đánh giá tình hình điều trị glôcôm góc mở tại khoa glôcôm – bệnh viện mắt trung ương trong 5 năm, từ 2004-2008

35 613 5
đánh giá tình hình điều trị glôcôm góc mở tại khoa glôcôm – bệnh viện mắt trung ương trong 5 năm, từ 2004-2008

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trên thế giới glôcôm là nguyên nhân thứ 2 gây mù lòa và là nguyên nhân hàng đầu gây mù không hồi phục. Tại Việt Nam, glôcôm đứng thứ 2 trong các nguyên nhân gây mù loà, trong đó glôcôm góc mở chiếm 11,7% [5]. Glôcôm góc mở diễn biến âm thầm, thường không có triệu chứng, hoặc rất âm ỉ, mờ nhạt nên bệnh nhân thường đến khám chữa bệnh ở giai đoạn muộn. Tuy nhiên tình trạng mù loà do glôcôm góc mở có thể phòng tránh được nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và theo dõi thường xuyên. ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả điều trị của từng nhóm thuốc hạ nhãn áp, phương pháp laser hoặc các phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên các nghiên cứu này thường được tiến hành riêng rẽ, chưa có sự tổng hợp đánh giá chung nên việc điều trị glôcôm góc mở nhìn chung vẫn chưa có sự thống nhất. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá tình hình điều trị glôcôm góc mở tại khoa Glôcôm – Bệnh viện Mắt Trung ương trong 5 năm, từ 2004-2008” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của bệnh nhân glôcôm góc mở điều trị tại khoa Glôcôm trong 5 năm (từ 2004-2008). 2. Đánh giá kết quả của các phương pháp điều trị glôcôm góc mở 1 II. TỔNG QUAN 2.1. Sơ lược giải phẫu vùng bè và lưu thông thuỷ dịch 2.1.1. Sơ lược giải phẫu vùng bè. Vùng bè về cơ bản được chia thành 3 phần: bè màng bồ đào,bè củng giác mạc và lớp bè cạnh thành. Các tế bào của vùng bè đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa dẫn lưu thủy dịch. Bằng cách thực bào, các tế bào vùng bè có thể duy trì được cấu trúc và chức năng dẫn lưu thủy dịch của mình [23]. ống Schlemm’s có đường kính trung bình khoảng 370 micromet, có cấu trúc mô học của mạch máu. 2.1.2. Sự sản xuất thuỷ dịch và lưu thông thuỷ dịch. Thuỷ dịch được tiết ra bởi các tua thể mi sau đó phần lớn thuỷ dịch thoát qua khe giữa mặt trước thuỷ tinh thể và mặt sau mống mắt, qua lỗ đồng tử vào tiền phòng. Tại đây thuỷ dịch được dẫn lưu khỏi tiền phòng qua hệ thống vùng bè - ống Schlemm’s - hệ tĩnh mạch. Vùng bè hoạt động theo kiểu van 1 chiều, cho phép một lượng lớn thuỷ dịch ra khỏi mắt nhưng hạn chế dòng chảy ngược lại. 2.2. Sinh bệnh học của glôcôm góc mở 2 2.1. Sinh bệnh học của hiện tượng tăng nhãn áp trong glôcôm góc mở Trong glôcôm góc mở nguyên phát, sự lưu thông thủy dịch qua vùng bè và ống Schlemm đóng vai trò trung tâm trong cơ chế bệnh sinh [14],[17]. - Cản trở ở vùng bè. - Cản trở của ống Schlemm. 2.2.2. Sinh bệnh học của tổn thương thị thần kinh trong bệnh glôcôm nói chung và glôcôm góc mở nói riêng. Thuyết cơ học: Theo H.Muller (1858), khi áp lực nội nhãn tăng (> 5 mmHg), sẽ gia tăng lực tác động lên thành nhãn cầu, và phần yếu nhất của vỏ nhãn cầu là lá sàng sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất, các tấm mô liên kết của lá sàng bị ép dẹt xuống, xoắn vặn và đẩy ra sau, chèn ép lên các mạch máu, thần kinh đệm và bó sợi thần kinh gây nên lõm đĩa thị giác [15]. 2 • Thuyết thiếu máu cục bộ: Von Jaeger (1858) đưa ra thuyết cho rằng những bất thường mạch máu làm giảm tưới máu võng mạc, dẫn tới rối loạn dinh dưỡng tế bào thần kinh làm chết các sợi trục. Khi nhãn áp tăng hoặc trong những trường hợp cao huyết áp, co thắt mạch thì áp lực động mạch trung tâm võng mạc cũng tăng lên gây tăng trở lưu thành mạch và làm giảm lưu lượng máu đến mắt [16]. • Thay đổi ôxit nitơ: ở người bị glôcôm, quá trình tế bào hạch chết theo chương trỡnh bị thúc đẩy nhanh hơn do có sự tham gia của nhiều yếu tố trong đó ôxit nitơ được coi là chất trung gian quan trọng gây chết tế bào hạch [13]. Thay đổi tổng hợp ôxit nitơ có thể làm mất cân bằng các yếu tố gây co mạch và giãn mạch của nội mô và gây nên thay đổi lưu lượng máu đến mắt. • Cơ chế di truyền: Các tác giả gần đây cho rằng có sự giống nhau giữa cơ chế bệnh sinh của bệnh glôcôm góc mở và các bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer. Đây có thể là một trong những cơ chế bệnh sinh của glôcôm nhãn áp không cao, hay gặp ở người có tuổi [19]. Ngoài ra cho đến nay có ít nhất 5 gen mã hóa bệnh glôcôm góc mở đã được tìm ra. 2.3. Các yếu tố nguy cơ của glôcôm góc mở Nhãn áp: là yếu tố đóng vai trò quan trọng đã được khẳng định. Theo OHTS (nghiên cứu điều trị tăng NA), những người có NA cao trên mức trung bình có nguy cơ cao tiến triển thành bệnh glôcôm với tổn hại thị thần kinh và thị trường. Theo nghiên cứu của B.Nemesure (2007) trong 9 năm NA tăng 1mmHg thì nguy cơ mắc bệnh glôcôm góc mở tăng thêm 12%, và khi NA trên 25mmHg thì nguy cơ bị glôcôm góc mở là 19%. Do vậy điều trị hạ NA làm chậm khởi phát và làm chậm tiến triển của bệnh. Một yếu tố quan trọng khác là sự dao động NA ngày đêm và giữa các lần khám Theo AGIS 7 nghiên cứu trên nhóm bệnh nhân glôcôm lâu năm, nếu NA dao động 1 mmHg thì tổn hại thị trường tăng thêm 30%. • Giới: các kết quả nghiên cứu chưa có sự thống nhất về yếu tố giới trong bệnh glôcôm góc mở. 3 • Tuổi: tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng • Các bệnh toàn thân: cao huyết áp, đái tháo đường, co thắt mạch • Cận thị: tỷ lệ tổn hại thị thần kinh của bệnh glôcôm cao hơn rõ rệt ở những mắt cận thị trên 6 diop. Nguyên nhân có thể vì những mắt cận thị cao có lá sàng mỏng hơn, đĩa thị to hơn, những yếu tố này cũng có vai trò nhất định trong sinh bệnh học của glôcôm góc mở. • Tiền sử gia đình: người ruột thịt của bệnh nhân glôcôm có tỷ lệ mắc bệnh tăng lên rõ rệt. • Độ dày giác mạc trung tâm: chỉ số nhãn áp đo được phụ thuộc vào độ dầy giác mạc trung tâm. Mặt khác độ dầy giác mạc cũng là một yếu tố phản ánh cấu trúc sinh hoá và vật lý của nhãn cầu, những mắt có giác mạc mỏng có thể có cấu trúc mỏng mảnh hơn, lớp vỏ nhãn cầu nhiều sợi đàn hồi hơn và hệ thống mạch máu nhậy cảm hơn với các yếu tố tác động như sự lão hoá, áp lực nội nhãn, thiểu dưỡng trong bệnh lý cao huyết áp hoặc tiểu đường… và dễ bị tổn hại hơn [19]. 2.4. Chẩn đoán glôcôm góc mở 2.4.1. Nhãn áp Ở Việt Nam, nhãn áp người bình thường nằm trong giới hạn 19 ± 5mmHg, nhãn áp 24mmHg (theo nhãn kế Maclakốp) được coi là ranh giới giữa nhãn áp bình thường và bất thường. 2.4.2. Tổn hại đầu thị thần kinh trong bệnh glôcôm góc mở • Lõm đĩa thị giác do glôcôm. • Viền thần kinh võng mạc. • Bề dày lớp sợi thần kinh quanh đĩa thị giác: • Teo quanh đĩa thị giác. 2.4.3. Tổn hại thị trường trong glôcôm góc mở Khi đã có biểu hiện bệnh trên thị trường dù ở giai đoạn rất sớm nghĩa là đã có khoảng 40% tế bào hạch võng mạc đã bị mất [7],[20]. Đã có thể có các mức độ tổn hại như những ám điểm nhỏ rải rác, tổn thương dạng bậc phía mũi, 4 ám điểm cạnh trung tâm, ám điểm hình chêm phía thái dương hoặc chỉ còn đảo thị giác nhỏ ở trung tâm. Cho đến nay thị trường vẫn là khám nghiệm chức năng đáng tin cậy nhất để đánh giá mức độ tổn thương của bệnh glôcôm. 2.5. Các phương pháp điều trị glôcôm góc mở Cho đến nay nhãn áp là yếu tố duy nhất có thể tác động được bằng thuốc hoặc bằng các phương pháp khác. 2.5.1. Điều trị glôcôm góc mở bằng thuốc hạ nhãn áp Theo cơ chế tác dụng các thuốc hạ NA điều trị glôcôm chia làm 2 nhóm • Nhóm thuốc làm giảm tiết thuỷ dịch - Nhóm thuốc ức chế men carbonic anhydrase: viên Acetazolamid 0,25g (uống), thuốc tra mắt Azopt. - Nhóm thuốc hủy β-adrenergic (ức chế β): Betoptic S, Timolol 0,25%,0,5%. • Nhóm thuốc tăng thoát thuỷ dịch - Nhóm thuốc cường adrenergic: đại diện là Epinephrin - Nhóm thuốc cường cholinergic: đại diện là Pilocarpin - Nhóm thuốc tăng thẩm thấu: Glycerin, Manitol - Nhóm thuốc chế phẩm từ Prostaglandin: Travatan, Lumigan, Xalatan 2.5.2. Điều trị glôcôm góc mở bằng laser Hai kỹ thuật chính là mở bè (Trabeculotomy) và tạo hình vùng bè (Trabeculoplasty), trong đó kỹ thuật tạo hình vùng bè được áp dụng rộng rãi và là một phương pháp có hiệu quả khá cao để điều trị glôcôm góc mở trước khi quyết định can thiệp phẫu thuật . 2.5.3. Điều trị glôcôm góc mở bằng phẫu thuật Chỉ định phẫu thuật được đặt ra khi điều trị bằng thuốc và laser không hiệu quả hoặc bệnh nhân không có đủ điều kịên tuân thủ điều trị thuốc. Có hai nhóm phẫu thuật chính là lỗ rò và cắt củng mạc sâu không xuyên thủng. 5 Điều trị phẫu thuật cho kết quả điều chỉnh nhãn áp tốt khoảng 80-90%, tuy nhiên có nhiều biến chứng nặng nề như nhiễm trùng, xẹp tiền phòng, xuất huyết tiền phòng, đục thuỷ tinh thể, bong hắc mạc, phù hoàng điểm… Ngoài ra lỗ rò có thể bị bít tắc hoặc xơ hoá gây glôcôm tái phát. 6 III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn lựa chọn: glôcôm góc mở nguyên phát, glôcôm góc mở có tiền sử dùng corticosteroid kéo dài đã điều trị tại khoa Glôcôm - Bệnh viện Mắt trung ương trong 5 năm ( 2004-2008). Tiêu chuẩn loại trừ: mắt có kèm các bệnh khác ở phần trước nhãn cầu; tình trạng toàn thân quá già yếu, không có điều kiện đi lại khám kiểm tra mắt; không đồng ý tham gia nghiên cứu. 3.2. Phương pháp nghiên cứu: mô tả, hồi cứu cắt ngang, không đối chứng. Ghi nhận các thông tin nghiên cứu từ hồ sơ bệnh án lưu trữ về tuổi , giới, nghề nghiệp, địa chỉ, tiền sử bệnh toàn thân (cao huyết áp, tiểu đường, bệnh mạch máu ), tiền sử dùng thuốc có corticosteroid, tiền sử gia đình về bệnh glôcôm. Ghi nhận kết quả khám lại mắt bệnh nhân: thị lực không kính và có kính, phân loại thị lực theo WHO (bảng TL Landolt), nhãn áp (nhãn áp kế Maclakov, quả cân 10g), phân loại NA dựa theo phân loại của Tôn Thất Hoạt [4], thị trường (TT kế Humphrey, Goldmann và Maggiore), tình trạng đĩa thị giác về màu sắc, tỉ lệ lõm/đĩa (C/D), viền thần kinh, tình trạng mạch máu, các bất thường như xuất huyết cạnh gai, khuyết đĩa thị, teo quanh đĩa thị (kính Volk). Bệnh nhân được phân nhóm dựa vào mức độ nguy cơ mất chức năng thị giác (theo hướng dẫn của hội Glôcôm châu á - Thái Bình Dương) 3.3. Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng phần mềm EPI INFO 6.4. Kiểm định giả thiết bằng các test thống kê thích hợp với giá trị p <0,05 thì được coi là có ý nghĩa thống kê. IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được tiến hành trên 474 hồ sơ của 474 bệnh nhân với tổng số mắt là 843 mắt. 4.1. Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của bệnh nhân glôcôm góc mở • Tỷ lệ glôcôm góc mở của từng năm 7 Bảng 4.1. Tỷ lệ bệnh glôcôm qua từng năm Số lượng và tỷ lệ glôcôm góc mở so với tổng số bệnh nhân glôcôm tăng dần qua từng năm từ 5,4% (năm 2004) lên 9,7% (năm 2008). • Tình hình bệnh nhân theo tuổi và giới Tuổi của nhóm nghiên cứu từ 13 đến 83, tuổi trung bình là 44,74±17,24. Sự phân bố giữa các nhóm tuổi khá đồng đều, thấp nhất ở nhóm người già trên 70 tuổi (6,8%). Trong số 474 bệnh nhân nghiên cứu nam 238 chiếm 50,2%, nữ 236 chiếm 49,8%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. • Tình hình phân bố bệnh nhân theo vị trí địa lý và nghề nghiệp Phần lớn bệnh nhân sống ở vùng nông thôn (69%). Trong 474 bệnh nhân thì tỷ lệ bệnh nhân làm ruộng cao nhất( 39,7%), tiếp đó là nhóm bệnh nhân là trí thức (31%). Nhóm bệnh nhân là công nhân có tỷ lệ thấp nhất (6,5%). • Tỷ lệ các yếu tố nguy cơ Số bệnh nhân có các bệnh lý tim mạch chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nhóm bệnh nhân nghiên cứu (8,6%). Trong tổng số 474 bệnh nhân trong nghiên cứu, số bệnh nhân có người thân mắc bệnh glôcôm chiếm 3%. Ngoài ra bệnh lý co thắt mạch, biểu hiện là tình trạng đau nửa đầu có tỷ lệ thấp nhất (1,1%). • Tiền sử dùng corticoid Trong số 474 bệnh nhân thì có 157 bệnh nhân có tiền sử dùng corticoid (33,1%), trong đó phần lớn là sử dụng đường tại chỗ (98,1%). Chỉ có 3 bệnh nhân dùng corticoid đường toàn thân để điều trị bệnh toàn thân (hội chứng thận hư, viêm đa khớp, lupus). Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Gl góc mở 55 94 85 100 140 TL % 11,6 19,8 17,9 21,1 29,5 Gl chung 1012 1139 1087 1218 1442 Tỷ lệ % 5,4 8,3 7,8 8,2 9,7 8 Bảng 4.2. Liên quan giữa tiền sử dùng corticoid và tuổi Tuổi < 25 25- 40 41 – 49 50 - 59 60-69 >70 Tổng Số Bn dùng corticoid 47 43 32 24 9 2 157 Tỷ lệ % 29,9 27,4 20,4 15,3 5,7 1,3 100 Tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử dùng corticoid tập trung chủ yếu ở tuổi < 40, chiếm tỷ lệ 50,3%. Trong đó ở độ tuổi < 25, tỷ lệ này là 29,9%. Tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử dùng corticoid trong lứa tuổi lao động (25- 59 tuổi) chiếm tới 63,1%. 4.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân glôcôm góc mở Số mắt bị bệnh Trong số 474 bệnh nhân nghiên cứu thì số bệnh nhân bị glôcôm ở cả 2 mắt (369/474) chiếm 77,9%, số bệnh nhân bị glôcôm ở một mắt (105/474) chiếm 22,1%. Tổng số mắt được nghiên cứu là 843 mắt. Tỷ lệ các nhóm nguy cơ mất chức năng thị giác Bảng 4.3. Tỷ lệ các nhóm nguy cơ Nhóm nguy cơ mất CNTG Nhóm nghi ngờ với nguy cơ thấp Nhóm nghi ngờ với nguy cơ trung bình Nhóm nguy cơ trung bình Nhóm nguy cơ cao Số mắt 21 202 196 424 TL % 2,4 24 23,3 50,3 Nhóm có nguy cơ cao mất chức năng thị giác chiếm tỷ lệ cao nhất (50,3%), nhóm nghi ngờ glôcôm có tỷ lệ thấp nhất (2,4%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. 4.2.1. Đặc điểm về thị lực Bảng 4.4. Thị lực trước điều trị Thị lực chỉnh kính Số mắt N % ST(-) 20 2,4 ST(+) < ĐNT 3m 196 23,3 ĐNT 3m - < 3/10 222 26,3 3/10 - <7/10 180 21,4 ≥ 7/10 225 26,6 Tổng 843 100 Số mắt được coi là mù theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (< ĐNT 3m) là 216 mắt, chiếm 25,7%, trong đó số mắt không còn chức năng là 20 mắt, 9 chiếm 2,4%. Ngoài ra số bệnh nhân bị mù cả hai mắt là 56 bệnh nhân, chiếm 11,8% trong tổng số bệnh nhân nghiên cứu. 4.2.2. Đặc điểm về nhãn áp Bảng 4.5. Nhãn áp trước điều trị Nhãn áp Số mắt N % < 17mmHg 14 1,7 17- 22 mmHg 147 17,4 23-25 mmHg 102 12,1 >25mmHg 580 68,8 Tổng 843 100 Mức nhãn áp trên 25 mmHg chiếm tỷ lệ cao nhất (83,6%), mức nhãn áp dưới 17 mmHg có 14 mắt ( 1,7%). Nhãn áp cao nhất là 49 mmHg, nhãn áp thấp nhất là 16 mmHg. Nhãn áp trung bình trước điều trị là 29,3 ± 6,71mmHg. 4.2.3. Tình trạng lõm đĩa trước điều trị Biểu đồ 4.1.: Lõm đĩa trước điều trị Số mắt có chỉ số lõm đĩa > 7/10 là 403 mắt, chiếm tỷ lệ cao nhất (47,8%). Có 214 mắt có tỷ lệ lõm đĩa ≤ 3/10, chỉ chiếm 25,4%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. 10 [...]... chức năng đáng tin cậy nhất để đánh giá mức độ tổn thương của bệnh glôcôm 4 2 .5 Các phương pháp điều trị glôcôm góc mở 5 2 .5. 1 Điều trị glôcôm góc mở bằng thuốc hạ nhãn áp .5 Theo cơ chế tác dụng các thuốc hạ NA điều trị glôcôm chia làm 2 nhóm 5 2 .5. 2 Điều trị glôcôm góc mở bằng laser 5 2 .5. 3 Điều trị glôcôm góc mở bằng phẫu thuật 5 III ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7 3.1... hiện ở bệnh viện, mà bệnh nhân khi đã có bệnh mới đi khám và điều trị Trong khi đó theo WHO có đến 1/3-1/2 số bệnh nhân bị glôcôm góc mở không được chẩn đoán và theo dõi do không có biểu hiện bệnh 5. 2 Kết quả điều trị glôcôm góc mở và các yếu tố liên quan đến tiến triển của bệnh sau điều trị 5. 2.1 Kết quả điều trị • Sự thay đổi về thị lực 21 Nhận thấy tỷ lệ thị lực ổn định trong nhóm điều trị nội khoa. .. điều trị glôcôm góc mở Chúng tôi đánh giá kết quả hiệu quả điều trị glôcôm trên 2 65 bệnh nhân (tổng số mắt nghiên cứu là 447 mắt) 4.3.1 Kết quả điều trị • Sự thay đổi về thị lực Bảng 4.7 Sự thay đổi thị lực của các nhóm điều trị Các nhóm điều trị Thị lực Tăng lên ổn định Giảm xuống Tổng Nội khoa Ngoại khoa Tổng 4 (3 ,5% ) 80 (70.8%) 29 ( 25, 7%) 113 8 (2,4%) 182 (54 ,5% ) 144 (43,1%) 334 12 (2,7%) 262 (58 ,6%)... tục, trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm đi khám đều là 17,6% Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,01 V BÀN LUẬN 5. 1 Đặc điểm dịch tễ học lâm sáng của bệnh glôcôm góc mở 5. 1.1 Đặc điểm dịch tễ học • Tỷ lệ glôcôm góc mở của từng năm Tổng số bệnh nhân nghiên cứu trong đề tài là 474 bệnh nhân trong 5 năm (2004-2008) Chúng tôi nhận thấy tỷ lệ glôcôm góc mở trong tổng số glôcôm chung điều trị tại khoa glôcôm. .. chữa bệnh còn nhiều hạn chế.Việc phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm trong cộng đồng lầ điều rất cần thiết để phòng tránh mù loà do bệnh glôcôm gây nên 6.2 Kết quả điều trị điều trị glôcôm góc mở Kết quả điều trị của các phương pháp nội khoa và ngoại khoa là không giống nhau Điều trị nội khoa là phương pháp an toàn, hiệu quả (tỷ lệ ổn định bệnh đạt 60,2%), nên chỉ định cho những trường hợp glôcôm. .. và theo dõi bệnh nhân glôcôm tại địa phương là việc làm rất cần thiết để góp phần làm giảm tỷ lệ mù loà do bệnh glôcôm VI KẾT LUẬN 6.1 Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của bệnh nhân glôcôm góc mở Tỷ lệ bệnh nhân glôcôm góc mở được phát hiện và điều trị tại khoa Glôcôm Bệnh viện Mắt TW tăng dần trong 5 năm 2004- 2009 Đa số bệnh nhân ở độ tuổi trẻ < 40 (39,6%) Không có sự khác biệt về giới Tình trạng lạm... trong số nhóm điều trị nội khoa là 70,8%, lớn hơn tỷ lệ này trong nhóm điều trị ngoại khoa ( 54 ,5% ) , sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p . hợp đánh giá chung nên việc điều trị glôcôm góc mở nhìn chung vẫn chưa có sự thống nhất. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu Đánh giá tình hình điều trị glôcôm góc mở tại khoa Glôcôm – Bệnh viện. viện Mắt Trung ương trong 5 năm, từ 2004-2008 với 2 mục tiêu: 1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của bệnh nhân glôcôm góc mở điều trị tại khoa Glôcôm trong 5 năm (từ 2004-2008) . 2. Đánh. nhân glôcôm góc mở • Tỷ lệ glôcôm góc mở của từng năm 7 Bảng 4.1. Tỷ lệ bệnh glôcôm qua từng năm Số lượng và tỷ lệ glôcôm góc mở so với tổng số bệnh nhân glôcôm tăng dần qua từng năm từ 5, 4%

Ngày đăng: 11/11/2014, 22:30

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của bệnh nhân glôcôm góc mở điều trị tại khoa Glôcôm trong 5 năm (từ 2004-2008).

  • 2. Đánh giá kết quả của các phương pháp điều trị glôcôm góc mở

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan