Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 106 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
106
Dung lượng
1,28 MB
Nội dung
ĐặT VấN Đề Chửa ngoài tử cung luôn là một thách thức đối với công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản cộng đồng, không chỉ riêng ở Việt Nam mà trên toàn thế giới vì ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng và khả năng sinh sản của người phụ nữ. Tần suất bệnh ngày càng tăng ở Việt Nam còng nh trên thế giới [12],[14],[22]. Trước đây, điều trị chửa ngoài tử cung thường là mổ mở cắt bỏ VTC, nh vậy sẽ làm giảm hoặc mất khả năng sinh sản của bệnh nhân đặc biệt ở những bệnh nhân vẫn còn có nhu cầu sinh đẻ. Trong những năm gần đây, nhờ sự kết hợp giữa βhCG huyết thanh và siêu âm đầu dò âm đạo với độ phân giải cao, có thể phát hiện sớm chửa ngoài tử cung. Chẩn đoán sớm cùng với soi ổ bụng không những ngăn chặn được nguy cơ vỡ vòi tử cung, giảm nguy cơ đe doạ đến tính mạng người bệnh mà còn cho phép bảo tồn vòi tử cung với kết quả cao. Ngoài ra, nội soi còn hạn chế viêm dính vùng tiểu khung sau mổ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều trị vô sinh trong tương lai, thời gian nằm viện ngắn cũng sẽ tiết kiệm về kinh tế cho bệnh nhân và xã hội. Khi được chẩn đoán sớm, khối thai chưa to, phẫu thuật sẽ đơn giản hơn, khả năng bảo tồn vòi tử cung cao sẽ mang nhiều cơ may cho những phụ nữ có nhu cầu sinh sản. Michael J. Heard và John E. Buster đã thực hiện một nghiên cứu gộp (meta - analysis) gồm 32 nghiên cứu được thực hiện từ năm 1980 - 1997 với tổng số 1.614 bệnh nhân chửa ngoài tử cung chưa vỡ được điều trị bảo tồn VTC bằng nội soi, tỷ lệ thành công là 93,4%, tỷ lệ thông vòi tử cung qua chụp tử cung – vòi tử cung và qua nội soi là 77,8%; tỷ lệ có thai trong tử cung là 56,6% và tỷ lệ chửa ngoài tử cung nhắc lại là 13,4% [trích 11] . 1 Tại Việt Nam, điều trị bảo tồn chửa ngoài tử cung bằng nội soi mới chỉ được đề cập rải rác trong mét số bài báo, còn nhiều bất cập đồng thời tỷ lệ bảo tồn vòi tử cung còn quá thấp [12],[20],[16]. Đoàn Thị Bích Ngọc nghiên cứu tại Bệnh viện phụ sản Hải Phòng (2003), chỉ có 72 trường hợp trong tổng số 326 trường hợp chửa ngoài tử cung được điều trị bảo tồn VTC qua nội soi, chiếm 16,25% và tỷ lệ thành công là 73,68% (53/72 trường hợp) [21]. Nguyễn Văn Hà nghiên cứu tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương (2004), tỷ lệ bảo tồn vòi tử cung chỉ chiếm 15,6% [16]. Mặc dù tỷ lệ điều trị bảo tồn VTC còn thấp, nhưng cũng đã đem lại nhiều khả năng về sinh sản và thực tế đã đem lại hạnh phúc của người bệnh và gia đình. Tháng 12 năm 1995, Viện Bảo vệ Bà mẹ trẻ sơ sinh (nay là Bệnh viện phụ sản trung ương – BVPSTƯ) đã bắt đầu thực hiện nội soi ổ bông và đã có nhiều tiến bộ còng nh đã có những bước phát triển rất nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng. Nội soi ổ bụng đã được áp dông để chẩn đoán và điều trị chửa ngoài tử cung (CNTC). Cho đến nay, trừ những trường hợp thật cấp cứu hoặc chảy máu quá nhiều, phần lớn CNTC đã được điều trị bằng phẫu thuật nội soi tại BVPSTƯ. Nhiều trường hợp CNTC được điều trị bảo tồn vòi tử cung, tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào đầy đủ, có tính hệ thống để đánh giá kết quả của điều trị bảo tồn CNTC bằng nội soi, cũng như rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng điều trị, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với hai mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ chửa ngoài tử cung được điều trị bảo tồn bằng nội soi tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương . 2. Đánh giá kết quả điều trị bảo tồn vòi tử cung bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Phô sản Trung ương. 2 Chương 1 TổNG QUAN 1.1. ĐỊNH NGHĨA VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN CHỬA NGOÀI TỬ CUNG. Chửa ngoài tử cung là trường hợp noãn được thụ tinh và làm tổ ở ngoài buồng tử cung. Noãn thường được thụ tinh ở 1/3 ngoài vòi tử cung rồi di chuyển về và làm tổ ở buồng tử cung. Nếu trứng không di chuyển hoặc dừng lại sẽ gây chửa ngoài tử cung [6],[13],[20]. Tỷ lệ khối thai làm tổ tại vòi tử cung chiếm 98,3% trong tổng số CNTC, trong đó khối thai làm tổ ở đoạn bóng VTC là 79,6%, đoạn eo chiếm 12,3%, và đoạn loa vòi chiếm 6,2% còn đoạn kẽ chỉ có 1,9%. Các vị trí khác không phải vòi tử cung thường hiếm gặp, trong đó chửa trong ổ bụng chiếm 1,4%, chửa buồng trứng chiếm 0,15% và chửa ống cổ tử cung chiếm 0,15% . Năm 1759, John Bard và Huck, những nhà ngoại khoa quân đội, đã chÈn đoán đúng và xử trí thành công mét trường hợp chửa ngoài tử cung ở NewYork City. Khi mổ, các tác giả “đã lấy đi cái thai chết, nhưng không thấy vết tích của bánh rau”, bệnh nhân được cứu sống và vết thương liền sau 10 tuần nằm viện [trích 11]. 3 Năm 1884, Robert Lowson Tait là người đầu tiên điều trị thành công chửa ngoài tử cung bằng phẫu thuật. Tác giả đã cắt vòi tử cung cho 5 bệnh nhân và tất cả đều sống. Thế kỷ 19 là kỷ nguyên chÈn đoán và điều trị chửa ngoài tử cung. Parry và Lea dựa vào những kết quả nghiên cứu từ 500 trường hợp chửa ngoài tử cung và những kinh nghiệm của bản thân, các tác giả này đã xuất bản cuốn sách “Chửa ngoài tử cung: nguyên nhân, hình thái, giải phẫu bệnh học, triệu chứng lâm sàng, chÈn đoán, tiên lượng và điều trị”. Sù ra đời của tác phẩm này đã gây được tiếng vang lớn và gần nh được coi là chuẩn mực về chửa ngoài tử cung. Mặc dù kiến thức về chửa ngoài tử cung đã được hiểu biết khá rõ ràng từ cuối thế kỷ 19, nhưng cho đến giữa thế kỷ 20, các nhà sản phụ khoa vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc chÈn đoán chính xác chửa ngoài tử cung. Theo nghiên cứu của Breen và Đặng Hoàng Lan [trích 11], thấy rằng 80 - 87% chửa ngoài tử cung chỉ phát hiện được khi khối thai đã vỡ, gây tràn máu ổ bụng. Chảy máu do vì CNTC là mét trong những nguyên nhân gây tử vong cho người phụ nữ. Điều khó khăn nhất của chửa ngoài tử cung là vấn đề chÈn đoán sớm khi chưa chảy máu hoặc mới rỉ một lượng máu nhỏ khoảng 50ml trong ổ bụng, cho nên ngay từ đầu thế kỷ 20 y học đã cố gắng tìm các phương pháp có giá trị để chẩn đoán sớm và chính xác chửa ngoài tử cung. Năm 1973, Shapiro và Adler đã điều trị thành công chửa ngoài tử cung bằng soi ổ bụng và ngày nay soi ổ bụng đang trở thành một phương pháp chủ yếu để điều trị chửa ngoài tử cung. Năm 1982, lần đầu tiên các nhà khoa học Nhật Bản đã điều trị thành công chửa ngoài tử cung bằng Methotrexate (MTX) [24],[43],[47]. 4 1. 2. CẤU TRÚC GIẢI PHẪU, MÔ HỌC, SINH LÝ VÀ CHỨC NĂNG CỦA VÒI TỬ CUNG 1.2.1. Giải phẫu và mô học vòi tử cung [1], [8], [18], [38],[59],[60], [64]. Vòi tử cung là một ống dẫn, bắt đầu mỗi bên từ sừng tử cung kéo dài tới sát thành chậu hông, và mở thông với ổ bụng ở sát bề mặt của buồng trứng, có nhiệm vụ đưa noãn và trứng về buồng tử cung . Về phôi thai học, vòi tử cung được hình thành từ phần trên của ống cận trung thận (còn gọi là ống Muller), có thể phát hiện từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 10, khi chiều dài phôi từ 12 - 14 mm. Ở phụ nữ trưởng thành, vòi tử cung dài từ 10 đến 12 cm, có hai đầu, đầu nhỏ ở sát góc tử cung rồi to dần về phía tận cùng, trông giống như một chiếc kèn trompette, thông với buồng tử cung bởi lỗ tử cung vòi và thông với ổ phúc mạc bởi lỗ bụng vòi tử cung. Vòi tử cung gồm 4 đoạn: - Đoạn tử cung nằm trong thành của tử cung nên còn gọi là đoạn thành hay đoạn kẽ. - Đoạn eo hay eo vòi tử cung tiếp theo đoạn kẽ: chạy ra ngoài khoảng 2- 4 cm, đây là phần trưường hợpnhất của vòi tử cung, tiếp nối với đoạn kẽ, thẳng như một sợi thừng, khẩu kính khoảng 1mm. - Đoạn bóng hay bóng vòi tử cung tiếp nối giữa đoạn eo và đoạn phễu hay loa vòi tử cung, dài khoảng 5 - 7 cm chạy dọc bờ trước của buồng trứng, lòng ống không đều và hẹp lại do những nếp gấp cao của niêm mạc. Bóng vòi tử cung được ví như một cái buồng để thụ tinh vì trứng và tinh trùng gặp nhau tại đây để tạo nên hiện tượng thụ tinh. - Phễu hay loa vòi là đoạn tận cùng của vòi có 10 - 12 tua vòi viền xung quanh, trong đó có một tua dài nhất dính vào dây chằng vòi buồng 5 trứng gọi là tua vòi buồng trứng hay là tua Richard. Các tua này có nhiệm vụ hứng lấy noãn khi được phóng ra khỏi buồng trứng. Về mô học, vòi tử cung được cấu tạo bởi 4 lớp, lần lượt từ ngoài vào trong: - Ngoài cùng là lớp thanh mạc nhẵn bóng tạo bởi lá tạng của phúc mạc. - Lớp thứ hai là mô liên kết mỏng, trong đó có mạch, thần kinh. - Lớp thứ ba gọi là áo cơ gồm hai lớp: thớ cơ dọc ở ngoài, thớ cơ vòng ở trong làm cho vòi nhu động theo hướng về phía tử cung hoặc buồng trứng tuỳ theo từng thời điểm như vận chuyển trứng và phôi hoặc là tinh trùng. - Trong cùng là lớp niêm mạc, có các nếp gấp thay đổi theo từng đoạn phân chia giải phẫu gồm ba loại tế bào: + Tế bào có lông: có những lông dài 8-9 mm cắm vào thể đáy và chuyển động theo một hướng nhất định về phía tử cung. + Tế bào chế tiết tiết dịch để nuôi dưỡng trứng và góp phần vào dòng chảy của vòi trong chức năng vận chuyển trứng về buồng tử cung. + Tế bào hình thoi ở lớp đệm có tiềm năng phát triển giống như những tế bào ở lớp đệm của nội mạc tử cung, nên có thể biệt hoá thành những tế bào màng rụng trong những trường hợp chửa ngoài tử cung. Các nếp gấp niêm mạc chạy song song với trục của vòi tử cung, nếp này có nhiều ở đoạn bóng và lấn ra loa vòi tử cung hình thành các tua, tạo điều kiện cho tinh trùng di động dễ dàng. Các nếp gấp này thấp hơn và thưa dần từ phía loa vào đến 1/3 trong vòi tử cung, ở đoạn vòi tử cung còn lại các nếp gấp này thấp và không chia nhánh. Nhờ những nếp gấp niêm mạc và hệ thống bạch huyết phong phú này mà vòi tử cung đã hấp thụ nước màng bụng vào trong lòng VTC, tạo nên mét dòng chảy đưa noãn hoặc trứng về buồng tử cung. 6 Động mạch vòi tử cung xuất phát từ hai nguồn là động mạch buồng trứng và động mạch tử cung, tiếp nối với nhau ở trong mạc treo vòi tử cung tạo thành những vòng nối phong phó cung cấp máu cho vòi tử cung. 1.2.2. Sinh lý và chức năng của vòi tử cung. Sự hoạt động của vòi tử cung cũng cịu tác động của Estrogen và Progesteron. Estrogen làm tăng sinh và co bóp vòi tử cung. Progesteron làm tăng bài tiết dịch và giảm thúc tính vòi tử cung. Hai hormon này tạo lên những sóng nhu động nhịp nhàng đẩy trứng về phía buồng tử cung và kích thích các tế bào tăng chế tiết để nuôi dưỡng trứng trong thời gian di chuyển qua VTC. Quá trình thụ tinh thường xảy ra ở 1/3 ngoài vòi tử cung. Sau khi thô tinh, trứng di chuyển trong lòng vòi tử cung từ 48h – 72h, ở đoạn eo trứng di chuyển nhanh hơn đoạn bóng. Trên đường di chuyển trứng phân bào rất nhanh để trở thành khối phôi dâu có 16 tế bào (vào ngày thứ 6, thứ 7 kể từ khi phóng noãn) nhưng không tăng thể tích. Những cản trở xảy ra tại thời điểm này có thể dẫn đến hậu quả là phôi sẽ ngừng di chuyển và làm tổ tại vòi tử cung gây nên chửa ngoài tử cung. Noãn, tinh trùng, phôi được vận chuyển qua vòi này nhờ ba yếu tố sau: - Sù co bóp của áo cơ vòi tử cung là chủ yếu . - Sự chuyển động của các lông ở bờ tự do của tế bào có lông đã đẩy noãn và phôi theo hướng về phía tử cung. - Tác dụng của dòng nước trong lòng vòi tử cung: nhờ hệ thống mạch máu và hệ bạch huyết phong phó trong lớp đệm, vòi tử cung đã hấp thụ nước trong ổ bụng vào lòng vòi. Dòng nước này chảy về buồng tử cung đã cuốn theo cả trứng hoặc phôi khi nằm trong lòng vòi tử cung [1], [60], [62], [64]. 7 1.2.3 Những nguyên nhân dẫn đến chửa ngoài tử cung Những nguyên nhân dẫn đến chửa ngoài tử cung gồm 4 loại: - Cấu tạo bất thường của vòi tử cung. + Do cấu trúc giải phẫu không hoàn chỉnh, bản thân VTC kém phát triển. + Tổn thương do viêm nhiễm là những nguyên nhân thường gặp nhất. Tác nhân gây viêm làm huỷ hoại niêm mạc, các tua vòi mất bóng và làm tắc hoàn toàn hay không hoàn toàn lỗ bụng vòi tử cung, những tế bào biểu mô bong ra, tạo nên những ổ hoại tử và loét sâu vào lớp biểu mô để lại những thương tổn nặng nề ở VTC [45], [62], [74]. Hậu quả của viêm nhiễm là làm hẹp lòng vòi tử cung, thành vòi tử cung dày và cứng nên nhu động giảm, mất hoặc giảm các tế bào có lông và tế bào chế tiết đã làm mất yếu tố đẩy của lòng tế bào cũng nh lượng dịch trong vòi tử cung đặc lại và chảy chậm, đã góp phần làm chậm sự chuyển vận của trứng gây chửa ngoài tử cung. + Các khối u ở VTC: những khối u lành tính hay ác tính nằm dưới thanh mạc hoặc trong biểu mô đã chèn Ðp hoặc phát triển vào lòng VTC, gây hẹp lòng VTC. Cũng có thể gặp ổ lạc nội mạc tử cung ở lớp thanh mạc, trong lớp cơ, hoặc trong niêm mạc VTC trực tiếp làm hẹp lòng VTC và thường gây nên viêm nhiễm kèm theo tổn thương niêm mạc hoặc lớp cơ. Trong quá trình di chuyển về tử cung, khi gặp phải chỗ tắc nghẽn, trứng sẽ dừng lại và làm tổ tại vị trí đó gây nên chửa ngoài tử cung [45], [62], [74]. - Rối loạn cân bằng các hormon. Một số tác giả cho rằng sự rối loạn cân bằng các hormon có thể làm thay đổi sự co bóp của VTC hoặc giảm sự chuyển động của lông tế bào sẽ ảnh hưởng đến sự chuyển vận của phôi đẫn đến chửa ngoài tử cung [11], [26]. 8 - Sự bất thường của phôi. Do bản thân phôi phát triển quá nhanh trong quá trình phân bào hoặc là chửa nhiều thai nên kích thước khối thai lớn nhanh và to hơn lòng VTC nên bị giữ lại trong VTC. - Một số các yếu tố khác + Thất bại trong sinh đẻ kế hoạch + Thuốc tránh thai + Dụng cụ tử cung + Chửa ngoài tử cung sau triệt sản 1.2.4. Hình ảnh mô bệnh học của chửa ngoài tử cung. Về đại thể: nếu được chẩn đoán sớm, khi chưa vỡ, khối chửa tại VTC có hình dáng giống như một khúc dồi lợn có chiều dài khoảng 5 - 6 cm, chiều ngang khoảng 2 - 3 cm màu tím với sự xung huyết toàn bộ VTC. Một mặt cắt theo trung tâm chiều dọc VTC có thể thấy hốc ối, bào thai và rau lẫn máu cục có chân bám ở thành VTC. Về vi thể: toàn bộ VTC bị xung huyết lan toả với sự phân li những sợi tế bào. Sự cương huyết làm biến đổi màng đệm, đặc biệt ở quanh những mạch máu và trở thành thoái hoá kính. Lớp cơ của VTC tăng sinh, phù nề, xoắn vặn, cuối cùng là bị chia rẽ, tan rã và biến mất, còn lớp thanh mạc có sự tăng sinh của trung biểu mô làm cho thành của VTC dày lên và ngấm đầy tơ huyết. Những tế bào hình thoi ở lớp đệm, nằm dưới màng đáy của VTC đã biệt hoá thành những tế bào rụng, tạo thành một màng rụng rất mỏng ở nơi phôi làm tổ. Những hợp bào nuôi của phôi đã xuyên qua lớp màng đệm mỏng mảnh này vào tận các mạch máu ở lớp cơ của thành VTC. 9 Phía trong màng đệm là túi phôi điển hình, có hình dáng quả cầu, kích thước từ 1 đến 2 cm, có phôi, túi ối, màng ối và những gai rau đâm xuyên vào thành VTC. Những tế bào nuôi xuyên qua lớp màng đệm tạo thành hình ảnh rau cài răng lược vào lớp cơ của thành VTC hoặc là cắm thẳng vào các hồ huyết. Vì vậy chỉ được khẳng định CNTC khi thấy các gai rau với các tế bào nuôi hoặc tổ chức thai ở trên tiêu bản bệnh phẩm [11]. 1.2.5. Hậu quả của trứng làm tổ tại VTC. Những mạch máu ở lớp đệm của thành VTC không đủ cho gai rau của phôi và hồ huyết của mẹ phát triển đầy đủ, áp lực trong VTC tăng vì khối rau thai và sự xói mòn những mạch máu dễ dàng làm rách lớp màng đệm quá mỏng manh. Mặt khác lớp hợp bào, hội bào đã phá huỷ và làm mỏng lớp cơ của thành VTC cho nên khi phôi tiếp tục phát triển sẽ đục thủng lớp cơ vòng và cơ dọc, làm tổn thương mạc đoạn thần kinh và mạch máu, gây đau và máu chảy ra ngoài ổ bụng. Niêm mạc VTC không có chức năng cho trứng làm tổ nên phôi thai bị sẩy vào lòng VTC hoặc gây rỉ máu kéo dài, dần dần làm căng phồng dẫn đến rạn nứt VTC [11]. Những tổn thương đã mô tả ở trên giải thích nguyên nhân gây nên triệu chứng đau bụng và chảy máu và khi khối thai to làm căng quá mức sẽ dẫn đến vỡ VTC. 1.3. NHỮNG TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG ĐIỂN HÌNH CỦA CNTC CHƯA VÌ [2], [11], [26]. 1.3.1. Cơ năng: - Những dấu hiệu có thai: về cổ điển, bệnh nhân có đấu hiệu có thai như tắt kinh. nôn, nghén, vú căng. Sau tắt kinh một thời gian ngắn, thường ra máu âm đạo, máu ra Ýt mét, kèm theo có đau nặng vùng hạ vị 10 [...]... thương hay mất vòi bên đối diện 24 Chương 2 ĐốI TƯợNG Và PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.1.1 Đối tượng Những bệnh nhân được chẩn đoán xác định chửa ngoài tại vòi tử cung bằng nội soi, được bảo tồn vòi tử cung bằng nội soi tại bệnh viện Phụ sản Trung ương 2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn Chúng tôi chọn những bệnh án đủ các tiêu chuẩn sau đây: Chửa ngoài tử cung được điều trị bảo tồn vòi tử. .. khung cho tới khi thành công 23 - MTX hoặc phẫu thuật nếu chửa ngoài tử cung tồn tại 1.10.4 Chửa ngoài tử cung tồn tại ( nguyên bào nuôi tồn tại) Theo Togas Tulandi, tỷ lệ chửa ngoài tử cung tồn tại chiếm 8,3% ở nhóm được điều trị bằng nội soi bảo tồn so với 3,9% ở nhóm được điều trị bằng mở bụng [68] Tỷ lệ nguyên bào nuôi tồn tại sau nội soi bảo tồn vòi tử cung là 4 15%, do đó cần phải theo dõi βhCG... thuật của bệnh viện Phụ sản Trung ương thông qua nhằm đảm bảo quyền lợi cho bệnh nhân và tính khoa học của đề tài 29 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIấN CỨU 3.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Bảng 3.1 Tỷ lệ chửa ngoài tử cung được điều trị nội soi Chửa ngoài tử cung Mổ mở và điều trị nội khoa N 413 Tỷ lệ % 24,1 Mổ nội soi 1.297 75,9 Tổng sè 1.710 100 Năm 2007 có 1.710 trường hợp CNTC được điều trị tại bệnh viện Phụ sản Trung. .. bệnh viện Phụ sản Trung ương trong đó: - Mổ mở và điều trị nội khoa có 413 trường hợp, chiếm 24,1% - Mổ nội soi có 1.297 trường hợp chiếm 75,9% Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ chửa ngoài tử cung được điều trị nội soi Bảng 3.2 Tỷ lệ chửa ngoài tử cung được điều trị bảo tồn bằng nội soi 30 Chửa ngoài tử cung mổ nội soi Nội soi bảo tồn VTC Tổng CNTC được điều trị nội soi Tỷ lệ % 11,6 1.146 Nội soi cắt bỏ VTC N 151 88,4... ngoài tử cung tồn tại 2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ - Những bệnh án không đủ tiêu chuẩn trên - Những bệnh án chửa ngoài tử cung nhưng thai không làm tổ tại vòi tử cung 25 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Loại hình nghiên cứu - Là nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang thu thập thông tin trên bệnh án của những bệnh nhân chửa ngoài tử cung được điều trị bảo tồn vòi tử cung bằng phẫu thuật nội soi tại bệnh viện Phụ. .. hoặc tăng lên thì khẳng định là điều trị thất bại vì nguyên bào nuôi vẫn tồn tại (chửa ngoài tử cung tồn tại) và phải kết hợp điều trị bằng MTX 50mg/m2 da - Điều trị bằng mở bụng hay nội soi: Việc mở bụng hay nội soi là phụ thuộc vào huyết đông của bệnh nhân nội soi được ưa chuộng hơn mở bụng Tổng kết 3 cứu thử nghiệm lâm sàng có đối chứng cho thấy nội soi làm tổn thương vòi nhiều hơn so với mở bụng... hợp 2.2.3 Chọn mẫu Chúng tôi chọn những bệnh án chửa ngoài tử cung được điều trị bảo tồn vòi tử cung bằng nội soi có đủ tiêu chuẩn bắt đầu từ 30/12/2007 và lấy ngược lại thời gian cho đến khi đủ khi chọn, lựa chọn những bệnh án đủ 26 tiêu chuẩn nghiên cứu ước lượng trong vòng 1 năm Như vậy chúng tôi đã chọn bệnh nhân CNTC được điều trị tại bệnh viện Phụ sản Trung ương trong thời gian từ 01/01/2007 đến... Năm 2004, Nguyễn Văn Hà nghiên cứu tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương 100 trường hợp nghi chửa ngoài tử cung được nội soi chẩn đoán có 90 trường hợp là chửa ngoài tử cung, trong đó cắt bỏ khối chửa là 73 trường hợp chiếm 81,11% Lý do phải cắt bỏ khối chửa là bệnh lý vòi tử cung, viêm dính vùng tiểu khung và số con của bệnh nhân Có 14 trường 21 hợp được bảo tồn vòi tử cung khi khối chửa chưa vỡ và kích... nguyên nhân chính là do tỷ lệ tồn tại nguyên bào nuôi cao hơn Không có sự khác biệt về tỷ lệ thông VTC cơ học sau mổ hoặc tỷ lệ có thai trong tử cung cũng như tỷ lệ chửa ngoài tử cung nhắc lại [63], [68] - Cắt vòi tử cung hay bảo tồn vòi tử cung: Nhiều tranh luận đã diễn ra khi quyết định cắt vòi tử cung vào lúc mổ Ưu điểm của cắt vòi tử cung là loại trừ hoàn toàn nguy cơ tồn tại nguyên bào sau mổ Một... phải luôn luôn là nguy cơ của điều trị nội thất bại Có tới 38% các trường hợp βhCG > 5000 mUI/ml nhưng điều trị nội khoa vẫn thành công Khi βhCG huyếtthanh < 5.000 mUI/ml, khối thai có đường kính dưới 4cm và không có tim thai có thể điều trị bằng nội khoa Khi mổ nội soi, nếu VTC đối diện đã bị cắt hoặc tổn thương phải bảo tồn vòi tử cung để đảm bảo khả năng sinh sản cho bệnh nhân Trong trường hợp chảy . giá kết quả điều trị bảo tồn vòi tử cung bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Phô sản Trung ương. 2 Chương 1 TổNG QUAN 1.1. ĐỊNH NGHĨA VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN CHỬA NGOÀI TỬ CUNG. Chửa. lượng điều trị, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với hai mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ chửa ngoài tử cung được điều trị bảo tồn bằng nội soi tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương . 2. Đánh giá kết. tổng số 1.614 bệnh nhân chửa ngoài tử cung chưa vỡ được điều trị bảo tồn VTC bằng nội soi, tỷ lệ thành công là 93,4%, tỷ lệ thông vòi tử cung qua chụp tử cung – vòi tử cung và qua nội soi là 77,8%;