1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn dạy trẻ làm đồ chơi tự tạo

26 7,2K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 2,8 MB

Nội dung

Giáo viên : Mai Leä Huyeàn Trường Mẫu Giáo Thanh Tuyền SKKN: Dạy trẻ làm đồ chơi tự tạo Trang 1 MỤC LỤC ĐỒ CHƠI TỰ TẠO ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN TRẺ MẦM NON I. Lý do chọn đề tài : NỘI DUNG TRANG I. Lý do chọn đề tài 2-3 II. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài 3-4 1. Thuận lợi 3-4 2. Khó khăn 4 3. Số liệu thống kê 4 III. Nội dung chọn đề tài 4-22 1. Cơ sở lý luận 4-7 2. Nội dung và biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 7-22 a. Nguyên liệu vật liệu 7-8 b. Chọn mẫu đồ chơi 8 c. Hướng dẫn trẻ làm 8-9 d. Sử dụng sản phẩm 9 e. Trang trí môi trường lớp học 9-11 f. Môi trường cho trẻ hoạt động 11-12  Trong lớp học của bé 11  Góc chơi chức năng của lớp 12 g. Dạo chơi tham quan 12-22 h. Phối hợp với phụ huynh 22 IV. Kết quả 22-23 V. Bài học kinh nghiệm 23-23 VI. Kết luận 24 VII. Tài liệu tham khảo 24 Giáo viên : Mai Leä Huyeàn Trường Mẫu Giáo Thanh Tuyền SKKN: Dạy trẻ làm đồ chơi tự tạo Trang 2 Đối với trẻ em mầm non việc đến trường học không giống như những học sinh phổ thông là phải học, phải làm bài, viết bài… Vì trẻ mầm non chỉ có vui chơi là chính. Vì hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non là vui chơi thông qua chơi mà trẻ học Trẻ con ham chơi ư ? Dĩ nhiên rồi, đó là một nhu cầu chính đáng. Có điều là, chúng ta trước giờ cứ quen nghĩ, việc con chơi chẳng có gì là quan trọng cả. Ta chỉ chú trọng hướng con em vào học, viết bài… Và chỉ cho con chơi khi những việc’’ Chính yếu” đó là xong. Ít ai được biết rằng , khi trẻ chơi, cũng là lúc chúng đang học, đang làm việc. Từ những trò chơi trẻ học được nhiều điều về bản thân chúng, về những người xung quanh, về thế giới. Thời gian chơi là một trong những khoảng thời gian quan trọng nhất để giúp trẻ học tập và trưởng thành. Vì vậy đồ chơi đóng vai trò quan trọng ở trường mầm non, nhưng bằng cách nào chúng ta chọn lựa đồ chơi phù hợp cho trẻ để giúp trẻ học được gì qua những đồ chơi đó Như chúng ta đã biết hiện nay trên thị trường có rất nhiều đồ chơi cho trẻ mầm non , tuy nhiên xét về phương diện giáo dục chung không thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và mục đích của chương trình dạy học ở trường mầm non, nói chung là rất phong phú và đa dạng nhưng xét về mặt tác dụng thì nó còn hạn chế rất nhiều. Vì đa số đồ chơi không được ở dạng mở , trẻ chỉ chơi một cách máy móc không tư duy, sáng tạo khi chơi đôi khi còn không phù hợp tâm sinh lý của trẻ. Hơn thế nữa việc mua quá nhiều đồ chơi cho trẻ làm ảnh hưởng đến tiền bạc của phụ huynh trong khi các phụ, phế phẩm từ gia đình đang sẵn có và có rất nhiều cho các cháu có thể sử dụng tái tạo làm đồ chơi cho chính mình , khi món đồ chơi tự tay trẻ làm ra, các cháu sẽ cảm thấy yêu quý và hứng thú hơn nhiều so với các đồ chơi mua sẵn . Đây cũng là một hình thức dạy cho trẻ yêu quý sức lao động ngay khi còn bé. Xuất phát từ những ý tưởng nêu trên tôi nghĩ rằng việc dạy cho trẻ tự làm đồ chơi là việc hết sức cần thiết và bổ ích cho trẻ mầm non Giáo viên : Mai Leä Huyeàn Trường Mẫu Giáo Thanh Tuyền SKKN: Dạy trẻ làm đồ chơi tự tạo Trang 3 Là một giáo viên mầm non tôi cần có những biện pháp cần giúp trẻ tạo ra những đồ chơi phù hợp với khả năng tư duy của trẻ . Hơn nữa việc tổ chức ra những trò chơi và tận hưởng cảm giác thú vị khi hoàn thành sản phẩm từ những trò chơi ấy luôn là một trò vui hấp dẫn kích thích trẻ Xuất phát từ những ý nghĩa đó, đồng thời cũng từ thực tế của lớp tôi và dựa vào đặc điểm tâm lý, sinh lý trẻ “Dạy trẻ làm đồ chơi tự tạo” II. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài 1/ Thuận lợi: - Cô đã qua trường lớp sư phạm, đã đứng lớp nhiều năm liền đồng thời là lớp điểm. - Được Ban giám hiệu bồi dưỡng và dự giờ trường bạn về tổ chức hoạt động góc - Trường có tạo điều kiện cấp đồ chơi cho từng chủ đề ,chủ điểm , đồng thời bản thân cũng học hỏi các đồng nghiêp trong và ngoài trường , tham khảo qua tài liệu sách báo các chương trình dạy trẻ làm đồ chơi sáng tạo - Lớp có góc chơi nghệ thuật hay còn gọi là góc“ Sáng tạo của bé “ - Trẻ luôn được cô tạo điệu kiện trong việc tiếp xúc với góc chơi sáng tạo của bé - Lớp có nhiều đồ chơi sáng tạo, học cụ và các nguyên vật liệu mở - Một số phụ huynh quan tâm đến việc học của các cháu. - Phụ huynh hỗ trợ nguyên vật liệu như: Sách báo, giấy, lịch cũ, sách giáo khoa cũ, thùng, hộp các loại để cô và trẻ làm các đồ dùng đồ chơi. 2. Khó khăn : Giáo viên : Mai Leä Huyeàn Trường Mẫu Giáo Thanh Tuyền SKKN: Dạy trẻ làm đồ chơi tự tạo Trang 4 - Vì chương trình đi theo từng chủ đề nên nội dung chơi có tính sáng tạo chưa cao, trẻ có thói quen chơi với đồ chơi có sẵn nên ít có tư duy khi tham gia chơi - VD : Như góc chơi nghệ thuật cháu chỉ biết vẽ chưa làm ra những đồ chơi có tính sáng tạo nếu như không có sự gợi ý của cô … - Trẻ thiếu vốn kinh nghiệm sống nên thường gặp trở ngại khi cô gợi ý chúng ta làm được đồ chơi gì với những nguyên vật này 3. Số liệu thống kê : Qua thống kê các cháu trong lớp vào đầu năm học, tôi có các số liệu như sau: - Cháu thể hiện tính độc lập, sáng tạo 5/27 cháu - Cháu biết trao đổi, chia sẽ với bạn 6/27 cháu - Cháu mạnh dạn tự tin trong giao tiếp khi chơi: 10 /27cháu. - Số phụ huynh cùng trẻ làm đồ chơi 3/27 cháu III. Nội dung chọn đề tài 1. Cơ sở lý luận : Đồ chơi có ý nghĩa lớn lao trong cuộc sống của trẻ, đồ chơi không chỉ là giải trí mà còn có tác dụng giáo dục. Nó giúp trẻ phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Đồ chơi làm bằng các vật liệu phế thải từ thiên nhiên là những đồ chơi do cô giáo hoặc trẻ tự làm lấy từ những vật liệu sẵn có như: hộp bánh kẹo, lon, hũ nhựa, lõi giấy các loại, võ trứng, lá cây, hạt cao su, các loại võ ốc, sò…những đồ chơi này thường đơn giản nhưng có khả năng tạo cho trẻ những khám phá bất ngờ và cái nhìn mới mẽ về thế giới xunh quanh. Giáo viên : Mai Leä Huyeàn Trường Mẫu Giáo Thanh Tuyền SKKN: Dạy trẻ làm đồ chơi tự tạo Trang 5 Những vật liệu phế phẩm từ gia đình cũng như từ thiên nhiên lại gần gũi với trẻ, dễ tìm, dễ kiếm và không tốn kém. Vì vậy làm đồ chơi bằng những vật liệu phế thải, từ thiên nhiên đã được đua vào chương trình mẫu giáo từ những năm 60 và được đặt chính thức trong chương trình cải tiến 1978-1979 hiện nay, số lượng và kiểu loại được cải tiến đáng kể. Nhưng ở trường mầm non vẫn còn nghèo nàn về đồ chơi tự tạo, vì vậy làm đồ chơi từ phế liệu thiên nhiên vẫn đáp ứng được yêu cầu giáo dục, thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ, làm cho hoạt động của trẻ thêm phong phú và dễ dàng thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi. Khi quan sát một em bé đang chơi, bạn sẽ thấy bé sử dụng bất cứ thứ gì chúng có được trong tay lúc đó và không hề tính toán trước là mình sẽ chơi trò gì, mà hoàn toàn ngẫu hứng. Thật ngạc nhiên chỉ bằng tấm giấy bìa mỏng trẻ cũng có thể tạo ra con đường hầm cho cho chiếc xe hơi bằng nhựa nhỏ xíu chạy qua, hoặc một cái mền (tuy nó hơi cưng) đắp cho búp bê! Đó là một đứa trẻ có óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo. Một nhà phát minh và một chuyên gia giải quyết tình huống, kinh nghiệm có từ những trò chơi thưở ấu thơ có thể sẽ là những nền tảng cho những kỹ năng sống, học tập, làm việc của trẻ sau này để trở thành con người tốt nhất nếu có thể. Thời gian trẻ tạo ra đồ chơi và chơi chính là thời gian cho học hỏi và giải trí. Trẻ có thể tìm thấy trong trò chơi những điều thú vị áp dụng cho việc học ở trường như • Năng lực quan sát. • Khả năng tưởng tượng. • Óc phán đoán. • Khả năng tri giác cụ thể và trí nhớ tức thời. • Sự thành thục vận động của đôi bàn tay. Giáo viên : Mai Leä Huyeàn Trường Mẫu Giáo Thanh Tuyền SKKN: Dạy trẻ làm đồ chơi tự tạo Trang 6 • Tính chủ động của sự chú ý. • Khả năng đương đầu với những tình huống bất ngờ. • Sự trung cao độ về một vấn đề. Đó là những điều kiện nuôi dưỡng những cảm xúc tốt đẹp cho trẻ cũng như biết cách sống tốt với mọi người. Nhưng đừng quên rằng mục đích của những đồ chơi, trò chơi mà trẻ nghĩ ra là sự giải trí! Từ quan điểm này, các nhà giáo dục cho rằng việc dạy trẻ làm đồ chơi tự tạo bằng những vật liệu phế thải từ thiện nhiên có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với trẻ thơ. Khi trẻ làm đồ choi dưới sự hướng dẫn của cô giáo, trẻ được tác đến các vật liệu và nhận thức được tính chất của chúng thay đổi, đổi dạng vật chất và biến nó thành đồ chơi. Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển cơ quan cảm giác, đánh thức tư duy và góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Nó kích thích lòng ham hiểu biết, hứng thú và niềm say mê nhận thức ở trẻ - một yếu tố cần thiết để giúp trẻ chuẩn bị bước vào lớp 1 ( phổ thông) Tự làm đồ chơi bằng vật liệu phế thải, từ thiên nhiên giúp trẻ phát triển óc sáng tạo, khả năng quan quan sát, làm việc kiên nhẫn , có chủ định và đôi tay trẻ ngày càng trở nên khéo léo. Khi nâng niu đồ chơi tự tay mình làm ra , trẻ sẽ biết trân trọng, giữ gìn sản phẩm lao động của mình và của mọi người , của bạn bè…. Đề cập đến nội dung phương pháp của quá trình chuẩn bị cho trẻ làm đồ chơi tự tạo phải được tiến hành theo một cách tích hợp và tự nhiên, bắt đầu bằng những ý tưởng , sáng tạo , những kinh nghiệm vốn sống gần gũi và có ý nghĩa đối với trẻ. Từ đó tác giả đề xuất các cơ sở và cũng là các điều kiện để tích hợp việc tự tạo đồ chơi và chơi một cách sáng tạo o Môi trường đồ chơi tự tạo phong phú o Môi trường phụ, phế liệu đa dạng o Các hoạt động trãi nghiệm hứng thú . Giáo viên : Mai Leä Huyeàn Trường Mẫu Giáo Thanh Tuyền SKKN: Dạy trẻ làm đồ chơi tự tạo Trang 7 o Các hoạt động tích cực ….tư duy , sáng tạo o Các hoạt động tái tạo , trí nhớ o Các hoạt động gợi mở Trong những môi trường đó, trẻ có thể trãi nghiệm với việc tự suy nghĩ , tự làm (trong đó có việc tự làm theo ý tưởng theo trí nhớ, theo các dấu hiệu gợi ý của cô. Việc làm những đồ chơi ban đầu chưa đẹp, chưa hoàn chỉnh nghệch ngoạc, méo mó …) Muốn dạy trẻ làm đồ chơi sáng tạo phải đảm bảo thực hiện theo mục tiêu giáo dục, mang tính thẩm mỹ, phải giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, kích thích cho trẻ tính độc lập, sáng tạo, đồng thời phải phù hợp với từng lứa tuổi và đảm bảo được sự an toàn cho trẻ Muốn làm được điều này, giáo viên cần phải định hướng trước một số nguyên vật liệu cần thiết, tiếp theo phải phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để biết trước những nguyên vật liệu nào mà trẻ có thể sưu tầm, dễ tìm kiếm được. trên cơ sở đó, giáo viên sẽ giao nhiệm vụ và hướng dẫn trẻ cách sưu tầm , thu nhặt, và cách bảo quản các nguyên vật liệu. tuỳ vào từng nhiệm vụ và điều kiện cụ thể mà qui định thời gian thực hiện ngắn hay dài để cân nhắc chọn lựa kỹ để áp dụng là đồ chơi 2.Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài : a. Chọn nguyên vật liệu : Vật liệu cô và trẻ thu nhặt để làm đồ chơi phải đảm bảo các yếu cầu sau: - Không gây ngộ độc cho trẻ - Không có gai, góc nhọn - Không quá cứng hoặc quá mềm - Sạch sẽ , vệ sinh - Phải dễ tìm kiếm Giáo viên : Mai Leä Huyeàn Trường Mẫu Giáo Thanh Tuyền SKKN: Dạy trẻ làm đồ chơi tự tạo Trang 8 - Có ở địa phương b. Chọn mẫu đồ chơi: Có thể chọn mẫu đồ chơi để trẻ tự làm hoặc chọn mẫu đồ chơi cô làm cho cháu chơi, tùy theo vật liệu cô trẻ thu nhặt có ở ở phương. Cô có thể sáng tạo ra những mẫu mới. Những mẫu đồ chơi để trẻ tự làm cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Nhằm mục đích giáo dục - Trẻ làm được và dùng được - Từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp - Đi từ cái chưa biết đến cái biết - Từ những cái đơn giản đến cái phức tạp c. Hướng dẫn trẻ làm: Cô tận dụng mọi hoạt động trong ngày để hướng dẫn trẻ làm, hoạt động góc, hoạt động chung Ví dụ: Tạo các con vật bé thích bằng các vật liệu hủ sữa, chai lọ… Hoặc hoạt động chiều…Cô làm mẫu từng bước làm ra đồ chơi cho trẻ xem: từ nguyên vật liệu trơn đến mẫu hoàn chỉnh. Sau đó hướng dẫn tuần tự từng bước cho trẻ làm theo. Làm xong bước này mới hướng dẫn trẻ làm bước khác. Đồng thời nhấn mạnh đặc điểm từng bước, cô nên kiên trì giúp đỡ, khích lệ cho tới khi trẻ tự làm được trọn vẹn cả sản phẩm. Với đồ chơi đơn giản cô có thể hướng dẫn cả lớp trẻ vừa quan sát vật liệu vừa làm ngay đồ chơi ví dụ như đồ chơi điện thoại, đố câu cá , con vật gần gủi với trẻ … với những đồ chơi phức tạp cô hướng dẫn theo từng nhóm, trong nhiều ngày như các chú rối ngộ nghĩnh, chiếc vòng cảm xúc, chú hề dễ thương … Giáo viên : Mai Leä Huyeàn Trường Mẫu Giáo Thanh Tuyền SKKN: Dạy trẻ làm đồ chơi tự tạo Trang 9 Không nên để trẻ ngồi làm đồ chơi quá lâu, trẻ mệt mõi và mất hứng thú. Nên chọn nơi sáng, thoáng cho trẻ chơi. Khi trẻ biết làm thạo, cô có thể đưa vào một trong những nhóm chơi, ở giờ chơi theo ý thích d. Sử dụng sản phẩm: Khi trẻ làm xong, cô nên chọn những sản phẩm đẹp cho trẻ xem và nhận xét, dùng những sản phẩm này cho trẻ chơi, trong các giờ học như rối để kể chuyện, đọc thơ. Giờ học toán như vòng quay số…hoặc dùng sản phẩm này cho trẻ tặng bố mẹ, cô giáo, bạn bè, em bé… hoặc trang trí lớp trong các ngày lễ hội như: tết âm lịch, tết dương lịch, ngày 8/3 , 1/6, sinh nhật của bé…sự có mặt của những đồ chơi tự tay trẻ làm ra sẽ đem lại niềm vui sướng và tự hào cho trẻ Sử dụng đúng đắn những sản phẩm của trẻ chính là một hình thức giáo dục trẻ biết quan tâm đến những người thân thiết, biết làm đẹp nơi mình đang sống và biết trân trọng những người lao động đ. Trang trí môi trường lớp học: Tận dụng các khoảng không gian và vị trí phù hợp trong và ngoài lớp để trang trí các đồ chơi tự tạo do cô và trẻ làm được để trẻ ngắm nghía hoặc trang trí lớp . qua đó khơi gợi óc sáng tạo của trẻ, niềm thích thú với thiên nhiên xung quanh VD: Cho trẻ gấp máy bay, tàu thuyền, các con vật… để treo trang trí lớp theo từng chủ đề. Hoặc cho trẻ là sợi dây xích giấy để treo trong các ngày hội… Sợi dây xích này dài dài mãi nếu trẻ biết cùng làm một cách vui vẽ với bạn bè. Nếu trẻ chỉ ngồi làm một mình, nó chỉ là sợi dây xích giấy ngắn ngũi không hơn không kém mà thôi. Qua ciệc trẻ cùng làm sợi dây xích giấy trẻ sẽ học được sự quan tâm và chia sẻ với bạn, khuyến kích tinh thần hợp tác và sự tử tế , sự quan tâm và chia sẻ là đức tính mà bất cứ phụ huynh nào cũng mong muốn con mình áp dụng thật tốt trong cuộc sống của trẻ. Đó là những biểu hiện đầu tiên nhưng Giáo viên : Mai Leä Huyeàn Trường Mẫu Giáo Thanh Tuyền SKKN: Dạy trẻ làm đồ chơi tự tạo Trang 10 cũng quan trọng nhất để trẻ chứng tỏ mình sống hòa đồng và biết nghĩ cho người khác Những sợi dây xích giấy này trước hết là đem đến niềm vui cho trẻ vì được sáng tạo và sử dụng sản phẩm tự tay bé làm ra, và sau đó là những bài học quý báu về sự quan tâm và chia sẻ Bạn cần những tờ lịch cũ, giấy màu đủ màu Một cái kéo tròn đầu để đảm bảo an toàn cho trẻ Hồ hoặc keo dán Cách làm: Chỉ cho bé cách cắt những tờ giấy màu thành sợi hình chữ nhật dài và quấn vòng để tạo thàng một mắc xích dán hai đầu tờ giấy mới cắt để thàng vòng tròn đầu tiên. Sau đó hướng dẫn cho trẻ tạo ra mắc xích thứ hai bằng cách luồn tờ giấy màu qua lỗ tròn của vòng thứ nhất và dùng keo dán hai đầu lại. Tiếp tục như thế với mắc xích thứ ba, thứ tư …Đảm bảo trẻ rất thích với sợi dây xích đủ màu dài có thể bao hết chu vi lớp bé Khi Sợi dây xích bằng giấy hoàn thành treo lên tường thành những chỗi vòng. Bạn đã có một đồ trang trí xinh xắn cho những dịp tết hay sinh nhật…Nó làm cho lớp học của bé trở nên sinh động và vui mắt hơn [...]... phẩm để phục vụ cho hoạt động của trẻ Từ đó cũng rèn luyện cho trẻ tính tích cực , tư duy sáng tạo , tính tiết kiệm từ những đồ dùng phế thải ,tạo ra một số đồ dùng đồ chơi phục vụ vào việc chơi của trẻ Sản phẩm trẻ tạo thành từ hộp dayou, quả banh , lon nước … + Xe bằng hộp sữa … Từ những hộp sữa , hộp thuốc lá bạn có thể giúp trẻ tạo ra một số chiếc xe đồ chơi giống hệt để chạy quanh... cặm trên đầu tàu làm ống khối tàu Nếu trẻ làm xe ben bằng hộp thuốc lá trẻ sẽ đặt một hộp thuốc nằm ngang và hộp kia trẻ sẽ cắt đi một mặt của hộp thuốc và đặt chồng lên nhau để làm thùng xe , bánh xe trẻ sẽ cắt những bìa giấy cứng có dạng hình tròn để làm bánh xe Giáo viên : Mai Leä Huyeàn Thanh Tuyền Trường Mẫu Giáo SKKN: Dạy trẻ làm đồ chơi tự tạo Trang 23 Sản phẩm xe do trẻ tạo thành từ hộp... con heo Tương tự đối với hươu cao cổ thì chúng ta sẽ hướng dẫn trẻ dùng hình tròn dài làm cổ hươu , hình tròn ngắn làm chân hươu và trên mình hươu còn có thêm một số chấm tròn nhỏ đủ màu sắc khác nhau trẻ có thể vẽ trang trí hay cắt dán …tùy ý - Đối với thỏ con : trẻ cũng dùng từ những nguyên vật liệu phế thải tạo thành con vật do trẻ tạo thành thông qua gợi ý của cô Dùng quả banh làm đầu con thỏ... năng tiếp thu của trẻ VI Kết luận Qua quá trình hướng dẫn trẻ làm đồ chơi tự tạo tôi đã rút ra kết luận: - Tổ chức cho trẻ làm những đồ chơi phù hợp nhu cầu, hứng thú và khả năng của trẻ - Giúp phụ huynh hiểu được việc cho trẻ tự mình làm ra đồ chơi để chơi là hết sức cần thiết để giúp trẻ phát triển toàn diện, nhưng việc tạo đồ chơi phải phù hợp với tâm lý của trẻ thì mới có... dán, bút lông… Bìa cứng ( làm bánh xe ) Giáo viên : Mai Leä Huyeàn Thanh Tuyền Trường Mẫu Giáo SKKN: Dạy trẻ làm đồ chơi tự tạo Trang 22 Cách làm: Làm chiếc xe này rất đơn giản Chỉ cấn bạn nối các hộp sữa này lại với nhau , cắt bìa cứng có dạng hình tròn để làm bánh xe ( trẻ làm xe lửa thì trẻ sẽ kết thành nhiều toa tàu lại với nhau ) làm các toa tàu thì trẻ cho những hộp sữa này nằm... nhiệm vụ, yêu cầu hướng dẫn cho trẻ lớp lá làm đồ chơi, với tình yêu trẻ, lòng quyết tâm, tinh thần trách nhiệm, sự năng động nhạy bén, ban giám hiệu và giáo viên sẽ tạo được nhiều đồ chơi sáng tạo mang tính giáo dục cao xung quanh trẻ thật phong phú Thực hiện tốt các hoạt động góc mang tính sáng tạo thu hút được trẻ tích cực tham gia tích cực vào làm đồ chơi đạt kết quả cao VII Tài liệu... dùng lon chai nước ngọt làm mình con thỏ , dùng một ít giấy roky làm chân , tay cổ cho chú thỏ , phía sau thân thỏ chúng ta làm thêm một khoan tròn vừa tay trẻ dùng để điều khiển thỏ duy chuyển ( có thể dùng trong thơ , chuyện kể …) Giáo viên : Mai Leä Huyeàn Thanh Tuyền Trường Mẫu Giáo SKKN: Dạy trẻ làm đồ chơi tự tạo  Trang 21 Qua đó cho thấy trẻ rất hứng thú tích cực tạo ra nhiều sản phẩm để... mũi , miệng , áo cho chú hề : Phần trên sát với mũ làm mặt , phần dưới làm áo cho chú hề - Sử dụng chú hề khi kể chuyện , đọc thơ , đố thoại … Trẻ 1 tay cầm phía sau của hình người , 1 tay cầm dây giật theo lời đối thoại Giáo viên : Mai Leä Huyeàn Thanh Tuyền Trường Mẫu Giáo SKKN: Dạy trẻ làm đồ chơi tự tạo Trang 19 Trẻ cùng nhau làm chú hề + Làm các con vật bằng nguyên vật liệu phế thải : Bạn... gia vào việc làm đồ chơi cùng trẻ - Học hỏi kinh nghiệm qua tài liệu, sách báo, tập san, tạp chí giáo dục mầm non, qua các đợt dự hoạt góc, để nâng cao kiến thức - Bản thân cô giáo phải có lòng say mê, yêu nghề, yêu trẻ, có trách nhiệm trong công việc Luôn dịu dàng nhiệt tình hướng dẫn, động viên trẻ, đừng chê bai dù trẻ làm chưa được - Nắm được đặt điểm tâm sinh lý của trẻ để khai thác nhu cầu... trẻ làm đồ chơi tự tạo từ đó Khuyến khích phụ huynh tham gia vào việc cùng trẻ làm đồ chơi tự tạo ở nhà để tặng bạn vào những ngày sinh nhật… Giáo viên : Mai Leä Huyeàn Thanh Tuyền Trường Mẫu Giáo SKKN: Dạy trẻ làm đồ chơi tự tạo Trang 24 Cuối tuần, cô giao mỗi trẻ về nhà cùng ba, mẹ làm đồ chơi để lôi cuốn phụ huynh vào việc cùng trẻ làm đồ chơi IV- Kết . làm đồ chơi cho chính mình , khi món đồ chơi tự tay trẻ làm ra, các cháu sẽ cảm thấy yêu quý và hứng thú hơn nhiều so với các đồ chơi mua sẵn . Đây cũng là một hình thức dạy cho trẻ yêu. giả đề xuất các cơ sở và cũng là các điều kiện để tích hợp việc tự tạo đồ chơi và chơi một cách sáng tạo o Môi trường đồ chơi tự tạo phong phú o Môi trường phụ, phế liệu đa dạng o Các hoạt động. …) Muốn dạy trẻ làm đồ chơi sáng tạo phải đảm bảo thực hiện theo mục tiêu giáo dục, mang tính thẩm mỹ, phải giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, kích thích cho trẻ tính độc lập, sáng tạo, đồng

Ngày đăng: 12/11/2014, 19:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w