Các căn cứ chung để đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn tại xã vĩnh sơn, huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 64 - 69)

I. Một số chỉ tiêu cơ bản 1 Diện tích nuôi rắn BQ/ hộ m 2 31,6 76,5 178,7 102,

4.2.1 Các căn cứ chung để đề xuất giải pháp

4.2.1.1 Căn cứ vào thực trạng nghề nuôi rắn và hiệu quả kinh tế của nó ở xã Vĩnh Sơn trong thời gian qua

Qua nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn trên địa bàn xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, tôi nhận thấy: nghề nuôi rắn đem lại thu nhập cao cho các hộ gia đình, thu nhập cao cho các lao động nông thôn. Nghề nuôi rắn giúp cho hộ gia đình, lao động làm nghề cải thiện cuộc sống giải quyết tốt nhu cầu việc làm cho lao động ở địa phương làm hạn

chế ảnh hưởng tiêu cực của nạn thất nghiệp không những thế nghề nuôi rắn còn đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Xuất phát từ những ưu điểm mà nghề nuôi rắn mang lại cho hộ cho địa phương thì vấn đề đặt ra là ta cần phải làm gì để nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn tại xẫ Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

Để đưa ra được những ý kiến đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn tại xã Vĩnh Sơn, khi thực hiện nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn chúng tôi tiến hành phân tích đánh giá tìm được những mặt khó khăn còn hạn chế mà nghề nuôi rắn còn gặp phải, đánh giá những thuận lợi đã giúp nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn để qua đó bước đầu đề xuất ra một số giải pháp giúp nghề nuôi rắn phát triển bền vững.

Về phía chủ hộ và lao động làm nghề rắn: trình độ cũng như tay nghề của lao động quyết định năng suất lao động, chất lượng sản phẩm làm ra và ảnh hưởng tới kết quả kinh tế xã hội của làng nghề. Hiện tại nhiều lao động còn yếu về trình độ tay nghề, hơn nữa chưa có cơ quan nào đứng ra nghiên cứu kỹ thuật nuôi rắn mà chủ yếu là kinh nghiệm từ cha ông truyền lại vì thế khi rắn bị bệnh thì người dân dùng thuốc của người hay gia súc để điều trị. Đây cũng là một trong những khó khăn lớn nhất của nghề nuôi rắn cần được giải quyết để giúp người dân nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn.

4.2.1.2 Căn cứ vào chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước các cấp về phát triển đa dạng hóa ngành nghề nông thôn

Nghề nuôi rắn đã có từ lâu đời, người dân đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm chăn nuôi rắn vì vậy sản lượng, năng suất sản phẩm từ rắn ngày càng được nâng cao. Từ năm 2000, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã xác nhận rắn Vĩnh Sơn là rắn nuôi chứ không phải rắn hoang dã đồng thời cấp giấy phép vận chuyển khi xuất rắn. Ngày 24/ 11/ 2006 chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã ký quyết định số 3120/ QĐ- CT công nhận làng rắn Vĩnh Sơn là làng nghề truyền thống. Đặc biệt tháng 11 năm 2007 được hiệp hội làng nghề Việt Nam

công nhận làng rắn Vĩnh Sơn là một trong 12 làng nghề tiêu biểu toàn quốc. Đây là điều kiện giúp cho nghề nuôi rắn được phát triển cả trong và ngoài nước. Hiện nay, Nhà nước cũng đang đầu tư quy hoạch làng nghề rắn Vĩnh Sơn thành “ Làng nghề chăn nuôi rắn – du lịch – dịch vụ”. Chính quyền các cấp luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện cho nghề nuôi rắn phát triển nhằm nâng cao thu nhập cho người dân và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Tuy nhiên, xã Vĩnh Sơn chưa được cấp phép vận chuyển rắn hổ mang chúa chỉ có giấy cấp phép hổ mang phì. Tuy nhiên giấy cấp phép này cũng chỉ có giá trị trong nước, chưa có giá trị vận chuyển ra nước ngoài. Đây cũng là một hạn chế rất lớn làm cho giá trị xuất khẩu thấp vì để sang được nước khác rắn phải đi bằng đường tiểu ngạch.

Căn cứ vào chủ trương, chính sách của Đảng, và Nhà nước các cấp về các vấn đề có liên quan đến nghề nuôi rắn

- Hoàn thiện quy hoạch khu đất dịch vụ, coi trọng công tác đền bù và giải phóng mặt bằng khu làng nghề.

- Khuyến khích người dân có kỹ thuật, vốn đầu tư ra đầu tư xây dựng trang tại phát triển chăn nuôi rắn, chú trọng tới chăn nuôi rắn sinh sản tại khu làng nghề.

- Đa dạng hóa các sản phẩm làng nghề và đẩy mạnh dịch vụ phục vụ phát triển làng nghề. Chú trọng mồi ăn thay thế mồi ăn truyền thống.

4.2.1.3 Căn cứ vào nhu cầu của thị trường về sản phẩm rắn

Thị trường là yếu tố sống còn của bất kỳ một nền sản xuất nào, xã Vĩnh Sơn nằm trong địa giới hành chính huyện Vĩnh Tường, phía Bắc, Tây và Tây Nam tiếp giáp với trung tâm thương mại Thổ Tang đây là một trong những mặt thuận lợi giúp người dân có thể tiêu thụ sản phẩm và đây cũng là nơi cung cấp nguồn đầu vào tương đối quan trọng trong nghề nuôi rắn ở Vĩnh Sơn.

4.2.1.4 Căn cứ vào khả năng các nguồn lực phục vụ cho nghề nuôi rắn của địa phương

a) Về vốn sản xuất kinh doanh: bước đầu nhiều hộ trong xã đã có tích lũy vốn dần, tuy quy mô vốn chưa cao nhưng nghề nuôi rắn đem lại hiệu quả cao giúp cho hộ có thể chủ động tích lũy tăng vốn cho chăn nuôi rắn, tạo tâm lý tự tin hơn không phải lo nghĩ khoản lãi lớn phải trả chi phí vay vốn làm nghề. Hiện nay các chính sách tín dụng đã và đang được nhà nước, các tổ chức tài chính lới lỏng tạo điều kiện thuận lợi cho hộ có nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất, người dân hiện nay chỉ cần thế chấp bất động sản là có thể vay được vay vốn, thời hạn dài.

b) Về lao động: nghề nuôi rắn trong các hộ được thừa hưởng lực lượng lao động cần cù chăm chỉ ham học hỏi, rất dồi dào hiện nay, hơn nữa họ lại được kế thừa những kinh nghiệm chăn nuôi từ lâu đời nay do cha ông để lại.

c) Về nguồn thức ăn cho nghề nuôi rắn hầu hết phải mua ngoài mà giá mồi ăn cho rắn tăng rất cao làm ảnh hưởng đến lợi nhuận trong chăn nuôi của làng nghề rắn, hơn nữa mồi ăn chủ yếu là mồi truyền thống chưa có mồi ăn công nghiệp phù hợp cho rắn nên còn phụ thuộc vào tính thời vụ.

Bên cạnh những thuận lợi mà nghề nuôi rắn đạt được qua điều tra trực tiếp các hộ làm nghề nuôi rắn những kiến nghị từ các hộ nuôi rắn chúng tôi nhận thấy việc phát triển nghề nuôi rắn trên địa bàn xã cũng còn gặp không ít những khó khăn.

+ Các ngân hàng và tổ chức tín dụng cho vay dựa vào giá trị tài sản thế chấp vì vậy người dân chưa được vay lượng vốn cần thiết cho mở rộng quy mô chăn nuôi, vì vậy thiếu vốn cũng là khó khăn không nhỏ của các nhóm hộ để phát triển nghề rắn.

+ Chính quyền các cấp chưa tuyên truyền để mọi người dân thấy rõ được lợi thế của một làng nghề truyền thống, do đó công tác đền bù, giải phóng mặt bằng làng nghề chưa xong, đã ảnh hưởng không nhỏ đến kêu gọi

đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi rắn cũng như mặt bằng sản xuất của làng nghề, từ đó sản phẩm của làng nghề xuất ra chủ yếu là xuất thô (rắn sống) chưa qua chế biến, hiệu quả kinh tế thấp, giá cả bấp bênh, phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc.

Những khó khăn trên đây là cơ bản mà hộ nuôi rắn gặp phải, bên cạnh đó các hộ còn gặp không ít khó khăn khác. Việc tìm ra những khó khăn đánh giá lợi thế mà nghề nuôi rắn có được để từ đó tìm ra cách tháo gỡ những khó khăn vướng mắc mà hộ nuôi rắn gặp phải, tận dụng và phát huy lợi thế có được sẽ giúp nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn. Đó cũng là cơ sở để đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn.

4.2.1.5 Căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Vĩnh Sơn trong thời gian tới

Chiến lược công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn đang được Đảng và nhà nước ta quan tâm chú trọng, nhất là việc phát triển các làng nghề truyền thống.

Phát triển làng nghề cho các hộ nông dân phải gắn liền với những đặc điểm, điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng của địa phương, không chỉ đạt mục tiêu kinh tế - xã hội mà còn phải đảm bảo môi trường, bảo tồn và duy trì các di sản văn hóa của địa phương. Vì vậy việc phát triển nghề rắn trong các hộ là do chính các hộ quyết định, Nhà nước và chính quyền địa phương chỉ có vai trò hỗ trợ bằng nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả trong nghề nuôi rắn trong các hộ hơn nữa.

Việc nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn trong các hộ là động lực xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, tăn thu nhập, phát triển kinh tế địa phương, nhằm từng bước công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Vĩnh Sơn trong năm 2011 như sau: - Về tổng giá trị sản xuất hàng năm đạt 83 tỷ đồng (trong đó chăn nuôi là 31,5 tỷ)

- Thu nhập bình quân đầu người 15 triệu đồng/ người/ năm. - Tỷ lệ hộ nghèo 6%.

4.2.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong nghềnuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn trong thời gian tới

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn tại xã vĩnh sơn, huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w