Trong nền kinh tế, vốn tồn tại như một tất yếu khách quan quyết định đến quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá. Nó được coi là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Một sự bất cẩn trong quá trình tạo lập và sử dụng vốn sẽ có khả năng dẫn đến những ảnh hưởng xấu tới doanh nghiệp, thậm chí làm doanh nghiệp phá sản. Trong cơ cấu vốn, vốn lưu động giữ một vị trí quan trọng, có khả năng quyết định đến quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, quản lý và sử dụng vốn lưu động sao cho có hiệu quả nhất, đồng thời tối đa hoá lợi nhuận là vấn đề khẩn thiết đặt ra cho tất cả các doanh nghiệp.
Chuyờn cui khúa Mục lục LI M U 3 CHNG 1: NHNG VN Lí LUN C BN V VN LU NG V HIU QU S DNG VN LU NG TRONG DOANH NGHIP 5 1.1. VN LU NG V NGUN HèNH THNH VN LU NG CA DOANH NGHIP 5 1.1.1. Khỏi nim, c im, vai trũ ca vn lu ng 5 1.1.2. Phõn loi vn lu ng 7 1.1.3. Kt cu vn lu ng v cỏc nhõn t nh hng 9 1.1.4. Ngun hỡnh thnh vn lu ng ca doanh nghip 10 1.1.4.1.1.Theo quan h s hu v vn 10 1.1.5. Nhu cu vn lu ng v cỏc phng phỏp xỏc nh nhu cu vn lu ng ca doanh nghip 12 1.2. HIU QU S DNG VN LU NG TRONG CC DOANH NGHIP 14 1.2.1. Hiu qu s dng vn lu ng 14 1.2.2. S cn thit phi nõng cao hiu qu s dng vn lu ng trong cỏc doanh nghip 16 1.3. MT S GII PHP NNG CAO HIU QU S DNG VN LU NG TRONG DOANH NGHIP 20 1.3.2. Mt s gii phỏp nõng cao hiu qu s dng vn lu ng 23 CHNG 2: THC TRNG TèNH HèNH T CHC QUN Lí V S DNG VN TI CễNG TY C PHN CHẩ KIM ANH 27 2.1. TNG QUAN V CễNG TY C PHN CHẩ KIM ANH 27 2.1.1. Quá trình hình thành phát triển của công ty 27 2.1.3. Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh 30 2.1.4. Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh của cty 32 2.1.5. Đặc điểm kinh doanh chủ yếu của công ty cổ phần Chè Kim Anh trong những năm gần đây 35 2.2. TèNH HèNH T CHC QUN Lí V S DNG VN LU NG TI CễNG TY C PHN CHẩ KIM ANH 37 2.2.1. Nhng thun li v khú khn trong hot ng kinh doanh ca Cụng ty nhng nm va qua 37 Trn Tin Thnh-K45/11.01 Chuyờn cui khúa 2.2.2. Phõn tớch thc t tỡnh hỡnh t chc qun lý v s dng vn lu ng ca Cụng ty c phn Chố Kim Anh 38 2.2.3. ỏnh giỏ hiu qu s dng vn lu ng ca Cụng ty c phn Chố Kim Anh nm 2010 57 2.2.4. Nhng kt qu t c trong cụng tỏc qun lý, s dng vn lu ng 59 2.2.5. Nhng vn t ra trong vic t chc qun lý v s dng vn lu ng 60 Chơng 3 63 MT S GII PHP CH YU NHM GểP PHN NNG CAO HIU QU S DNG VN LU NG TI CễNG TY C PHN CHẩ KIM ANH 63 3.1. Định hớng phát triển của Công ty trong những năm tới 63 3.2.1. Điều chỉnh lại cơ cấu nguồn vốn giảm thiểu rủi ro tài chính. 64 3.2.2. Điều chỉnh cơ cấu vốn kinh doanh một cách hợp lý 66 3.2.3. Xây dựng mức dự trữ hàng tồn kho hợp lý, tăng cờng công tác quản lý hàng tồn kho 67 3.2.4. Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu, đẩy mạnh công tác thu hồi nợ để hạn chế vốn bị chiếm dụng 68 3.2.5. Tăng lợng vốn bằng tiền dự trữ nhằm nâng cao khả năng thanh toán của công ty 71 3.2.6. Chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro 72 3.2.7. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, mở rộng thị trờng tiêu thụ 73 3.3. Một số kiến nghị với Nhà nớc 75 KT LUN 76 Trn Tin Thnh-K45/11.01 Chuyên đề cuối khóa LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong nền kinh tế, vốn tồn tại như một tất yếu khách quan quyết định đến quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá. Nó được coi là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Một sự bất cẩn trong quá trình tạo lập và sử dụng vốn sẽ có khả năng dẫn đến những ảnh hưởng xấu tới doanh nghiệp, thậm chí làm doanh nghiệp phá sản. Trong cơ cấu vốn, vốn lưu động giữ một vị trí quan trọng, có khả năng quyết định đến quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, quản lý và sử dụng vốn lưu động sao cho có hiệu quả nhất, đồng thời tối đa hoá lợi nhuận là vấn đề khẩn thiết đặt ra cho tất cả các doanh nghiệp. Kể từ khi chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đa dạng hoá đa phương hoá các quan hệ kinh tế, Việt Nam đã có những thay đổi to lớn mà trước hết là sự đổi mới về tư duy kinh tế. Các thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển, các doanh nghiệp dần được chủ động trong kinh doanh, tự chủ về mặt tài chính. Tuy nhiên, môi trường cạnh tranh dần trở nên gay gắt hơn đòi hỏi mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đều phải chú trọng đến việc tạo lập, quản lý và sử dụng vốn sao cho đem lại lợi nhuận tối đa. Đây thực sự là một bài toán phức tạp mà các nhà quản trị doanh nghiệp, các chuyên gia phân tích tài chính đã và đang đi tìm lời giải. 2. Mục đích nghiên cứu Xuất phát từ thực tế trên, trong hai tháng thực tập tại Công ty cổ phần Chè Kim Anh, được sự giúp đỡ của cô giáo Vũ Thị Hoa và các cô chú trong phòng Tài chính - Kế toán cũng như ban lãnh đạo Công ty, em đã từng bước làm quen với thực tiễn. Với những kiến thức đã được học ở trường và qua Trần Tiến Thành-K45/11.01 Chuyên đề cuối khóa thực tế tìm hiểu, chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “Vốn lưu động và các giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Chè Kim Anh” đã được xây dựng và hoàn thành với mục đích đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: vốn lưu động của Công ty cổ phần Chè Kim Anh - Phạm vi nghiên cứu: tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Chè Kim Anh năm 2009 – 2010. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn này được thực hiện dựa trên các phương pháp như phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp, so sánh… 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về vốn lưu động và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng tình hình tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động ở Công ty cổ phần Chè Kim Anh. Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động ở Công ty cổ phần Chè Kim Anh. Do thời gian thực tập và trình độ kiến thức của em còn hạn chế nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi có những thiếu sót nhất định. Em rất mong được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Trần Tiến Thành-K45/11.01 Chuyên đề cuối khóa CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. VỐN LƯU ĐỘNG VÀ NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của vốn lưu động Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều cần phải có ba yếu tố cơ bản sau: đối tượng lao động, tư liệu lao động, và sức lao động. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các yếu tố này kết hợp với nhau để tạo ra sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ. Xét về mặt hiện vật, những đối tượng lao động (như nguyên vật liệu, bán thành phẩm…) được gọi là các tài sản lưu động (TSLĐ), bao gồm hai loại: tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông, - TSLĐ sản xuất: gồm một bộ phận là những vật tư dự trữ để đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế… và một bộ phận là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất như sản phẩm dở dang, bán thành phẩm… - TSLĐ lưu thông: là những tài sản lưu động nằm trong quá trình lưu thông của doanh nghiệp như thành phẩm chờ tiêu thụ, vốn bằng tiền (kể cả vàng bạc, đá quý, kim khí quý), vốn trong thanh toán (các khoản phải thu, khoản tạm ứng…), các khoản đầu tư ngắn hạn… Trong quá trình sản xuất kinh doanh, TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông luôn thế chỗ cho nhau, vận động không ngừng nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành thuận lợi và liên tục. Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng tài sản lưu động nhất định. Do đó, để hình thành nên các tài sản lưu động, doanh nghiệp phải ứng ra Trần Tiến Thành-K45/11.01 Chuyên đề cuối khóa một số vốn tiền tệ nhất định đầu tư vào các tài sản đó. Số vốn này được gọi là vốn lưu động (VLĐ) của doanh nghiệp. Do bị chi phối bởi các đặc điểm của tài sản lưu động nên vốn lưu động của doanh nghiệp có các đặc điểm sau: - Vốn lưu động trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện. - Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh. - Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh. Vốn lưu động có một vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nó là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình tái sản xuất. Muốn cho quá trình tái sản xuất được liên tục, doanh nghiệp phải có đủ tiền vốn đầu tư vào các hình thái khác nhau của vốn lưu động, khiến cho các hình thái có được mức tồn tại hợp lý và đồng bộ với nhau. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho việc chuyển hoá hình thái của vốn trong quá trình luân chuyển được thuận lợi, góp phần tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh, đánh giá quá trình vận động của vật tư trong doanh nghiệp. Số vốn lưu động nhiều hay ít là phản ánh số lượng vật tư, hàng hoá dự trữ sử dụng ở các khâu nhiều hay ít. Vốn lưu động nhanh hay chậm còn phản ánh số lượng vật tư sử dụng tiết kiệm hay không, thời gian nằm ở khâu sản xuất và lưu thông có hợp lý hay không hợp lý. Bởi vậy, thông qua tình hình luân chuyển vốn lưu động có thể kiểm tra, đánh giá một cách kịp thời đối với các mặt mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Như vậy có thể rút ra: “Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên các tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất Trần Tiến Thành-K45/11.01 Chuyên đề cuối khóa kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được thu hồi toàn bộ, hoàn thành một vòng luân chuyển khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh.” 1.1.2. Phân loại vốn lưu động Để quản lý vốn lưu động được tốt cần phân loại vốn lưu động. Có thể phân loại theo các tiêu thức chủ yếu sau: 1.1.2.1. Dựa vào hình thái biểu hiện Theo cách phân loại này, vốn lưu động được chia thành hai loại: - Vốn bằng tiền và các khoản phải thu: + Vốn bằng tiền: gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển. Tiền là một loại tài sản có tính linh hoạt cao, có thể dễ dàng được chuyển đổi thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ. Vì vậy, trong hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có một lượng tiền nhất định. + Các khoản phải thu: chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng (thể hiện ở số tiền mà khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng, cung ứng dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau). Ngoài ra, với một số trường hợp mua sắm vật tư khan hiếm, doanh nghiệp còn có thể phải ứng trước tiền mua hàng cho nhà cung cấp, từ đó hình thành các khoản tạm ứng. - Vốn vật tư hàng hoá: Trong doanh nghiệp sản xuất, vốn vật tư hàng hoá là các khoản VLĐ có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thể như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, chi phí chờ kết chuyển, thành phẩm hàng hoá chờ tiêu thụ. Trong doanh nghiệp thương mại, vốn vật tư hàng hoá chủ yếu là giá trị loại hàng hoá dự trữ. Việc phân loại vốn lưu động theo cách này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét đánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Mặt khác, thông qua cách phân loại này có thể tìm các biện Trần Tiến Thành-K45/11.01 Chuyên đề cuối khóa pháp phát huy chức năng các thành phần vốn và biết được kết cấu vốn lưu động theo hình thái biêu hiện để định hướng điều chỉnh hợp lý có hiệu quả. 1.1.2.2. Dựa vào vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh doanh Theo đó, vốn lưu động của doanh nghiệp được chia thành: - Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm: + Vốn nguyên vật liệu chính: là giá trị các loại vật tư dự trữ cho sản xuất, khi tham gia vào quá trình sản xuất nó hợp thành thực thể của sản phẩm. + Vốn vật liệu phụ: là giá trị các loại vật tư dự trữ cho sản xuất, nó giúp cho việc hình thành sản phẩm nhưng không hợp thành thực thể của sản phẩm. + Vốn nhiên liệu: là giá trị các loại nhiên liệu dự trữ dùng trong khâu sản xuất chế tạo sản phẩm. + Vốn phụ tùng thay thế: bao gồm giá trị các loại phụ tùng dự trữ để thay thế mỗi khi sửa chữa TSCĐ. + Vốn vật liệu đóng gói: bao gồm giá trị những loại vật liệu bao bì dùng để đóng gói trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. + Vốn công cụ lao động nhỏ: là giá trị các tư liệu lao động có giá trị thấp, thời gian sử dụng ngắn không đủ tiêu chuẩn là TSCĐ. - Vốn lưu động trong khâu sản xuất: Bao gồm: + Vốn sản phẩm chế tạo: là giá trị những sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất, xây dựng hoặc đang nằm trên các địa điểm làm việc chờ để được chế biến tiếp. + Vốn bán thành phẩm tự chế: là giá trị những sản phẩm dở dang nhưng khác với các sản phẩm dở dang đang chế tạo ở chỗ nó đã hoàn thành một hay nhiều giai đoạn chế biến nhất định (nhưng chưa qua giai đoạn chế biến cuối cùng). + Vốn về chi phí chờ kết chuyển: là những khoản chi phí đã chi ra trong kỳ nhưng chưa có tác dụng cho nhiều kỳ sản xuất tiếp theo vì thế chưa Trần Tiến Thành-K45/11.01 Chuyên đề cuối khóa tính hết vào chi phí (giá thành) trong kỳ mà sẽ được phân bổ, kết chuyển dần vào chi phí cho các kỳ sau nhằm đảm bảo sự ổn định tương đối giữa các kỳ. - Vốn lưu động trong khâu lưu thông: Bao gồm: + Vốn thành phẩm: là biểu hiện bằng tiền của số sản phẩm hoàn thành nhập kho và đang chuẩn bị cho việc tiêu thụ. + Vốn bằng tiền: bao gồm các khoản tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi Ngân hàng (kể cả vàng, bạc, đá quý) mà trong quá trình luân chuyển vốn lưu động thường xuyên có một bộ phận tồn tại dưới hình thái này. + Các khoản vốn trong thanh toán: đó là những khoản phải thu, khoản tạm ứng phát sinh trong quá trình mua bán hàng hoá, hoặc thanh toán nội bộ. + Các khoản đầu tư ngắn hạn (đầu tư chứng khoán ngắn hạn) và các khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn. Cách phân loại này cho phép biết được kết cấu vốn lưu động theo vai trò, từ dó giúp cho việc đánh giá tình hình phân bổ vốn lưu động trong các khâu của quá trình luân chuyển vốn, thấy được vai trò của từng thành phần vốn đối với quá trình kinh doanh. Trên cơ sở đó, để ra các biện pháp tổ chức quản lý thích hợp nhằm tạo ra một kết cấu vốn lưu động hợp lý, tăng được tốc độ luân chuyển vốn. 1.1.3. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng Kết cấu VLĐ phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần cấu thành nên tổng VLĐ của doanh nghiệp. Mỗi một doanh nghiệp khác nhau, trong từng thời kỳ khác nhau lại có kết cấu VLĐ không giống nhau. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến kết cấu VLĐ bao gồm: - Những yếu tố về đặc điểm, tính chất của ngành nghề kinh doanh như: Chu kỳ kinh doanh, quy mô kinh doanh, tính chất thời vụ trong công việc kinh doanh, những thay đổi kỹ thuật công nghệ sản xuất Các yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến số vốn lưu động mà doanh nghiệp phải ứng ra và thời gian ứng vốn. Trần Tiến Thành-K45/11.01 Chuyên đề cuối khóa - Những yếu tố về mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm: • Khoảng cách giữa doanh nghiệp với các nhà cung cấp vật tư hàng hoá. • Sự biến động về giá cả của các loại vật tư, hàng hoá mà doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. • Khoảng cách giữa doanh nghiệp với thị trường bán hàng. • Điều kiện và phương tiện vận tải…. - Chính sách của doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm, tín dụng và tổ chức thanh toán: Chính sách tiêu thụ và tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến kỳ hạn thanh toán quy mô các khoản phải thu. Việc tổ chức tiêu thụ và thực hiện các thủ tục thanh toán và tổ chức thanh toán có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. 1.1.4. Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp 1.1.4.1.Cách phân loại nguồn vốn lưu động 1.1.4.1.1.Theo quan hệ sở hữu về vốn Theo quan hệ sở hữu về vốn, nguồn hình thành vốn lưu động bao gồm: - Vốn chủ sở hữu: Là số VLĐ mà doanh nghiệp có đầy đủ các quyền sở hữu, sử dụng và định đoạt. Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà Vốn chủ sở hữu có nội dung cụ thể khác nhau như: vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước, vốn do chủ doanh nghiệp tự bỏ ra, vốn góp cổ phần, vốn góp liên doanh, vốn tự bổ sung từ phần lợi nhuận để lại…Vốn chủ sở hữu thể hiện khả năng tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp. Nếu tỷ trọng của Vốn chủ sở hữu trong tổng vốn càng lớn thì sự tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp càng cao. - Các khoản nợ phải trả: Là các khoản VLĐ được hình thành từ vốn vay của các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, vốn vay thông qua phát hành trái phiếu, các khoản nợ doanh nghiệp chưa thanh toán… Trần Tiến Thành-K45/11.01 [...]... cấu tổ chức hoạt động kinh doanh - Hiện nay công ty có 400 lao động - Công ty cổ phần chè Kim Anh tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình một công ty cổ phần Cụ thể nh sau Sơ đồ 3: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty CP Chè Kim Anh HĐQT BKS Ban GĐ điều hành Phòng KT TT Phòng TCKT Phòng TCLĐ Phòng KTCN PX thành PX phẩm chế biến XN chè Đại Từ NM chè Định Hoá XCB Ngọc Thanh Trong Công ty cơ quan có quyền cao. .. chuyển Công ty chè Kim Anh sang công ty cổ phần với tên gọi Công ty cổ phần chè Kim Anh Sản phẩm của Công ty đợc nhiều ngời tiêu dùng biết đến và đã đợc tặng nhiều huy chơng vàng, bông lúa taị các kỳ hội chợ triển lãm Giảng Võ - Hà Nội, Cần Thơ và đợc chọn là hàng Việt Nam chất lợng cao 2.1.2 Ngành nghề kinh doanh và sản phẩm chủ yếu của công ty Công ty cổ phần Chè Kim Anh là một đơn vị thành viên của Tổng... S DNG VN TI CễNG TY C PHN CHẩ KIM ANH 2.1 TNG QUAN V CễNG TY C PHN CHẩ KIM ANH 2.1.1 Quá trình hình thành phát triển của công ty Công ty cổ phần chè Kim Anh là một đơn vị hoạch toán độc lập và là một thành viên thuộc Tổng công ty chè Việt Nam, có trụ sở đóng tại Xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội Tên giao dịch: Công ty cổ phần chè Kim Anh Tên tiếng Anh: Kim Anh tea joint stock company Tel:... Công ty cổ phần Chè Kim Anh là một đơn vị thành viên của Tổng công ty Chè Việt Nam - Công ty cổ phần chè Kim Anh hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chế biến chè - Sản phẩm chủ yếu là các loại chè: chè đen, chè xanh ,chè hơng Hiện tại công ty có 54 sản phẩm chè các loại trong đó có 47 loại chè hơngnh chè Sen,, Nhài túi lọc, Dâu hoà tan và 7 loại chè đen xuất khẩu :FBOB, OP, BPS, PS, F, D, P Trn Tin Thnh-K45/11.01... chủ yếu : Một là, thông qua Tổng công ty chè Công ty cổ phần chè Kim Anh là thành viên của Tổng công ty chè Việt Nam, hàng năm công ty phải giao một lợng chè nhất định về Tổng công ty để xuất ra nớc ngoài Hai là, công ty xuất khẩu trực tiếp ra thị trờng các nớc - Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật Cho đến nay Công ty đã đầu t một số thiết bị mới cho sản xuất nh: Dây truyền công nghệ ITALIA, Ân Độ, Đài... Fax: 04.8840.724 Website: www kimanhtea.com Email: kimanhtea@vnn.vn Vốn điều lệ: 9,2 tỷ đồng chia thành 92.000 cổ phần Trong đó: cổ phần Nhà nớc chiếm 30% Ngời lao động trong Công ty nắm giữ 48% Đối tợng bên ngoài nắm giữ 22% Công ty cổ phần chè Kim Anh tiền thân là một doanh nghiệp Nhà nớc đợc hình thành trên cơ sở hai nhà máy chè sáp nhập lại Nhà máy chè Kim Anh và Nhà Máy chè Vĩnh Long trớc đây theo... cũ và lạc hậu nhng cha đợc thay thế Bên cạnh đó Công ty còn đầu t xây dựng nhà xởng, máy móc, thiết bị và điều kiện làm việc, khu văn hoá thể thao giành cho ngời lao động và khuyến kích việc học tập không ngừng nâng cao tay nghề, trình độ quản lý cho cán bộ công nhân viên - Khả năng cạnh tranh: Công ty CP chè Kim Anh chịu sự cạnh tranh lớn của nhiều công ty chè trong nớc nh: công ty chè Hoàng Long, công. .. xí nghiệp thành viên và phân xởng Ngọc Thanh có nhiệm vụ thu mua nguyên liệu cho sản xuất 2.1.4 Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh của cty * Cơ cấu sản xuất : Công ty cổ phần chè Kim Anh là một doanh nghiệp sản xuất, có quy trình sản xuất khép kín và thực hiện khoán gọn đến từng phân xởng nhằm nâng cao năng suất lao động và tinh thần trách nhiệm của mọi ngời Công ty lao động ở mỗi phân xởng... thuật tổ chức quản lý vật t, kiểm tra chất lợng sản phẩm, tìm hiểu thị trờng, giới thiệu marketing sản phẩm Từ đó nghiên cứu mở rộng thị trờng * Phòng Tài chính kế toán: Có nhiệm vụ tổ chức thựic hiện công tác kế toán của Công ty theo chế độ kế toán của Nhà nớc Thực hiện xử lý chứng từ, ghi chép tổng hợp số liệu, thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, tình hình nguồn vốn và sử dụng. .. khúa chóng cải tiến công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm và sự nỗ lực của mỗi cán bộ, công nhân, nhà máy đã dần khẳng định lại vị trí của mình Ngày 18 tháng 12 năm 1995 Nhà máy chè Kim Anh đổi tên thành Công ty chè Kim Anh trực thuộc Tổng Công ty chè Việt Nam Từ năm 1995 đến năm 1999 Công ty có những bớc tiến đáng kể, những sản phẩm mang nhãn hiệu "Kim Anh tea company" đã trở lên quen thuộc với nhiều ngời . ở Công ty cổ phần Chè Kim Anh. Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động ở Công ty cổ phần Chè Kim Anh. Do thời gian thực tập và trình. đề lý luận cơ bản về vốn lưu động và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng tình hình tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động ở Công. vốn lưu động tại Công ty cổ phần Chè Kim Anh đã được xây dựng và hoàn thành với mục đích đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty. 3. Đối tượng và phạm vi