Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn tại xã vĩnh sơn, huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 69 - 76)

I. Một số chỉ tiêu cơ bản 1 Diện tích nuôi rắn BQ/ hộ m 2 31,6 76,5 178,7 102,

4.2.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn trong thời gian tớ

4.2.2.1 Giải pháp về vốn

Các hộ chăn nuôi rắn dù nuôi với quy mô lớn hay nhỏ thì đều thiếu vốn và có nhu cầu vay vốn để mở rộng chăn nuôi. Hiện nay theo đánh giá của các hộ vay ngân hàng không còn khó nữa, thủ tục đơn giản nhưng số lượng tiền vay ít. Còn vay của tư nhân thì thủ tục cũng đơn giản, vay được nhiều, không thế chấp nhưng lãi suất cao, vì vậy lượng vay cũng ít. Hầu hết các hộ làm nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn vẫn sử dụng vốn tự có là chủ yếu, trong khi đó lượng tích lũy của các hộ lại thấp, đặc biệt là các hộ nuôi với quy mô nhỏ. Do đó các hộ đều thiếu vốn để mở rộng quy mô nên khi mua giống, thức ăn họ đều phải phải mua chịu với giá cao. Vì vậy, tạo điều kiện cho các hộ mở rộng quy mô chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn chúng tôi mạnh dạn đề xuất một vài giải pháp cụ thể sau để giải quyết phần nào kháo khăn đó: - Thực hiện tốt chính sách cho vay vốn, cho nông dân vay với số lượng tương đối và thời hạn cho vay dài. Phát triển hơn nữa quy trình cho vay vốn đối với các hộ của Ngân hàng. Coi đây là biện pháp quan trọng hàng đầu để giải quyết nhu cầu vốn và là hình thức giúp đỡ trực tiếp của Nhà nước đối với hộ nuôi rắn.

- Thành lập các quỹ tiết kiệm, quỹ đoàn hội, quỹ phụ nữ, hội nông dân…để tạo vốn, chơi phường, tín dụng để góp vốn sản xuất.

- Đối với các hộ, ngoài vốn tự có của hộ gia đình cần phải biết huy động các nguồn vốn khác của anh em, bà con, bạn bè và điều quan trọng là phải sử dụng đồng vốn như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất.

- Tổ chức thành lập liên hiệp hội làng nghề rắn nhằm hợp tác, hỗ trợ vốn cho nhau để phát triển sản xuất.

- Tăng cường mối liên kết giữa người chăn nuôi với các thành phần có liên quan đến sản phẩm của nghề rắn ( nhu cầu chế biến, cung ứng đầu vào cho chăn nuôi…) nhằm huy động vốn vào sản xuất đạt hiệu quả cao.

4.2.2.2 Giải pháp về kỹ thuật

Thực tế cho thấy các hộ chăn nuôi rắn của xã từ hộ chăn nuôi quy mô nhỏ đến quy mô lớn đều đòi hỏi về mặt kỹ thuật: từ khâu giống, chuồng trại, thức ăn…đặc biệt cần phải chú ý phổ biến tới các hộ kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh.

Việc rủi ro trong chăn nuôi rắn là không thể tránh khỏi, bất kỳ hộ nào làm nghề này cũng khó tránh khỏi bị rắn cắn. Vì vậy cần có những giải pháp hạn chế rủi ro này như:

+ Quy hoạch chuồng nuôi riêng thành một khu độc lập với khu gia đình sống và sinh hoạt.

+ Các chuồng nuôi phải làm đảm bảo chắc chắn để rắn không xổng ra ngoài được.

+ Trong quá trình cho ăn và chăm sóc phải dùng bảo hộ lao động, và nhẹ nhàng tránh để rắn cắn.

+ Không cho trẻ em chơi đùa gần nơi chăn nuôi rắn.

Bên cạnh đó phải nâng cao kiến thức quản lý kinh doanh cho các chủ hộ vì việc ra quyết định sản xuất kinh doanh, sự thành công hay thất bại trên thương trường sản xuất kinh doanh đều nằm trong các quyết sách của chủ hộ. Như vậy trình độ, năng lực của chủ hộ quyết định chủ yếu sự phát triển quy mô nuôi rắn trong hộ và cũng quyết định hiệu quả kinh tế trong nghề nuôi rắn. Xuất phát từ điều này, vấn đề đặt ra là làm sao không ngừng nâng trình độ tay nghề, trình độ chăn nuôi, trình độ quản lý, khả năng nắm bắt thời cơ cho các thành viên của hộ đặc biệt là chủ hộ chăn nuôi rắn. Thời đại công nghệ khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin như hiện nay đòi hỏi hoạt động chăn nuôi rắn các hộ phải năng động chủ động tránh thụ động kém nhạy bén, phải nắm

bắt được thị trường mở rộng các mối quan hệ bạn hàng. Để làm tốt được việc này cần kết hợp nhiều giải pháp song song. Một mặt UBND xã thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức sản xuất kinh doanh về quản lý, về kỹ thuật, cho các hộ làm nghề rắn, cho các hộ tham quan các mô hình hộ nuôi rắn đạt hiệu quả kinh tế cao để cho các chủ hộ học hỏi thêm kinh nghiệm, nâng cao nhận thức kỹ thuật.

4.2.2.3 Giải pháp về thị trường

Thị trường là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình sản xuất hàng hóa. Muốn nghề nuôi rắn phát triển, sản phẩm rắn tiêu thụ được nhiều,hiệu quả kinh tế cao đòi hỏi chúng ta phải biết khai thác thị trường, nắm được nhu cầu thị trường, có như vậy mới giảm được tính thụ động trong chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm. Đối với rằn thì muốn nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn không thể không quan tâm đến mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm rắn. Là một xã có điều kiện tương đối thuận lợi với việc tiêu thụ sản phẩm rắn, là vùng gần trung tâm thương mại của cả huyện nơi có trình độ, dân trí, đời sống thu nhập cao, giao thông thuận tiện. Song thực tế cho thấy tình hình tiêu thụ của hộ đã gặp không ít khó khăn, sản phẩm rắn của các hộ chăn nuôi chủ yếu là bán cho các hộ thu gom mua tại nhà. Do sản phẩm bán ra không đến tận tay người tiêu dùng cho nên giá bán các sản phẩm từ rắn mà các hộ này nhận được thường thấp hơn rất nhiều so với giá bán trên thị trường. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế của nghề nuôi rắn và việc mở rộng quy mô chăn nuôi của các hộ. Vì vậy chúng tôi đưa ra một số giải pháp sau:

+ Các hộ có thể tự mình đứng ra thành lập hội, nhóm gia đình tiêu thụ sản phẩm của mình.

+ Sản phẩm của các hộ sản xuất ra phải đóng gói và có bao bì mẫu mã do nhà nước hoặc sở quy định.

+ Tạo hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi để phát triển mạnh mẽ chế biến các sả phẩm có nguồn gốc từ rắn. Các quan nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho người dân về đầu ra của sản phẩm. Giúp họ yên tâm mở rộng quy mô sản xuất.

+ Khuyến khích, vận động các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân và tổ chức kinh tế đầu tư vào lĩnh vực chế biến các sản phẩm có nguồn gốc từ rắn, đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng đến chất lượng, bao bì đóng gói, kiểu dáng đẹp, xây dựng và giữ gìn, phát triển thương hiệu, nhãn hiệu tập thể “ Rắn Vĩnh Sơn”. Xây dựng website của làng nghề rắn Vĩnh Sơn.

+ Đối với thị trường đầu vào cho sản xuất: Hiện nay nguồn thức ăn chủ yếu của rắn vẫn là nguồn thức ăn truyền thống. Vì vậy việc nghiên cứu để tìm ra nguồn thức ăn công nghiệp thay thế thức ăn truyền thống là một điều cần thiết. Các doanh nghiệp, HTX rắn, trung tâm rắn Vĩnh Sơn phối hợp với sở khoa học công nghệ nghiên cứu nguyên liệu để làm thức ăn cho rắn.

+ Đảm bảo thị trường tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm:

Mặt khác xã cũng cần phải quy hoạch và xây dựng mạng lưới tiêu thụ cho hộ nông dân. Bởi vì bộ phận trung gian bán buôn ở xã chưa thực sự phát triển,chỉ hoạt động dưới dạng cá nhân đứng ra tổ chức, do vậy nếu bộ phận này mà hoạt đông kém sẽ ảnh hưởng đến việc tìm kiếm thị trường cho người dân, để giải quyết vấn để đó cần thiết lập hệ thống kênh tiêu thụ từ trong xã đến các nơi tiêu thụ khác. Hiện nay các sản phẩm rắn của xã chủ yếu được các tư thương mua và đem đi tiêu thụ ở nhiều nơi nhưng chủ yếu vẫn là thị trường Trung Quốc. Hơn nữa giấy cấp phép chỉ có giá trị ở thị trường trong nước chưa có giá trị xuất ra thị trường nước ngoài. Vì vậy cần có các chính sách để các sản phẩm rắn được xuất khẩu ra thị trường bằng con đường chính ngạch chứ không phải xuất tiểu ngạch như hiện nay, từ đó mới có thể nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi rắn.

+ Trong quá trình chăn nuôi các hộ gia đình luôn phải chịu sức ép từ hai phía: bị thiệt thòi, sức ép của thị trường ( đầu vào, đầu ra...). Muốn giành được lợi thế trong quá trình chăn nuôi từ khâu mua giống, chăm sóc đến khâu tiêu thụ, đòi hỏi người dân phải nắm bắt được thị trường để nắm được nguồn đầu vào lớn, ổn định. Để làm được điều này các hộ phải kết hợp sức lại với nhau và với các tổ chức, tác nhân liên quan tạo thành một dây truyền sản xuất liên tục từ con giống tới nơi tiêu thụ. Bên cạnh đó cần có sự phối kết hợp giữa người dân với nhà nước, các cơ quan nghiên cứu, và các nhà khoa học để tạo thành sự liên kết bốn nhà: nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà kinh doanh.

Hiện nay mô hình kết hợp bốn nhà đang được ưa chuộng và áp dụng vào mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh, bất kể một ngành sản xuất nào thì vai trò của bốn nhà là rất quan trọng, chúng hỗ trợ nhau, liên kết với nhau và không tách rời nhau. Có nhà nước tạo cơ sở hành lang pháp lý thì các cá nhân, đoàn thể mới tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình dựa trên cơ sở đó. Còn lại ba nhà hỗ trợ tích cực cho nhau, có nhà nông thì mới tạo ra nhà kinh doanh và nhà khoa học nhưng ngược lại nhà nông mà không có nhà khoa học và nhà kinh doanh thì sản phẩm đó sẽ không được khẳng định mình.

Trong nghề nuôi rắn, Nhà nước có các giải pháp hỗ trợ về vốn cũng như cấp phép vận chuyển rắn đến nơi tiêu thụ tạo điều kiện thuận lợi để người dân đầu tư nhiều hơn vào nghề nuôi rắn. Nhà khoa học tập huấn cho người dân về kỹ thuật chăm sóc rắn từ đó hạn chế tỷ lệ rắn chết, các sản phẩm chế biến từ rắn được đa dạng hơn. Nhà kinh doanh giúp cho sản phẩm rắn tới tay người tiêu dùng và từng bước xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn ngày càng phát triển.

Sơ đồ 4.2. Mô hình liên kết bốn nhà trong sản xuất

4.2.2.4 Giải pháp về quy mô chăn nuôi

Đối với làng nghề rắn Vĩnh Sơn do là làng nghề hình thành và phát triển từ lâu đời và xuất phát từ nhu cầu cuộc sống nên các chuồng nuôi rắn chủ yếu nằm ở khu dân cư, ở bất kỳ một nơi nào đó trong gia đình. Hang rắn mọc lên chi chít ở ngoài vườn, trong nhà, thậm chí kề ngay bên... giường ngủ. Cư dân địa phương ngày ngày ăn với rắn, ngủ với rắn, buồn vui cùng... rắn. Vì vậy, nghề nuôi rắn làm ảnh hưởng tới môi trường nhất là ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống của người dân. Nhu cầu về diện tích đất để sử dụng làm chuồng nuôi rắn của các hộ cũng rất lớn.

Giải pháp cần thiết nhất hiện nay là các cấp chính quyền địa phương cần tuyên truyền vận động người dân nhằm nhanh chóng giải phóng mặt bằng khu làng nghề để các hộ có nhu cầu có thể mở rộng quy mô nuôi ra đó.

Các hộ có thể tận dụng số diện tích mà các hộ khác không sử dụng tới, thuê số diện tích đó để mở rộng quy mô.

Nhà nước Nhà kinh doanh Nhà khoa học Tạo hành lang pháp lý tháo gỡ khó khăn Tập huấn kỹ thuật Người dân

Mặt khác các hộ có thể xây chuồng tầng để tiết kiệm diện tích nhưng vẫn tăng quy mô nuôi. Tuy nhiên chuồng tầng có nhiều hạn chế như khô, nóng…làm hạn chế khả năng sinh trưởng của rắn, vì vậy khi xây dựng chuồng tầng để nuôi rắn các hộ phải chú ý đảm bảo độ ẩm trong hang cho rắn. Bên cạnh những giải pháp nêu trên các cấp, các ngành, các cơ quan đoàn thể cần làm tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Cần nắm bắt kịp thời xu thế vận động và phát triển của địa phương mà cụ thể là nghề nuôi rắn ở các hộ mà đề ra những chính sách, biện pháp phù hợp kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn trong các hộ đồng thời kích thích kinh tế hộ phát triển bền vững theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Trên đây là hướng giải pháp đưa ra để nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn tại xã Vĩnh Sơn. Các giải pháp trên cần được phối hợp thực hiện một cách đồng bộ nhịp nhàng đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường.

PHẦN THỨ NĂM

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn tại xã vĩnh sơn, huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 69 - 76)