Thực trạng nghề nuôi rắn của các nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn tại xã vĩnh sơn, huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 44 - 47)

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn

4.1.2 Thực trạng nghề nuôi rắn của các nhóm hộ điều tra

4.1.2.1 Tình hình cơ bản của các nhóm hộ điều tra

Như đã trình bày ở phần trước, dựa vào đặc điểm tự nhiên, lợi thế so sánh của các vùng trong xã, chúng tôi tiến hành điều tra các hộ nuôi rắn theo tiêu chí quy mô đầu con.

Việc ra quyết định trong sản xuất, chăn nuôi chủ yếu phụ thuộc vào chủ hộ. Vì vậy, người chủ gia đình và trình độ cũng như sự hiểu biết của chủ hộ ảnh hưởng tới khả năng đem lại thu nhập cao hay thấp cho nông hộ. Một người chủ hộ giỏi phải đạt cả trình độ chuyên môn và kinh nghiệm sản xuất

chăn nuôi. Thông thường các chủ hộ trẻ tuổi là những người có trình độ văn hóa cao nhưng kinh nghiệm chăn nuôi lại ít, họ là những người giám nghĩ giám làm nên có rất nhiều cơ hội làm giàu nhưng rủi ro cũng rất cao. Tuy nhiên nghề nuôi rắn lại là nghề đòi hỏi sự hiểu biết và kinh nghiệm rất lớn. Qua bảng 4.1 cho thấy, hộ nuôi rắn với quy mô nhỏ có tuổi bình quân thấp 41,7 tuổi, hộ nuôi rắn với quy mô vừa có tuổi bình quân là 42,6 tuổi và những hộ có quy mô nuôi rắn lớn thì có tuổi bình quân cao nhất là 48,4 tuổi. Chứng tỏ quy mô nuôi rắn càng lớn thì người chủ hộ có thâm niên trong nghề càng cao.

Nhìn chung, ở nông thôn hiện nay phổ biến là các chủ hộ ở tuổi 47 – 50 tuổi, họ vừa có khả năng trau dồi hiến thức, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, có kinh nghiệm lâu dài. Vì thế, cơ hội làm giàu cao và phòng tránh khỏi rủi ro cũng rất cao.

Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp nhất là với nông hộ. Diện tích nuôi ở hộ có quy mô nhỏ là 31,6 m2 , hộ nuôi với quy mô lớn là 178,7 m2, ở làng Vĩnh Sơn chỗ nào cũng rặt những... hang rắn. Hang rắn mọc lên chi chít ở ngoài vườn, trong nhà, thậm chí kề ngay bên... giường ngủ. Cư dân địa phương ngày ngày ăn với rắn, ngủ với rắn, buồn vui cùng... rắn.

Lao động là yếu tố cơ bản nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của hoạt động sản xuất chăn nuôi. Sử dụng lao động hợp lý trong quá trình sản xuất ra sản phẩm là yêu cầu của bất kỳ ngành sản xuất nào. Đối với chăn nuôi đây là điều kiện quan trọng để tăng khối lượng sản phẩm cung cấp cho các lĩnh vực phi nông nghiệp, công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp, tình trạng dư thừa lao động khiến các hộ nông dân chăn nuôi phải có kế hoạch phân công lao động một cách hợp lý, đảm bảo yêu cầu của tính thời vụ vừa thỏa mãn duy trì chăn nuôi trong hộ. Yếu tố lao động nói lên hai khía cạnh của lao động là số lượng và chất lượng lao động. Số lượng lao động của hộ bao gồm các thành viên trong gia đình có khả năng

lao động. Chất lượng lao động thể hiện trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, nhận thức về chính trị, xã hội thông qua các kỹ năng, kinh nghiệm sản xuất được tích lũy từ lâu đời của người dân.

Qua bảng 4.1 cho thấy, chỉ tiêu lao động làm nghề rắn bình quân/ hộ cao nhất ở nhóm hộ nuôi rắn với quy mô lớn (3,7 lao động), thấp nhất ở nhóm hộ nuôi rắn với quy mô nhỏ (2,2 lao động). Do đó có thể thấy quy mô nuôi rắn càng lớn thì số lượng lao động nuôi rắn bình quân trong hộ càng tăng. Tuy nhiên quy mô lao động lớn không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả cao hơn trong chăn nuôi nếu như hộ không có kế hoạch sử dụng lao động một cách hợp lý. Lao động của các nhóm hộ nuôi rắn ở Vĩnh Sơn hầu hết là lao động trong gia đình chỉ có nhóm hộ nuôi với quy mô lớn thì có lao động thuê ngoài (chiếm 17,9%). Số lao động thuê ngoài cũng đều là lao động trong xã, vì đây là một nghề truyền thống đòi hỏi lao động phải có kinh nghiệm nếu không sẽ rất nguy hiểm vì vậy lao động ngoài xã khó có thể đáp ứng được.

Qua bảng số liệu cũng cho thấy chỉ có 41,1% số chủ hộ nuôi rắn có trình độ cấp III. Sản xuất ngày càng tiến bộ đòi hỏi lao động quản lý trong hộ phải có trình độ học vấn nhất định để nắm bắt cách quản lý ngày càng cao, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất. Tỷ lệ chủ hộ có trình độ cấp III cao nhất là ở nhóm hộ nuôi với quy mô lớn, chiếm 46,3%, thấp nhất là nhóm hộ nuôi quy mô nhỏ, chỉ đạt 34,2%, nhóm hộ nuôi quy mô vừa là 41%. Vậy có thể nói trình độ học vấn của chủ hộ có ảnh hưởng nhất định đến sản xuất và quy mô chăn nuôi của hộ.

Bảng 4.1. Thông tin chung của các nhóm hộ điều tra ở xã Vĩnh Sơn

Chỉ tiêu ĐVT QM nhỏ QM vừa QM lớn BQ

Tổng số hộ điều tra Hộ 11 24 15 50

Tuổi BQ của chủ hộ Tuổi 41,7 42,6 48,4 44,1

I. Một số chỉ tiêu cơ bản1. Diện tích nuôi rắn BQ/ hộ m2 31,6 76,5 178,7 102,1

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn tại xã vĩnh sơn, huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w