Điều kiện kinh tế kỹ thuật và xã hộ

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn tại xã vĩnh sơn, huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 33 - 42)

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn

3.3.2 Điều kiện kinh tế kỹ thuật và xã hộ

3.3.2.1 Tình hình phân bổ đất đai

Xã Vĩnh Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên là 327,34 ha, trong đó diện tích nuôi rắn là 9,1 ha chiếm 14,41% diện tích đất thổ cư ( số liệu năm 2010). Tình hình phân bổ và sử dụng đất của xã trong 3 năm 2008 – 2010 được thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của xã qua 3 năm 2008 – 2010

Chỉ tiêu

2008 2009 2010 So sánh (%)

SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) 09/08 10/09 BQ

Tổng diện tích đất tự nhiên 327,34 100 327,34 100 327,34 100 100,0 100,0 100,0

1. Đất nông nghiệp 231,45 70,7 230,45 70,4 236,27 72,18 99,6 102,5 101,1

- Đất canh tác 210,53 91,0 210,53 91,4 226,42 95,83 100 107,5 103,7

- Đất nuôi trồng thủy sản 11,4 4,9 12,92 5,6 9,85 4,17 113,3 76,2 93,0

- Đất nông nghiệp khác 9,52 4,1 7,02 3,0 0 0 73,7 0 0

2. Đất phi nông nghiệp 95,89 29,3 96,89 29,6 91,07 27,82 101,0 94,0 97,5

- Đất thổ cư 66,4 69,2 66,9 69,0 63,14 69,33 100,8 94,4 97,5

Trong đó diện tích nuôi rắn 8,6 12,9 8,85 13,2 9,1 14,41 102,9 102,8 102,9

- Đất chuyên dùng 7,6 7,9 7,6 7,8 7,6 8,35 100,0 100,0 100,0

- Đất phi nông nghiệp khác 21,89 22,8 22,39 23,1 20,33 22,32 102,3 90,8 96,4

Qua bảng 3.1, chúng ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên không đổi qua 3 năm tuy nhiên các diện tích khác thì có sự biến đổi cho nhau. Năm 2008 diện tích đất nông nghiệp là 231,45 ha, chiếm 70,7% tổng diện tích đất tự nhiên, đến năm 2010 diện tích này là 236,27 ha chiếm 72,18%. Bình quân trong 3 năm diện tích đất nông nghiệp tăng 1,1%/ năm. Tuy nhiên, năm 2009 diện tích đất nông nghiệp giảm đi do các cấp ủy chính quyền địa phương đã quy hoạch 20,87 ha đất nông nghiệp để xây dựng khu làng nghề nhằm tạo điều kiện cho các hộ có địa điểm chăn nuôi, sản xuất kinh doanh ổn định nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bụi bẩn độc hại trong khu dân cư. Năm 2008 tổng diện tích đất canh tác là 210,53 ha, đến năm 2010 diện tích đất canh tác tăng lên 226,42 ha, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước, bình quân mỗi năm tăng 3,7%. Diện tích đất canh tác tăng lên là do xã đã chuyển các loại đất nông nghiệp khác sang để nông dân có them đất sản xuất nâng cao diện tích đất nông nghiệp. Năm 2010, diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 9,85 ha, giảm 23,8% so với năm 2009, diện tích nuôi trồng thủy sản giảm do giá mồi nuôi rắn cao các hộ cho ăn tiết kiệm và ít sử dụng con mồi kém hiệu quả hơn,vì vậy lượng phụ phẩm thừa ít các hộ thu hẹp diện tích nuôi cá ao.

Tổng diện tích đất phi nông nghiệp năm 2010 là 91,07 ha giảm 6% so với năm 2009, bình quân mỗi năm giảm 2,5%. Trong đó đất thổ cư giảm từ 66,9 ha xuống còn 63,14 ha (năm 2010), diện tích đất thổ cư giảm do xã tiến hành xây dựng 5 nhà văn hóa thôn và các công trình phúc lợi xã hội. Bên cạnh đó các hộ vẫn mở rộng diện tích gây nuôi rắn nên diện tích gây nuôi rắn hàng năm vẫn tăng lên. Năm 2008, diện tích gây nuôi rắn là 8,6 ha đến năm 2010 diện tích gây nuôi rắn là 9,1 ha, bình quân mỗi năm tăng 2,9%. Điều này chứng tỏ nghề nuôi rắn truyền thống vẫn được các hộ dân trong xã duy trì và phát triển với quy mô ngày càng được mở rộng.

3.3.2.2 Tình hình hộ khẩu và lao động của xã Vĩnh Sơn

Lao động là một nhân tố quan trọng trực tiếp tạo ra của cải vật chsất cho xã hội trong sản xuất cũng như đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Tình hình biến động về nhân khẩu và lao động của xã Vĩnh Sơn được thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Tình hình hộ khẩu và lao động xã Vĩnh Sơn qua 3 năm ( 2008 – 2010 )

Chỉ tiêu ĐVT SL 2008CC (%) SL 2009CC (%) SL 2010CC (%) 09/08 10/09So sánh (%)BQ

I. Số nhân khẩu Người 5362 5443 5329 101,5 97,9 99,7

II. Tổng số lao động LĐ 3897 100 3970 100 4055 100 101,9 102,1 102,0 1. LĐ làm nghề rắn LĐ 1842 47,3 1943 48,9 2145 52,9 105,5 110,4 107,9 2. LĐ khác LĐ 2055 52,7 2028 51,1 1910 47,1 98,7 94,2 96,4 III. Tổng số hộ Hộ 1228 100 1295 100 1304 100 105,5 100,7 103,0 1. Số hộ nuôi rắn Hộ 750 61,1 800 61,8 950 72,9 106,7 118,8 112,5 - Hộ nuôi sinh sản Hộ 450 36,6 550 42,5 540 41,4 122,2 98,2 109,5 2. Hộ khác Hộ 478 38,9 495 38,2 454 27,1 103,6 91,7 97,5 IV. Một số chỉ tiêu khác

1. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,7 1,51 1,7

2. Tỷ lệ sinh con thứ ba % 17,6 18,9 14,4

3. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng % 20,0 18,0 17,6

4. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới % 8,1 6,2 6,8

5. Tỷ lệ hộ gia đình đạt gia đình văn hóa % 46,7 73,4 74,8

Qua bảng 3.2 ta thấy tổng số nhân khẩu của xã năm 2010 giảm đi so với năm 2009, nhưng số lao động năm 2010 lại tăng so với năm 2009. Năm 2009 số lao động là 3970 lao động, năm 2010 tăng lên là 4055 lao động, bình quân mỗi năm tăng 2%. Cùng với đó là sự tăng lên của lao động lam nghề rắn. Năm 2008 số lao động làm nghề rắn là 1842 lao động chiếm 47,3 % tổng số lao động, năm 2010 là 2145 lao động chiếm 52,9% tổng lao động toàn xã, bình quân mỗi năm tăng 7,9%. Điều này chứng tỏ hơn một nửa số lao động của xã Vĩnh Sơn tập trung vào nghề nuôi rắn và chế biến các sản phẩm từ rắn truyền thống. Nghề nuôi rằn truyền thống đã giúp cho người dân đảm bảo và ổn định cuộc sống.

Bên cạnh đó là sự tăng lên của các hộ nuôi rắn. Năm 2008, số hộ nuôi rắn là 750 hộ chiếm 61,1% tổng số hộ thì tới năm 2010 số hộ nuôi rắn đã tăng lên tới 950 hộ chiếm 72,9%, bình quân mỗi năm tăng 12,5%. Các hộ nuôi rắn tăng lên chủ yếu là các hộ nuôi rắn thương phẩm, vì nuôi rắn thương phẩm đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ.

Do nghề nuôi rắn truyền thống đang có chiều hướng phát triển tốt, kỹ thuật chăn nuôi của người dân được nâng lên vì vậy hiệu quả nghề rắn đem lại rất lớn, thu hút được nhiều hộ tham gia vào nghề truyền thống này. Nhiều hộ gia đình đạt mức doanh thu hàng năm lên tới hàng tỷ đồng. Trong số đó, có nhiều gia đình đã giàu lên vì rắn, xây nhà, sắm xe hơi đắt tiền…bộ mặt nông thôn cũng vì thế mà thêm phần khởi sắc.

3.3.2.3 Tình hình cơ sở hạ tầng của xã Vĩnh Sơn

Để kinh tế phát triển thì cở sở hạ tầng phải được đi trước một bước. Hiện nay ở các vùng nông thôn, hệ thống cở sở hạ tầng chưa được chú trọng phát triển. Hệ thống cở sở hạ tầng nhìn chung còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của quá trình sản xuất. Tình hình cơ sở hạ tầng của xã Vĩnh Sơn được thể hiện ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Tình hình cơ sở hạ tầng của xã tính đến tháng 12 năm 2010

Diễn giải ĐVT Số lượng

1. Đường giao thông m 21174

- Đường nhựa m 2000

- Đường bê tông m 12365

- Đường cấp phối, lát gạch m 7809

2. Thủy lợi

- Trạm bơm Trạm 2

- Kênh mương cứng hóa m 4235

3. Điện

- Trạm biến áp Trạm 2

- Tỷ lệ hộ dùng điện % 100

4. Chợ nông thôn Chợ 1

5. Hợp tác xã chăn nuôi rắn HTX 3

6. Trại rắn trung tâm Trại 1

7. Công trình phúc lợi

- Trường mầm non Trường 1

- Trường tiểu học Trường 1

- Trường trung học cở sở Trường 1

- Trạm y tế Trạm 1

- Nhà văn hóa Nhà 5

8. Ô tô, công nông Cái 16

- Giao thông: Nhìn chung hệ thống giao thông của xã tương đối hoàn chỉnh. Đường liên xã đã được xã đầu tư rải nhựa phục vụ nhu cầu đi lại, trao đổi, buôn bán của người dân trong xã được thuận lợi. Hầu hết đường liên thôn, nội thôn đã được lát gạch và bê tông hóa phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Các đoạn đường cấp phối còn lại cũng đang được xã chỉ đạo nâng cấp và sửa chữa.

- Công trình thuỷ lợi: Toàn xã có 2 trạm bơm, đảm bảo cung cấp đủ nước tưới kịp thời cho 100% diện tích đất gieo trồng. Hệ thống mương máng luôn được chỉ đạo lạo vét, sửa chữa, từng bước được nâng cao. Đến năm 2010, số kênh mương cứng hóa của xã lên tới 4235 m, còn lại vẫn là kênh mương đất. Đây cũng là nguyên nhân làm giảm hiệu quả sử dụng của các trạm bơm.

- Công trình điện: hệ thống điện của xã đầy đủ, đáp ứng 100% nhu cầu sử dụng điện để sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong toàn xã. Hiện nay xã có 2 trạm biến áp phục vụ nhu cầu điện cho toàn xã.

- Xã có một chợ nhỏ phục vụ nhu cầu trao đổi mua bán của nhân dân trong xã. Hiện nay xã chỉ mới có 1 trại rắn trung tâm, 3 HTX rắn, tuy hoạt động rất có hiệu quả nhưng vẫn chưa thể đáp ứng tối đa các nhu cầu của các hộ nuôi rắn trong xã.

- Các công trình phúc lợi:

Giáo dục là vấn đề luôn được xã quan tâm và chú trọng. Năm 2010 đã nghiệm thu và đi vào sử dụng trường mầm non. Hiện nay xã tiếp tục triển khai xây dựng 9 phòng học bộ môn và nhà điều hành trường trung học cơ sở, 8 phòng học trường tiểu học. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giáo dục của các nhà trường từng bước được đầu tư nâng cấp. Phương pháp giáo dục luôn được cải tiến. Đội ngũ giáo viên thường xuyên được đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, đến nay 100% giáo viên của cả 3 trường đề đạt chuẩn và trên chuẩn. Chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên.

Bên cạnh đó xã cũng đang tiến hành hoàn thiện và đi vào sử dụng 5 nhà văn hóa thôn phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của nhân dân trong toàn xã.

Xã có 1 trạm y tế đảm bảo tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân. Công tác tiểm chủng mở rộng luôn được coi trọng, tỷ lệ tiêm chủng cho các đối tượng đều đạt 100%.

3.3.2.4 Kết quả sản xuất kinh doanh các ngành kinh tế của xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

Trong ba năm ( 2008 – 2010 ), tình hình sản xuất kinh doanh của xã có sự phát triển rõ rệt. Nếu năm 2008 tổng giá trị sản xuất của xã là 48,9 tỷ đồng thì đến năm 2009 đã lên tới 60,5 tỷ đồng và năm 2010 là 72,1 tỷ đồng. Tốc độ tăng trung bình là 21,4%.

Ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất là ngành chăn nuôi. Năm 2010, tổng giá trị ngành chăn nuôi đạt 26,5 tỷ đồng chiếm 36,8% tổng giá trị sản xuất và có xu hướng ngày càng tăng, tốc độ tăng bình quân qua ba năm là 15,1%/ năm. Trong đó các sản phẩm từ các hoạt động chăn nuôi chế biến rắn đã đem lại nguồn thu chủ yếu cho ngành chăn nuôi. Năm 2008, nghề nuôi rắn thu được 13,4 tỷ đồng chiếm 67 % tổng giá trị ngành chăn nuôi, tới năm 2010 nghề nuôi rắn thu được 19,2 tỷ đồng chiếm 72,5 % tổng giá trị ngành chăn nuôi, bình quân mỗi năm tăng 19,7 %. Điều này chứng tỏ nghề nuôi rắn ngày càng đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Bảng 3.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của xã qua 3 năm ( 2008 – 2010 ) Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 So sánh(%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 09/0 8 10/09 BQ I. Tổng giá trị sản xuất Tỷ. đ 48,9 100,0 60,5 100,0 72,1 100,0 123,7 119,2 121,4 1. Trồng trọt Tỷ. đ 12,9 26,4 18,0 29,8 20,2 28,0 139,5 112,2 125,1 2. Chăn nuôi Tỷ. đ 20,0 40,9 23,9 39,5 26,5 36,8 119,5 110,9 115,1 Trong đó nghề nuôi rắn Tỷ. đ 13,4 67,0 16,7 69,9 19,2 72,5 124,6 115,0 119,7 3. Thương mại, dịch vụ Tỷ. đ 16,0 32,7 20,8 34,4 25,4 35,2 130,0 122,1 126,0 II. Một số chỉ tiêu khác 1. Tổng sản lượng lương thực Tấn 2178, 0 2527,0 2534,0 116,0 100,3 107,9

2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 20,4 23,7 15,0

3. Thu nhập BQ/ đầu người/năm Tr. đ 9,3 11,4 13,5 122,6 118,4 120,5

* Tình hình chăn nuôi của xã Vĩnh Sơn

Bảng 3.5: Tình hình chăn nuôi của xã qua 3 năm 2008 – 2010

Loại vật nuôi ĐVT 2008 2009 2010 So sánh (%) 09/08 10/09 BQ I. Tổng đàn trâu bò Con 627 533 499 85,0 93,6 89,2 1. Đàn trâu Con 91 154 150 169,2 97,4 128,4 2. Đàn bò Con 456 294 270 64,5 91,8 76,9 3. Đàn bê nghé Con 110 85 79 77,3 92,9 84,7 II. Đàn lợn Con 1260 1327 2428 105,3 183,0 138,8 1. Lợn lái Con 334 362 416 108,4 114,9 111,6 2. Lợn bột Con 426 375 712 88,0 189,9 129,3 3. Lợn con Con 500 590 1300 118,0 220,3 161,2

III. Đàn gia cầm Con 7500 10220 8415 136,3 82,3 105,9 IV. Đàn chim cút Con 9000 8200 28000 91,1 341,5 176,4

V. Cá Tấn 62 66 80 106,5 121,2 113,6

VI. Rắn

1. Rắn thương phẩm Tấn 100 120 110 120,0 91,7 104,9

2. Rắn con 1000con 380 450 520 118,4 115,6 117,0

Nguồn: Ban Thống kê xã Vĩnh Sơn

Tình hình chăn nuôi của xã biến động lớn qua các năm. Biểu hiện cụ thể trong bảng 3.5. Tổng đàn trâu bò giảm qua các năm, bình quân mỗi năm giảm 10,8%. Trong khi đó thì đàn lợn, đàn gia cầm, đàn chim cút và cá thì lại tăng mạnh. Đàn lợn tăng bình quân 38,8%/ năm, đàn chim cút tăng bình quân 76,4%/ năm. Nhất là năm 2010, đàn chim cút tăng 341,5% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2010, sản lượng rắn thương phẩm giảm hơn so với năm trước, tuy nhiên số lượng rắn con lại tăng lên. Bình quân mỗi năm số lượng rắn con tăng 17%. Điều này chứng tỏ nghề nuôi rắn truyền thống cũng được người dân quân tâm và mở rộng.

PHẦN THỨ TƯ

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn tại xã vĩnh sơn, huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 33 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w