Nhận xét đánh giá chung về thực trạng hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn tại xã vĩnh sơn, huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 62 - 64)

I. Một số chỉ tiêu cơ bản 1 Diện tích nuôi rắn BQ/ hộ m 2 31,6 76,5 178,7 102,

4.1.6 Nhận xét đánh giá chung về thực trạng hiệu quả kinh tế

4.1.6.1 Thuận lợi

Nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn đã có truyền thống từ lâu đời, kinh nghiệm chăn nuôi rắn được tích lũy trong dân gian và truyền từ đời này sang đời khác. Chính vì vậy chăn nuôi rắn truyền thống đã và đang có chiều hướng phát triển tốt. Các hộ có thu nhập cao từ chăn nuôi rắn ngày một tăng, xu thế chăn nuôi theo hướng bền vững được người dân chú trọng, đặc biệt là ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất chăn nuôi.

Do được tiếp thu những kinh nghiệm mà người trước truyền lại, cùng với sự đúc rút kinh nghiệm của bản thân nên đội ngũ lao động là nghề xã Vĩnh Sơn có tay nghề cao và ngày càng đông đảo. Cả xã có 1304 hộ thì có tới 950 hộ làm nghề rắn ( năm 2010).

Năm 2006, Vĩnh Sơn được công nhận là làng nghề truyền thống, tiếp đó Vĩnh Sơn được công nhận là một trong 12 làng nghề tiêu biểu toàn quốc.

Từ đó việc tiêu thụ các sản phẩm rắn của làng nghề được dễ dàng hơn, sản phẩm rắn Vĩnh Sơn có uy tín trên thị trường hơn. Hiện nay, Vĩnh Sơn đang tiếp tục xây dựng dự án khu làng nghề với tổng diện tích quy hoạch là 20,87 ha. Đây là cơ sở cho việc chăn nuôi và kinh doanh rắn của xã ngày càng phát triển và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Từ khi Vĩnh Sơn được cấp phép chăn nuôi và vận chuyển rắn đến nơi tiêu thụ người dân Vĩnh Sơn yên tâm đầu tư vào nghề truyền thống. Người dân muốn nuôi bao nhiêu rắn cũng được, chỉ cần thống kê số lượng rắn và xin giấy phép chăn nuôi tại xã, thủ tục đơn giản và dễ dàng. Vì vậy sản lượng rắn thương phẩm tăng lên hàng năm.

4.1.6.2 Khó khăn

Cũng như bao làng nghề truyền thống khác trong cả nước, làng nghề rắn Vĩnh Sơn đã và đang gặp rất nhiều khó khăn. Nhất là vấn đề huy động vốn để mở rộng quy mô và vấn đề mặt bằng sản xuất, kinh doanh. Mặc dù Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã phê duyệt khu quy hoach làng nghề Vĩnh Sơn, nhưng có nhiều hộ dân không vào được quy hoạch vì không có đủ tiền. Đây là những vấn đề cần được sự chú trọng quan tâm của Nhà nước các cấp để người dân có điều kiện nâng cao hiệu quả kinh tế, mở rộng quy mô chăn nuôi.

Bên cạnh đó, nghề rắn là một nghề đặc biệt, vấn đề chữa bệnh cho rắn cũng đang là vấn đề bất cập trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế của làng nghề. Đến nay, trên cả nước vẫn chưa có một cơ quan đầu mối nào nghiên cứu một cách hệ thống và bài bản các tiêu chuẩn kỹ thuật, phòng và chữa bệnh cho rắn... Các vấn đề này hầu hết dựa vào kinh nghiệm mà người dân tích lũy được, do vậy đã gây không ít những tổn thất về kinh tế cho người dân làng nghề.

Hơn nữa, giấy cấp phép vận chuyển rắn chỉ có giá trị ở trong nước, chưa có giá trị khi vận chuyển ra thị trường nước ngoài. Vì vậy, sản phẩm rắn của Vĩnh Sơn đều đi bằng con đường tiểu ngạch để ra thị trường nước ngoài. Khi qua con đường này giá trị xuất khẩu rắn thấp, mang lại hiệu quả kinh tế thấp cho người dân. Tuy một số dự án chăn nuôi rắn hổ mang chúa có chiều hướng phát triển tốt nhưng tới nay Vĩnh Sơn vẫn chưa được cấp phép chăn nuôi loại hổ chúa, đây cũng là một khó khăn lớn với người dân Vĩnh Sơn.

Nguồn thức ăn cho rắn cũng là một trong những khó khăn mà người dân gặp phải. Hiện nay, vẫn chưa có thức ăn công nghiệp phù hợp cho rắn. Nghề nuôi rắn vẫn phải phụ thuộc vào tính thời vụ của mồi ăn truyền thống.

4.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nghề chănnuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc trong thời

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn tại xã vĩnh sơn, huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w