Nghiên cứu văn hóa vùng miền có nhiều cách tiếp cận như: + Nghiên cứu văn hóa vùng theo vùng hành chính: Quảng Tây của Dương Cơ Thường, Tộc người Quảng Đông và nghiên cứu văn hóa vùng c
Trang 1TRẦN PHÚ HUỆ QUANG
ĐẶC THÙ HAI MIỀN NAM BẮC TRUNG QUỐC
QUA VĂN HÓA TINH THẦN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014
Trang 2TRẦN PHÚ HUỆ QUANG
ĐẶC THÙ HAI MIỀN NAM BẮC TRUNG QUỐC
QUA VĂN HÓA TINH THẦN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
Chuyên ngành: Văn hóa học
Trang 3Tôi xin cam đoan luận án Đặc thù hai miền Nam Bắc Trung Quốc qua văn
hóa tinh thần là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không có sự trùng lắp, sao chép
của bất kỳ đề tài luận án hay công trình nghiên cứu khoa học nào của các tác giả khác
TRẦN PHÚ HUỆ QUANG
Trang 4MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DẪN NHẬP 3
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4
3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11
4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 12
5 Đóng góp của luận án 14
6 Kết cấu và quy cách trình bày luận án 15
CHƯƠNG MỘT: HỆ TỌA ĐỘ HAI MIỀN NAM BẮC TRUNG QUỐC: CƠ SỞ KHÁC BIỆT VĂN HÓA TINH THẦN 19
1.1 Ranh giới và phạm vi các vùng miền Trung Quốc 19
1.2 Khác biệt về không gian môi trường tự nhiên của hai miền 24
1.2.1 Tài nguyên tự nhiên hai miền 25
1.2.2 Địa hình đặc trưng hai miền 27
1.2.3 Cảnh quan tự nhiên hai miền 29
1.3 Khác biệt về bối cảnh chủ thể, lịch sử xã hội của hai miền 33
1.3.1 Bối cảnh cội nguồn văn hóa 33
1.3.2 Bối cảnh chủ thể văn hóa 37
1.3.3 Bối cảnh xã hội, chính trị, kinh tế 41
1.3.4 Cảnh quan nhân tạo hai miền 46
1.4 Văn hóa tinh thần và văn hóa tinh thần của Trung Quốc 47
TIỂU KẾT 50
CHƯƠNG HAI: ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA TINH THẦN HAI MIỀN QUA TƯ TƯỞNG53 2.1 Đặc điểm phát triển các trường phái tư tưởng và triết gia hai miền 53
2.1.1 Sự phân bố các trường phái tư tưởng miền Bắc 55
2.1.2 Sự phân bố các trường phái tư tưởng miền Nam 57
2.2.3 Dòng tư tưởng khó phân định 58
2.2 Tính chất dòng tư tưởng hai miền 59
2.2.1 Bàn về nhân sinh và bàn về vũ trụ 60
2.2.2 Hữu vi và vô vi 64
2.2.3 Nguyên tắc, tôn ti và tự do, bình đẳng 70
2.2.4 Miễn cưỡng và thuận tự nhiên 74
2.2.5 Tự cường và khiêm nhu 78
2.2.6 Tại thế và ngoại thế 83
2.2.7 Hiện thực và lãng mạn 87
2.3 Nhân tố chi phối sự khác biệt tư tưởng hai miền 91
TIỂU KẾT 95
CHƯƠNG BA: ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA TINH THẦN HAI MIỀN QUA VĂN CHƯƠNG96 3.1 Đặc điểm phát triển văn học hai miền 97
3.1.1 Sự phân bố trường phái văn học 97
3.1.2 Sự phân bố nhà phê bình lý luận văn học 98
3.1.3 Sự phân bố thể loại sáng tác 99
3.2 Phong cách văn chương hai miền 110
3.2.1 Nguyên tắc và tự do; kém đa dạng và đa dạng 110
3.2.2 Hiện thực và lãng mạn 118
Trang 53.2.3 Chất và văn; khí thế và nhu mềm 124
3.3 Quan điểm sáng tác của chủ thể hai miền 132
3.3.1 Trọng kinh học và trọng văn học; trọng nội dung và trọng nghệ thuật 132
3.3.2 Trọng phục cổ và trọng sáng tạo mới 134
3.4 Nhân tố chi phối sự khác biệt văn chương hai miền 137
TIỂU KẾT 140
CHƯƠNG BỐN: ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA TINH THẦN HAI MIỀN QUA HỘI HỌA142 4.1 Đặc điểm phát triển hội họa hai miền 144
4.1.1 Sự phân bố trường phái hội họa 144
4.1.2 Sự phân bố nhà lý luận hội họa 154
4.2 Phong cách hội họa hai miền 155
4.2.1 Cái đẹp hùng tráng và cái đẹp điển nhã 155
4.2.2 Nguyên tắc và tự do 164
4.2.3 Tả thực và biểu trưng ước lệ 171
4.3 Quan điểm sáng tác của chủ thể hai miền 174
4.3.1 Trọng khách quan và trọng chủ quan 174
4.3.2 Trọng phục cổ và trọng sáng tạo mới 186
4.4 Nhân tố chi phối sự khác biệt hội họa hai miền 188
TIỂU KẾT 192
KẾT LUẬN 194
TÀI LIỆU THAM KHẢO 200
Tài liệu tiếng Việt 200
Tài liệu tiếng Trung() 202
Tài liệu tiếng Anh 216
TƯ LIỆU KHẢO SÁT 217
Tư liệu tiếng Việt 217
Tư liệu tiếng Trung 217
PHỤ LỤC 221
Phụ lục 1: Danh mục bản đồ, hình ảnh sử dụng trong luận án 222
Phụ lục 2: Danh mục bảng biểu sử dụng trong luận án 223
Phụ lục 3: Bảng thống kê tác giả, tác phẩm tản văn các thời đại cùng đặc điểm phong cách, chủ trương của họ 224
Phụ lục 4: Bảng thống kê số lượng tác phẩm tiểu thuyết tiêu biểu các thời đại 235
Phụ lục 5: Bảng thống kê các trường phái phong cách văn học các thời đại 245
Phụ lục 6: Bảng thống kê nội dung trong Thi kinh 248
Phụ lục 7: Bảng thống kê phong cách sáng tác của tác giả hai miền thời Bắc Tống 251
Phụ lục 8: Bảng thống kê các nhà lý luận văn học qua các thời đại 255
Phụ lục 9: Bảng thống kê các nhà lý luận hội họa qua các thời đại 261
Phụ lục 10: Bảng thống kê các bức tranh sơn thủy theo họa gia và trường phái 264
Phụ lục 11: Bảng thống kê tranh hai trường phái Hoàng Thuyên và Từ Hy 271
Phụ lục 12: Bảng đối chiếu các danh từ riêng sử dụng trong luận án 275
Phụ lục 13: Bảng đối chiếu các câu trích dẫn sử dụng trong luận án 293
Trang 6DẪN NHẬP
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Là một nước có lịch sử, văn hóa liên tục và lâu đời, nền văn hóa Trung Hoa góp phần làm cho bức tranh văn hóa thế giới thêm màu sắc và sinh động Nền văn hóa đồ sộ này đã thu hút chúng tôi nghiên cứu trong thời gian khá dài, bước qua
giai đoạn khóa luận tốt nghiệp đại học với đề tài Bước đầu tìm hiểu thể chế chính trị
Trung Quốc, đến luận văn thạc sỹ với đề tài Một số yếu tố văn hóa vật thể của người Hán ở hai miền Nam Bắc Trung Quốc Nay chúng tôi tiếp tục tìm hiểu lĩnh
vực văn hóa tinh thần, đưa quá trình tiếp cận đối tượng đạt đến mức độ tương đối sâu sắc và toàn diện hơn, đóng góp vào quá trình xây dựng chuyên đề văn hóa Trung Quốc, phục vụ giảng dạy nói riêng, và công tác nghiên cứu văn hóa các quốc gia, dân tộc trên thế giới của ngành Văn hóa học nói chung Mặt khác, ở Việt Nam, việc tìm hiểu về văn hóa Trung Hoa xưa nay rất được quan tâm, bằng chứng là có rất nhiều quyển sách dịch đồ sộ về văn hóa Trung Hoa Tuy nhiên, công trình nghiên cứu của chính người Việt, trên quan điểm của người Việt thì còn rất khiêm tốn, đề tài hy vọng lấp được một phần nhỏ khoảng trống này
1.2 Nền văn hóa Trung Hoa nói chung, ở lĩnh vực văn hóa tinh thần nói riêng, định hình trên một diện tích không gian khá rộng lớn, với sự khác biệt khá lớn về diện mạo môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội, môi trường tộc người Tuy nhiên, những tinh túy và đặc trưng nổi bật trong truyền thống văn hóa mang sứ mạng là đại diện cho Trung Hoa, trước nay hầu như được nhìn nhận như là thành tựu chung với vai trò nổi bật của vùng Hoàng Hà (cái nôi của văn hóa Trung Hoa) Những đặc trưng riêng ở các vùng miền khác chỉ là góp phần hình thành tính
đa dạng nhiều sắc thái bên trong Và phần lớn những nghiên cứu “văn hóa Trung Hoa” trước nay nhìn đối tượng từ góc độ là “một thực thể thống nhất”, xoáy vào bản sắc chung, đi tìm cái phổ quát rồi đem chúng so sánh với phương Tây, hoặc quan tâm nhiều hơn đến thành tựu các thời đại Mặt khác, nhà cầm quyền các thời đại cũng không thích chia rẽ, cát cứ, nên thường định hướng ý thức về sự thống nhất
Trang 7Nhận thấy tầm quan trọng của nguồn gốc phương Nam với nền văn minh nông nghiệp lúa nước (gốc không gian Đông Nam Á cổ đại) giữ vai trò lớn, thậm
chí là nền móng trong quá trình hình thành diện mạo văn hóa Trung Hoa, Đặc thù
hai miền Nam Bắc Trung Quốc qua văn hóa tinh thần chọn cách tiếp cận vài lĩnh
vực điển hình thuộc văn hóa tinh thần, giải mã văn hóa Trung Hoa theo hướng tiếp cận từng miền, xác lập bức tranh đặc trưng đặc sắc của hai miền Nam Bắc, cho thấy vai trò của nguồn gốc phương Bắc và nguồn gốc phương Nam trên con đường xây dựng hệ giá trị thống nhất Quan điểm nghiên cứu là nhìn đối tượng từ góc độ đa dạng, so sánh tính chất khác biệt để đi tìm cái đặc thù trên không gian văn hóa rộng lớn Việc nhận ra bức tranh đặc thù trên từng miền cũng sẽ hướng đến thấy được sự
bổ sung giữa các miền trong không gian văn hóa chung
Chúng tôi nhận thấy cần phải nghiên cứu văn hóa tộc Hán một cách nghiêm túc hơn, tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển nền văn hóa Hán, sẽ thấy được những yếu tố đa dạng trong nền văn hóa đó Tìm hiểu một đất nước láng giềng có sợi dây quan hệ với chúng ta suốt chiều dài lịch sử, cũng là một cách giúp đánh giá lại chính dân tộc mình Chúng tôi cho rằng nghiên cứu theo hướng so sánh văn hóa hai miền là một trong những cách tiếp cận hiệu quả
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1 Về lĩnh vực nghiên cứu văn hóa Hán, đặc biệt là văn hóa tinh thần đã có
bề dày lịch sử đáng kể, chỉ riêng sản phẩm nghiên cứu của chính người Trung Quốc
đã rất quy mô Các công trình so sánh giữa văn hóa Trung Hoa và văn hóa phương Tây cũng vô cùng phong phú Các công trình viết về văn hóa Trung Hoa thông thường đi theo hướng tổng quát, chọn viết những điển hình mang tính chất đại diện Song nhìn bên trong thì phần lớn những nghiên cứu trước đây chú trọng nhấn mạnh
“tính thống nhất” nhiều hơn là so sánh sự khác biệt giữa các vùng miền
Từ khi ngành khoa học văn hóa ra đời và ngày càng phát triển, các nghiên cứu thực tiễn và lý thuyết của ngành đã mở ra nhiều hướng nghiên cứu văn hóa Ở Trung Quốc, hướng nghiên cứu văn hóa vùng miền và so sánh các vùng miền văn hóa bắt đầu thu hút được sự chú ý
Trang 8Nghiên cứu văn hóa vùng miền có nhiều cách tiếp cận như:
+ Nghiên cứu văn hóa vùng theo vùng hành chính: Quảng Tây của Dương
Cơ Thường, Tộc người Quảng Đông và nghiên cứu văn hóa vùng của Hoàng Thục Sính, Tứ Xuyên của Huệ Trường Lâm, Thanh Hải của Khúc Thanh Sơn, Trùng
Khánh của Lưu Khánh Du, v.v.;
+ Nghiên cứu văn hóa vùng theo vùng lịch sử - văn hóa: có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa Yên Triệu, Tam Tấn, Tề Lỗ, Ngô Việt, v.v.;
+ Nghiên cứu văn hóa vùng theo vùng tộc người: như nghiên cứu văn hóa Khách Gia, nghiên cứu văn hóa Duy Ngô Nhĩ, v.v.;
+ Nghiên cứu văn hóa vùng theo vùng ngôn ngữ: như các nghiên cứu văn hóa vùng phương ngôn miền Bắc, văn hóa vùng phương ngôn Ngô, văn hóa vùng phương ngôn Việt, văn hóa vùng phương ngôn Khách Gia, văn hóa vùng phương ngôn Mân, v.v.;
+ Nghiên cứu văn hóa vùng theo tính chất khu vực và giao lưu tộc người: như nghiên cứu văn hóa vùng sa mạc Tây Bắc, văn hóa vùng Hoa Nam, văn hóa lưu vực Hoàng Hà, văn hóa lưu vực Trường Giang, v.v.;
+ Nghiên cứu văn hóa vùng theo lĩnh vực hoạt động: bộ Lịch sử văn hóa vận
hà Trung Quốc của An Tác Chương như một bộ bách khoa đồ sộ về văn hóa của
những vùng có vận hà đi qua từ Nam lên Bắc, v.v
Bước nghiên cứu cao hơn là nghiên cứu so sánh văn hóa giữa các miền văn hóa (nhiều khi vẫn được gọi là vùng), được thực hiện theo nhiều khía cạnh Về đối tượng, có thể lựa chọn miền/vùng để so sánh (có nhiều tiêu chí lựa chọn miền/vùng như trên vừa đề cập), trong đó hai miền/vùng lớn là hai miền Nam và Bắc Trung Quốc Về nội dung, có so sánh tổng hợp hoặc từng lĩnh vực Một số công trình sách
và bài viết về so sánh: Về sự khác biệt khu vực Trung Quốc và chính sách khu vực
của Chu Dân Lương, so sánh chính sách phù hợp thực thi cho từng miền khác nhau;
Đàm luận ngang dọc về văn minh vùng cổ đại Trung Quốc của Án Xương Quý tản
mạn trên khắp các miền đông tây nam bắc Trung Quốc về đặc trưng văn hóa và văn
minh; Về sự tồn tại vùng văn hóa Nam Bắc của Chung Sĩ Luân cho biết rằng sự
Trang 9hình thành hai vùng văn hóa lớn Nam và Bắc đã có cơ sở từ thời đồ đá mới; Nghiên
cứu so sánh vùng đối với văn hóa Trung Quốc của Hồ Triệu Lượng viết về ý nghĩa
của việc so sánh, so sánh văn hóa Trung – Mỹ, văn hóa Trung – Nhật, văn hóa hai
miền Nam Bắc Trung Quốc một cách khái quát, chấm phá một vài nét lớn; Người
Bắc và người Nam của Lỗ Tấn và nhiều người khác, tập hợp những bài viết riêng lẻ
thể hiện nhận định của các tác giả về tính cách, thói quen, phong tục, của người
Hán ở hai miền; Nghiên cứu khác biệt kinh tế hai miền Nam Bắc Trung Quốc của
Lý Nhị Linh, Đàm Thành Lâm nói về đặc trưng kinh tế của hai miền; Nghiên cứu so
sánh ca dao Nam Bắc cổ đại Trung Quốc của Tăng Đại Hưng, nêu lên một số nét
chính của ca dao miền Bắc và miền Nam Trung Quốc; Đặc trưng địa lý dân tục
Trung Quốc của Hồ Triệu Lượng nói về phong tục của một số vùng miền ở Trung
Quốc trong điều kiện địa lý tự nhiên khác nhau; v.v
Ngành Địa văn hóa Trung Quốc xem so sánh văn hóa vùng là một trong những phương pháp cơ bản và quan trọng Các công trình sách của ngành cũng
tương đối đạt thành tựu: như Khái thuật địa văn hóa Trung Quốc của Hồ Triệu Lượng, Địa văn hóa Trung Quốc của Trần Chính Tường, Địa văn hóa sử Trung
Quốc của Trương Bộ Thiên, Khác biệt và thống nhất của vùng văn hóa của Trương
Hiểu Hồng, Môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến sự khác biệt văn hóa thời kỳ đầu của Trương Tuyết Phong, Sự thay đổi môi trường địa lý và sự thay đổi trào lưu tư
tưởng văn học của Vu Hy Hiền, v.v Các công trình trên:
+ Đã làm nổi bật tính chất đặc thù của những vùng miền khác nhau trong lãnh thổ có điều kiện môi trường địa lý tự nhiên khác nhau;
+ Một vài công trình đã thu hẹp số lượng vùng, đồng thời mở rộng diện tích không gian vùng, lớn nhất là hai vùng Nam và Bắc Các công trình này đã thực hiện kết nối một số lĩnh vực khi so sánh hai miền, nhưng cũng chưa thành hệ thống hoàn chỉnh;
+ Bước đầu có kết luận về yếu tố chung chi phối sự khác biệt của hai miền qua một số lĩnh vực, và yếu tố chung duy nhất được tìm ra là môi trường tự nhiên,
vì những nhà nghiên cứu này đứng trên quan niệm địa lý quyết định;
Trang 10+ Thực hiện so sánh trên tinh thần ảnh hưởng một chiều: đồng hóa và gồm thâu, theo kiểu xem văn hóa Hán như “quả cầu tuyết lăn tròn”;
+ Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là khảo sát sự phân bố các hiện tượng để rút ra kết luận so sánh, tìm hiểu tính quy luật của sự phân bố, con đường khuếch tán
và dung hợp văn hóa
Bên cạnh các công trình kể trên, công trình Quan điểm về văn hóa Nam Bắc
của Trần Tự Kinh xuất bản năm 1976, dành hẳn một chương khoảng 40 trang trình bày các quan điểm về khác biệt văn hóa Nam Bắc trong lịch sử Đầu tiên tác giả tìm trích trong thư tịch cổ những câu có liên quan gần hoặc xa đến vấn đề Nam Bắc
(trong truyền thuyết về đế Nghiêu, sách Trung dung, Tả truyện, Chiến quốc sách,
Sử ký), một số ghi chép tản mạn các đời Đường, Nguyên, Minh, Thanh Sau đó, tác
giả nói về quan điểm của Lương Khải Siêu và một ít người khác như Lưu Quang Hán, Trương Thần Chi, v.v Nhưng mục đích là lấy những điều trên làm nền để thể hiện quan điểm của chính tác giả ở phần cuối chương, đó là, chỉ có một văn hóa Trung Hoa thống nhất truyền từ Viêm Hoàng thời thượng cổ Đây là vấn đề mà chúng tôi đã nêu ở mục lý do chọn đề tài, tác giả cũng theo chiều hướng nhận thức
về sự thống nhất và đề cao vai trò của lưu vực sông Hoàng Hà đối với văn hóa Trung Hoa
Ở lĩnh vực tư tưởng, việc nghiên cứu tư tưởng Trung Quốc tuy đã có bề dày lịch sử và quy mô lớn, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề để ngỏ Phần lớn các công trình trong lĩnh vực tư tưởng Trung Quốc quan tâm đến tính thống nhất nhiều hơn là quan tâm đến đặc thù của các vùng miền Về so sánh, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đặt trọng tâm đối sánh tư tưởng trong và ngoài nước, phần lớn các công trình được tìm thấy là nghiên cứu đối sánh giữa tư tưởng Trung Quốc và tư tưởng phương Tây Riêng so sánh phạm vi trong nước thì các nhà nghiên cứu dừng lại ở nội dung chủ trương, quan điểm giữa các trường phái, chưa đi sâu vấn đề đối sánh hai miền Nam Bắc một cách có hệ thống Trong các nghiên cứu thấy xuất hiện rải rác những so sánh giữa các nhà tư tưởng, với hình thức là công trình viết về tư tưởng này có đôi chút đề cập so sánh với các tư tưởng khác Công trình đồ sộ về Nho giáo mang tên
Trang 11Đại quan văn hóa Nho học Trung Quốc của Thang Nhất Giới có quan tâm đến đối
sánh Nho gia và Đạo gia, hay Nho gia và Phật học trong quá trình khai thác toàn
diện về Nho gia Trong Đại cương triết học sử Trung Quốc, Phùng Hữu Lan nhiều
lần đề cập đến điểm giống và khác nhau giữa Lão và Khổng, giữa Pháp gia và Đạo gia, v.v Ngoài ra, còn tìm thấy rất nhiều những so sánh các tư tưởng ở khía cạnh ảnh hưởng của chúng đến các mặt trong đời sống (thư họa, văn học, tính cách con
người, lối sống, ) Trong Trung Hoa đất nước con người, Lâm Ngữ Đường khi
phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến tính cách của người Trung Quốc cũng so sánh ảnh hưởng của Khổng và Lão
Ở lĩnh vực văn chương cũng tương tự, các công trình so sánh văn chương của Trung Quốc và phương Tây không hiếm Lĩnh vực này của riêng Trung Quốc trước nay có chú ý so sánh giữa tác phẩm và tác phẩm, tác giả và tác giả, trường phái và trường phái, giữa các loại văn thể, v.v Riêng đặt vấn đề văn chương giữa hai miền Nam Bắc Trung Quốc như một hiện tượng so sánh tìm đặc thù thì chưa thấy khai thác toàn diện So sánh văn chương để tiến tới so sánh giá trị nhân văn của con
người hai miền càng hiếm Công trình Lịch sử từ khúc Trung Quốc của Lý Cần Ẩn
và Trương Kiến Nghiệp (xuất bản năm 1992) viết về những tác giả chịu ảnh hưởng
giao lưu Nam Bắc đời Tống Trong Khái luận văn thể cổ đại Trung Quốc của Chử Bân Kiệt (xuất bản năm 1990) có đề cập so sánh Thi kinh và Sở từ, và nói đến ưu nhược điểm của các thể tứ ngôn, ngũ ngôn, thất ngôn, v.v Lịch sử diễn tiến thơ, từ
Trung Quốc của Kê Triết (xuất bản năm 1998) viết về phái lãng mạn và phái hiện
thực, phái uyển ước và phái hào phóng, v.v., tuy nhiên chỉ nêu sự phát triển của
từng phái, chưa nhấn mạnh so sánh Công trình Thi của Tưởng Bá Tiềm và Tưởng
Tổ Di (xuất bản năm 1997) cũng sơ lược về khác biệt giữa Thi kinh và Sở từ Công trình Lịch sử quan hệ văn học dân tộc miền Nam của Đặng Mẫn Văn (xuất bản năm
2001) chú trọng những sản phẩm văn chương miền Nam và sự cống hiến của con
người và phong thổ miền Nam đối với thành tựu trong lĩnh vực này Công trình Văn
hóa vùng đời Tống của Trình Dân Sinh (xuất bản năm 1997) trình bày chung tình
hình văn học hai miền Nam Bắc vào đời Tống, cho rằng không khí văn học miền
Trang 12Bắc ảm đạm, trong khi đó một trong những mặt mạnh trong văn hóa miền Nam lúc bấy giờ là văn học
Ở lĩnh vực hội họa, các công trình nghiên cứu phần lớn viết theo lịch sử (lịch
sử hội họa, lịch sử phê bình lý luận hội họa, lịch sử danh họa, v.v.), kỹ thuật vẽ, phê
bình tranh Các công trình có thể kể đến như: Tranh sơn thủy toàn tập của Hà Cung Thượng xuất bản năm 1982, Đại cương lịch sử mỹ thuật Trung Quốc của Hoàng Tông Hiền xuất bản năm 1993, Lược luận về hệ thống lý luận hội họa Trung Quốc của Khang Dục Nghĩa xuất bản năm 2003, Toàn tập cách vẽ hoa điểu của Lương
Âm Bổn xuất bản năm 1973, Lịch sử phát triển lý luận hội họa cổ đại Trung Quốc của Lý Lai Nguyên và Lâm Mộc xuất bản năm 1997, Danh gia luận hội họa của Mã Quốc Quyền xuất bản năm 2001, Lược sử phê bình hội họa Trung Quốc của Ôn
Triệu Đồng, v.v
Ngoài ra, nghiên cứu về tộc người Hán ở các mặt nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển và huyết thống ở hai miền Nam Bắc cũng đã được chú trọng Các công trình hầu như đều đề cặp đến vấn đề di dân, dung hợp dân tộc ở các vùng miền
khi nói về tộc Hán: Sự phát triển và diễn biến tộc Hán của Lưu Thủy Long, Huyết
thống tộc Hán của Bội Khả Thân, Vấn đề dung hợp dân tộc trong lịch sử của Quản
Ngạn Ba, Đặc điểm dung hợp dân tộc vùng Trường Thành của Lý Phụng Sơn, Dung
hợp dân tộc trong lịch sử vùng Trung Nguyên của Nhậm Sùng Nhạc, v.v
Nhìn chung, trong đa số các nghiên cứu trên, mỗi tác giả tìm hiểu một lĩnh vực, viết thành những bài viết ngắn và công bố trên các học báo Chưa có công trình nghiên cứu so sánh một cách hoàn chỉnh, đưa các lĩnh vực riêng lẻ vào hệ thống Chính vì chưa đưa vào hệ thống, các lĩnh vực chưa được kết nối chặt chẽ, nên chưa rút ra mẫu số chung của các hiện tượng khác biệt để kết luận về quy luật Phần lớn các công trình đưa ra đặc trưng của từng vùng miền, đưa ra sự khác biệt giữa các vùng miền trong từng lĩnh vực, với mục đích phân vùng hoặc ứng dụng vào thực tế quản lý và ứng xử
2.2 Ở Việt Nam, sách về văn hóa Trung Quốc chủ yếu là các sách được dịch
từ nguyên bản tiếng Trung, hoặc biên dịch, chú giải Việc tiếp cận theo hướng so
Trang 13sánh, phân tích đặc thù hai miền đến nay chưa thấy có công trình nào Trong từng
lĩnh vực, có học giả Nguyễn Hiến Lê trong công trình Lịch sử văn học Trung Quốc
có đề cập đến vấn đề khác biệt phong cách sáng tác của hai miền Trong Tìm về bản
sắc văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm khi viết về Nho và Đạo đã phân tích hai
truyền thống văn hóa phương Nam và phương Bắc tiềm ẩn trong đó; v.v
2.3 Ở Phương Tây, vấn đề văn hóa hai miền Nam Bắc Trung Quốc theo hướng nghiên cứu của đề tài, đặc biệt là ở cả ba lĩnh vực như đã đề cập, chỉ gặp rải rác những ý kiến nhận định, bình luận, đến nay vẫn chưa tìm thấy tác phẩm nào có
hệ thống về vấn đề này Các công trình hầu như đều mang tính chất khái quát văn hóa Trung Hoa, hoặc những công trình nghiên cứu từng lĩnh vực, nghiên cứu những vấn đề nổi bật, tinh hoa của nền văn hóa này, rồi đem so sánh với văn hóa phương
Tây Điển hình có quyển Lịch sử văn minh Trung Hoa (Nguyễn Hiến Lê dịch, xuất
bản năm 2002) của nhà sử học Mỹ gốc Pháp Will Durant, đề cập đến nhiều vấn đề
lịch sử xã hội, văn hóa Trung Quốc trên bình diện chung Quyển Chinese
Civilization: a sourcebook (xuất bản năm 1993, do Patricia Buckley Ebrey tập hợp
và hiệu đính) là một quyển sách tập hợp nhiều tài liệu lịch sử, nội dung về văn minh Trung Hoa, mang tính chất tổng quát (rộng nhưng không sâu) và trình bày theo lịch
sử các thời đại Trong đó, có một tiểu mục là Cultural differences between the
North and the South với dung lượng ba trang (từ 109 – 111) Tên tiểu mục tuy gần
với tên luận án, nhưng nội dung là một số ghi chép dưới hình thức tản mạn, dịch từ sách vở của Trung Quốc, như lời dạy của người cha dành cho con trai về sự khác biệt phong tục tập quán và lịch sự giữa hai miền, rằng người miền Nam không ra tận cổng đón và tiễn khách, người miền Bắc ra tận cổng đón và tiễn khách; người miền Nam có thể rơi nước mắt khi chia tay, người miền Bắc không như thế; người miền Nam thích nhận sự phê bình của người khác về bài viết của mình, người miền
Bắc không thích phê bình trực tiếp, v.v Bài viết Confucius and Laozi: Their
differing social foundations and cultures được đăng trên Sino-Platonic papers, số
211, tháng 5/2011 của ZhouJiXu Bài viết nêu bốn điểm về sự khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia (thái độ đối với trời, thái độ đối với ngũ kinh, thái độ đối với thánh
Trang 14và chủ đề về thần nông), đồng thời từ góc nhìn lịch sử kết luận rằng, lối sống của hai hình thái xã hội ở hai miền Nam Bắc là nguyên nhân của khác biệt tư tưởng giữa Khổng Tử và Lão Tử Ngoài ra, còn nhiều công trình khác nghiên cứu về từng lĩnh
vực như đã nói trên: Đạo giáo và các tôn giáo Trung Quốc (Lê Diên dịch, xuất bản năm 2000) của Henri Maspero, Tư tưởng văn học cổ Trung Quốc (Trần Đình Sử dịch, xuất bản năm 2003) của Lixêvich I.X., Lịch sử hội họa Trung Quốc (Lý Du
dịch, xuất bản năm 1989) của James Cahill, v.v
3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Tìm hiểu văn hóa tinh thần Trung Hoa trong so sánh giữa miền Nam và miền Bắc, nhằm xây dựng bức tranh đặc thù của văn hóa tinh thần hai miền qua một
số lĩnh vực, xác lập nguồn gốc và lý giải cơ sở sự khác biệt, để rút ra được tính chất văn hóa chung của từng miền trong đối chiếu so sánh, từ đó thấy được vai trò của nguồn gốc phương Bắc và nguồn gốc phương Nam trong văn hóa truyền thống Trung Hoa
Nhằm đạt được mục đích trên, đối tượng khảo sát trực tiếp của chúng tôi là văn hóa tinh thần của tộc Hán miền Bắc và văn hóa tinh thần của tộc Hán miền Nam
3.2 Về không gian, không gian khảo sát là miền Nam và miền Bắc Trung Quốc, được hạn định cụ thể dựa trên phân tích vùng địa lý kết hợp theo chiều dọc từ Đông sang Tây và theo chiều ngang từ Bắc xuống Nam, cùng với tình hình dân cư sinh sống (chương một)
Về chủ thể, chủ thể khảo sát là tộc Hán
Về thời gian, chúng tôi chú trọng vào những yếu tố văn hóa truyền thống nên thời gian khảo sát là giai đoạn cổ đại (không tính giai đoạn cận hiện đại), tức từ thời Tiên Tần đến nhà Thanh Trong chuỗi thời gian đó, sẽ chọn những thành tựu nổi bật
ở những giai đoạn phát triển nhất định, hoặc những dấu ấn quan trọng trong lịch sử của từng bình diện tương ứng trên hai miền để khảo sát Điều này sẽ được nói rõ trong từng chương
Trang 15Về bình diện khảo sát, đối tượng “văn hóa tinh thần” là rất rộng, trong công trình này chúng tôi chọn ba lĩnh vực tiêu biểu là tư tưởng, văn chương và hội họa Theo chúng tôi, khi tiếp cận văn hóa tinh thần của một dân tộc, trước tiên cần tìm hiểu “văn hóa nhận thức”, tức quan điểm về nhân sinh và vũ trụ của họ Tư tưởng nhận thức trên ảnh hưởng trực tiếp đến hai lĩnh vực mà chúng tôi chọn khảo sát là văn chương và hội họa
4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
4.1 Phương pháp nghiên cứu
Trước hết cần xác định rõ ba lĩnh vực tư tưởng, văn chương và hội họa được chúng tôi tiếp cận nghiên cứu từ góc nhìn văn hóa học chứ không phải ở góc độ chuyên ngành của từng lĩnh vực Trong quá trình nghiên cứu từ cách tiếp cận văn hóa học, chúng tôi có sử dụng các tri thức khoa học liên ngành, quan tâm đến dấu
ấn tâm thức, giá trị sáng tạo tinh thần của cư dân hai miền thể hiện qua các lĩnh vực
đó, tìm đặc trưng ở tầng cấu trúc sâu cùng với cội nguồn của chúng và kết nối các kết quả lại để tạo dựng nên bức tranh chung về tính chất văn hóa hai miền
Cách tiếp cận văn hóa học được cụ thể hóa chủ yếu ở khía cạnh tiếp cận địa văn hóa, văn hóa tinh thần được tìm hiểu trên tổng thể không gian văn hóa Trung Hoa bằng con đường so sánh tìm sự đa dạng, tìm diện mạo văn hóa riêng trên không gian hai miền văn hóa có khác biệt cơ bản về môi trường địa lý tự nhiên, phương thức sản xuất kinh tế, loại hình văn minh nông nghiệp lúa nước và văn minh nông nghiệp ruộng khô – du mục Đồng thời, cũng xem trọng các yếu tố khác như diễn biến lịch sử, xã hội, chính trị, tộc người, v.v cùng ảnh hưởng đến việc xác định tính thống nhất trong từng miền và ảnh hưởng đến quá trình định hình diện mạo văn hóa hai miền
Nhằm đạt hiệu quả cao nhất khi tiếp cận đối tượng và đạt được mục đích nghiên cứu, luận án sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp so sánh được sử dụng để tìm ra tính chất đặc trưng riêng của từng miền Nam và Bắc Trung Quốc trên tất cả các phương diện: môi trường địa lý
tự nhiên; bối cảnh lịch sử, xã hội, kinh tế, chính trị; bối cảnh nguồn gốc, quá trình
Trang 16hình thành và phát triển tộc Hán; đặc biệt là thấy được bối cảnh phát triển và tính chất đặc thù của ba lĩnh vực tư tưởng, văn chương, hội họa trên hai miền, từ đó tìm
ra đặc trưng văn hóa tinh thần của tộc Hán hai miền;
- Phương pháp thống kê được dùng để thống kê số lượng phân bố trên hai miền về trường phái, cá thể sáng tác (nhà tư tưởng, nhà văn, nhà hội họa), sản phẩm sáng tác (tác phẩm tư tưởng, tác phẩm văn chương, tranh ảnh), quan điểm sáng tác, v.v., làm cơ sở để từ đó tiến hành phân tích so sánh; thống kê số lượng sản phẩm sáng tạo có cùng tính chất, cùng phong cách, v.v., để tìm ra quy luật phổ quát, tăng sức thuyết phục khi đưa đến các kết luận về đặc trưng của hai miền;
- Phương pháp hệ thống cấu trúc được sử dụng để đưa những khác biệt riêng
lẻ (trong từng lĩnh vực và kết hợp cả ba lĩnh vực) vào thành một hệ thống với mạng lưới các mối quan hệ mật thiết, tạo nên bức tranh tổng quan, đồng thời từ đó rút ra diện mạo văn hóa chung của từng miền trong đối sánh với miền còn lại;
- Phương pháp loại hình, sau khi phân lập hai miền, xác định sự phân bố không gian các yếu tố khảo sát, phân tích so sánh đưa ra tính chất đặc trưng khác biệt, dựa trên cách thiết lập loại hình kinh tế - văn hóa, khẳng định nét đặc sắc của hai loại hình kinh tế - văn hóa nông nghiệp lúa nước phương Nam và nông nghiệp ruộng khô – du mục phương Bắc, góp phần làm đa dạng diện mạo văn hóa Trung Hoa
4.2 Nguồn tài liệu
Nguồn tài liệu tham khảo và tư liệu khảo sát chủ yếu được viết bằng chữ Việt
và chữ Hán Trong đó, loại tài liệu viết bằng chữ Hán giữ vai trò chính Hai loại tài liệu này được xuất bản ở Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Việt Nam Tác giả, dịch giả của những tài liệu này là người Trung Quốc, người Việt Nam, người Mỹ, v.v Hình thức công bố của các công trình gồm sách, báo, tạp chí, mạng internet
Nguồn tài liệu tham khảo bao gồm các công trình nghiên cứu về lý luận (chủ yếu thuộc ngành Văn hóa học và Nhân học văn hóa); các công trình về văn hóa Trung Quốc; các công trình nghiên cứu về tư tưởng triết học, văn học và hội họa Trung Quốc; các công trình nghiên cứu về dân tộc, địa lý, v.v Nguồn tư liệu khảo
Trang 17sát bao gồm các loại sách mang tính chất là tuyển tập, từ điển, bách khoa toàn thư
và các loại thư tịch cổ Trung Quốc
5 Đóng góp của luận án
5.1 Về phương diện khoa học
Bước đầu thâm nhập ba lĩnh vực tư tưởng, văn chương và hội họa, luận án xây dựng bức tranh tổng quan về đặc trưng văn hóa tinh thần ở tầng cấu trúc sâu của miền Nam và miền Bắc Trung Quốc trong đối sánh, tìm ra đặc trưng văn hóa của từng miền, bối cảnh hình thành chúng và tính quy luật của quá trình hình thành
đó
Luận án phác họa bức tranh tổng quan về đặc điểm môi trường tự nhiên hai miền; về nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển của tộc Hán hai miền; về bối cảnh lịch sử, xã hội, chính trị hai miền; về bối cảnh cội nguồn văn hóa hai miền; v.v
để thấy được sự khác biệt của hai miền bắt đầu từ những yếu tố cơ sở, làm nền tảng cho sự khác biệt trong bức tranh văn hóa tinh thần hai miền
Luận án cũng phác họa bức tranh tổng quan về đặc điểm phát triển của ba lĩnh vực tư tưởng, văn chương và hội họa hai miền, để thấy được mức độ đóng góp của miền Bắc và miền Nam trong quá trình xây dựng giá trị văn hóa chung
Luận án tìm hiểu văn hóa Trung Hoa từ hướng tiếp cận so sánh miền, trên cơ
sở xác định sự phân bố không gian các thành phần thuộc đối tượng so sánh, chỉ ra quy luật và tính chất đặc trưng của chúng ở từng miền phân bố Sau đó kết hợp ba lĩnh vực lại, rút ra mẫu số chung của từng miền trong đối sánh với miền còn lại Luận án có đóng góp nhất định về hướng đi giải mã một nền văn hóa
Qua các kết quả trên có thể bổ sung tư liệu về nhiều mặt, giúp nhận thức sâu sắc hơn, làm cơ sở cho việc nghiên cứu văn hóa Trung Hoa, đóng góp vào quá trình xây dựng chuyên đề văn hóa Trung Quốc, phục vụ giảng dạy nói riêng, và công tác nghiên cứu văn hóa các quốc gia dân tộc trên thế giới của ngành Văn hóa học nói chung
Trang 185.2 Về phương diện thực tiễn
Trên bức tranh tổng quan về đặc trưng văn hóa tinh thần ở tầng cấu trúc sâu của miền Nam và miền Bắc Trung Quốc, làm nổi bật vai trò của nguồn gốc phương Bắc với nền văn minh nông nghiệp bán ruộng khô, bán du mục và vai trò của tộc Hán miền Bắc với sự hòa quyện dòng máu các tộc du mục phía Bắc (Ngũ Hồ, Khiết Đan, Mông Cổ, v.v.) trong huyết thống; đồng thời làm nổi bật vai trò của nguồn gốc phương Nam với nền văn minh nông nghiệp lúa nước và vai trò của tộc Hán miền Nam với sự hòa quyện dòng máu các tộc nông nghiệp phía Nam (Miêu Man, Bách Việt) trong huyết thống, cùng góp phần xây dựng nền văn hóa Trung Hoa
Trên nguyên lý và cội nguồn như vậy, đánh giá lại mức độ ảnh hưởng của tộc Hán đối với cư dân Đông Nam Á nói chung, đối với Việt Nam nói riêng Việt Nam nằm về phía Nam của Trung Quốc, cội nguồn Bách Việt (nay phần lớn thuộc miền Nam Trung Hoa) còn lưu trong sử sách Cội nguồn này rõ ràng gây dựng trên phong thổ miền Nam Đến đây, tiếp tục gợi lên điểm “gần và xa” giữa hai dân tộc Kết quả nghiên cứu giúp đánh giá đúng đắn một số giá trị sáng tạo được cho là tiếp thu từ văn hóa Trung Hoa, hay đó vốn là giá trị sáng tạo của vùng văn hóa nông nghiệp lúa nước miền Nam, điều này góp phần xây dựng nhận thức đúng đắn hơn
về giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam
Kết quả nghiên cứu cũng cung cấp một tư liệu tham khảo cho Việt Nam trong việc lựa chọn phương thức ứng xử trong mối quan hệ đối ngoại về kinh tế, chính trị cũng như giao lưu văn hóa với Trung Quốc; trong việc học tập kinh nghiệm về lựa chọn phương thức quản lý và phát triển kinh tế thích hợp với đặc trưng riêng của từng vùng miền
6 Kết cấu và quy cách trình bày luận án
Luận án tiếp cận văn hóa tinh thần Trung Hoa theo hướng tìm hiểu đặc trưng, cũng chính là so sánh khác biệt giữa hai miền Nam và Bắc, trước tiên xác định tọa
độ hai miền Nam Bắc Trung Quốc và một số nhân tố khác biệt cơ sở, sau đó lần lượt đi vào ba lĩnh vực thuộc văn hóa tinh thần là tư tưởng, văn chương và hội họa
Do vậy, chính văn luận án gồm bốn chương và hai phần dẫn nhập, kết luận:
Trang 19Chương một: Hệ tọa độ hai miền Nam Bắc Trung Quốc: cơ sở khác biệt văn
hóa tinh thần bao gồm bốn mục Mục một xác định ranh giới và phạm vi các vùng
miền Trung Quốc, phân tích các vùng địa lý theo chiều dọc và chiều ngang, từ đó giới hạn phạm vi hai miền khảo sát Mục hai và mục ba phân tích những nhân tố không gian, chủ thể và lịch sử của hai miền ảnh hưởng đến quá trình định hình đặc trưng văn hóa Mục bốn trình bày lý thuyết hệ thống văn hóa tinh thần và sự lựa chọn ba lĩnh vực trong hệ thống đó Tiểu kết kết nối các nhân tố không gian, chủ thể
và lịch sử của hai miền lại, rút ra tính chất chung của từng miền trong đối sánh với miền kia Chương này đặt nền tảng cho quá trình phân tích so sánh ở các chương sau
Chương hai: Đặc trưng văn hóa tinh thần hai miền qua tư tưởng bao gồm ba
mục Mục một phân tích tình hình phát triển của lĩnh vực triết học tư tưởng hai miền qua sự phân bố các trường phái tư tưởng Mục hai đúc kết tính chất dòng tư tưởng hai miền trong đối sánh Mục ba và tiểu kết kết nối các đặc trưng tính chất lại, tạo nên bức tranh chung về tính chất tư tưởng hai miền, đồng thời kết nối những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình định hình những tính chất đó
Chương ba: Đặc trưng văn hóa tinh thần hai miền qua văn chương bao gồm
bốn mục Mục một phân tích tình hình phát triển của lĩnh vực văn chương hai miền qua sự phân bố số lượng sáng tác và trường phái văn học Mục hai, trên cơ sở thể loại, hình thức kết cấu, nghệ thuật, phương pháp sáng tác, văn phong, v.v đúc kết phong cách văn chương hai miền Mục ba đúc kết quan điểm sáng tác của chủ thể hai miền Mục bốn và tiểu kết kết nối toàn bộ những đúc kết lại, tạo nên bức tranh chung về đặc trưng văn chương hai miền cùng với những nhân tố góp phần ảnh hưởng trong quá trình định hình chúng
Chương bốn: Đặc trưng văn hóa tinh thần hai miền qua hội họa gồm bốn
mục Mục một phân tích tình hình phát triển của lĩnh vực hội hai miền qua sự phân
bố trường phái hội họa và nhà lý luận hội họa Mục hai phân tích phong cách hội họa hai miền Mục ba phân tích quan điểm sáng tác của chủ thể hai miền Mục bốn
và tiểu kết kết nối toàn bộ những đúc kết lại, tạo nên bức tranh chung về đặc trưng
Trang 20hội họa hai miền cùng với những nhân tố góp phần ảnh hưởng trong quá trình định hình chúng Tất cả đều được thực hiện trong đối sánh
Phần dẫn nhập gồm sáu mục: nêu rõ lý do chọn đề tài; lịch sử nghiên cứu vấn đề; mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu; đóng góp của luận án; kết cấu và quy cách trình bày luận án
Phần kết luận kết nối những đúc kết của ba lĩnh vực tư tưởng, văn chương và hội họa (về tình hình phát triển, tính chất, đặc trưng phong cách, quan điểm, v.v.), tạo nên bức tranh tổng quát hai miền trong so sánh, từ đó rút ra những khác biệt nổi bật của văn hóa tinh thần hai miền, cũng là đặc thù của mỗi miền, giữ vai trò giúp nhận diện miền Đồng thời, kết nối những nhân tố cơ sở (môi trường địa lý tự nhiên, bối cảnh lịch sử, chính trị, xã hội, kinh tế, tộc người, v.v.), dựa vào một số lý thuyết liên ngành kết luận diện mạo văn hóa, khẳng định vai trò của nguồn gốc phương Bắc và nguồn gốc phương Nam trong văn hóa truyền thống Trung Hoa
Ngoài ra, luận án còn có phần tài liệu tham khảo và phụ lục:
Phần tài liệu gồm 220 tài liệu, trong đó có 175 tài liệu tham khảo và 45 tư
liệu khảo sát, được trình bày theo quy định của bản Hướng dẫn tổ chức đánh giá
luận án tiến sĩ số 8271/SĐH ngày 1/9/2000 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Phần phụ lục gồm 13 mục: (1) Danh mục bản đồ, hình minh họa sử dụng
trong luận án, (2) Danh mục bảng biểu sử dụng trong luận án, (3) Bảng thống kê tác giả, tác phẩm tản văn các thời đại cùng đặc điểm phong cách, chủ trương của họ, (4) Bảng thống kê số lượng tác phẩm tiểu thuyết tiêu biểu các thời đại, (5) Bảng thống
kê các trường phái phong cách văn học các thời đại, (6) Bảng thống kê nội dung
trong Thi kinh, (7) Bảng thống kê phong cách sáng tác của tác giả hai miền thời Bắc
Tống, (8) Bảng thống kê các nhà lý luận văn học qua các thời đại, (9) Bảng thống
kê các nhà lý luận hội họa qua các thời đại, (10) Bảng thống kê các bức tranh sơn thủy theo họa gia và trường phái, (11) Bảng thống kê tranh hai trường phái Hoàng Thuyên và Từ Hy, (12) Bảng đối chiếu các danh từ riêng sử dụng trong luận án, (13) Bảng đối chiếu các câu trích dẫn sử dụng trong luận án
Trang 21Trong luận án có 12 bảng biểu và 30 bản đồ, hình minh họa Các bảng biểu, bản đồ, hình minh họa được đánh số thứ tự theo từng chương (ví dụ bảng 1.1, bảng 2.2, H.1.1, H.2.2, v.v.)
Phần dẫn nguồn, chúng tôi đặt ngay sau ý hoặc đoạn trích dẫn, cách trích dẫn như sau: [tên tác giả năm xuất bản: số trang], ví dụ [Viên Nghĩa Đạt 2003: 50] Riêng trường hợp trích dẫn từ các văn hiến cổ, chúng tôi không ghi số trang, cách
trích dẫn như sau: [tên chương, tên sách], ví dụ [chương Hiến vấn, Luận ngữ], vì có
thể đọc ở bất kỳ loại sách chú giải nào, năm xuất bản nào Các đoạn trích dẫn được dịch sang tiếng Việt hoặc để nguyên âm Hán Việt nếu đã rõ nghĩa Riêng các đoạn trích dẫn từ văn hiến cổ hoặc các câu thành ngữ, tục ngữ được chúng tôi đối chiếu với âm Hán Việt và chữ Hán, tất cả tập hợp lại thành một bảng sắp xếp theo thứ tự
A, B, C của chữ đầu tiên trong câu, bảng này để ở phần phụ lục (phụ lục 13)
Tất cả những con số thống kê trong luận án đều có căn cứ từ những bảng thống kê cụ thể, rõ ràng Các bảng thống kê này có dung lượng rất lớn nên cũng được để ở phần phụ lục
Trang 22CHƯƠNG MỘT
HỆ TỌA ĐỘ HAI MIỀN NAM BẮC TRUNG QUỐC:
CƠ SỞ KHÁC BIỆT VĂN HÓA TINH THẦN
1.1 Ranh giới và phạm vi các vùng miền Trung Quốc
Tiến trình văn hóa Trung Quốc cũng như tiến trình hình thành và phát triển chủ thể văn hóa - tộc Hán - gắn với tiến trình mở rộng không gian lãnh thổ, nên không gian văn hóa Trung Quốc cũng chính là không gian lãnh thổ Diện tích đất liền của Trung Quốc ngày nay là 9,6 triệu km2 Chiều dài nam bắc khoảng 5.500km, chiều rộng đông tây khoảng 5.200km
Xét theo chiều dọc, từ đông sang tây, phần đất liền Trung Quốc được chia
thành ba vùng địa lý Đông bộ, Trung bộ và Tây bộ Theo Giáo trình địa lý Trung
Quốc của Vương Tịnh Ái, ba vùng này gồm những tiểu vùng là:
(I) Vùng Đông bộ từ bắc xuống nam gồm bốn tiểu vùng: [I1] vùng Liêu Cát Hắc (Liêu Ninh, Cát Lâm, Hắc Long Giang), [I2] vùng Kinh Tân Ký Lỗ Dự (Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc, Sơn Đông, Hà Nam), [I3] vùng Hỗ Tô Chiết Hoãn Tương Ngạc Cán (Thượng Hải, Giang Tô, Chiết Giang, An Huy, Hồ Nam, Hồ Bắc, Giang Tây), [I4] vùng Việt Quế Mân Cảng Áo (Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Hương Cảng, Áo Môn)
(II) Vùng Trung bộ từ bắc xuống nam gồm bốn tiểu vùng: [II1] vùng Nội Mông Cổ, [II2] vùng Tấn Thiểm Cam Ninh (Sơn Tây, Thiểm Tây, Cam Túc, Ninh Hạ), [II3] vùng Xuyên Du (Tứ Xuyên, Trùng Khánh), [II4] vùng Vân Quý (Vân Nam, Quý Châu)
(III) Vùng Tây bộ từ bắc xuống nam gồm hai tiểu vùng: [III1] vùng Tân Cương và [III2] vùng Thanh Tạng (Thanh Hải, Tây Tạng)
Trang 23H.1.1 Bản đồ vùng địa lý Đông bộ Trung Quốc [Vương
Tịnh Ái 2007: 479] H.1.2 Bản đồ vùng địa lý Trung bộ Trung Quốc [Vương Tịnh Ái 2007: 526]
H.1.3 Bản đồ vùng địa lý tây bộ Trung Quốc [Vương Tịnh
Ái 2007: 577] H.1.4 Bản đồ hai vùng ruộng khô và ruộng nước Trung Quốc
[http://www.cbe21.com/subject/geography/html/070402/20
012/200122_268.html]
Ranh giới tương đối giữa các vùng được xác định bởi các dãy núi nằm theo hướng bắc nam Ranh giới giữa Đông bộ và Trung bộ từ bắc xuống nam là các dãy Đại Hưng An lĩnh, Thái Hàng sơn, Vu sơn và Tuyết sơn Ranh giới giữa vùng Trung bộ và Tây bộ là các dãy Hạ Lan sơn, Lục Bàn sơn và Hoành Đoạn sơn Đây cũng là ranh giới giữa phía đông và phía tây nếu chỉ chia dọc Trung Quốc thành hai phần, vì khoảng cách khác biệt giữa vùng Đông bộ và Trung bộ chỉ mang tính tương đối, và đem hai vùng này so với vùng Tây bộ lại có sự khác biệt khá lớn về nhiều điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế, xã hội Nhìn chung, vùng Trung bộ là vùng quá độ giữa Đông bộ và Tây bộ Đồng thời, Vương Tịnh Ái cũng giới thiệu ba
Trang 24vùng tự nhiên lớn, mà theo ông đây là phương án phân vùng tự nhiên tổng hợp được đúc kết từ nhiều cách phân vùng tự nhiên khác nhau, và được nhiều người chấp nhận Đó là vùng gió mùa phía đông (gồm cả Đông bộ (I) và Trung bộ (II) như trên), vùng khô hạn Tây Bắc (tức tiểu vùng III1 của Tây bộ), và vùng lạnh cao Thanh Tạng (tức tiểu vùng III2 của Tây bộ) [Vương Tịnh Ái 2007: 226]
Vị trí Sâu trong đất liền
Thượng nguồn các con sông
Đất liền Trung lưu các con sông
Đất liền và gần biển Trung hạ lưu các con sông
Cao nguyên Bồn địa Núi vừa và thấp
Đồng bằng Đồi gò thấp Núi vừa và thấp Khí hậu Lục địa, không chịu ảnh
hưởng biển
Gió mùa không ổn định, ít chịu ảnh hưởng biển
Gió mùa điển hình, chịu ảnh hưởng biển
Độ ẩm Cực khô hạn
Cực lạnh giá
Vừa Ẩm ướt Lượng mưa Rất ít Vừa Nhiều
Loại hình KT Chăn nuôi Chăn nuôi
Nông nghiệp
Nông nghiệp Dân cư Thưa thớt Đông đúc Đông đúc
Tộc người Tộc Hán ít
Tộc thiểu số nhiều
Tộc Hán đa số Tộc thiểu số ít
Tộc Hán đa số Tộc thiểu số rất ít
Bảng 1.1 So sánh ba vùng địa lý từ đông sang tây
Xét theo chiều ngang từ bắc xuống nam, “tuyến Tần Lĩnh – Hoài Hà là phân giới tự nhiên của miền Bắc và miền Nam Trung Quốc, là ranh giới địa lý quan trọng nhất của cả nước” [Vương Tịnh Ái 2007: 227] Hồ Triệu Lượng, Chu Hán Quốc,… hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất quan điểm này, tuyến Tần Lĩnh – Hoài
Hà chia phần phía đông Trung Quốc thành hai vùng lớn
Dãy Tần Lĩnh chạy theo hướng đông tây, đầu tây ở tỉnh Cam Túc, đoạn đông đến phía tây tỉnh Hà Nam, dài khoảng 1.500km, rộng khoảng 200km Đỉnh cao nhất của Tần Lĩnh là Thái Bạch sơn, cao trên 3.767m Nối tiếp Tần Lĩnh là dòng Hoài
Hà cũng chạy theo hướng đông tây, tổng chiều dài khoảng 1.000km, bắt nguồn từ Đồng Bách sơn và Phục Ngưu sơn ở Hà Nam, chảy qua ba tỉnh Hà Nam, An Huy và Giang Tô
Trang 25Tần Lĩnh giống như con rồng dài nằm vắt ngang miền Trung Trung Quốc
Nó cản trở luồng khí lưu thông nam bắc, làm cho đặc trưng khí hậu, môi trường hai miền Nam Bắc khác nhau Mùa đông, Tần Lĩnh ngăn cản luồng khí lạnh từ Bắc thổi xuống Nam, làm cho khí hậu sườn bắc giá rét hơn sườn nam rất nhiều Mùa hạ, Tần Lĩnh đẩy luồng khí ấm, ẩm từ đại dương thổi vào quay ngược về Nam, không cho luồng khí này tiến lên Bắc Luồng khí ấm, ẩm này khi đến sườn chắn gió không vượt qua được, nên dừng lại và mang đến lượng mưa đáng kể Nhìn chung, về khí hậu, Tần Lĩnh – Hoài Hà được xem là ranh giới giữa vùng khí hậu ôn đới ấm và á nhiệt đới, vùng khí hậu gió mùa ôn đới và khí hậu gió mùa á nhiệt đới, là ranh giới giữa vùng ẩm ướt và bán ẩm ướt Từ Tần Lĩnh xuống phía nam khí hậu ấm áp, ẩm ướt, lượng mưa nhiều; từ Tần Lĩnh lên phía bắc khô lạnh, lượng mưa ít
Ngoài ra, các yếu tố địa lý tự nhiên khác ở hai miền Nam Bắc của đường phân giới này, bất kể là địa chất, địa hình, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật,… đều khác nhau khá rõ Về địa mạo, đây là ranh giới giữa vùng đất đen và vùng đất đỏ
Về loại hình đất canh tác, đây là ranh giới giữa hai vùng canh tác ruộng nước miền Nam và ruộng khô miền Bắc, cũng là ranh giới giữa vùng lúa nước và lúa mì (tiểu mạch 小麦) Hoạt động sản xuất ruộng nước và ruộng khô hai miền góp phần lớn vào việc hình thành diện mạo văn hóa hai miền, Tần Lĩnh – Hoài Hà có thể được xem là ranh giới giữa hai diện mạo văn hóa này
Dựa vào sự phân chia Trung Quốc theo trục ngang thành hai miền Nam Bắc, kết hợp với sự phân chia theo trục dọc thành ba vùng Đông bộ - Trung bộ - Tây bộ (hoặc thành hai phía: phía đông và phía tây), và phương án phân ba vùng tự nhiên lớn, có thể nhận thấy vùng khô hạn Tây Bắc (tiểu vùng III1) là sa mạc khô hạn kém phát triển, lại là vùng tự trị của tộc Duy Ngô Nhĩ; vùng lạnh cao Thanh Tạng (tiểu vùng III2) băng tuyết phủ quanh năm, dân cư thưa thớt; tiểu vùng II1 (thuộc Trung bộ) chủ yếu là thảo nguyên hoang mạc, là khu tự trị của tộc Mông Cổ Ngoài những vùng đặc biệt vừa nêu, nhìn chung, phía đông Trung Quốc (Đông bộ và Trung bộ) địa thế cao vừa và thấp, thuộc vùng gió mùa, vùng nông nghiệp, phát triển khá đồng
bộ và liên tục trong suốt chiều dài lịch sử với lượng dân cư đông đúc, kinh tế phát
Trang 26triển (Đông bộ) và tương đối phát triển (Trung bộ) Ranh giới Tần Lĩnh - Hoài Hà nói trên cũng chỉ đề cập đến việc chia phía đông Trung Quốc thành hai miền Nam-Bắc Do vậy, luận án loại các vùng đặc biệt trên ra ngoài phạm vi khảo sát Phạm vi
so sánh hai miền Nam Bắc Trung Quốc trong luận án được giới hạn như sau:
(a) Miền Bắc gồm các tiểu vùng I1, I2, II2 (chủ yếu là đồng bằng Đông Bắc, đồng bằng Hoa Bắc và vùng cao nguyên Hoàng Thổ) Là khu vực mà ngày nay gồm
12 tỉnh thành Liêu Ninh, Cát Lâm, Hắc Long Giang, Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc, Sơn Đông, Hà Nam, Sơn Tây, Thiểm Tây, Cam Túc, Ninh Hạ
(b) Miền Nam gồm các tiểu vùng I3, I4, II3, II4, (chủ yếu là đồng bằng trung
hạ lưu Trường Giang, vùng đồi núi thấp Giang Nam, vùng đồi núi thấp Chiết Mân, vùng bồn địa Tứ Xuyên và vùng cao nguyên Vân Quý) Là khu vực mà ngày nay gồm 14 tỉnh thành: Thượng Hải, Giang Tô, Chiết Giang, An Huy, Hồ Nam, Hồ Bắc, Giang Tây; Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến; Tứ Xuyên, Trùng Khánh; Vân Nam và Quý Châu
Tỉnh Miền Vị trí
Đồng bằng Đông Bắc
Liêu Ninh, Cát Lâm, Hắc Long Giang
Liêu Hắc Cát Đông bộ
Trung
bộ (II 2 )
Hoa Bắc,
1 phần Tây Bắc Vùng cao nguyên
Đồng bằng trung hạ lưu Trường Giang, đồi núi thấp Đông Nam, đồi núi thấp Giang Nam
Thượng Hải, Giang
Tô, Chiết Giang, An Huy, Hồ Nam, Hồ Bắc, Giang Tây
Hỗ Tô Chiết Hoãn Tương Ngạc Cán
Đông bộ
(I4)
Hoa Nam
Đồi núi thấp Chiết Mân, vùng đồi núi thấp lưỡng Quảng
Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến
Việt Quế Mân
Trung
bộ (II 3 )
Tây Nam
Bồn địa Tứ Xuyên Tứ Xuyên, Trùng
Khánh
Xuyên Du Nam
Trung
bộ (II 4 )
Tây Nam
Cao nguyên Vân Quý
Vân Nam, Quý Châu Vân Quý
Bảng 1.2 Vị trí hai miền Nam Bắc Trung Quốc
Trang 27Theo sự kết hợp chiều ngang và chiều dọc như trên, để phân định hai miền Nam Bắc khảo sát, Thiểm Tây và Hà Nam thuộc về miền Bắc, An Huy và Giang Tô thuộc về miền Nam, mà dãy Tần Lĩnh và dòng Hoài Hà nằm vắt ngang bốn tỉnh này Như vậy, tuyến ranh giới Tần Lĩnh – Hoài Hà nên được xem là một ranh giới mờ Thật vậy, về môi trường tự nhiên, không phải môi trường tự nhiên trên toàn miền Bắc hay trên toàn miền Nam là một khối như nhau sau dãy phân cách, mà là sự chuyển đổi tiệm tiến Về mặt văn hóa, do ảnh hưởng nhiều yếu tố như di dân, cộng
cư, ảnh hưởng lẫn nhau,… ranh giới phân Nam Bắc này càng không thể là những đường vạch rạch ròi trên mặt đất, đôi khi chỉ mang tính tượng trưng
Việc khảo sát sự phân bố không gian trong các chương sau sẽ dựa trên quê quán, nơi sống và hoạt động của chủ thể Chúng được phân định trên hai miền Nam Bắc một cách nhất quán theo không gian hai miền được xác định như trên
1.2 Khác biệt về không gian môi trường tự nhiên giữa hai miền
Môi trường địa lý là không gian tồn tại và phát triển của văn hóa, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa môi trường địa lý và văn hóa nhân loại đã được chú ý từ thập niên 20 thế kỷ 19 Sau đó ngành Địa văn hóa ra đời với nhiều chuyên ngành sâu và nhiều nội dung nghiên cứu như cảnh quan văn hóa, nguồn gốc, khuếch tán và truyền
bá văn hóa, mối quan hệ giữa môi trường sinh thái và văn hóa, v.v Trong ngành, xuất hiện các khái niệm như địa lý ngôn ngữ, địa lý phong tục, địa lý dân tộc, địa lý tôn giáo, … đến khái niệm rộng và chung nhất là “địa lý văn hóa” Kết quả của các nghiên cứu đưa đến lý luận chung là khẳng định vai trò của môi trường địa lý đối với sự hình thành đặc trưng văn hóa trên không gian địa lý đó Trên cơ sở lý thuyết
đó, chúng tôi bước đầu khảo sát môi trường địa lý tự nhiên hai miền để làm cơ sở thực tiễn, vận dụng cho các chương tiếp theo đi tìm đặc trưng văn hóa
Với diện tích rộng lớn, môi trường tự nhiên Trung Quốc hết sức đa dạng và phức tạp, sự khác biệt giữa các vùng là rất lớn Câu “trong một vùng núi có bốn mùa, trong mười dặm trời đất khác nhau” nói lên tính đa dạng của môi trường tự nhiên Trung Quốc
Trang 281.2.1 Tài nguyên tự nhiên hai miền
Về khí hậu, Trung Quốc nhìn chung thuộc vùng khí hậu gió mùa lục địa Mùa hè, gió đông nam thổi vào mang theo lượng mưa lớn Mùa đông, gió tây bắc mang đến cái lạnh và khô hạn Khí hậu Trung Quốc từ bắc xuống nam phân thành năm đới, miền Bắc nằm trong vùng hàn ôn đới, ôn đới và ôn đới ấm; miền Nam nằm trong vùng á nhiệt đới và nhiệt đới Về độ ẩm, miền Bắc nằm trong vùng khô hạn và bán khô hạn; miền Nam nằm trong vùng bán ẩm ướt và ẩm ướt
Sự khác biệt nhiệt độ hai miền theo quy luật vùng vĩ độ, vào tháng lạnh nhất (tháng 1) bình quân cứ lên bắc 1 vĩ độ, nhiệt độ giảm 1.5 oC; vào tháng nóng nhất (tháng 7), bình quân tăng 1 vĩ độ, nhiệt độ chênh lệch 0.2oC Từ Tần Lĩnh – Hoài
Hà lên bắc, khí hậu lạnh khô, nhiệt độ bình quân tháng nóng nhất (tháng 7) là 25oC, nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất (tháng 1) là dưới 0oC Từ Tần Lĩnh – Hoài Hà xuống nam, khí hậu ấm áp, ẩm ướt, nhiệt độ bình quân tháng nóng nhất (tháng 7) là
30oC, nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất (tháng 1) là cao hơn 0oC Như vậy, tài nguyên nhiệt lượng tăng dần từ bắc xuống nam, thời tiết đi từ giá rét đến ôn hòa,
ấm áp
Về lượng mưa hai miền, với năm vùng khí hậu khác nhau trải dài từ bắc xuống nam, miền Bắc nhận lượng mưa bình quân thấp, dưới 800mm/năm; ngược lại, vùng ấm áp miền Nam nhận lượng mưa bình quân trên 800mm/năm Khi xét đến ảnh hưởng của biển, vùng càng gần biển lượng mưa càng cao, thì lượng mưa bình quân cũng tăng dần từ tây bắc đến đông, đông nam và nam Không khí ẩm từ đại dương nhìn chung chỉ có thể thổi đến gần tỉnh Cam Túc Vùng Đông Bắc, lượng mưa bình quân từ 400 – 1.000mm/năm Lưu vực hạ lưu Hoàng Hà, phía nam Thiểm Tây, Cam Túc, đồng bằng Hoa Bắc khoảng 500 – 600mm Vùng Tần Lĩnh – Hoài
Hà vào khoảng 800mm Lưu vực trung hạ lưu Trường Giang là 1.000 – 1.600mm Các vùng duyên hải Đông Nam ở mức 1.800 – 2.000mm/năm [Vương Thuận Hồng 1994: 6]
Đặc trưng khí hậu của hai miền Trung Quốc có thể khái quát: Nam ấm áp – Bắc giá rét, Nam ẩm ướt – Bắc khô hạn
Trang 29Về tài nguyên nước, chỉ tính lớp nước bề mặt trái đất có thể thấy rõ có sự
khác nhau giữa hai miền Nam Bắc Nguồn tài nguyên nước hầu như chủ yếu phân
bố ở miền Nam Miền Nam chiếm 83% tổng lưu lượng dòng chảy cả nước, riêng Trường Giang đã chiếm 37,7% tổng lưu lượng dòng chảy cả nước Miền Bắc thiếu nước trầm trọng Diện tích đất canh tác của đồng bằng Hoa Bắc chiếm 23% toàn quốc, nhưng lưu lượng dòng chảy chỉ chiếm 3,8% Đa số các thành phố miền Bắc trong tình trạng thiếu nước Theo một ghi chép, từ bốn ngàn năm nay, trong lưu vực Hoàng Hà đã từng xảy ra 1.073 lần hạn hán, trung bình cứ 3,5 năm lại có một lần,
do lượng mưa hàng năm ở đây không ổn định [Nguyễn Dược 2001: 49] Tính lượng nước bình quân trên đầu người và bình quân trên đất canh tác, lượng nước bình quân ở miền Bắc chỉ bằng 1/3 của miền Nam Như vậy, tài nguyên nước tăng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam
Tổng lưu lượng dòng chảy năm
Lượng dòng chảy trung bình (mm)
Các sông vùng Đông Bắc 1.166.028 173,115 148 Hoài Hà và các sông bán đảo
Sơn Đông
326.258 59,789 183 Hoàng Hà 752.443 57,446 76
Các sông vùng Hoa Bắc 319.029 28,345 89 Trường Giang 1.807.199 979,353 542
Châu Giang và các sông duyên
hải Lưỡng Quảng
553.437 446,627 807 Các sông vùng Tây Nam 408.374 216,084 529
Các sông duyên hải Chiết Mân 212.694 200,133 941
Bảng 1.3 Lưu lượng dòng chảy các sông hai miền Nam Bắc Trung Quốc
[Nguồn: Encyclopedia 1991: 28-29]
Về tài nguyên đất, xét ba loại chính là đất canh tác, đất rừng và đất cỏ Đất
canh tác có hai loại lớn là ruộng nước và ruộng khô, ruộng nước chủ yếu phân bố từ Tần Lĩnh – Hoài Hà về Nam, tập trung nhiều nhất ở đồng bằng trung hạ lưu Trường Giang, bồn địa Tứ Xuyên, vùng đồng bằng châu thổ Châu Giang, chỉ còn một ít phân bố ở đồng bằng Ninh Hạ, đồng bằng Liêu Hà miền Bắc Ruộng khô chủ yếu phân bố ở các tỉnh miền Bắc, diện tích lớn nhất là ở đồng bằng Hoa Bắc, sau đó là Đông Bắc
Trang 30Đất rừng chủ yếu phân bố ở vùng bán ẩm ướt và ẩm ướt, đó là vùng Đại Hưng An lĩnh của Đông Bắc và vùng đồi núi miền Nam Đất cỏ ngược lại chủ yếu tập trung ở vùng bán khô hạn và khô hạn, tập trung 90% đất cỏ cả nước ở phía tây tuyến Đại Hưng An lĩnh – Âm sơn – Lã Lương sơn – Hoành Đoạn sơn, vùng Đông Nam rất ít và phân tán, nên được mệnh danh là “đất cỏ miền Bắc”
Về khoáng sản, năng lượng, Trung Quốc có than là chủ yếu, trữ lượng và
sản lượng đều đứng nhất thế giới Khu vực phân bố rộng, nhưng hầu như tập trung
ở miền Bắc Trung Quốc, 90% tập trung ở các tỉnh nằm về phía bắc tuyến Côn Luân – Tần Lĩnh – Đại Biệt sơn Vùng than đá trung tâm là Sơn Tây, Tân Cương, trong
đó Sơn Tây được mệnh danh là “quê hương than” Một số ít khác phân bố ở phía tây nam, chủ yếu ở Quý Châu, Vân Nam Dầu mỏ là nguồn năng lượng lớn thứ hai của Trung Quốc, phân bố rộng khắp nước Trong đó, trữ lượng dầu nhiều nhất cũng
ở vùng Đông Bắc, Hoa Bắc, Tân Cương Khí thiên nhiên phân bố chủ yếu ở vùng Thiểm Tây, Cam Túc, Ninh Hạ và Tứ Xuyên
1.2.2 Địa hình đặc trưng hai miền
Địa hình nổi bật của miền Bắc (trong vùng khảo sát) là cao nguyên Hoàng Thổ và hai đồng bằng Hoa Bắc, Đông Bắc
Cao nguyên Hoàng Thổ chiếm diện tích rộng lớn, khoảng 400.000km2 Cao nguyên có vị trí địa lý tương đối đặc biệt, nhìn từ đông nam lên tây bắc, đây là vùng chuyển tiếp giữa hai vùng đồng bằng và núi, rừng rậm và thảo nguyên, bán khô hạn
và khô hạn, nông nghiệp khô và du mục Các nhân tố tự nhiên giao thoa, biến động nhiều gây nhiều thiên tai như động đất, khô hạn Nơi đây khoáng sản phong phú, nhưng khí hậu khô hạn, thảm thực vật và hệ thống sinh thái đơn điệu, lượng nước không nhiều, thất thoát nước cao Trên cao nguyên này tọa lạc kinh đô của nhiều triều đại trong lịch sử Đây là mảnh đất dòng Hoàng Hà chảy qua, đất và sông cùng nuôi dưỡng tinh hoa các văn hóa Hoa Hạ, Tam Tần, Tam Tấn, Yên Triệu đặc sắc,
và trên hết là văn hóa Trung Hoa xuyên suốt, liên tục Màu đất vàng, hạt đất nhỏ, chất đất tơi xốp, cuốn theo nhuộm màu dòng nước, làm nên tên đất Hoàng Thổ và tên sông Hoàng Hà Lớp đất sâu dày xuống lòng đất khoảng 50 – 80m, có nơi sâu
Trang 31đến 150 – 180m, nơi sâu nhất có thể đến 250m, như một nền móng vững chắc của ngôi nhà miền Bắc
Đồng bằng Đông Bắc là đồng bằng có diện tích lớn nhất trong ba đồng bằng lớn của Trung Quốc, khoảng 350.000km2, nằm giữa hai dãy Đại Hưng An lĩnh và Trường Bạch sơn Địa thế tương đối thấp, độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng dưới 200m, có nơi lên đến 250m Nằm trong vùng ôn đới và ôn đới ấm Đặc trưng đất đai của đồng bằng là đất đen, lớp đất sâu Lương thực vùng này chủ yếu là bắp, kế đó là đậu, kê, và ít ỏi lúa nước
Đồng bằng Hoa Bắc có diện tích lớn thứ hai, khoảng 310.000km2, ở hạ lưu Hoàng Hà, nằm trong vùng khí hậu gió mùa ôn đới ấm, khô hạn Địa thế thấp, bằng phẳng, độ cao so với mực nước biển phần lớn là dưới 100m Đồng bằng này cũng
có lớp đất sâu Ruộng khô, thiếu nước nghiêm trọng, trồng được các loại kê mạch, bắp, cao lương và một ít lúa nước
Miền Nam có địa hình tương đối phức tạp hơn so với miền Bắc Ở miền Nam, cũng có một cao nguyên tên Vân Quý nằm ở tận cùng Tây Nam, nơi nuôi dưỡng vùng văn hóa lịch sử Điền Vân thời cổ So với sức ảnh hưởng của cao nguyên Hoàng Hà đối với miền Bắc, sức ảnh hưởng của cao nguyên Vân Quý đối với văn hóa và sự phát triển cả miền Nam là không đáng kể Địa hình nổi bật của miền Nam
là đồng bằng trung hạ lưu Trường Giang và vùng đồi núi thấp Trên hai vùng địa lý này, trong lịch sử đã từng sản sinh văn hóa Kinh Sở, Ngô Việt, Mân Nam, Lĩnh Nam huy hoàng một thời và ảnh hưởng sâu sắc về sau
Đồng bằng trung hạ lưu Trường Giang diện tích khoảng 200.000km2 Vùng đồng bằng này địa thế rất thấp, độ cao dưới 50m so với mực nước biển Sông hồ, kênh rạch chằng chịt, núi thấp nhấp nhô Đồng bằng không được liền khối do bị sông hồ núi non ngăn cách, đồng bằng nơi rộng nơi hẹp, dòng chảy nơi lớn nơi nhỏ Vùng này được mệnh danh là “quê hương sông nước”
Tiếp tục đi xuống phía Nam là vùng lưu vực Châu Giang và Mân Giang, cũng là vùng đồi núi thấp Đồi núi thấp của Trung Quốc, ngoài vùng đồi núi thấp Sơn Đông và Liêu Đông chiếm diện tích khá khiêm tốn, phần lớn diện tích hầu như
Trang 32tập trung ở miền Nam, được mệnh danh là “đồi núi thấp Đông Nam” Trong đó bao gồm “đồi núi thấp Giang Nam” nằm giữa Trường Giang và Nam Lĩnh, “đồi núi thấp Chiết Mân” nằm ở phía đông Võ Di sơn, trong địa phận hai tỉnh Chiết Giang và Phúc Kiến Diện mạo chủ yếu là những đồi gò mọc trên “nền” sông nước với độ cao vừa và thấp, độ nhấp nhô ít, còn đan xen các bồn địa đá đỏ lớn nhỏ khác nhau Chất đất bề mặt không tạo được một nền trụ vững chắc như Hoàng Thổ, mà hoặc là mềm xốp của bùn nước, hoặc là gập ghềnh của đất đá đồi
Về vị trí địa lý, miền Bắc tương đối bị phong tỏa, điều kiện giao lưu với bên
ngoài kém hơn miền Nam, xung quanh bị ngăn cách bởi cao nguyên, thảo nguyên,
sa mạc, núi non, đây là những vùng nhân khẩu ít, mật độ thấp, kinh tế kém phát triển, không thích hợp giao lưu với bên ngoài Đường bờ biển không dài bằng đường bờ biển miền Nam và nằm xa tuyến thông thương về hướng đông nam Miền Nam có đường bờ biển dài, nằm ở vị trí thuận lợi cho mở rộng thông thương giao lưu với bên ngoài, chủ yếu là đường biển
1.2.3 Cảnh quan tự nhiên hai miền
Qua tài nguyên tự nhiên và địa hình đặc trưng của hai miền cho thấy, từ tây bắc xuống đông nam địa thế thấp dần; từ bắc xuống nam, địa hình phức tạp dần, khí hậu ấm, ẩm dần, lượng mưa tăng dần, thảm thực vật phong phú dần, diện tích đồng bằng nhỏ dần, đầm hồ sông nước phân bố nhiều dần, dung lượng nước tăng dần, lượng khoáng sản giảm dần, lớp đất bề mặt mỏng dần, quang cảnh có sinh khí dần, v.v
Ở miền Bắc, Hoàng Thổ là đặc trưng nổi bật, giữ vai trò quan trọng hình thành cảnh quan tự nhiên và nhân văn miền Bắc Địa hình miền Bắc cao, bằng phẳng, liền khối, trải rộng tạo cảm giác mênh mông, bát ngát, vô tận, lớp đất bề mặt sâu dày vào lòng đất tạo nền móng vững chắc Trên không gian mênh mông đó, những ngọn núi cao to, hiểm trở, dựng đứng sừng sững như cột chống trời, vào mùa đông được phủ lên lớp tuyết trắng xóa càng tỏ ra hùng mạnh, uy nghi, kỳ vĩ Dòng chảy các sông không được xuyên suốt quanh năm do có hiện tượng đóng băng Dòng Hoàng Hà khi cuồn cuộn khi băng giá Bầu trời miền Bắc không chói chang,
Trang 33cũng không mây mưa u ám, mà quang đãng, khô ráo, đủ để tầm nhìn của con người
có thể phóng thật xa ra không gian rộng lớn Cái giá rét của khí hậu miền Bắc làm cho thảm thực vật phủ trên không gian đó mất đi màu xanh dịu nhẹ, cành lá xum xuê, sống động, mà khô cứng đi, cây trụi lá để lộ thân cành chống chọi với cái lạnh, cho cảm giác gan góc, chịu đựng Thảo nguyên bát ngát và những cánh đồng ruộng khô trong bầu không khí lạnh lẽo là ấn tượng sâu sắc của cảnh quan tự nhiên miền Bắc Quang cảnh tuy có vẻ ảm đạm, lạnh lùng, nhưng đầy vẻ bi tráng, khí thế mạnh
mẽ, hùng vĩ, khoáng đạt Con người trước cảnh quan đó ít nhiều có tâm thái thán phục, chiêm ngưỡng trong sự cách biệt tương đối với thiên nhiên Ở miền Bắc, tài nguyên về nông nghiệp không được tự nhiên ưu đãi, không cung cấp cho họ đủ điều kiện sống tốt và nhiều sự lựa chọn đa dạng
Ở miền Nam, các dòng sông đan xen với những dãy Nam Lĩnh, Võ Di sơn, tạo nên quang cảnh thiên nhiên khá độc đáo cho miền Nam Trước hết, đây là vùng sông hồ và đồi núi thấp, nước “chan đầy” miền Nam, không tạo “nền vững chắc” như những lớp đất sâu dày ở Hoàng Thổ và hai đồng bằng ruộng khô miền Bắc, nhưng tạo “nền êm ả, mềm mại” cho miền Nam Địa hình miền Nam thấp, không bằng phẳng, không liền khối, bị che chắn bởi những ngọn núi cao thấp khác nhau, nên không thể hiện được không gian rộng lớn Nếu ví cả miền Nam như một vườn cảnh, thì những ngọn núi nhấp nhô ấy như những hòn non bộ nhiều kiểu dáng Những “hòn non bộ” thiên nhiên này được làm mềm đi bởi các dòng sông uốn lượn quấn quanh và khi chúng ẩn hiện trong mây khói mờ thì không kém phần huyền bí Nếu như ở miền Bắc đến sông cũng tỏ ra cứng cỏi, kiên cường, thì ở miền Nam, núi cũng mang vẻ nhu mềm Bầu trời miền Nam khi thì chói chang, khi thì mây mưa sương khói, càng làm khuất tầm nhìn của con người Khí hậu miền Nam ấm và ẩm,
là điều kiện tốt cho thực vật phát triển Thảm thực vật xanh quanh năm, hoa nở bốn mùa, cây cối um tùm, tuy không thấy được sức mạnh chống chọi, nhưng chúng thể hiện được sức sống dồi dào do được ưu đãi Cảnh quan miền Nam thiếu yếu tố cao
to sừng sững, thiếu vẻ hoành tráng khí thế, nhưng thừa chất nhu mềm, thơ mộng và gần gũi chan hòa Nhiều yếu tố gợi hình trong thiên nhiên như mây, mưa, sương,
Trang 34khói, sông, núi, trăng, hoa làm cho vẻ đẹp của miền Nam thêm phần lãng mạn Ấn tượng mà cảnh quan tự nhiên miền Nam để lại là những cánh đồng ruộng nước, những hồ nước mênh mông, những sông rạch chằng chịt uốn lượn, làm nền cho những dãy đồi gò khoe màu và hình thù đá kỳ lạ, cho cây cối xanh um khoe sắc hoa quanh năm, thể hiện sự nhu mềm, cuốn con người hòa vào trong cảnh, tất cả khác biệt hoàn toàn so với cảnh quan miền Bắc
Dựa vào đặc trưng địa lý và loại hình kinh tế tương ứng, Trần Ngọc Thêm xác lập ba loại hình văn hóa, gồm loại hình văn hóa gốc nông nghiệp lúa nước, loại hình văn hóa bán nông, bán du và loại hình văn hóa gốc du mục Dựa vào kết quả khảo sát trên, cho thấy miền Nam Trung Quốc nằm trong vùng lúa nước điển hình thuộc loại hình thứ nhất, miền Bắc nằm trong vùng bán nông, bán du, thuộc loại hình thứ hai Đây là cơ sở quan trọng cho việc phân tích so sánh ở các chương sau
Nếu lấy hai yếu tố cương nhu để hình dung, thì cảnh quan miền Bắc thể hiện
rõ vẻ dương cương, còn cảnh quan miền Nam mang vẻ âm nhu đặc sắc
Ranh giới Tần Lĩnh – Hoài Hà lên Bắc Tần Lĩnh – Hoài Hà xuống
Nam Đặc trưng khí hậu Lạnh khô Ấm áp, ẩm ướt
Nhiệt độ trung bình tháng
lạnh nhất (tháng 1)
Dưới 0 o C Trên 0 o C Nhiệt độ trung bình tháng
nóng nhất (tháng 7)
Khoảng 25 o C Khoảng 30 o C Lượng mưa bình quân Dưới 800 mm Trên 800 mm
Đặc điểm địa hình Cao, bằng phẳng Thấp, đồi núi thấp nhấp nhô
trên đồng bằng Đặc điểm sông hồ Mùa đông đóng băng Mùa đông không đóng băng Lưu lượng dòng chảy Thấp Cao Lượng nước Ít Nhiều
Khoáng sản Nhiều Ít
Đặc trưng tài nguyên Hỏa (khoáng sản năng lượng) Thủy (nước)
Vị trí địa lý Khép kín Mở
Cảnh quan tự nhiên Hùng vĩ Thơ mộng
Bảng 1.4 So sánh môi trường tự nhiên hai miền Nam Bắc Trung Quốc
Trang 35H.1.5 Bản đồ địa thế ba bậc thang Trung Quốc [Nhậm
Khải Lượng 2006: 14] H.1.6 Bản đồ phân bố nguồn tài nguyên nước Trung Quốc [Nhậm Khải Lượng 2006: 104]
c46879a00eb/uploadfile/2007-04-H.1.9 Bản đồ vùng nhiệt độ Trung Quốc
[http://www.zhongnong.com/BingHai/11494.html] [http://www.hbzx.com/uploadfiles/shczy/dl/2011- H.1.10 Bản đồ vùng khí hậu Trung Quốc
02/20110211201628764.jpg]
Trang 361.3 Khác biệt về bối cảnh chủ thể, lịch sử xã hội của hai miền
1.3.1 Bối cảnh cội nguồn văn hóa
Dựa vào kết quả của khảo cổ, trên hai miền Nam Bắc ngày nay, thời tiền sử tồn tại các hệ văn hóa lớn Ở miền Bắc có văn hóa Long Sơn vùng trung hạ lưu Hoàng Hà, văn hóa Ngưỡng Thiều vùng Trung Nguyên, văn hóa Mã Gia Dao vùng Cam Thanh (bao gồm Tây Tạng), văn hóa Đại Vấn Khẩu vùng Sơn Đông, văn hóa Hồng Sơn vùng Yên Liêu Ở miền Nam có văn hóa Hà Mẫu Độ vùng hạ lưu Trường Giang, văn hóa Khuất Gia Lĩnh vùng Giang Hán, văn hóa Lương Chử vùng Giang Chiết Nếu dựa vào kết cấu kinh tế và phương thức sản xuất, văn hóa Trung Hoa ít nhất có ba nguồn, đó là văn hóa lưu vực Hoàng Hà trồng mạch, văn hóa lưu vực Trường Giang trồng lúa và văn hóa thảo nguyên - cao nguyên săn bắt, hái lượm,
du mục
Cũng trên hai miền Nam Bắc ngày nay, từ giai đoạn lịch sử Tiên Tần (giai đoạn định hình và phát triển trong tiến trình văn hóa Trung Quốc) đã dần hình thành những vùng với đặc trưng văn hóa (phong tục, tập quán, tính cách, v.v.) nổi trội riêng biệt và phát triển theo tiến trình lịch sử
Qua khảo sát các tư liệu văn hóa sử, thời gian định hình những vùng văn hóa trong lịch sử là khác nhau, trước sau gồm 11 vùng Trong đó, 10 vùng ở phía đông
là Yên Triệu, Tam Tần, Tam Tấn, Tề Lỗ, Ngô Việt, Kinh Sở, Ba Thục, Điền Vân, Lĩnh Nam, Mân Nam và một vùng ở phía tây là Thanh Tạng
10 vùng phía đông phân bố từ Bắc xuống Nam, có Yên Triệu, Tam Tần, Tam Tấn, Tề Lỗ thuộc miền Bắc; Ba Thục, Kinh Sở, Ngô Việt, Điền Vân, Lĩnh Nam, Mân Nam thuộc miền Nam
Yên Triệu nằm trong phạm vi phía nam đến Hoàng Hà, phía tây và bắc đến Thái Hàng sơn và Yên Sơn, nay là Hà Bắc và một bộ phận các tỉnh Sơn Tây, Sơn Đông, Hà Nam, Liêu Ninh, Nội Mông Cổ Vùng văn hóa Tam Tần, phạm vi không gian văn hóa về cơ bản thuộc Bắc Trung bộ của Thiểm Tây, phía đông Cam Túc và phía nam Ninh Hạ Ngày nay, Tam Tần thường được xem là Thiểm Tây Tam Tấn nay thuộc vùng Sơn Tây Vùng văn hóa Tề Lỗ nay thuộc vùng Sơn Đông
Trang 37Vùng văn hóa Ba Thục ở thượng lưu Trường Giang, phía tây nam Trung Quốc, trung tâm là Tứ Xuyên, Trùng Khánh ngày nay Vùng văn hóa Kinh Sở tọa lạc vùng trung lưu Trường Giang, địa phận chính nay thuộc Hồ Bắc, Hồ Nam Xuôi theo dòng sông, hạ lưu Trường Giang có vùng văn hóa Ngô Việt, nằm ở đồng bằng châu thổ Trường Giang, ven vịnh Hàng Châu Đi xa hơn về phía nam, địa phận chính nay thuộc Phúc Kiến là vùng văn hóa Mân Nam Tiếp tục qua dãy Ngũ Lĩnh, phía nam dãy này tọa lạc vùng văn hóa Lĩnh Nam, trung tâm nay thuộc Quảng Đông Vùng văn hóa tận cùng phía nam mang tính chất cao nguyên đó là vùng Điền Vân, nay thuộc Vân Nam
Như vậy, nguồn gốc của văn hóa Trung Hoa là đa nguồn Về các di chỉ văn
hóa thời kỳ đồ đá mới, mặc dù có nhiều di chỉ, nhưng những di chỉ nằm trên cùng một miền có những điểm tương đồng, thể hiện đặc trưng của mỗi miền, cũng là điểm khác biệt Chung Sỹ Luân dựa trên tài liệu miêu tả của khảo cổ, đã nhận xét:
đồ đá của miền Nam chủ yếu là nhỏ nhắn, miền Bắc chủ yếu là đồ đá thô; kỹ thuật
vẽ tranh trên vách đá của miền Bắc chủ yếu là phương pháp gõ đục, khoan, phương pháp chủ yếu của miền Nam là tô phết [Chung Sỹ Luân 1995]
Tần Du trong Tính cách văn hóa Trung Quốc cũng nhận xét một cách sâu sắc
tính cách của các vùng, mỗi vùng có vài đặc trưng nổi trội phù hợp với phong thổ địa lý, bối cảnh lịch sử, v.v thống kê được như sau:
Văn hóa Yên Triệu mang tính chất dương, mạnh mẽ, bi tráng, đậm chủ nghĩa anh hùng cá nhân, phong cách thượng võ, dũng khí Người Yên Triệu có thân thể cường tráng, phẩm chất kiên nghị, khảng khái, chính nghĩa, nhiệt huyết, tính tình thẳng thắng, chân thật, chịu khổ Đất Yên Triệu sinh ra nhiều tráng sĩ, hào kiệt, lưu manh, thổ phỉ
Tam Tần là đất cố đô, đất của đế vương, có rất nhiều triều đại từng dựng đô ở đây, trong đó bốn vương triều huy hoàng nhất là Chu, Tần, Hán, Đường Văn hóa Tam Tần mang tính bảo thủ, cố chấp Người Thiểm Tây nhìn chung ôn hậu, hào phóng, không giỏi ăn nói, giọng nói to, ý thức giữ gìn truyền thống cao Người Quan Trung làm việc cẩn trọng, nghiêm túc, tuân thủ trật tự xã hội
Trang 38Người Tam Tấn chất phác, kiên trì, cương nghị, bộc trực, tiết kiệm, cần cù, chịu khổ, và hiếu thuận, nhưng cũng có cố chấp, bảo thủ
Đất Tề Lỗ mệnh danh là “quê hương của thánh nhân”, vì sinh ra “văn thánh” Khổng Tử Người Tề Lỗ vạm vỡ, anh dũng, trọng tình, tiềm tàng khí chất mạnh mẽ của chủ nghĩa anh hùng, trọng giáo hóa, đức nghĩa, tiết tháo Họ được cho là đại diện của phong cách miền Bắc Trung Quốc
Ở vùng văn hóa Ba Thục, người Tứ Xuyên tỉ mỉ, tinh tế, tinh khôn, linh hoạt, mềm yếu, trọng lợi, khinh nghĩa, thích văn chương, sợ binh đao, kém chịu khổ, thích xa xỉ, dễ tự mãn, thiếu thẳng thắn đối diện, chỉ “thủ thành”, nơi sinh ra những cao nhân, kỳ nhân Người Trùng Khánh thuần hậu, chất phác, anh hùng hào kiệt,
gan dạ, thẳng thắng, hướng ngoại, nhiều chất giang hồ, thiếu chất nho nhã, quy củ
Vùng văn hóa Kinh Sở đặc trưng “giỏi văn cũng giỏi võ” Đất Sở nhiều nhân tài, nhiều cảnh đẹp, nhiều tài lực, vật lực, nhưng không hình thành được chế độ chính trị tông pháp nghiêm ngặt như các nước miền Bắc Người Sở đa tài, trau chuốt cho cuộc sống, thích sáng tạo, đến những vật dụng dùng hằng ngày cũng vô cùng tinh xảo, mạnh về sáng tạo nghệ thuật Người Hồ Nam linh hoạt, lãng mạn pha chất anh hùng, bi tráng, thường hay ưu tư
Văn hóa Ngô Việt nổi bật phong cách “thượng văn” và “nữ tính” Tục ngữ có câu “Đông Nam đất phú cho của cải, Giang Chiết nơi tụ hợp nhân văn”, lại có cách nói “Giang Nam là Giang Nam của nữ nhân” Nữ Giang Nam dịu dàng, nam Giang Nam thanh tú Người Tô Châu được cho là dịu dàng, đa tình Hàng Châu cũng được
mô tả là thành phố nữ tính điển hình của vùng sông nước Giang Nam Người Nam Kinh thì rất ôn hòa, khí chất uyển chuyển mềm mại, không thích huênh hoang khoe khoang
Điểm đặc sắc của vùng văn hóa Mân Nam là “tính mở” và “trọng thương” Người Mân Nam có tinh thần mạo hiểm, tiến thủ, thực tế, có đầu óc làm kinh tế, quan tâm đến lợi ích vật chất, họ “thà làm đầu gà, chứ không làm đuôi phụng” Họ miệt thị chính thống và đại nghĩa, không có chiến lược lâu dài đến mục tiêu chính
Trang 39trị Họ cũng rất thoáng mở, hướng ngoại, dễ tiếp nhận văn hóa và con người từ nơi khác đến, khả năng thích ứng cao
Vùng văn hóa Lĩnh Nam tồn tại yếu tố ngoại lai khá mạnh, hấp thu tư tưởng
và quan điểm thẩm mỹ từ nhiều nơi khác (Đông Nam Á, Trung Cận Đông, Phi Châu, phương Tây, Nhật Bản) Người Lĩnh Nam có tinh thần mạnh mẽ, dám mạo hiểm, dũng cảm nhận việc, mạnh dạn đổi mới, theo đuổi tự do, thoáng mở, thực tế,
có khả năng sáng tạo mới, nhưng kém về tổng kết lý luận
Vùng văn hóa Điền Vân nằm trên cao nguyên đất đỏ, với phong tục tập quán phong phú, nhiều sắc thái của hơn 26 tộc người Côn Minh, thành phố trung tâm Vân Nam, về môi trường tự nhiên được mệnh danh là thành phố mùa xuân vì bốn mùa khí hậu như xuân, nhưng không có điểm nổi bật về tính cách, thiếu sinh khí, ít xuất hiện nhân tài và anh hùng
Hệ thống lại tính cách chung của các vùng nhận thấy, các vùng văn hóa lịch
sử nằm về phía bắc Tần Lĩnh - Hoài Hà tuy mỗi vùng mang đặc sắc riêng, nhưng đều mang dấu ấn của du mục, thảo nguyên và canh tác ruộng khô, cùng mang tính chất văn hóa cứng rắn, thượng võ, nghiêm khắc, có trật tự và thống nhất cao Các vùng văn hóa lịch sử nằm về phía nam Tần Lĩnh – Hoài Hà đều mang dấu ấn của nước, cùng mang tính cách nhu mềm, sùng văn, uyển chuyển và muôn màu muôn
vẻ
Trên phạm vi hai miền Nam và Bắc Trung Quốc từng tồn tại các vùng văn hóa lịch sử đã được định hình từ những giai đoạn đầu của lịch sử có nhà nước Mỗi vùng văn hóa lịch sử nằm ở vùng địa lý khác nhau, có đặc trưng và tính chất văn hóa nổi bật riêng Tính khác biệt văn hóa giữa các vùng được định hình thời Tiên Tần bước đầu xác định tính đa dạng của văn hóa Trung Hoa, tất cả những đa dạng này cùng kết tinh và ngưng tụ lại tạo nên truyền thống văn hóa Trung Hoa thống nhất, cũng đồng thời là cái gốc của sự khác biệt văn hóa giữa các vùng suốt chiều dài lịch sử Do vậy, chúng là một trong những cơ sở nền tảng quan trọng để phân tích bước phát triển của văn hóa tinh thần hai miền, đó là cội nguồn văn hóa của hai miền Mặc dù mức độ giao lưu giữa các vùng ngày càng tăng, hiện tượng dung hợp
Trang 40ngày càng lớn, nhưng nét đặc thù để nhận diện vùng không mất đi, đây cũng chính
là nét khác biệt với vùng khác
1.3.2 Bối cảnh chủ thể văn hóa
Văn hóa là sản phẩm sáng tạo của con người, trước khi tìm hiểu sản phẩm sáng tạo, cần phải hiểu chủ nhân của chúng là ai Trên lãnh thổ Trung Quốc từ thời Tiên Tần đã có vô số tộc người sinh sống, hiện nay được pháp luật công nhận là 56 tộc người, trong đó tộc Hán là chủ thể chính Riêng về tộc Hán, sự hình thành tộc người này đã trải qua quá trình lâu dài, và sau khi định hình vẫn tiếp tục quá trình phát triển theo những biến động của lịch sử, với những thay đổi liên tục trong kết cấu huyết thống, mặc dù tên gọi “tộc Hán” không thay đổi
Một trong số ít nhà nghiên cứu của Trung Quốc nghiên cứu hàng đầu và toàn
diện về tộc Hán là Từ Kiệt Thuấn, trong công trình đồ sộ Phân tích nhân học về tộc
Hán do ông chủ biên, đã đưa ra hai giai đoạn lớn là giai đoạn hình thành và giai
đoạn phát triển tộc Hán Qua hai giai đoạn này đều thấy có sự xuất hiện những yếu
tố khác biệt của bối cảnh hai miền Nam Bắc Trung Quốc, cùng tham gia tạo nên
“tộc Hán”, để cho ra đời khái niệm gọi là “tộc Hán miền Bắc” và “tộc Hán miền Nam”
Về nguồn gốc, nghiên cứu tài liệu khảo cổ và thư tịch cổ, ông xác định tộc
Hán có hai nguồn gốc chính và phụ Nguồn gốc chính là Viêm Hoàng và Đông Di; nguồn gốc phụ là Miêu Man, Bách Việt và Nhung Địch Như vậy, tộc Hán vốn đã tồn tại hai “gốc” gồm Bắc (Viêm Hoàng, Đông Di, Nhung Địch) và Nam (Miêu Man, Bách Việt) hòa lẫn nhau
Quá trình hình thành tộc Hán trải qua hai giai đoạn Giai đoạn một là cục
diện các nhà nước sơ khai lần lượt được thành lập trên hai miền Nam Bắc, cùng với bốn phía là Man, Di, Nhung, Địch Ở lưu vực Hoàng Hà là ba nhà Hạ (gốc Hoàng Đế), Thương (gốc Đông Di), Chu (gốc Viêm – Hoàng) lần lượt thay thế nhau Ở miền Nam, các liên minh bộ lạc thuộc hệ Miêu Man và hệ Bách Việt thành lập nhà nước muộn hơn, tiêu biểu có Sở, Việt, Ngô Giai đoạn hai là giai đoạn hình thành tộc Hoa Hạ sau kết quả dung hợp dân tộc thời Xuân Thu – Chiến Quốc, mà một