* Phương pháp số tuyệt đối: phản ánh quy mô và khối lượng của hiện tượng nghiên cứu trong thời gian và địa điểm cụ thể.
- Số tuyệt đối thời kỳ: phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu trong một khoảng thời gian nhất định.
- Số tuyệt đối thời điểm: phản ánh quy mô khối lượng của hiện tượng nghiên cứu tại một thời điểm nhất định.
* Phương pháp số tương đối: Số tương đối trong thống kê là một loại chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa hai chỉ tiêu cùng loại nhưng khác nhau về thời gian hoặc không gian hoặc cả hai chỉ tiêu khác loại nhưng có liên quan.
- Số tương đối động thái: biểu hiện sự biến động về mức độ của hiện tượng nghiên cứu theo thời gian, nó được xác định bằng cách so sánh hai mức độ của chỉ tiêu cùng loại nhưng khác nhau về thời gian.
- Số tương đối so sánh
+ So sánh các bộ phận trong tổng thể
+ So sánh hai chỉ tiêu thống kê cùng loại nhưng khác nhau về thời gian - Số tương đối cường độ: biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa hai chỉ tiêu khác loại nhưng có liên quan với nhau.
* Phương pháp số bình quân: biểu hiện mức độ theo tiêu thức số lượng trong một tổng thể bao gồm nhiều đơn vị cùng loại.
thống kê so sánh.
Phương pháp thống kê mô tả thực hiện thông qua việc sử dụng số bình quân, tần suất, số tối đa, số tối thiểu.
Phương pháp thống kê so sánh bao gồm cả số tương đối và số tuyệt đối để đánh giá sự vật hiện tượng theo không gian và thời gian.
Trên cơ sở các chỉ tiêu đã được tính toán cho từng hộ nuôi rắn theo các dạng nhóm phân tổ, có thể so sánh các năm khác nhau, giữa các loại hộ khác nhau, nhằm rút ra các kết luận có căn cứ, làm cơ sở cho việc đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn.
* Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
• Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến nhận xét, đánh giá của các tổ chức cấp huyện, xã. Từ đó nắm bắt được thực trạng tình hình, kết hợp với phân tích kinh tế để đưa ra những nhận xét, kết luận có căn cứ lý luận và thực tiễn.
• Phương pháp chuyên khảo: Sử dụng để nghiên cứu hiện tượng điển hình riêng biệt của các đơn vị, hộ làm ăn có hiệu quả, phân tích hoạt động của các đơn vị điển hình từ đó làm cơ sở để đưa ra những giải pháp kinh tế, kĩ thuật có thuyết phục.
* Phương pháp dự báo
Phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn cho phép dự đoán ngắn hạn quá trình tiếp theo của hiện tượng trong những khoảng thời gian tương đối ngắn. Tài liệu thường được sử dụng đê dự đoán là dáy số thời gian, tức là dựa vào sự biến động của hiện tượng ở thời gian đã qua để dự đoán mức độ của hiện tượng trong thời gian tiếp theo.
* Sử dụng phương pháp so sánh giữa các chỉ tiêu đã tổng hợp, để thấy được sự biến động của các hiện tượng qua các năm.
* Khung phân tích đề tài