Bài báo cáo phân bón npk
Trang 1ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
BỘ MÔN CẢNH QUAN VÀ KĨ THUẬT HOA VIÊN
BÀI BÁO CÁO:
PHÂN BÓN NPK
GVHD: TRƯƠNG THỊ CẨM NHUNG
NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 2
Trang 2I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÂN NPK
1 KHÁI NIỆM:
• NPK nhằm chỉ 3 nguyên tố
dinh dưỡng đa lượng, tức 3
nguyên tố dinh dưỡng chính
yếu cần bổ sung trước tiên cho
cây trồng, nhằm nâng cao khả
năng sinh trưởng và cho năng
suất của cây trồng
• Loại phân NPK là loại phân
chuyên cung cấp cho cây trồng
3 nguyên tố dinh dưỡng này
Ngoài các nguyên tố trên thì
phân NPK còn được bổ sung
thêm các nguyên tố khác như S,
Trang 32 TÁC DỤNG
•Đạm (N):
- Đạm giữ vai trò quan trọng đối
với việc hình thành bộ rễ, thúc đẩy
nhanh quá trình đẻ nhánh, nảy chồi
và cần thiết cho sự sinh trưởng và
phát triển thân lá
Thiếu đạm: cây sinh trưởng còi
cọc, trên lá già xuất hiện màu xanh
lợt đến vàng nhạt, bắt đầu từ chóp
lá, tiếp đó bị chết hoặc rụng tùy
mức độ thiếu nhiều nhưng số rễ
hạn chế, phát triển kém
Thừa đạm cây thường có màu
xanh xẫm, lá H.2 Cây bắp bị thiếu đạm
sẽ thụ tinh kém và thưa hạt
Trang 42 TÁC DỤNG
• LÂN (P):
- Lân đóng vai trò quan trọng:
Trong việc phân chia tế bào, tạo
thành chất béo giàu protein
Thúc đẩy ra rễ, đặc biệt là rễ bên và
lông hút
Kích thích việc ra hoa , hình thành
quả và quyết định phẩm chất của hạt
giống
Dự trữ và vận chuyển năng
lượng(ATPvà ADP)
Là thành phần cấu tạo của các
nucleic acids(DNA và RNA)
Là thành phần của phosphoproteins,
phospholipids và nhiều enzymes
H.3 Cây thiếu lân
Trang 52 TÁC DỤNG
• Kali(K):
- Kali giúp cây quang hợp tốt hơn, thúc đẩy hình thành lignin, xellulo làm cây cứng cáp, chống chịu tốt hơn với sâu bệnh hại Tăng tỷ lệ hạt chắc, hạn chế rụng quả, tăng độ lớn của quả, củ, tăng năng suất, độ ngọt và chất lượng nông sản
Thiếu kali cây bị úa vàng dọc mép lá, chóp lá chuyển màu nâu, các triệu chứng lan dần vào phía trong, từ chóp lá trở xuống Cây phát triển chậm, còi cọc, thân yếu
dễ bị đổ ngã
H.4 Cây thuốc lá bị thiếu kali
Trang 6II CÁC LOẠI PHÂN NPK
Phân tổng hợp là các loại phân đã được sản xuất thông qua các phản
ứng hoá học để tạo thành một thể phân bón gồm nhiều nguyên tố dinh
dưỡng Phân này còn được gọi là phân phức hợp
1 KHÁI NIỆM
1.1 Phân tổng hợp
• Phân hỗn hợp là các loại phân tạo được do quá trình trộn lẫn 2 hoặc nhiều loại phân đơn với nhau một cách cơ giới và đều đặn
• Phân tổng hợp cũng như hân hỗn hợp có các tỷ lệ NPK ở các tổ hợp khác nhau được lựa chọn phù hợp với từng loại đất và từng nhóm cây trồng Nhiều trường hợp trong phân tổng hợp cũng như phân hỗn hợp còn có thêm cả các nguyên tố Mg, Ca, S và các nguyên tố vi lượng
khác
1.2 Phân hỗn hợp
Trang 7Trên thị trường hiện đang có
các loại phân sau đây:
2 PHÂN LOẠI
• Loại 4 yếu tố N, P,
K, Mg hoặc là S,Ca… với tỷ lệ: 14:9:21:2; 16:16:8:13; v.v
• Loại 3 yếu tố NPK với tỷ lệ: 20:20:10
và 15:15:15
• Loại 2 yếu tố N và
P hoặc N và K
hoặc P và K với tỷ
lệ NPK: 20:20:0,
20:0;20, 0:1;3…
H 5 Các loại phân NPK
Trang 82.1.1 Phân NP
Chỉ có 2 loại chủ yếu trên thị trường:
2.1 Phân chỉ chứa 2 nguyên tố
- Phân diamophos (DAP):
• Có tỷ lệ các chất dinh dưỡng (N, P, K)
là: 1:2,6:0
• Được sản xuất bằng cách trộn supe lân
kép với sunphat amôn và có thành phần
P2O5 – 40%, N – 18%
•Có hàm lượng lân cao nên được sử dụng
cho các vùng đất phèn, đất bazan
• Có thể sử dụng để bón lót hoặc bón
thúc Ít được dùng để bón cho cây lấy củ,
bón cho lúa gieo khô…
H.6 Phân DAP
Trang 9- Phân amophor:
• Có tỷ lệ các nguyên tố dinh dưỡng (N, P, K) là: 1:1:0
• Thành phần của phân này gồm: 18%
N, 18% P2O5
• Có dạng viên rời, khô, có khả năng hoà tan hoàn toàn trong nước
• Thường được sản xuất bằng cách trộn supe lân với sunphat amôn
• Sử dụng để bón trên đất có hàm lượng kali cao như các loại đất phù
sa, đất phèn…
•Được dùng để bón cho đất có hàm lượng NPK trung bình hoặc các loại đất có N, K2O lớn hơn P2O5 Ít dùng để bón cho đất thiếu kali như đất bạc màu, đất cát nhẹ, đất xám, đất trung tính
• Có đạm, lân dễ tiêu, không làm chua đất
H.7 Phân amophor
Trang 102.1.2 Phân NK
•Phân kali nitrat:
Dạng phân 2 yếu tố
chứa 13% N và 45%
K2O
Được dùng để bón
cho đất nghèo kali
Thường được dùng để
bón cho cây ăn quả,
cây lấy củ
• Phân hỗn hợp: 30:0:10; 20:0:20; 20:0:10
Các dạng phân này có chưa NK và một số nguyên tố trung lượng Trong các dạng phân này không có lân Các dạng phân này được dùng để bón vào cuối thời kỳ sinh trưởng của cây trồng, vì vào thời kỳ này cây không còn yêu cầu đối với lân
H.8 Phân kali nitrat
Trang 112.1.3 Phân PK
• Phân PK 0:1:3: Người ta sản xuất phân này bằng cách trộn 55%
supe lân với 45% KCl
Dùng để bón cho đất quá nghèo kali như đất bạc màu, đất cát nhẹ v.v
•Phân PK 0:1:2: Được sản xuất bằng cách trộn 65% supe phôtphat với 35% KCl
Dùng để bón cho các loại đất nghèo kali và dùng chủ yếu để bón cho các loại ngũ cốc
H.9 KCL H.10 Super photphat
Trang 122.2 Phân chứa 3 nguyên tố (N,P,K)
• Phân amsuka :
Có tỷ lệ NPK là 1: 0,4:0,8
Được sản xuất bằng cách trộn amôn với supe lân đã trung hòa vào muối KCl
Dùng để bón cho cây có yêu cầu NPK trung bình và các loại đất
có NPK trung bình
• Phân amphoska:
Có tỷ lệ NPK: 1:0,1:0,8
Trong phân có chứa N – 17%; P2O5 – 7,4%; K2O – 14,1%
Dùng để bón cho đất trung tính và bón cho cây lấy củ
Trang 13• Phân nitro phoska: có 2 loại
Loại có tỷ lệ NPK: 1:0,4:1,3
Được sản xuất bằng cách trộn các
muối nitrat với axit phosphoric Trong
phân có chứa: N – 13%; P2O5 – 5,7%;
K2O – 17,4%
Dùng để bón cho đất thiếu K
nghiêm trọng và thường được dùng để
bón cho cây lấy củ
Loại có tỷ lệ N, P, K: 1:0,3:0,9
Được sản xuất bằng cách trộn các
muối nitrat với axit sunphuric Trong
phân có chứa: N – 13,6%; P2O5 – 3,9%;
K2O – 12,4%
Dùng để bón cho nhiều loại cây
trồng và thường bón cho đất có NPK
trung bình
H.11 Phân nitro phoska
Trang 14• Phân viên NPK Văn
Điển:
Có tỷ lệ NPK: 5:10:3
Trong phân chứa NPK,
ngoài ra còn có MgO –
6,7%; SiO2 – 10 – 11%; CaO
– 13 – 14%
Phân này thích hợp
cho nhiều loại cây trồng trên
nhiều loại đất khác nhau
Đối với cây trồng cạn cần
bón xa hạt, xa gốc cây Sau
khi bón phân cần lấp đất phủ
kín phân
H.12 Phân NPK Văn Điển
Trang 15•Phân hỗn hợp NPK 3 màu:
Do nhà máy phân bón Bình Điền II sản xuất Có các dạng:
15-15-15; 20-20-15; 16-16-8;…
Tuỳ theo yêu cầu của cây và đặc tính của đất, người nông dân có thể mua loại phân thích hợp để bón
•Phân tổng hợp NPK:
Do nhà máy phân bón Đồng Nai sản xuất:
Có các dạng:
16-16-8 ; 14-6-8; 10-10-5; 15-15-20;…
H.13 Các hạt phân NPK
Trang 162.3 Phân có chứa nhiều hơn 3 nguyên tố (N,P,K cho thêm
S ,Mg…) hay còn gọi là phân chuyên dùng
2.3.1 Khái niệm:
Phân chuyên dùng là loại phân có chứa các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng phù hợp với từng loại cây trồng, từng thời kì sinh
trưởng và phát triển của cây
2.3.2 Phân loại:
Các loại phân chuyên dùng cho bắp, mía, lúa, cây ăn quả,
hồ tiêu, cà phê, rau, hoa lần lượt xuất hiện và đã góp phần đáng kể cho việc tăng gia sản xuất và hiệu quả trong trồng trọt
H.14 Phân NPK chuyên dùng
Trang 17III KỸ THUẬT BÓN PHÂN NPK
3.1 Đúng loại
- Sử dụng đúng loại phân mà cây trồng yêu cầu và phù hợp với từng loại đất Vì vậy cần phải hiểu rõ yêu cầu của từng loại cây: cần loại phân gì,
tỷ lệ bao nhiêu tùy theo từng thời kỳ sinh trưởng, và nó được trồng trên loại đất có tính chất ra sao…
3.2 Đúng liều
- Liều dùng là bao nhiêu? Hầu hết trên nhãn bao bì đều có hướng dẫn
Để sử dụng đúng liều lượng phân bón nhằm tiết kiệm được kinh tế, phù hợp với yêu cầu của cây trồng, tránh lãng phí phân bón, thì người sử
dụng phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và kết hợp với quan sát hình thái
và tình trạng của cây, đất đai nơi trồng cây, thời tiết, mùa vụ để quyết định bón lượng phân thích hợp
Trang 18III KỸ THUẬT BÓN PHÂN NPK
3.3 Đúng lúc
- Đúng lúc là bón đúng lượng phân và đúng loại phân khi cây trồng cần Trong suốt thời kỳ sống, cây trồng luôn luôn có nhu cầu các chất dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển, vì vậy nên chia ra bón nhiều lần theo quy trình và bón vào lúc cây phát triển mạnh, không bón một lúc quá nhiều, sai nguyên tắc
3.4 Đúng cách
- Bón đúng cách là bón phân sao cho cây trồng hấp thu hiệu quả nhất lượng phân bón vào (đúng theo hướng dẫn của nhà SX)