1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: CƯỚI HỎI CỦA NGƯỜI VIỆT NGÀY NAY – SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA HAI MIỀN NAM BẮC

10 352 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 69 KB
File đính kèm SOSANHVANHOA.rar (15 KB)

Nội dung

Lễ hội của người Việt cũng mang những nét đặc thù riêng, được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử, thông qua việc suy tôn những vị anh hùng chống ngoại xâm, những người có công trong việc dạy dỗ hay truyền nghề, những người có nhiều công lao đóng góp cho việc chống thiên tai, cầu mong những điều tốt lành từ thiên nhiên...hay những lễ nghi liên quan đến tín ngưỡng vòng đời như ma chay, đầy tháng, thôi nôi, cưới hỏi…Đặc biệt Cưới hỏi là một lễ quan trọng đối với cuộc đời người Việt, là một phong tục không thể thiếu trong cuộc sống cộng đồng, là bằng chứng gắn kết đôi trai gái lập thành một gia đình mới sống với nhau suốt cuộc đời. Qua quá trình lịch sử, ảnh hưởng do quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa với các quốc gia, dân tộc khác hay từng vùng miền mà lễ Cưới hỏi của người Việt cũng phần nào có sự khác biệt giữa hai miền Nam Bắc nước ta.

Trang 1

SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA HAI MIỀN NAM - BẮC

Việt Nam là quốc gia đa sắc tộc với sự cộng cư của 54 dân tộc anh em Bức tranh văn hóa Việt Nam trở nên phong phú, đa dạng cũng bởi sắc màu văn hoá của 54 dân tộc ấy tô vẽ mà thành Sự đa dạng được biểu hiện qua những nét tương đồng và khác biệt trong đời sống thường nhật và càng đậm nét hơn trong

lễ hội của các dân tộc Song với dân cư chiếm đa số và địa bàn cư trú trải dài từ Bắc xuống Nam thì người Việt vẫn là chủ thể chủ yếu của nền văn hóa đa dạng sắc màu ấy Lễ hội của người Việt cũng mang những nét đặc thù riêng, được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử, thông qua việc suy tôn những vị anh hùng chống ngoại xâm, những người có công trong việc dạy dỗ hay truyền nghề, những người có nhiều công lao đóng góp cho việc chống thiên tai, cầu mong những điều tốt lành từ thiên nhiên hay những lễ nghi liên quan đến tín ngưỡng vòng đời như ma chay, đầy tháng, thôi nôi, cưới hỏi…Đặc biệt Cưới hỏi

là một lễ quan trọng đối với cuộc đời người Việt, là một phong tục không thể thiếu trong cuộc sống cộng đồng, là bằng chứng gắn kết đôi trai gái lập thành một gia đình mới sống với nhau suốt cuộc đời Qua quá trình lịch sử, ảnh hưởng

do quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa với các quốc gia, dân tộc khác hay từng vùng miền mà lễ Cưới hỏi của người Việt cũng phần nào có sự khác biệt giữa hai miền Nam - Bắc nước ta

Các Lễ chủ yếu trong cưới hỏi

Lễ Dạm ngõ miền Bắc (chạm ngõ) hay lễ Giáp lời (lễ Làm quen) miền Nam

Lễ Chạm ngõ là nghi lễ khởi đầu cho một loạt các nghi thức hôn nhân sau

đó nên đây là nghi lễ quan trọng không thể bỏ qua trong các đám cưới của người

Trang 2

miền Bắc Vì vậy, trước khi làm lễ Chạm ngõ, nhà trai cũng phải chọn ngày đẹp

để đến gặp gia đình nhà gái để suôn sẻ thì mọi việc tiếp theo mới trọn vẹn Đây

là lễ gặp mặt đầu tiên, chính thức của hai gia đình nhà trai, nhà gái và được xem

là thủ tục cần thiết để “người lớn” thưa chuyện với nhau Lễ vật trong ngày chạm ngõ gồm chục trầu cau, chè, thuốc và bánh kẹo với số lượng chẵn Miền

Nam gọi là lễ Giáp lời hay lễ Làm quen, lễ này ở miền Nam có phần không khắc

khe bằng miền Bắc, do cha mẹ nhà trai có ông mai hoặc bà mai đến nhà cha mẹ nhà gái, hai bên trực tiếp bàn bạc và dò hỏi tuổi tác để kết cấu sui gia và bàn việc lập hôn nhân cho con

Lễ Hỏi miền Bắc hay đám Nói miền Nam

Ở miền Bắc, sau lễ chạm ngõ là đến lễ ăn hỏi Đây là sự thông báo chính thức về việc hứa gả con cái giữa hai họ Trong lễ ăn hỏi, các thủ tục: ăn hỏi, xin cưới và nạp tài được gộp luôn trong ngày này Nhà trai sẽ mang tới nhà gái 30 chục trầu và tráp ăn hỏi Sau khi bố chú rể, bố cô dâu giới thiệu những người tham dự, mẹ chú rể sẽ lần lượt đưa ba chục trầu Chục trầu đầu tiên là cho nghi thức ăn hỏi, chục trầu tiếp theo cho nghi thức xin cưới và chục trầu thứ 3 là cho

lễ nạp tài Sau khi nhà gái nhận chục trầu thứ 3 thì sẽ đến lễ nhận các tráp ăn hỏi của nhà trai

Tráp ăn hỏi có thể gồm 5, 7, 9 hoặc 11 tráp nhưng phải là số lẻ và lễ vật trong các tráp phải là bội số của 2 Đồ lễ ăn hỏi không thể thiếu là bánh cốm, bánh su sê, mứt sen, chè, rượu, trầu cau, thuốc lá và có thêm xôi, lợn quay

Đồ lễ ăn hỏi được nhà gái lấy một ít và trầu cau mang lên thắp hương trên bàn thờ tổ tiên Ngoài ra, nhà gái giữ lại thường là 2 phần và đưa trả lại nhà trai 1 phần Đồ lễ nhà gái giữ lại được dùng để mời cưới Điều đặc biệt cần lưu ý trong

lễ ăn hỏi là nhà trai phải chuẩn bị 3 phong bì đựng tiền (gọi là lễ đen), một phong bì dành cho nhà nội cô dâu, một phong bì dành cho nhà ngoại cô dâu và phong bì còn lại để thắp hương trên bàn thờ nhà cô dâu Số tiền tùy thuộc vào nhà gái Cuối cùng, cô dâu và chú rể ra mắt hai họ, rót nước, mời trầu các vị

Trang 3

quan khách Thời gian ăn hỏi và lễ cưới cách nhau 3 ngày, 1 tuần, hay lâu hơn tùy vào việc lựa chọn ngày đẹp của hai bên gia đình

Ở miền Nam, lễ Hỏi gọi là đám Nói, người dân ở đây thường có lối suy nghĩ phóng khoáng, vì thế phong tục cưới hỏi của họ cũng có phần thoải mái hơn Bên nhà đàng gái đề bản là lễ đính hôn hay là lễ đăng khoa

Khi họ nhà trai đến: Do ông trưởng tộc hoặc người thông lễ hướng dẫn còn có người bưng khay việc rót rượu, người ta gọi là chú rể phụ, đám nói cũng

đi theo trình tự

1 Ông thông lễ nhà trai trình lễ y kỳ (tức là đúng hẹn) xin phép bên họ nhà gái, cho họ nhà trai nhập gia trình lễ, được trưởng tộc bên họ nhà gái nhận lời, cử đại diện ra mời họ nhà trai vào trình lễ, chú rể phụ rót rượu ông trưởng tộc nhà trai nói: Hôm nay ngày tháng năm được ngày (hoàng đạo) tức được đôi bên đồng ý, cho họ nhà trai nghinh hôn trình sánh lễ nói gồm có: Một đôi đèn, một mâm trầu, bốn mâm quà, rót rượu trưởng tộc nhà trai mời quí tộc bên gái nhận lễ

2 Trình lễ khai hoà để kiến gia tiên

3 Rót rượu trưởng tộc nhà trai trình lễ thượng đăng

- Tức đốt đôi đèn cầy do nhà trai mang tới, chú rể bưng đôi đèn đốt cháy

tỏ đưa lên bàn thờ xá trong, xá ngoài rồi đưa sang ra cho hai ông sui hoặc hai bà sui hoặc là người đại diện đặt lên bàn thờ đó là "lễ lên đèn"

4 Lễ bái gia tiên (tức là lạy ông bà quá cố)

- Rồi đến lễ bái tộc lạy họ, lạy ông bà hiện tiền, lạy cha mẹ, cô bác, cậu

dì, chú thím, chú rể dâng rượu và xá hai xã (chỉ một mình chú rể lại)

- Sau đó, trưởng tộc nhà gái giới thiệu ông bà thân tộc bên gái, giới thiệu xong giao lại cho trưởng tộc nhà trai, tộc nhà trai rót rượu trình lễ trao hoa của chú rể trao cho cô dâu

Trang 4

- Lễ cho đồ nữ trang và trang phục cô dâu, lúc này cô dâu ra cúi đầu chào hai họ và nhận quà nữ trang của nhà trai, đi trở vào trong, khi xưa đôi bông nói

là do mẹ ruột đeo, ngày nay được sự đồng ý của họ nhà gái, qua xin ý kiến, họ nhà gái cho phép chú rể đeo cho cô dâu, khi đeo đồ nữ trang xong cô dâu trở ra chào hỏi họ nhà trai bằng lễ cuối đầu, coi như cô dâu một cái cúi đầu sẽ được một món quà giá trị như: tiền bạc, hoặc bộ đồ, do ông bà cô bác nhà trai tặng

- Ngày giao bạc cưới hoặc hẹn ngày cưới, bao nhiêu thường thì họ nhà gái không đòi, còn họ nhà trai đi cho họ nhà gái một con heo đứng đúng tạ và tiền cưới gọi là tiền chợ, có khi heo đứng tức là (nguyên heo) hoặc heo nằm là quy ra tiền do hai bên bàn tính, đàng gái đi đưa dâu bao nhiêu người để đàng trai lo liệu

- Trong lễ nói đàng trai sẽ trình thiệp cưới, thiệp ghi rõ ràng, giờ làm đám cưới, giờ rước dâu, giờ làm lễ bên gái, giờ làm lễ bên trai trao thiệp giữa hai họ

5 Lễ dỡ mâm trầu, trước đây có một mình chú rể dỡ, bẻ trầu đủ đôi, cau

đủ đôi để trong đĩa đặt lên bàn thờ, ngày nay vì có quay phim chụp ảnh lưu niệm nên ông trưởng tộc xin phép họ nhà gái cho cô dâu cùng chú rể cùng dỡ mâm trầu, các lễ đã lập xong, vị trưởng tộc nhà trai cho phép cô dâu, chú rể kêu cha

mẹ của nhau như cha mẹ mình

- Phần cuối của lễ là cô dâu chú rể cắt bánh kem, khui rượu sam - banh mời quí quan khách nhập tiệc

6 Trình lễ kiếu, sau khi yến tiệc xong trưởng tộc nhà trai trình lễ kiếu

- Những điểm tiến bộ của ngày nay:

Ngày xưa, đàng trai phải có mâm trầu búp sen, ngày nay chế măm trầu búp sen, nhưng phải có mâm trầu trệt, ngày xưa lạy tam bộ nhất bái, một mình chú rể lạy, ngày nay người chế hết chỉ xá cửu quyền mà thôi, ngày xưa chú rể phải mặc áo dài khăn đống, ngày nay người ta chế áo dài khăn đóng chú rể chỉ

Trang 5

mặc vest, cô dâu thì mặc sa - rê hay áo dài duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam

Lễ Cưới hay đám Cưới

Miền Bắc

Nếu hai gia đình không tổ chức tiệc chung tại khách sạn thì việc mời khách tới ăn uống, chúc mừng gia đình hai bên cô dâu chú rể thường diễn ra một ngày trước lễ cưới Tiệc tại 2 bên gia đình thường là tiệc mặn Nhiều nơi ở miền Bắc, chú rể phải có mặt trong ngày nhà gái mời khách Một số gia đình, theo quan niệm và cẩn thận, tùy theo tuổi cô dâu tổ chúc đón dâu 2 lần Vào ngày ăn hỏi, có thêm thủ tục xin dâu, cô dâu theo nhà trai về nhà và ở lại Tới sáng sớm hôm sau thì tự ra về, không để ai biết và không ai nói gì Như vậy là coi như đã qua một lần xuất giá Trong ngày giờ đẹp đã được chọn sẵn, chú rể sẽ cùng bố

và đại diện nhà trai tới nhà gái, mang theo xe hoa, hoa cưới để đón cô dâu về nhà Cô dâu sẽ được trang điểm, mặc váy cưới và chú rể mặc vest Nhà trai và nhà gái giới thiệu thành phần tham dự, rồi nhà trai trao trầu xin dâu cho nhà gái, xin phép cho chú rể lên phòng đón cô dâu Cô dâu chú rể làm lễ gia tiên tại nhà gái Sau cùng nhà trai xin phép được đưa cô dâu mới về nhà chồng Đại diện nhà gái cũng phát biểu đồng ý cho nhà trai đón cô dâu Khi cô dâu về nhà chồng, lễ gia tiên cũng được thực hiện ở nhà trai Sau đó, lễ cưới sẽ được tổ chức tại nhà trai với các bài phát biểu của hai bên đại diện gia đình, trao quà và tiệc mặn hoặc ngọt cùng các chương trình biểu diễn văn nghệ góp vui Ngoài ra, sau lễ cưới, cô dâu chú rể phải thực hiện lễ lại mặt Thời gian đôi vợ chồng mới cưới

về lại mặt nhà gái thường là ngay sau ngày cưới Tuy nhiên, thời gian này còn tùy thuộc vào điều kiện công việc của cô dâu chú rể và khoảng cách địa lý giữa hai nhà Thông thường, cô dâu chú rể về nhà ngoại tiến hành nghi lễ này vào buổi sáng Đồ lễ gia đình nhà trai chuẩn bị là gà trống và gạo nếp hoặc đơn giản hơn là bánh kẹo, rượu thuốc để đôi vợ chồng trẻ mang về nhà ngoại Và cô dâu chú rể sẽ ở lại ăn cơm cùng bố mẹ vợ Lễ lại mặt vẫn là một trong lễ quan trọng

Trang 6

thể hiện ý nghĩa như lời nhắc nhở đôi vợ chồng mới cưới về chữ hiếu không chỉ với nhà chồng mà cũng phải quan tâm, chăm sóc tới gia đình nhà vợ Ngoài ra còn thể hiện sự chu đáo, quan tâm của gia đình nhà trai và chú rể với gia đình nhà gái, tạo sự gắn bó, thân mật giữa hai nhà

Miền Nam

- Ở bên nhà gái treo bảng “lễ Vu qui”, nhà trai thì “lễ Tân hôn”

- Bên gái còn tổ chức cho cô dâu lại xuất giá trước khi về nhà chồng theo

sự điều kiện của ông trưởng tộc bên gái

- Lễ lại xuất giá:

Ông trưởng tộc nhà gái: Kính thưa quí ông, quí bà và cô bác anh chị em, hôm nay là ngày tháng năm , người xưa gọi là ngày (Kiết nhật) nữ chủ hôn

có tổ chức lễ vui qui cho con gái thứ có thỉnh mời ông bà nội, ông bà ngoại ông bà cô bác lối xóm, đã không quản ngại đường xá xa xôi, nhín chút ít thì giờ quý báu đến đây dự lễ vu quy hôm nay thêm phần long trọng và vị trưởng tộc xem đồng hồ và nói tiếp, bây giờ là … giờ đã đến giờ lạy xuất giá

+ Trước tiên là lại ông bà quá cố

+ Tiếp theo là lễ ông bà hiện tiền, ông bà nội, ông bà ngoại, ông bà thân tộc lối xóm

+ Lễ bái phụ mẫu dâng rượu cho cha mẹ uống vui ngày con vu quy xuất giá, lần lượt đến lễ cô bác, bác sui, chú thím, cậu mợ, dì dượng, anh chị em và

bè bạn, nhận quà tặng của ông bà cha mẹ, anh chị bạn bè thân thích

Phần cuối ông trưởng tộc nhắc lại lời của nữ chủ hôn mời ông bà cô bác, anh chị em đi đưa dâu thì vui lòng chấp nhận ăn mặc chỉnh tề, đi đúng giờ

Trang 7

Lễ Kiếu rễ

Còn gọi là lễ thám tộc, ngày xưa sau khi đám nói ở tại nhà đàng gái xong, đàng trai để chú rể lại ở làm lễ, cho đến ngày làm đám cưới trưởng tộc đàng trai qua trình lễ với nhà gái để rước chú rể về đó gọi là lễ kiếu rể

Lễ thám tộc: Từ xa xưa cứ đến ngày mai rước dâu thì chiều hôm trước họ đàng trai sẽ cử người đi thám tộc, để dò xem coi họ đàng gái có thực hiện lời giao ước ấy hay không

Lễ Rước dâu

Họ nhà trai chuẩn bị đi đến họ nhà gái theo tục lệ, có một vị trưởng tộc và một chú rể bưng khay trầu có đôi đèn, chú rể phụ bưng khay việc cùng ông bà cha mẹ bên nam đi chẳn đôi, ông bà, cha mẹ, nam nữ bốn hoặc sáu, để đủ người bưng mâm bàn (chứ không đi lẻ) cùng đại diện có hai khay

1 Khay trầu có đôi đèn

2 Khay việc có chung, nhạo để rót rượu trình lễ

- Kiểm tra lại mỗi khay có bốn miếng trầu têm và bốn miếng cau tươi có hai cái chung nhạo cho mỗi khay đều có rượu

- Kiểm tra mâm trầu có buồn cau dầy, hay cau tầm vung còn nguyên vẹn trong thật đẹp mắt, cùng một ốp trầu bọc giấy đỏ cho hai chai rượu đậy nút đỏ,

mà ngày xưa người ta gọi là mâm trầu, ché rượu, kiểm tra bốn mâm quà xem đủ chưa, khi đi rước dâu gần đến nhà đàng gái, họ đàng trai phải dừng lại sửa soạn

y phục và mâm bàn cho tử tế

Cử trưởng tộc và chú rể phụ bưng khay việc đi trước vào trình lễ

1 Lễ y kỳ

Trưởng tộc nhà trai xin phép trưởng tộc nhà gái cho nhập gia trình lễ cưới (hoặc lễ rước dâu), khi được đại diện bên gái nhận lời, trưởng tộc bên gái bưng khay trầu thỉnh họ nhà trai, ngày nay cử đại diện ra mời họ nhà trai, họ nhà trai

Trang 8

lần lượt đi vào, vị trưởng tộc rót rượu trình lễ, vị trưởng tộc nói hôm nay vào lúc ngày tháng năm , được ngày "hoàng đạo" họ đàng trai được phép nghinh hôn trình sính lễ cưới

Hoặc là trưởng tộc nói một cách khác, hôm nay được sự đồng ý của đôi bên hai họ và sự cho phép của chính quyền địa phương, họ đang trai đến trình lễ cưới gồm có 01 đôi đèn, 02 mâm trầu, 04 mâm quà

2 Chú rể phụ rót rượu, ông trưởng tộc trình lễ khai quà để kiến gia tiên

- Ông trưởng tộc trình lễ cho đồ nữ trang và trang phục cô dâu nếu có

- Ông trưởng tộc trình lễ nhập hộp (còn gọi là lễ hiệp song) xin phép cho chú rể đeo đồ cho cô dâu là để cho chú rể nhìn mặt coi có phải là vợ của mình hay không, như ngày xưa có sự tảo hôn, (coi người em, mà gả người chị)

3 Ông trưởng tộc trình lễ thượng đẳng bái đường (tức lại ông bà quá cố) hai đứa lại và bái tộc lễ đã lập xong, ông trưởng tộc nhà trai giao khai việc lại cho ông trưởng tộc nhà gái, giới thiệu ông bà thân tộc bên nhà gái, khi giới thiệu song, ông trưởng tộc nhà gái giao khai việc lại cho ông trưởng tộc nhà trai

4 Chú rể phụ rót rượu ông trưởng tộc trình lễ dỡ mâm trầu

- Ngày xưa thi ba ngày mới dỡ mâm trầu, ngày nay dỡ luôn trong buổi lễ, ông trưởng tộc khai thông, cháu trai bẻ cau, cháu gái lấy trầu cau cũng đủ đôi và trầu cũng đủ đôi, để trong cái đĩa xá hai xá rồi đặt lên bàn thờ

- Lễ trao hoa (nếu có)

5 Chú rể phụ rót rượu, ông trưởng tộc trình lễ rước dâu và thỉnh họ nhà gái, đưa dâu qua nhà trai

- Chú rể phụ rót rượu, ông trưởng tộc nhà trai trịnh trọng xin phép trình lễ kiếu

6 Lễ phản bái rước dâu sau 3 ngày, bên đàng trai cùng cô dâu chú rể đem theo một cặp vịt qua nhà đàng gái, làm cúng cho ông bà, gọi là lễ phản bái, có

Trang 9

khi họ nhà trai xin phép họ nhà gái cho miếng lễ phản bái, vì bận công việc hoặc đường xá xa xôi

Lễ Rước dâu về tới nhà trai

Họ nhà trai đề bản "lễ Tân hôn"

Ngày xưa khi rước dâu về cô dâu chú rể đến làm lễ tơ hồng, có lập bàn thờ tơ hồng được đặt ngang bên trước nhà tiệc, có đèn hoa rực rỡ, cô dâu chú rể đến bái tơ hồng, còn ngày nay ít ai thực hiện lễ này, ông trưởng tộc đại diện nhà trai sắp xếp chỗ ngồi cho bên nam và bên nữ, chú rể phụ rót rượu ông trưởng tộc tuyên bố Hôm nay ngày tháng năm được ngày hoàng đạo chọn được ngày lành tháng tốt, nam chủ hôn có làm lễ thành hôn cho con trai có thỉnh họ nhà gái, cùng ông bà thân tộc hai bên nội, ngoại cùng ông bà cô bác và bà con lối xóm đã không quảng ngại đường xá xa xôi, dành chút ít thì giờ quý báo để tham

dự lễ thành hôn thêm phần long trọng

Đã đến giờ làm lễ, trước tiên:

1 Lễ ông bà quá cố - chú rể cô dâu cùng lễ bàn thờ

2 Bái tộc lại họ, xá hai bên hai họ, rót rượu lễ ông bà hiện tiền như ông

bà nội, ông bà ngoại, ông bà bà con lối xóm mời nâng ly uống rượu cho hai cháu làm lễ

3 Lễ bái song thân, cô dâu cú rể dâng rượu cho cha mẹ uống gọi là quang

hỉ nâng ly mừng ngày vui con có đôi có bạn

4 Lễ bái cô bác, bác suôi, chú thím, cậu mợ, dì dượng uống rượu cho cháu làm lễ

5 Lễ anh em, bạn bè quan khách chúc mừng quà tặng, đến khi kết thúc trưởng tộc sẽ tuyên bố kết thúc cuộc lễ hôm nay

6 Mời đàng gái dự yến tiệc do đàng trai long trọng chiêu đãi

Trang 10

- Khi họ đàng gái kiếu lui gót, họ đàng trai cùng cô dâu chú rể ra tiễn họ đàng gái ra về

Trên đây là những điểm tương đồng và khác biệt trong lễ Cưới hỏi hai miền Nam - Bắc Cưới hỏi ngày nay có sự cải tiến hơn ngày xưa nhiều Nghi lễ cưới hỏi là vấn đề đặc biệt quan trọng trong mọi gia đình dân tộc Việt Nam chúng ta, nó tồn tại trong dân gian như một thư văn sử truyền miệng, nó ăn sâu vào con người nhưng nó vẫn được bổ sung, chọn lọc phổ biến trong điều kiện tiến hoá của xã hội, phát triển từ đời này qua đời khác, người này qua người kia hay trong lễ giáo các gia đình họ tộc Cưới hỏi xưa nay đã trải qua nhiều chế độ

xã hội, nó không mang tính pháp luật nhưng trong tâm thức người Việt nó mang giá trị hơn cả tờ đăng ký kết hôn Trong dân gian họ không có đăng ký kết hôn vậy mà nghi lễ được hai bên tiến hành rồi thì họ gắn bó với nhau coi như là

"thiên duyên tiền định" dù cho vật đổi sao vời họ vẫn thuỷ chung như nhất cho đến ngày răng long đầu bạc Tóm lại, Cưới hỏi mang tính đạo đức cao và luôn luôn tồn tại bền vững trong cuộc sống con người Việt Nam./

Ngày đăng: 06/05/2018, 03:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w