Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 80 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
80
Dung lượng
0,91 MB
Nội dung
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu sử dụng trong khóa luận này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học hàm học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2011 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Trang i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo, cô giáo, các đơn vị, cá nhân trong và ngoài trường. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới thầy giáo Th.s Vi Văn Năng đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn các thầy, các cô khoa Kinh tế & PTNT Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội. Cảm ơn ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên UBND và nhân dân xã Vĩnh Sơn đã tạo điều kiện cho tôi về mọi mặt trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè và những người thân yêu luôn bên cạnh động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Mặc dù đã có sự cố gắng, song với khoảng thời gian thực tập không nhiều, kiến thức thực tế còn có những hạn chế nhất định nên khóa luận không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Tôi mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của thầy cô, bạn bè, những người làm công tác nghiên cứu và công tác kiểm tra để khóa luận được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 26 tháng 05 năm 2011 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Trang ii TÓM TẮT BÁO CÁO Đất nước ta sau hơn hai mươi năm đổi mới, chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các ngành kinh tế đã phát huy được tính năng động và tiềm lực sẵn có để tạo nên một bức tranh kinh tế toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, góp phần đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Vĩnh Sơn là một làng nuôi rắn có lịch sử lâu đời, sản phẩm rắn của làng đã có mặt ở nhiều nơi trong và ngoài nước. Sản phẩm từ rắn rất đa dạng và phong phú. Tuy việc nuôi rắn ở khu vực Vĩnh Tường nói chung và xã Vĩnh Sơn nói riêng bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn các ngành chăn nuôi và sản xuất khác. Tuy nhiên quá trình nuôi và tiêu thụ sản phẩm rắn còn gặp rất nhiều khó khăn. Để quá trình chăn nuôi rắn ở địa phương ngày càng đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn, đáp ứng được nhu cầu trong và ngoài nước, đồng thời góp phần đưa vùng Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc trở thành vùng nuôi rắn quan trọng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc ”. Qua kết quả nghiên cứu từ thực trạng hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc chúng tôi đưa ra một số nhận xét sau: - Vĩnh Sơn là một xã có nhiều điều kiện thuận lợi như: đất đai, lao động, cơ sở hạ tầng, vị trí địa lý địa hình, để chăn nuôi, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế của nghề nuôi rắn. Đây là một chiều hướng tích cực trong chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế trong các hộ và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của toàn xã. - Nghề nuôi rắn thu hút hơn 70% số hộ trong xã, đóng góp hơn 70% vào tổng thu của ngành chăn nuôi trong toàn xã. Hiện cả xã có 1304 hộ thì có tới 950 hộ làm nghề nuôi rắn truyền thống (chiếm 72,5%), trong tổng số 4055 iii lao động có tới 2145 lao động tham gia nghề rắn (chiếm 59,2%), thu nhập bình quân là 1.500.000đ/ lao động/ tháng. Vĩnh Sơn chủ yếu nuôi rắn hổ mang phì chiếm tới gần 90% số lượng rắn trong toàn xã. - Thị trường tiêu thụ còn nhiều tồn tại, người chăn nuôi phải tự tiêu thụ sản phẩm của mình với hình thức chủ yếu là bán buôn và bán lẻ cho các hộ tư nhân (tại nhà hoặc tại chợ), một số ít hộ tiêu thụ sản phẩm của mình cho các hộ thu gom lớn tiêu thụ cho nên giá mà các hộ này nhận được thường cao hơn. - Năm 2000, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã xác nhận rắn Vĩnh Sơn là rắn nuôi chứ không phải rắn hoang dã đồng thời cấp giấy phép vận chuyển rắn đến nơi tiêu thụ. Hộ nuôi rắn vơi đi một lo ngại về việc bị tư thương, đầu nậu Lạng Sơn, Móng Cái chèn giá, ép giá, chuyện bị Kiểm lâm thu phạt rắn một cách vô lí … Nghề nuôi rắn ở Vĩnh Sơn ngày đang càng phát triển với quy mô đa dạng và nhiều hình thức đan xen. - Hiệu quả kinh tế mà nghề rắn mang lại là tương đối cao, nhất là với nhóm hộ nuôi với quy mô lớn. Đã đáp ứng được yêu cầu của thị trường và người tiêu dùng, mang lại được lợi nhuận cho những người nuôi rắn trên địa bàn xã Vĩnh Sơn. - Sự phát triển của nghề rắn đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của xã Vĩnh Sơn, làm thay đổi bộ mặt làng nghề, tỷ lệ gia đình giàu có tăng lên, tỷ lệ nghèo đói giảm xuống, đời sống của các hộ gia đình được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế mà nghề rắn mang lại còn chưa cao do còn gặp phải một số khó khăn như: mặt bằng quy hoạch làng nghề còn chưa hoàn thành, các hộ còn thiếu vốn chăn nuôi, trình độ kỹ thuật của chủ hộ và người lao động còn chưa cao, thị trường tiêu thụ còn hạn chế… Đề tài đưa ra một số giải pháp để nâng cao hệu quả kinh tế nghề nuôi rắn về thị trường, về biện pháp kỹ thuật, về quy mô chăn nuôi…cần được sư quan tâm và chú trọng của người dân và Nhà nước các cấp … iv MỤC LỤC v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của xã qua 3 năm 2008 – 2010. Error: Reference source not found Bảng 3.2. Tình hình hộ khẩu và lao động xã Vĩnh Sơn qua 3 năm ( 2008 – 2010 ) Error: Reference source not found Bảng 3.3. Tình hình cơ sở hạ tầng của xã tính đến tháng 12 năm 2010. .Error: Reference source not found Bảng 3.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của xã qua 3 năm ( 2008 – 2010 ) Error: Reference source not found Bảng 3.5: Tình hình chăn nuôi của xã qua 3 năm 2008 – 2010 Error: Reference source not found Bảng 4.1. Thông tin chung của các nhóm hộ điều tra ở xã Vĩnh Sơn Error: Reference source not found Bảng 4.2. Kết quả sản xuất của các nhóm hộ điều tra ở xã Vĩnh Sơn Error: Reference source not found Bảng 4.3. Tình hình nuôi rắn của các nhóm hộ điều tra ở xã Vĩnh Sơn. .Error: Reference source not found Bảng 4.4. Tình hình chi phí chăn nuôi rắn của các nhóm hộ điều tra ở xã Vĩnh Sơn Error: Reference source not found Bảng 4.5. Tổng giá trị sản xuất một số loại sản phẩm rắn của các nhóm hộ điều tra ở xã Vĩnh Sơn Error: Reference source not found Bảng 4.6. Kết quả và hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn của các nhóm hộ điều tra ở xã Vĩnh Sơn Error: Reference source not found DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ vi Hình 4.1. Sản phẩm rượu rắn của xã Vĩnh SơnError: Reference source not found Sơ đồ 4.1. Hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm rắn của các nhóm hộ điều tra ở xã Vĩnh Sơn Error: Reference source not found Sơ đồ 4.2. Mô hình liên kết bốn nhà trong sản xuất Error: Reference source not found vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BQ : Bình quân CC : Cơ cấu CM – KT : Chuyên môn – kỹ thuật DT : Diện tích ĐVT : Đơn vị tính GT : Giá trị HTX : Hợp tác xã LĐ : Lao động SL : Số lượng TM – DV : Thương mại – dịch vụ viii PHẦN THỨ NHẤT MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất nước ta sau hơn hai mươi năm đổi mới, chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các ngành kinh tế đã phát huy được tính năng động và tiềm lực sẵn có để tạo nên một bức tranh kinh tế toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, góp phần đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Với mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, trước hết nước ta cần phải đẩy nhanh công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Đặc biệt là phát triển các làng nghề trong kinh tế nông thôn nhằm đưa các sản phẩm truyền thống của nông nghiệp nông thôn ra thị trường trong và ngoài nước. Từ đó góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ nông thôn, giải quyết việc làm cho lao động nhàn dỗi và dư thừa trong nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân làng nghề, nâng cao mức thu nhập của người lao động, làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội trong khu vực nông thôn và thúc đẩy quá trình hình thành kinh tế thị trường. Vĩnh Sơn là một làng nuôi rắn có lịch sử lâu đời, sản phẩm rắn của làng đã có mặt ở nhiều nơi trong và ngoài nước. Sản phẩm từ rắn rất đa dạng và phong phú. Rắn không những là nguyên liệu của các món ăn ngon ở nhiều nhà hàng nổi tiếng, các loại đồ uống bổ dưỡng như rượu rắn, cao rắn mà rắn còn là nguyên liệu cho thủ công mỹ nghệ như dây lưng, giày… Tuy việc nuôi rắn ở khu vực Vĩnh Tường nói chung và xã Vĩnh Sơn nói riêng bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn các ngành chăn nuôi và sản xuất khác. Tuy nhiên quá trình nuôi và tiêu thụ sản phẩm rắn còn gặp rất nhiều khó khăn vất vả và nguy hiểm, có khi người nuôi rắn phải đánh cược cả mạng sống của 1 mình. Hơn nữa, để có được hiệu quả kinh tế cao trong điều kiện thị trường nhiều biến động như hiện nay thì vấn đề tìm ra một số biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi rắn là rất cần thiết. Không những nâng cao thu nhập cho người dân chăn nuôi rắn mà còn gây dựng được một thương hiệu tập thể “ Rắn Vĩnh Sơn”. Từ thực tế trên, để quá trình chăn nuôi rắn ở địa phương ngày càng đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn, đáp ứng được nhu cầu trong và ngoài nước, đồng thời góp phần đưa vùng Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc trở thành vùng nuôi rắn quan trọng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc ”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng chăn nuôi và hiệu quả kinh tế trong nghề nuôi rắn của các hộ nông dân tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn ở địa phương trong thời gian tới. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể + Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế nói chung, hiệu quả kinh tế trong nghề nuôi rắn nói riêng. + Đánh giá các nguồn lực phục vụ sản xuất và đời sống người dân ở địa bàn nghiên cứu nói chung và nghề nuôi rắn nói riêng. + Thực trạng nghề nuôi rắn của nông dân xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường , tỉnh Vĩnh Phúc. + Đánh giá hiệu quả kinh tế và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn trong thời gian qua. + Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn trong thời gian tới. 2 [...]... hộ nuôi rắn tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc Nghiên cứu các vấn đề về kinh tế - tổ chức có liên quan đến đề tài 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu + Về nội dung: Đề tài tiến hành nghiên cứu thực trạng chăn nuôi và hiệu quả kinh tế trong nghề nuôi rắn và nguyên nhân của thực trạng đó ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của nghề. .. cứu hiệu quả kinh tế được phân thành một số loại như sau + Hiệu quả kinh tế quốc dân: là hiệu quả kinh tế chung trong toàn bộ nền sản xuất xã hội + Hiệu quả kinh tế ngành + Hiệu quả kinh tế vùng, lãnh thổ + Hiệu quả kinh tế theo quy mô tổ chức + Hiệu quả kinh tế từng biện pháp kỹ thuật b) Dựa vào nội dung bản chất gồm có + Hiệu quả kinh tế: phản ánh mối quan hệ giữa kết quả đạt được về mặt kinh tế và... phương pháp so sánh giữa các chỉ tiêu đã tổng hợp, để thấy được sự biến động của các hiện tượng qua các năm 20 * Khung phân tích đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn 3.1.6 Câu hỏi nghiên cứu đề tài • Thực trạng nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn như thế nào? Tổng quan tài liệu Thực trạng hiệu quả kinh tế • Hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn đem lạinghề nhiêu? ở xã Vĩnh Sơn bao nuôi. .. hộ nuôi rắn, tuy nhiên các giải pháp còn chung chung chưa sát với thực tế - “ Tìm hiểu hoạt động gây nuôi và kinh doanh rắn ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc Khóa luận tốt nghiệp Đại học Trần Thị Hương, 2010 Nghiên cứu này nêu lên tình hình gây nuôi rắn, hiệu quả kinh tế của việc gây nuôi rắn mang lại và một số giải pháp để phát triển nghề rắn Tuy nhiên giải pháp chưa cụ thể và đầy đủ,... vào quá trình sản xuất + Hiệu quả sử dụng vốn + Hiệu quả sử dụng lao động + Hiệu quả sử dụng đất + Hiệu quả sử dụng công nghệ - kỹ thuật mới… 2.1.2.2 Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế Để định ra tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế đối với các hoạt động kinh tế là một vấn đề phức tạp Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội cho nên tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế chỉ đánh giá một cách... nuôi rắn nghiên cứu • Những khó khăn, thuận lợi mà người nuôi rắn gặp phải trong quá trình nuôi và tiêu thụ rắn? • Thực trạng nuôi và Những kết quả, thành Hiệu mà địa phương đã Các đượctố ảnh hưởng tích quả kinh tế của đạt yếu và những định tới hiệu quả kinh tế tiêu thụ sản phẩm hướng của địa phươngnghề rắn ở các nhóm nâng cao hiệu quả kinh tế trong thời gian tới để của nghề nuôi rắn nghề nuôi rắn hộ... điều tra nghề nuôi rắn? • Cần có những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn Hiệu quả Hiệu quả Hiệu Thực Vĩnh Thực ở xã Sơn? Thuận trạng trạng tiêu sử dụng sử dụng 3.2 Hệ thống chỉ tiêu được sửphí lao động quả sử đề tài dụng trong nghiên cứu lợi chi nghề thụ sản dụng nuôi rắn chỉ rắn sản xuất 3.2.1 Hệ thốngphẩmtiêu đánh giá các nguồn lực đất đai Khó khăn - Diện tích nuôi rắn bình... nuôi rắn của các hộ ở huyện Vĩnh Tường – tỉnh Vĩnh Phúc , luận văn Thạc sĩ kinh tế Đàm Thị Ánh Tuyết, 2008, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Nghiên cứu nêu lên được quy mô và hình thức gây nuôi, nhất là đã tính được hiệu quả kinh tế của việc gây nuôi rắn của các hộ gây nuôi rắn ở huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh phúc Tác giả cũng đưa ra một số định hướng, giải pháp tháo gỡ khó khăn của các hộ nuôi rắn, ... nhiên, nghề chăn nuôi rắn chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân vì vậy chúng tôi chọn địa bàn Vĩnh Sơn để nghiên cứu những thuận lợi, khó khăn từ đó đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế cho nghề nuôi rắn 3.1.2 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu Xã Vĩnh Sơn gồm có 5 thôn, mỗi thôn có quy mô nuôi rắn là khác nhau Để đảm bảo tính đại diện cho toàn xã chúng tôi tiến hành nghiên cứu cả... 2.1.2 Khái niệm và các quan điểm về hiệu quả kinh tế 2.1.2.1 Khái niệm và phân loại hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế Nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế nghĩa là tăng cường trình độ lợi dụng các nguồn lực sẵn có trong hoạt động kinh tế Đây là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội do nhu cầu vật chất của con người . chăn nuôi và hiệu quả kinh tế trong nghề nuôi rắn của các hộ nông dân tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nghề. vùng Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc trở thành vùng nuôi rắn quan trọng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh. chăn nuôi và hiệu quả kinh tế trong nghề nuôi rắn và nguyên nhân của thực trạng đó ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của nghề