trách nhiệm hơn đối với học sinh và phụ huynh Nhà trường và giáo viên được trao quyền tự chủ cao, điều này đồng nghĩa với việc hiệu quả đào tạo tốt từ trường Sư phạm Theo đó, giáo viên phải được đào tạo có trình độ như những nhà nghiên cứu giáo dục độc lập Mỗi giáo viên phải có khả năng thiết kế giáo án riêng cho mình dựa vào giáo trình chuẩn kiến thức quốc gia do Hội đồng Giáo dục quốc gia phát hành và chương trình dạy chi tiết do trường thiết kế Ngoài ra, giáo viên được quyền chọn sách giáo khoa trong số các sách giáo khoa được xuất bản Trường học ở Phần Lan không có khái niệm phạt học sinh, to tiếng với học sinh cũng không được chấp nhận(1), nhiệm vụ của giáo viên là hỗ trợ cho học sinh phát triển [25, tr.93]

Giáo dục Hoa Kỳ

Đặc điểm nổi bật của hệ thống giáo dục Hoa Kỳ là sự phân quyền, phân cấp trong quản lý; sự dân chủ trong việc thực thi các chính sách giáo dục; sự đa dạng về loại hình trường học cũng như phương thức đào tạo; và sự ứng dụng sâu rộng những tiến bộ của khoa học công nghệ hiện đại trong quản lý cũng như hoạt động dạy và học Sự nghiệp phát triển giáo dục của Hoa Kỳ là sự quan tâm của Liên bang, là trách nhiệm của mỗi bang và là chức năng của từng địa phương Bộ Giáo dục Hoa

(1) Có thể lấy thí dụ cụ thể là khi học sinh tiểu học quên mang sách giáo khoa, giáo viên sẽ tìm sách cho học

Trang 37

Kỳ hoàn toàn không có chức năng quản lý như Bộ Giáo Dục ở một số nước như Việt Nam và Trung Quốc Bộ Giáo dục Hoa Kỳ chịu các trách nhiệm sau:

- Xây dựng các chính sách về hỗ trợ ngân sách quốc gia cho giáo dục và phân phối cũng như quản lý các nguồn quỹ

- Thu thập dữ liệu về hệ thống trường học và phổ biến các chương trình nghiên cứu

- Tập trung sự quan tâm của quốc gia về các vấn đề giáo dục then chốt

- Ngăn cấm sự phân biệt đối xử và đảm bảo cơ hội tiếp cận giáo dục công bằng cho mọi người

Có khoảng 85% học sinh Hoa Kỳ học ở trường công Việc tuyển sinh vào các trường này thường dựa vào địa bàn cư trú Trẻ trong độ tuổi đến trường được miễn phí hoàn toàn khi chọn học ở trường công Hệ thống trường công được hỗ trợ toàn bộ kinh phí nhờ vào nguồn thu thuế của địa phương và một phần của bang Tính trung bình khoảng 43% nguồn quỹ chi cho giáo dục là từ địa phương

Hệ thống giáo dục Hoa Kỳ công nhận cả giáo dục công và tư thục, không phân biệt đối xử giữa chúng Trường tư có thể là trường các tổ chức tôn giáo, trường của các nhóm dân tộc (thiểu số), trường phi lợi nhuận và trường có lợi nhuận Các trường tư thục được hoàn toàn tự chủ về mặt quản lý Hội đồng quản trị được tự chỉ định hoặc chỉ định bởi chủ sở hữu là các tổ chức tôn giáo hoặc hội đoàn Các trường này không nhận được ngân sách hàng năm từ chính quyền bang, nhưng họ có thể đòi hỏi và nhận được nguồn quỹ cho một số mục đích đặc biệt nếu được luật pháp của bang đó cho phép Điểm đáng lưu ý là các trường tư thục hoàn toàn không chịu sự quản lý về mặt chuyên môn của Sở Giáo dục bang Quyết định

về chương trình học trong các trường được đưa ra khác nhau so với các trường công, giáo viên giữ vai trò quan trọng trong việc thiết kế chương trình học và ít chịu ảnh hưởng từ cấp trên Họ có thể chọn lựa những giáo trình và phương pháp giảng dạy khác nhau để phù hợp với nhu cầu học tập của học sinh.[25, tr.125-129

Giáo dục Hàn quốc

Ở Hàn quốc, các trường tư nhận được một lượng nhỏ tài trợ và trợ cấp chính

Trang 38

phủ, nhưng chủ yếu được tài trợ thông qua học phí và hỗ trợ từ các nhà tài trợ tư nhân và các tổ chức xã hội Hàn Quốc chi tiêu 7,434 Won cho mỗi học sinh ở tất cả các cấp học, so với mức trung bình của OECD là 8,831 Won Tuy nhiên, điều này đại diện cho 7,6% GDP của Hàn Quốc chi cho giáo dục, so với mức trung bình của các nước trong OECD là 4,8% và đây là tỉ lệ chi cho giáo dục cao thứ 2 trong các nước OECD [187]

Các gia đình Hàn Quốc sẵn sàng đầu tư cao cho con trong việc học tập, thường chiếm khoảng 22% thu nhập của hộ gia đình thông qua sự lựa chọn của họ

phải trả tiền cho trung tâm luyện thi (Hagwons), gia sư, học phí, các hoạt động

ngoại khóa và chi phí giáo dục khác Hàn Quốc có xu hướng chi tiêu nhiều hơn thu nhập cá nhân của họ trên các sản phẩm giáo dục hơn nhiều quốc gia khác Tiếng Anh cũng được phụ huynh đầu tư mạnh cho con cái đi học [187]

Hàn Quốc cũng nổi tiếng về kết quả học tập của học sinh theo đánh giá của Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) trong ba năm một lần của OECD Tuy nhiên, trong khi thành công giáo dục Bắc Âu chủ yếu là do các trường công lập được tài trợ và chất lượng cao, sự thành công của học sinh Hàn Quốc thường được quy cho cha mẹ đầu tư đáng kể trong các lớp học sau giờ học và các hình thức dạy kèm hoặc bổ sung bên ngoài của hệ thống trường học

1.3 Sự phát triển giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh trước đổi mới (1986)

1.3.1 Vài nét về lịch sử Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh

Vùng đất Gia Định xưa được gọi chung cho vùng đất phương Nam do quá trình di dân khẩn hoang của những lưu dân người Việt Vào năm 1698, Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Kính (Cảnh) được Chúa Nguyễn Phúc Chu cử làm Thống Suất vào Nam kinh lược, ông đã thiết lập bộ máy hành chính cho vùng đất phía Nam, lấy đất Đồng Nai lập huyện Phước (Phúc) Long và Sài Gòn làm huyện Tân Bình Dựng Dinh Trấn Biên và Dinh Phiên Trấn (Gia Định), phái quan vào cai trị Ranh giới phía Nam của đất nước chỉ đến Bến Lức - Vàm Cỏ [61, tr.26]

Năm 1708, Mạc Cửu (một cựu thần nhà Minh lánh nạn Thanh triều sang Chân Lạp tị nạn và được khai khẩn vùng đất Sài Mạt (Hà Tiên) lập được 7 xã thôn)

Trang 39

quy phục Chúa Nguyễn và được trao chức Tổng binh Như vậy, lãnh thổ xứ Đàng Trong được thêm vùng đất ở cực Nam (từ biên giới Chân Lạp đến Mũi Cà Mau) Đến năm 1757, công cuộc mở mang bờ cõi về phía Nam của các chúa Nguyễn đã cơ bản hoàn thành [61, tr.26]

Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi (vua Gia Long) và năm 1808 Vua Gia Long chia địa giới từ Thuận Hóa trở ra phía Bắc thuộc Bắc Thành, từ Bình Thuận vào phía Nam thuộc Gia Định Thành gồm 5 Trấn: Phiên An Trấn (Gia định), Biên Hòa Trấn, Vĩnh Thanh Trấn (Vĩnh Long, An giang), Định Tường Trấn và Hà Tiên Trấn huyện Tân Bình đổi thành Phủ Tân Bình (gồm 4 huyện: Bình Dương, Tân Long, Thuận An, Phước Lộc) Hai huyện Bình Dương và Tân Long bao gồm toàn

bộ TP.HCM

Năm 1820, Minh Mạng kế vị, đến năm Minh Mạng thứ 12 (tháng 11 năm 1831), các Trấn, Doanh đổi thành Tỉnh, từ Quảng Trị trở ra phía Bắc có 18 tỉnh, từ Quảng Nam trở vào có 13 tỉnh Năm Minh Mạng thứ 13 (1832), sau sự kiện Lê Văn Khôi, Phiên An đổi thành Tỉnh Gia Định (19, tr.222)

Năm 1867, sau khi chiếm thêm 3 tỉnh miền Tây, thực dân Pháp chia 6 tỉnh thành 24 hạt Ngày 4/4/1867, Thống đốc Nam Kỳ De La Grandière ký nghị định số

53 ban hành quy chế Thành phố cho Sài Gòn Đến năm 1887, Sài Gòn được chọn làm thủ phủ của toàn Đông Dương Năm 1931, Sài Gòn - Chợ Lớn trở thành địa phương Sài Gòn - Chợ lớn theo quyết định của Tổng thống Cộng hóa Pháp Trong thời kỳ miền Nam bị tạm chiếm, Sài Gòn là trung tâm kinh tế - chính trị của toàn miền Nam với các địa phận bao gồm:

- Đô thành Sài Gòn có 11 quận

-Tỉnh Gia Định có 8 quận là: Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ, Quảng Xuyên (Rừng Sác), Tân Bình, Thủ Đức và Gò vấp

Sau khi giải phóng miền Nam, ngày 2/7/1976, Quốc hội khóa IV nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ra nghị quyết đặt tên TP.HCM cho Sài Gòn - Gia Định

TP.HCM có diện tích 2.095,5 km² với dân số 3.498.120 người (1975) đã phát

Trang 40

triển lên 7.162.864 người (2010), chiếm 0,63% diện tích và 8,34% dân số của cả nước, nhưng chiếm tới 20,2% tổng sản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài

TP.HCM phía Bắc giáp Tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp Tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp Tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp Tỉnh Long An và Tiền Giang, TP.HCM cách Hà Nội 1730

km theo đường bộ, cách bờ biển đông 50 km theo đường chim bay

Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, TP.HCM là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế Toàn TP.HCM có 13 Tôn giáo khác nhau, hiện có 19 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành là nơi nhân dân từ khắp nơi hội tụ về với thành phần rất đa dạng nhưng đều chung nguyện vọng xây dựng cuộc sống tốt hơn trước, chính từ điều kiện địa lý và xã hội này đã tạo nên tính cách người Sài Gòn (hay cả miền Nam) vừa có đặc tính chung của người dân Việt vừa có đặc tính riêng như: cởi mở (tiếp nhận người mới để cùng khai hoang sản xuất), năng động (để tồn tại và phát triển), trọng nghĩa khinh tài, suy tính thực tế…

1.3.2 Giáo dục ở Sài Gòn - Gia Định trước giải phóng 1975

Thời phong kiến (1698-1859)

Từ năm 1698, chính quyền Chúa Nguyễn đã xác lập chủ quyền trên đất Gia Định, thiết lập tổ chức hành chánh nhưng ngoài một số biện pháp về quân sự (bảo vệ nhân dân và lãnh thổ), kinh tế (khuyến khích khai hoang, thu thuế…) nhà nước phong kiến chưa có điều kiện chú ý nhiều đến đời sống văn hóa của nhân dân Đến khi Nguyễn Ánh thống nhất đất nước, lên ngôi thì thiết chế kinh tế - chính trị -

xã hội ở miền Nam mới theo quỹ đạo chung của cả nước Năm 1804, vua Gia Long sai Tham Tri bộ Hình Nguyễn Thế Trực và Đốc học Quốc tử giám Nguyễn Viết Ủy soạn những bài mẫu về kinh nghĩa và văn sách để ban hành toàn quốc [61, tr.55-56], năm 1805, Gia Long đặt chức Đốc học ở Gia Định và cho thành lập trường học Năm 1822, vua Minh Mạng bổ nhiệm một quan Đốc học cho mỗi Phủ; các Phủ, Huyện chọn học trò giỏi đưa đến kinh đô và được các quan ở Quốc Tử Giám sát

Ngày đăng: 13/11/2014, 06:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đảng cộng sản Việt Nam (1975), Ban bí thư, Chỉ thị số 221/CT-TW ngày 17/6/1975, Hướng dẫn công tác giáo dục ở miền Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 221/CT-TW ngày 17/6/1975
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Năm: 1975
3. Đảng cộng sản Việt Nam, Bộ Chính trị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1979), Nghị quyết về cải cách giáo dục số 14/NQ/TƯ ngày 11/1/1979, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết về cải cách giáo dục số 14/NQ/TƯ ngày 11/1/1979
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam, Bộ Chính trị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 1979
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Nxb. Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Sự thật
Năm: 1982
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb. Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Sự thật
Năm: 1986
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Sự thật
Năm: 1991
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương khóa VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
Năm: 1993
9. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Sự thật
Năm: 1996
10. Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb. Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Sự thật
Năm: 1998
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IV, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IV
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 1986
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ V, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ V
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 1991
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VI, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 1996
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VII, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2000
15. Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VIII, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VIII
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Năm: 2005
17. Hồ Chí Minh (1980), Về Giáo dục Thanh niên, Nxb. Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về Giáo dục Thanh niên
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb. Thanh niên
Năm: 1980
18. Hồ Chí Minh (1990), Bàn về Giáo dục, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. B. Sách và tài liệu tham khảo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về Giáo dục
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 1990
19. Đào Duy Anh (2005), Đất nước Việt Nam, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đất nước Việt Nam
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb. Văn hóa Thông tin
Năm: 2005
20. Bá Mạnh (2011), “Xã hội hóa giáo dục thời lập quốc”, Báo Đất Việt, ngày 9/9/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Xã hội hóa giáo dục thời lập quốc”," Báo "Đất Việt
Tác giả: Bá Mạnh
Năm: 2011
21. Báo Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh (2010), 35 năm phát triển Giáo dục - Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh những đỉnh cao phát triển, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: 35 năm phát triển Giáo dục - Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh những đỉnh cao phát triển
Tác giả: Báo Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2010
22. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Viện chiến lược và chương trình giáo dục (2007), Báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện giai đoạn I (2001-2005) chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 (tài liệu lưu hành nội bộ), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện giai đoạn I (2001-2005) chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo - Viện chiến lược và chương trình giáo dục
Năm: 2007
180. Dr Yeow Poon ( 2000 ). Socialisation of Education in VietNam - Lessions from International Experience, http://peopleandoganisation.com Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Số lượng trường (lớp) quốc ngữ và chữ Hán ở Sài gòn - Gia định (1883) - quá trình thực hiện xã hội hóa giáo dục phổ thông ở thành phố hồ chí minh từ 1986-2010
Bảng 1.1. Số lượng trường (lớp) quốc ngữ và chữ Hán ở Sài gòn - Gia định (1883) (Trang 41)
Bảng 1.2. Số trường Trung học công lập tại Sài Gòn qua các năm - quá trình thực hiện xã hội hóa giáo dục phổ thông ở thành phố hồ chí minh từ 1986-2010
Bảng 1.2. Số trường Trung học công lập tại Sài Gòn qua các năm (Trang 44)
Bảng 1.3.  Số lượng học sinh (Đơn vị tính: 1000) - quá trình thực hiện xã hội hóa giáo dục phổ thông ở thành phố hồ chí minh từ 1986-2010
Bảng 1.3. Số lượng học sinh (Đơn vị tính: 1000) (Trang 50)
Bảng 2.1. Hiệu quả giáo dục cấp tiểu học 1989-1994 - quá trình thực hiện xã hội hóa giáo dục phổ thông ở thành phố hồ chí minh từ 1986-2010
Bảng 2.1. Hiệu quả giáo dục cấp tiểu học 1989-1994 (Trang 79)
Bảng 3.1. So sánh tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giữa các tỉnh, thành                                                                                                (Đơn vị tính: %) - quá trình thực hiện xã hội hóa giáo dục phổ thông ở thành phố hồ chí minh từ 1986-2010
Bảng 3.1. So sánh tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giữa các tỉnh, thành (Đơn vị tính: %) (Trang 92)
Bảng 3.2. Cơ cấu GDP năm 2005 (Tỉ lệ tăng trưởng của các ngành kinh tế) - quá trình thực hiện xã hội hóa giáo dục phổ thông ở thành phố hồ chí minh từ 1986-2010
Bảng 3.2. Cơ cấu GDP năm 2005 (Tỉ lệ tăng trưởng của các ngành kinh tế) (Trang 93)
Bảng 3.3. Cơ cấu mức sống dân cư hàng năm (Đơn vị tính: %) - quá trình thực hiện xã hội hóa giáo dục phổ thông ở thành phố hồ chí minh từ 1986-2010
Bảng 3.3. Cơ cấu mức sống dân cư hàng năm (Đơn vị tính: %) (Trang 94)
Bảng 3.6 dưới cho thấy số lượng học sinh tăng đã làm tăng thêm khó khăn  cho ngành Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh: - quá trình thực hiện xã hội hóa giáo dục phổ thông ở thành phố hồ chí minh từ 1986-2010
Bảng 3.6 dưới cho thấy số lượng học sinh tăng đã làm tăng thêm khó khăn cho ngành Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh: (Trang 108)
Bảng 3.7. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp trên địa bàn Thành phố Hồ - quá trình thực hiện xã hội hóa giáo dục phổ thông ở thành phố hồ chí minh từ 1986-2010
Bảng 3.7. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp trên địa bàn Thành phố Hồ (Trang 109)
Bảng 3.8.   Cơ cấu đầu tư xây dựng trường học các năm - quá trình thực hiện xã hội hóa giáo dục phổ thông ở thành phố hồ chí minh từ 1986-2010
Bảng 3.8. Cơ cấu đầu tư xây dựng trường học các năm (Trang 111)
Bảng 3.9.  Số lượng Trường học các năm 1996-2000 ở Thành phố Hồ Chí Minh - quá trình thực hiện xã hội hóa giáo dục phổ thông ở thành phố hồ chí minh từ 1986-2010
Bảng 3.9. Số lượng Trường học các năm 1996-2000 ở Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 113)
Bảng 3.10. Trường lớp công lập, bán công, dân lập năm 2000-2001 - quá trình thực hiện xã hội hóa giáo dục phổ thông ở thành phố hồ chí minh từ 1986-2010
Bảng 3.10. Trường lớp công lập, bán công, dân lập năm 2000-2001 (Trang 115)
Bảng 3.11.  Số lượng trường ngoài công lập ở các cấp học so với tổng số                                  trường - quá trình thực hiện xã hội hóa giáo dục phổ thông ở thành phố hồ chí minh từ 1986-2010
Bảng 3.11. Số lượng trường ngoài công lập ở các cấp học so với tổng số trường (Trang 115)
Bảng 3.12  Tỉ lệ học sinh ngoài công lập so với tổng số học sinh - quá trình thực hiện xã hội hóa giáo dục phổ thông ở thành phố hồ chí minh từ 1986-2010
Bảng 3.12 Tỉ lệ học sinh ngoài công lập so với tổng số học sinh (Trang 116)
Bảng 4.1. Số lượng trường học ở Thành phố năm học 2010-2011 - quá trình thực hiện xã hội hóa giáo dục phổ thông ở thành phố hồ chí minh từ 1986-2010
Bảng 4.1. Số lượng trường học ở Thành phố năm học 2010-2011 (Trang 137)
Bảng 2:  Học sinh lưu ban - quá trình thực hiện xã hội hóa giáo dục phổ thông ở thành phố hồ chí minh từ 1986-2010
Bảng 2 Học sinh lưu ban (Trang 197)
Bảng 1: Số liệu thống kê từ năm học 1999-2000 đến 2004-2005 - quá trình thực hiện xã hội hóa giáo dục phổ thông ở thành phố hồ chí minh từ 1986-2010
Bảng 1 Số liệu thống kê từ năm học 1999-2000 đến 2004-2005 (Trang 200)
Bảng 2: Số liệu thống kê từ năm học 2005-2006 đến 2011-2012 - quá trình thực hiện xã hội hóa giáo dục phổ thông ở thành phố hồ chí minh từ 1986-2010
Bảng 2 Số liệu thống kê từ năm học 2005-2006 đến 2011-2012 (Trang 201)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w