1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

yếu tố sống còn của thị trường chứng khoán

11 130 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 76 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP BỘ MÔN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ĐỀ TÀI: YẾU TỐ SỐNG CÒN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN. GVHD: Phan Thu Hiền SVTH: Nguyễn Văn Mạnh Lớp: TCDN10_K31 Năm học: 2007-2008 MỤC LỤC. PHẦN 1: SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM. I. Sự ra đời của thị trường niềm tin. 1 II. Quá trình phát triển và những thành quả mà thị trường đạt được 2 PHẦN 2: NIỀM TIN CỦA THỊ TRƯỜNG, NIỀM TIN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ. I. Các yếu tố tạo niềm tin cho nhà đầu tư. 4 II. Sự ảm đạm của thị trường. 5 III. Giải pháp khơi dậy niềm tin cho nhà đầu tư và cho thị trường. 7 LỜI MỞ ĐẦU. Nếu hệ thống ngân hàng được ví như mạch máu cung ứng những khoản vốn ngắn và trung hạn cho nền kinh tế, thì thị trường chứng khoán đại diện cho kênh huy động vốn dài hạn cũng nắm một vai trò không kém trong hệ thống tài chính. TTCK sẽ góp phần thúc đẩy thị trường tài chính, nó huy động nguồn vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước bằng nhiều công cụ như cổ phiếu, trái phiếu, các công cụ phái sinh, tạo kênh tài trợ cho doanh nghiệp mở rộng sản suất kinh doanh, thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển. Tuy nhiên để thị trường vận hành và đem lại hiệu quả cao đòi hỏi sự điều hành thị trường phải luôn linh hoạt, thận trọng. Đặc biệt đối với những thị trường mới nổi như chúng ta hiện nay. Một trong những yếu tố giúp thị trường vận hành suông sẻ đó chính là sự góp mặt của các nhà đầu tư và một khi nhà đầu tư tin tưởng vào thị trường, vào các chính sách, cách thức quản lý tạo điều kiện cho họ tham gia vào thị trường thì ắt hẳn thị trường sẽ phát triển. Như vậy để đạt được mục tiêu phát triển thị trường tài chính, chúng ta có thể dùng nhiều giải pháp, cách thức nhưng chúng ta không được quên một điều rằng. Sức sồng của thị trường nằm ở niềm tin của nhà đầu tư, không có nó thị trường sẽ không tồn tại dù ta có sự can thiệp bằng gì đi nữa những điều đó đều vô nghĩa. PHẦN 1: SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM. I. Sự ra đời của thị trường niềm tin. Vào những năm của thế kỷ 15 tại phương Tây, các thương gia tập trung tại các quán cà phê để trao đổi việc mua bán hàng hóa. Ban đầu chỉ là những nhóm người nhỏ, dần dần họ tập trung thành một khu chợ riêng. Cuối thế kỷ 15 , để thuận tiện hơn cho việc làm ăn, khu chợ trở thành “thị trường” với việc họ thống nhất các quy ước và dần dần các quy ước được sửa đổi hoàn chỉnh thành những quy tắc có giá trị bắt buộc chung cho mọi thành viên tham gia ” thị trường”. Phiên chợ riêng được tổ chức tại một gia đình người Bỉ và khái niệm “Sở Giao Dịch” hình thành từ đó. Tại Việt Nam, thị trường chứng khoán vẫn còn là một cái gì đó rất mới mẻ trong vài năm trở lại đây. Một trong những bước đi đầu tiên có ý nghĩa khởi đầu cho việc xây dựng TTCK ở Việt Nam là việc thành lập Ban Nghiên cứu xây dựng và phát triển thị trường vốn thuộc Ngân hàng Nhà nước (Quyết định số 207/QĐ-TCCB ngày 6/11/1993 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước) với nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng đề án và chuẩn bị các điều kiện để thành lập TTCK theo bước đi thích hợp. Theo sự uỷ quyền của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của TTCK, đề xuất với Chính phủ về mô hình TTCK Việt Nam, đào tạo kiến thức cơ bản về chứng khoán và TTCK cho một bộ phận nhân lực quản lý và vận hành thị trường trong tương lai; nghiên cứu, khảo sát thực tế một số TTCK trong khu vực và trên thế giới… Tuy nhiên, với tư cách là một tổ chức thuộc NHNN nên phạm vi nghiên cứu, xây dựng đề án và mô hình TTCK khó phát triển trong khi TTCK là một lĩnh vực cần có sự phối hợp, liên kết của nhiều ngành, nhiều tổ chức. Vì vậy, tháng 9/1994, Chính phủ quyết định thành lập Ban soạn thảo Pháp lệnh về chứng khoán và TTCK do một đồng chí Thứ trưởng Bộ Tài chính làm Trưởng Ban, với các thành viên là Phó Thống đốc NHNN, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Trên cơ sở Đề án của Ban soạn thảo kết hợp với đề án của NHNN và ý kiến của các Bộ, ngành liên quan ngày 29/6/1995, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 361/QĐ-TTg thành lập Ban Chuẩn bị tổ chức TTCK giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc xây dựng TTCK ở Việt Nam. Ban Chuẩn bị tổ chức TTCK có nhiệm vụ: - Soạn thảo các văn bản pháp luật về chứng khoán và TTCK. - Soạn thảo Nghị định của Chính phủ về thành lập Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. - Chuẩn bị cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, quản lý thị trường, kinh doanh về chứng khoán. - Hợp tác với các nước và tổ chức quốc tế trong việc tổ chức TTCK ở Việt Nam. Đây là bước đi có ý nghĩa rất quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình hình thành TTCK, làm tiền đề cho sự ra đời cơ quan quản lý nhà nước với chức năng hoàn chỉnh và đầy đủ hơn. Trên thực tế, sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh dấu bằng sự vận hành của TTGDCK tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 20/7/2000, đã thể hiện sự nỗ lực lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm thúc đẩy tiến trình đổi mới nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và là một bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng đồng bộ và hoàn thiện thị trường tài chính. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế, mở ra một kênh huy động vốn trung và dài hạn mới bên cạnh hệ thống ngân hàng. Nó là chiếc cầu nối giữa một bên là nhà đầu tư bao gồm các tổ chức kinh tế - xã hội và đông đảo quần chúng có nguồn vốn nhàn rỗi với một bên là các doanh nghiệp cần vốn và Nhà nước cần tiền để thoả mãn các nhu cầu chung của nền kinh tế, thúc đẩy quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, đa dạng hóa các nguồn huy động vốn cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. I. I. Quá trình phát triển và những thành quả mà thị trường đã đạt được. Với thời gian vận hành gần tám năm, bản thân TTCK của chúng ta cũng đạt được nhiều thành công mặc dù với một quy mô vẫn còn khá là nhỏ, tỷ lệ vốn hóa thấp, thị trường còn nhiều tính bất ổn. Hệ thống luật pháp vẫn chưa đầy đủ điều chỉnh các quan hệ phát sinh khi vận hành thị trường. Nhưng về cơ bản chúng ta đã và đang đi đúng hướng trong quyết định cho ra đời thị trường của thời đại, vốn là một trong những bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế. Những sự kiện mà TTCK Việt Nam đạt được trong năm 2007 là một minh chứng cho những thành công bước đầu của một thị trường non trẻ nhưng rất triển vọng. • Luật chứng khoán có hiệu lực chính thức 1/1/2007: Luật Chứng khoán ra đời đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho TTCK Việt Nam phát triển. Các tiêu chuẩn tham gia thị trường với nhiều thành viên như: công ty chứng khoán, công ty niêm yết, công ty quản lý quỹ đã được nâng cấp. Một điểm có tầm ảnh hưởng rộng lớn đến văn hoá kinh doanh của các DN Việt Nam là quy định về nghĩa vụ công bố thông tin đối với công ty đại chúng. Quy định này buộc các DN khi đạt đến tầm quy mô nhất định phải hoạt động kinh doanh công khai, minh bạch, xoá bỏ thói quen kinh doanh khép kín của đại bộ phận DN Việt Nam. Việc luật chứng khoán ra đời và có hiệu lực đã nói nên TTCK Việt Nam đã đi vào quy củ hơn, tạo niềm tin cho mọi nhà đầu tư khi bỏ vốn vào thị trường, và đây được xem là vấn đề sống còn của thị trường. Nhà đầu tư có tin tưởng vào thị trường họ mới rót vốn, ngược lại TTCK “ cái túi không đáy” hay “ một đi không trở lại”. • Quy mô thị trường tăng mạnh qua các năm: Tính đến hết năm 2007, tổng giá trị vốn hoá TTCK Việt Nam đạt gần 500.000 tỷ đồng, bằng khoảng 43,7% GDP của năm 2007. Số lượng chứng khoán niêm yết đã tăng dần qua các năm. Tính đến ngày 28/07/2004, toàn bộ thị trường đã có 128 loại chứng khoán được niêm yết với tổng giá trị niêm yết là 19.025.029 triệu đồng. Trong đó có 24 cổ phiếu với tổng giá trị niêm yết đạt 1.241.991 triệu đồng và 101 trái phiếu Chính phủ, 2 trái phiếu doanh nghiệp và một trái phiếu chính quyền địa phương tương đương với giá trị niêm yết là 17.783.038 triệu đồng (chiếm 93,47% trên tổng giá trị niêm yết toàn thị trường). Dựa trên những kết quả mà TTCK đạt được trong năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 128/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch định lượng về phát triển TTCK đến năm 2010, hướng đến năm 2020 trong đó có đề ra mục tiêu đến năm 2010, tổng giá trị vốn hoá thị trường đạt 50% GDP, năm 2020, con số này đạt 70% GDP. Bên cạnh sự tăng mạnh về quy mô, TTCK năm 2007 đã thực sự xác lập được vị thế là một kênh dẫn vốn trong nền kinh tế khi số vốn mà các DN niêm yết huy động được trong năm này đạt trên 90.000 tỷ đồng. Đây có thể nói là sự phát triển nóng mà TTCK Việt Nam có được trong một khoảng thời gian tương đối ngắn. • Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh chính thức chuyển thành Sở Giao Dịch Thành Phố Hồ Chí Minh hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên thuộc sở hữu của nhà nước. Điều này là khá phù hợp với tính chất và quy mô của TTCK Việt Nam vốn nhỏ bé cần phải có sự can thiệp của nhà nước để đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư, đồng thời cũng khẳng định tính độc lập tương đối của thị trường chứng khoán. Nhưng khi thị trường phát triển mạnh mẽ và bền vững thì chắc chắn rằng nó sẽ hoạt động như những gì mà các “thị trường đàn anh” của nó đang vận hành trên toàn thế giới. Trong thời gian này, hàng loạt công ty thuộc sở hữu nhà nước tiến hành cổ phần hóa làm gia tăng lựa chọn cổ phiếu cho nhà đầu tư… PHẦN 2: NIỀM TIN CỦA THỊ TRƯỜNG, NIỀM TIN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ. I. Các yếu tố tạo niềm tin cho nhà đầu tư. Cũng giống như nhiều thị trường khác, thị trường chứng khoán cũng hoạt động theo quy luật cung cầu của thị trường. Mọi giao dịch mua bán dù diễn ra dưới hình thức gì đi chăng nữa thì yếu tố con người là không thể thiếu. Nhưng để ra một quyết định mua hay bán, đòi hỏi những chủ thể tham gia vào thị trường phải có những hiểu biết nhất định về những loại hàng hóa hoặc dịch vụ mà họ kinh doanh. Tuy nhiên mọi việc không thể diễn ra suông sẻ nếu thiếu sự tin tưởng lẩn nhau, tin tưởng vào xu hướng tốt đẹp của thị trường. Nhân tố này lại rất cần thiết trong hoạt động đầu tư chứng khoán vốn được xem là hàng hóa nhạy cảm, là đầu tư vào kết quả tương lai với những món hàng là cổ phiếu, trái phiếu, những công cụ phái sinh option, future…Họ chấp nhận bỏ một đồng vốn ngày hôm nay để hy vọng nhận lại nhiều hơn số mà họ chi ra. Tóm lại điều gì thúc đẩy họ thực hiện quyết định này? • Lợi nhuận: “Một vốn bốn lời” khi thực hiện việc kinh doanh, mua bán một món hàng hay một dịch vụ. Với tư cách là một cá nhan hay pháp nhân hoạt động vì mục đích lợi nhuận thì cái họ quan tâm hàng đầu chính là lợi nhuận. Các nhà đầu tư chừng khoàn cũng vậy. Một khi họ chọn lựa được một loại cổ phiếu với sự đánh giá của họ rằng đây là một cổ phiếu tốt vì bản cáo bạch cho thấy công ty hoạt động hiệu quả, tỷ suất sinh lợi cao, các chỉ số tài chính an toàn, mức chi trả cổ tức hấp dẫn hay chỉ đơn giản họ thấy nhiều người mua loại cổ phiếu này và họ cũng tin tưởng vào sự tăng trưởng giá cổ phiếu trong thời gian tới. Vào thời điểm mà VN-INDEX ở mức trên 1000 điểm, lợi nhuận mà thị trường đem lại đã thu hút không ít nhà đầu tư lao vào kiếm lợi. Các phương tiện thông tin đại chúng không ngừng đưa tin cán bộ nhân viên nhà nước bỏ việc lên sàn, các bà nội trợ thường ngày tính toán miếng thịt, mớ rau giờ đây họ được làm quen với việc tính toán tỷ suất sinh lợi, và những câu hỏi dường như suất hiện mọi nơi như “hôm nay anh, chị có lên sàn không”, “giá cổ phiếu này còn lên nữa hãy mua ngay bây giờ kẻo muộn”… Có thể nói ở bất cứ đâu, khi nào chúng ta cũng đều nghe mọi người bán tán về TTCK. • Tâm lý bầy đàn: TTCK Việt Nam được đánh già là có sức hút rất lờn đối với cả nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên do tính chất mời mẻ của thị trường cùng với khả năng sinh lợi hấp dẫn đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong nước phần lớn là nhà đầu tư nhỏ lẻ, thiếu kinh nghiệp, vốn mỏng tham gia tích cực. Sự đầu tư của họ chủ yếu vẫn là theo các nhà đầu tư lớn, họ gần như tin tưởng tuyệt đối vào sự bản lĩnh của các nhà dẫn dắt thị trường sau nhiều phi vụ kiếm bạc tỷ chỉ với việc đơn gian mua hay bán đều thông qua số đông. Lợi nhuận trước mắt đã khiến không ít người bị mắc bẫy, chính tâm lý số đông đã tạo điều kiện cho nhiều nhà đầu tư có sự hiểu biết đáng kể về thị trường sử dụng những thủ thuật nhằm trục lợi. Tâm lý bầy đàn không hẳn là xấu, với nhiều trường hợp thì điều này được xem là hiệu quả. Nó sẽ thúc đẩy nhiều người tham gia vì rằng tâm lý của mọi người ưa thích số đông, số đông đại diện cho sự chắc chắn, cho cái đúng, …Yếu tồ giúp thị trường sôi động, tạo tính thanh khoản cho những tài sản tài chính lại là số đông người tham gia. Các nhà phân tích tài chính phải thừa nhận rằng tâm lý số đông tại thị trường chứng khoán Việt Nam là một phần tạo nên tính bất thường khiến cho thị trường hầu như không còn tuân theo quy luật, diễn biến khó lường. Tuy vậy cũng đã có nhiều lời cảnh báo khi tâm lý bầy đàn không bắt nguồn từ sự am hiểu thị trường và rồi bong bóng đã xuất hiện. Theo Bill Boner - phóng viên của tờ The Daily Reckoning Australia - đã bình luận: "Những nhà đầu tư non nớt của Việt Nam có thể chẳng có chút kiến thức nào. Các nhà đầu tư của Việt Nam không hề có khái niệm đối với hai từ “bong bóng” (bubble) và “đổ vỡ” (crash). Nhưng tôi cá rằng, khi ngày càng có nhiều người Việt Nam giàu lên vì chứng khoán thì tiếng Việt cũng sẽ được “làm giàu” với hai từ này”. Lời cảnh báo đã đúng trong thời điểm này khi mà hàng loạt cổ phiếu rớt giá, nhà đầu tư tháo chạy khỏi thị trường nhanh như khi họ tham gia. II. Sự ảm đạm của thị trường. Trái với cái không khí sôi nổi lúc đầu, nay thị trường đã thực sự ảm đạm theo đúng cài nghĩa của nó. VN_INDEX từ hơn 1000 điểm trong năm 2007 đến nay chỉ còn hơn 300 điểm, số còn lại không cánh mà bay. • Lạm phát: Các nhà phân tích của HSBC cho biết một trong những nguyên nhân khiến thị trường giảm sút là do yếu tố lạm phát. Tình từ thời điểm mà xuất hiện dấu hiệu cho thấy thị trường đã quá nóng và khuynh hướng giảm nhiệt là không thể tránh khỏi, tháng 10 năm 2006 tỷ lệ lạm phát tăng đến 9,3% khiến cho nhà đầu tư phải lo ngại vì sắp tới chính phủ sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ. Ngoài ra giá các cổ phiếu sau đợt tăng giá hồi tháng 9 không còn hấp dẫn như trước nữa. Giả định tốc độ tăng trưởng EPS của năm 2007 là 30% và năm 2008 là 20%, chỉ số PE của 12 tháng trước mắt sẽ tăng lên mức 23 lần, vẫn thấp hơn mức đỉnh điểm 29 lần trong tháng 1-2007, nhưng giá cổ phiếu vẫn ở mức hơi cao. Hiện tại do ảnh hưởng chung của sự suy giảm kinh tế toàn cầu, tỷ lệ lạm phát 6 tháng đầu năm khá cao, chính phủ thực hiện chính sách lãi suất làm cho vốn từ TTCK thừa lúc thị trường giám sút đã chảy vào tài khoản ngân hàng. Nhà đầu tư chình thức “chia tay với TTCK”. • Số lượng lệnh giao dịch và vốn hóa thị trường: Tại sàn thành phồ Hồ Chí Minh, khối lượng giao dịch được xác định trong ngày 9/6/2008 chỉ với 905.520 đơn vị được khớp lệnh, thấp chưa từng có kể từ đầu năm 2006 đến nay, thậm chí thấp hơn cả giai đoạn TTCK được thu hẹp biên độ tháng 3 vừa qua. Giá trị khớp lệnh cũng chỉ đạt 25,9 tỉ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài cũng giảm mua thấp nhất trong 6 phiên trở lại đây, với xấp xỉ 280.000 CK, chiếm 31% thị trường. Mặc dù tổng khối lượng bán ra đã giảm nhẹ 8%, nhưng sức mua còn giảm mạnh hơn, tới 45% so với phiên trước. Tại sàn Hà Nội, khối lượng giao dịch cũng giảm 13% và giá trị giảm 23%. VN-Index mất thêm 5,12 điểm xuống mức 379,12 điểm và HaSTC-Index giảm 1,4 điểm, xuống mức 108,46 điểm Những siêu bluechips như STB, SSI hay FPT từng đứng đầu danh mục của hầu hết các nhà đầu tư chuyên nghiệp thì đến nay, chỉ còn giữ được vị trí đứng đầu về mức giảm giá và giảm giá trị vốn hoá thị trường • Số lượng nhà đầu tư: Trước sự giảm sút của thị trường, nhà đầu tư lo ngại giá chứng khoán sẽ còn giảm, cho nên lực mua trên thị trường tiếp tục suy yếu. Trong bối cảnh này, những biến động lãi suất mới của ngân hàng theo hướng có lợi cho người gửi tiền như "đổ thêm dầu vào lửa" trước cảnh tượng ảm đạm của cả hai sàn HOSE lẫn HASTC, tạo thêm khó khăn cho thị trường chứng khoán vì nhà đầu tư quay lưng nhanh chóng với cổ phiếu. Có thể nói diện tích mặt sàn của SGDCK thành phố Hồ Chí Minh hiện nay khá rộng rãi, không như trước kia phải chen lấn. III. Giải pháp khơi dậy niềm tin cho nhà đầu tư và cho thị trường. Để khơi dậy niềm tin cho nhà đầu tư cũng như cho thị trường trước hết các nhà đầu tư cần phải có cái nhìn lạc quan hơn về thị trường, nếu họ cho rằng thị trường sẽ phục hồi trong thời gian tới thì đây chính là cơ hội cho sự vực dậy. Trái lại nếu chỉ nghĩ đến mặt tiêu cực không thôi thì TTCK đã nắm chắc phần lụi tàn. Để cứu thị trường thì đây chính là thời điểm phù hợp vì nếu để thị trường tụt dốc quá sâu sẽ gây tâm lý không tốt cho nhà đầu tư trong lẫn ngoài nước, họ sẽ cho rằng năng lực điều hành thị trường của chúng ta yếu kém, khi xảy ra chuyện chỉ có cách bó tay chịu trận. Bàn về giải pháp, chúng ta cần có sự đồng bộ và nhất quán giữa các chủ thể và cần phải có sự can thiệp tức thời của cơ quan chủ quản điều hành thị trường. Vậy những việc nào cần được tiến hành? • Về phía nhà đầu tư: Cần xác định rõ mục đích đầu tư vào thị trường, tránh lệ thuộc vào tâm lý sồ đông, có sự phân tích hay đóng góp ý kiến của chuyên gia nếu thấy cần thiết để có được mức lợi nhuận thực chắc chắn, qua đó không tạo kẽ hở cho những nhà làm giá thực hiện các ý đồ không tốt. Quan trọng nhất, mỗi nhà đầu tư phải xây dựng niềm tin từ chính bản thân, nói cách khác niềm tin này phải xuất phát từ sự hiểu biết của mình về xu hướng thị trường, giá trị thực cổ phiếu mà mình đang nắm giữ. Tránh tâm ý “ăn nóng”, vì lợi nhuận trước mắt mà bỏ qua sự cảnh báo của thị trường. Một khi thị trường khôi phục trở lại, chắc hẳn nhiều nhà đầu tư trong nước sẽ có cái nhìn khác về thị trường, họ sẽ phải thận trọng hơn trước những quyết định của mình. • Từ công ty phát hành: Một khi nhà đầu tư nhận ra được giá trị cổ phiếu không nằm ở giá cả mà chính hoạt động kinh doanh của công ty phát hành cổ phiếu mới là yếu tố tạo nên giá trị thực thì họ đòi hỏi công ty phát hành phải thực sự hoạt động hiệu quả như những gì nhà đầu tư thấy được qua các bản báo cáo tài chính của công ty, tạo cho nhà đầu tư có được tâm lý tốt về công ty, về triển vọng tăng trưởng trong tương lai. Bên cạnh đó vấn đề nhân sự tham gia điều hành công ty cũng là mối quan tâm hàng đầu, các công ty phát hành phải có những kế hoạch cụ thể, rõ ràng về những chính sách như cổ tức chi trả, hình thức chi trả. Tránh những trường hợp khi nhà đầu tư quá ngán ngẩm với cổ phiếu thì công ty lại sử dụng chi trả cổ tức bắng cổ phiếu, điều này làm giá cổ phiếu rớt lại càng rớt thảm như đã xảy ra trong thời gian qua. • Từ các công ty chứng khoán và các tổ chức, chuyên gia: Trong thời gian qua các phương tiện thông tin đại chúng nhiều lần đã đề cập đến mua bán nội gián hay việc mất cân đối thông tin giữa những nhà đầu tư. Trong việc này, những nhà đầu tư nắm bắt trước thông tin là những người thao túng thị trường. Ví thế, vai trò của các công ty chứng khoán cũng như những tổ chức, hiệp hội là rất quan trọng, họ chính là những nhân tố giúp thị trường minh bạch hơn, bằng việc đưa ra những nhận định chính xác tạo tâm lý an toàn cho nhà đầu tư. • Từ cơ quan quản lý thị trường: Thị trường chứng khoán của chúng ta mặc dù đã đạt được khá nhiều thành quả, tuy nhiên xét cho cùng nó cũng chỉ thực hiện được phần nào vai trò của mình trong thị trường tài chính của một quốc gia nói chung và thị trường vốn nói riêng. Do Việt Nam mới gia nhập WTO đồng nghĩa với việc cần thực hiện theo lộ trình những cam kết mà ta đã ký trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực tài chính, một lĩnh vực khó khăn và quan trọng hàng đầu trong một nền kinh tế mà. Từ sự kiện TTGDCK thành phố Hồ Chí Minh chính thức trở thành sở giao dịch chứng khoán đã cho thấy Việt Nam đã và đang thực hiện những cam kết với WTO, mở cửa thị trường tài chính, tình hình hoạt động trở nên quy củ hơn mặc dù vẫn chịu sự chi phối của Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước và đây cũng được xem là xu hướng phat triển phù hợp trong thị trường mới phát triển như chùng ta. Trong điều kiện thị trường không mấy là hấp dẫn nhà đầu tư như hiện nay, để góp phần vào việc vực dậy thị trường thì đòi hỏi các cơ quan quản lý thị trường cần phải nhanh chóng đưa ra những giải pháp kịp thời nhằm ngăn chặn đà rớt giá của hàng loạt các cổ phiếu, mặc dù tình hình kinh doanh của các công ty niêm yết được đánh giá là tốt, nhưng trong điều kiện lạm phát cao, tình hình kinh tế nóng bỏng như hiện nay việc cần làm là khơi dậy niềm tin cho những nhà đầu tư đã lỡ lãng quên thị trường một thời gian. Có nhiều giải pháp được các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán đề cập như việc trả lại biên độ giao động cho cả hai thị trường để nhà đầu tư làm quen với việc sụt giá cao của cổ phiếu và từ đó tạo cho họ tâm lý rằng sự giảm giá như thế là đáy, tạo mức cản tâm lý trong suy nghĩ của các nhà đầu tư. Với biên độ giao động hiện nay tại hai sàn HoSE và HaSTC ± 2% và ± 3% nhà đầu tư đã quá ngán ngẩm với việc ngày nào cũng thấy giá cổ phiếu giảm cận đáy. Bên cạnh đó chính sách tài khóa cũng góp phần kích thích thị trường, thay vì áp dụng luật thuế thu nhập cá nhân từ lợi nhuận cổ phiếu vào đầu năm 2009, chúng ta có [...]... dụng trong trường hợp này, cho đến khi thị trường phục hồi hoàn toàn Các giải pháp đã được đưa ra, chúng chỉ còn phụ thuộc vào quyết định của các cơ quan chủ quản Theo thông tin mới đây, để củng cố lòng tin trên thị trường chứng khoán thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện một số giải pháp cấp bách nhằm ngăn ngừa các hành vi ảnh hưởng xấu đến thị trường chứng khoán, từ... khoán, từ đó củng cố lòng tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước Cụ thể sẽ quản lý chặt việc chào bán chừng khoán phải đăng ký với ủy ban chứng khán nhà nước, mọi trường hợp chào bán chứng khoán vi phạm pháp luật phải bị đình chỉ và xử phạt theo quy định Thứ hai là nghiêm cấm giao dịch chứng khán bất hợp pháp, các hoạt động cung cấp thông tin, nhu cầu mua bán, giá cả chứng khán trên các phương tin . TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP BỘ MÔN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ĐỀ TÀI: YẾU TỐ SỐNG CÒN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN. GVHD: Phan Thu. TIN CỦA THỊ TRƯỜNG, NIỀM TIN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ. I. Các yếu tố tạo niềm tin cho nhà đầu tư. Cũng giống như nhiều thị trường khác, thị trường chứng khoán cũng hoạt động theo quy luật cung cầu của thị. PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM. I. Sự ra đời của thị trường niềm tin. 1 II. Quá trình phát triển và những thành quả mà thị trường đạt được 2 PHẦN 2: NIỀM TIN CỦA THỊ TRƯỜNG, NIỀM TIN CỦA NHÀ

Ngày đăng: 12/11/2014, 13:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w