1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử dụng hệ thống câu hỏi “tích hợp” trong giảng văn THCS

15 633 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 218 KB

Nội dung

Đề tà i : Sử dụng hệ thống câu hỏi “Tích hợp” trong giảng văn THCS  A-ĐẶT VẤN ĐỀ Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề đã dược đề cập bàn luận và thực hiện trong nhiều năm qua ,đặc biệt trong bốn năm gần đây ,với việc thực hiện giảng dạy theo chương trình sách giáo khoa mới thì đổi mới phương pháp dạy học càng được thúc đẩy và phát huy một cách có hiệu quả. Phát huy tính tích cực trong học tập được xem như một nguyên tắc dạy học đảm bảo chất lượng và hiệu quả, chuyển từ lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy lấy học sinh làm trung tâm là một xu hướng tất yếu có tính lịch sử. Với các môn học nói chung và môn ngữ văn nói riêng đổi mới dạy học đã trở thành vấn đề cấp thiết và điểm mấu chốt của ngữ văn tập chung trong hai chữ “Tích” : tích hợp và tích cực. Có “tích cực” mới phát huy tốt tính chất tích hợp, qua tích hợp học sinh càng tích cực hơn. Trong cả ba phân môn của ngữ văn: Văn- Tiếng Việt – Tập làm văn. Tích hợp không phải là vấn đề khó, nhưng cũng không hề đơn giản. Nếu người thầy giáo không thực sự chú ý đến hệ thống câu hỏi tích hợp và hệ thống câu hỏi lại đặc biệt cần thiết với phần giảng văn. Bởi cái cốt lõi để người giáo viên có thể hướng dẫn, cùng học sinh tìm hiểu văn bản, cảm nhận được văn bản một phần chủ yếu là thông qua hệ thống câu hỏi. Để hệ thống câu hỏi phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh lại cần có tính tích hợp. Vấn đề nghe có vẻ rắc rối nhưng cũng thật dễ hiểu khi bắt tay vào việc. Nếu trong giờ giảng văn người thầy chú ý tích hợp thì học sinh sẽ chú ý đến mọi mặt của vấn đề hơn, các em phát huy mạnh mẽ hơn nữa tư duy của mình. Khi học văn còn phải liên hệ với Tiếng việt, với Tập làm văn, không chỉ có thế còn phải liên hệ chính phần giảng văn trong toàn bộ chương trình đã học với nhau mà rộng hơn là liên hệ giữa văn với kiến thức của các môn học khác như : Sinh, Sử, Địa, GDCD,Ngoại ngữ và tất nhiên để có thể Trang1 Đề tà i : Sử dụng hệ thống câu hỏi “Tích hợp” trong giảng văn THCS  trả lời tốt những câu hỏi tích hợp của thầy, học sinh không thể không “động não”, không thể không nghiên cứu kỹ càng khi soạn bài, luôn chú ý tới mối quan hệ giữa bài học này với bài học kia, môn học này với môn học khác. Nhờ vậy cũng hình thành cho các em khả năng tư duy tích hợp trong tình huống, trong cuộc sống hàng ngày. Thấy rõ tầm quan trọng của hệ thống câu hỏi “Tích hợp” trong giảng dạy ngữ văn, ngay từ đầu năm học được phân công giảng dạy ngữ văn 9, bản thân tôi đã chú đến hệ thống câu hỏi “Tích hợp” ở cả 3 phần: Văn – Tiếng việt – Tập làm văn, đặc biệt chú ý đến hệ thống câu hỏi tích hợp ở phần giảng văn. B- NỘI DUNG THỰC HIỆN Sử dụng hệ thống câu hỏi “Tích hợp” trong giảng văn THCS (Môn ngữ văn 9) C- ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN Tập trung áp dụng thực hiện ở đối tượng học sinh khối 9 trường THCS An Hoà. Đối tượng ở đây là học sinh đại trà (lớp 9C) trong quá trình giảng dạy tôi luôn xác định mỗi bài giảng phải đảm bảo cho học sinh có đầy đủ kiến thức cơ bản cần thiết, cấp bách cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục trong thời kỳ đổi mới theo chủ đề năm học (tiếp tục: ổn định- phát triển –hội nhập) D- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. ĐIỀU TRA CƠ BẢN Học sinh khối 9 trường THCS An Hoà cũng như học sinh khối 9 cả nước là khoá học được tiếp tục áp dụng học tập theo chương trình sách giáo khoa mới. Chính vì lẽ đó đây là khoá học sinh được chú ý nhất, được rèn luyện “bài bản” về phương pháp học tập mới. Thực tế qua ba năm học trước các em đã quen với cách học “Tích hợp” nhưng nếu đến lớp 9 người thầy giáo không chú ý thì cũng không thể tiếp tục rèn luyện ở các em những gì đã tích luỹ được ở ba lớp dưới. Ngay từ đầu năm học để áp dụng tốt hệ thông câu hỏi “Tích hợp” tôi đã phân ra các đối tượng học sinh: Giỏi – Khá - Trung bình – Yếu ở lớp 9C nhằm mục đích áp dụng câu hỏi từ dễ đến khó cho phù hợp cụ thể với các dạng câu hỏi. 1. Dành cho học sinh yếu Trang2 Đề tà i : Sử dụng hệ thống câu hỏi “Tích hợp” trong giảng văn THCS  2. Dành cho học sinh trung bình. 3. Dành cho học sinh khá - giỏi. Sau khi điều tra áp dụng câu hỏi trong những bài học đầu năm số liệu cụ thể được thống kê. - Học sinh trả lời câu hỏi 3 em đạt: 7 % - Học sinh trả lời đúng một phần câu hỏi : 25 em đạt 61 % - Học sinh trả lời chưa chính xác câu hỏi : 13 em đạt 32 % Từ điều tra thực tế tôi nhận thấy thuận lợi thì ít, khó khăn thì nhiều. *Về thuận lợi: - Ban giám hiệu trường rất quan tâm tới lực lượng và chất lượng giáo dục. - Phía phụ huynh học sinh cũng đã tạo điều kiện về thời gian cho con học bài ở nhà - Bản thân tôi đã dạy một năm lớp 9 theo chương trình mới nên ít nhiều tôi cũng rút ra được kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy. *Về khó khăn : -Đồ dùng trực quan đối với bộ môn văn là rất ít, thậm chí là không có. - Về phía phụ huynh mặc dù đã tạo điều kiện về thời gian cho con học xong vẫn chưa cao. - Về phía học sinh :+Kiến thức cơ bản còn mơ hồ (có nắm được kiến thức xong chưa rõ) +Đối với lớp 9C thành phần học sinh cá biệt nhiều, mải chơi hơn học, trong lớp không ghi bài, gây rối làm ảnh hưởng tới giờ học. Về nhà không học và làm bài tập. Xác định được mục tiêu của mỗi giờ học văn với hệ thống câu hỏi “tích hợp” sao cho tất cả mọi đối tượng đều có thể tiếp thu được. Tôi đã xây dựng kế hoạch cụ thể như sau. II. KẾ HOẠCH CỤ THỂ. 1/ Đề ra mục tiêu chính. *Sau khi áp dụng hệ thống câu hỏi học sinh rèn luyện cho mình tư duy “Tích hợp”, khả năng liên hệ giữa ba phân môn Văn- Tiếng việt-Tập làm văn. Liên hệ giữa Ngữ văn với các môn học khác (tích hợp ngang). Nắm chắc rõ toàn bộ phần Văn-Tiếng việt- Tập làm văn đã học từ lớp 6 đến lớp 9 (tích hợp dọc) *Đối với hệ thống câu hỏi “Tích hợp” tôi luôn chú ý cho mọi đối tượng : Giỏi-Khá-Trung bình-Yếu-Kém và luôn đặt ra câu hỏi cho mỗi tiết dạy văn Tích hợp cái gì? Tích hợp như thế nào để học Trang3 Đề tà i : Sử dụng hệ thống câu hỏi “Tích hợp” trong giảng văn THCS  sinh nắm được bài, thuộc ngay tại lớp làm được điều đó với lớp tôi ( đối tượng đại trà - lớp 9C) quả thật không phải là dễ. 2/ Quá trình và thời gian thực hiện. *Áp dụng hệ thống câu hỏi tích hợp trong tất cả các bài giảng văn trong ngữ văn từ đầu năm đến hết năm học. - Giai đoạn 1: Từ đầu năm đến hết học kỳ I → rút ra kinh nghiệm và phương pháp thực hiện ở giai đoạn 2. - Giai đoạn 2:Từ đầu học kỳ II → cuối học kỳ II → rút ra kinh nghiệm cả thời gian dài thực hiện. III.HÌNH THỨC THỰC HIỆN. 1/ Xác định nội dung kiến thức bài học với phần giảng văn thường đi theo các bước: Bước 1: Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới. Bước 2: Đọc tìm hiểu bố cục, chú thích. Bước 3: Đọc tìm hiểu văn bản. Bước 4: Tổng kết. Bước 5: Hướng dẫn về nhà. Ở các bước, các phần đều có thể áp dụng và áp dụng tốt hệ thống câu hỏi tích hợp. 2/ Áp dụng hệ thống câu hỏi với từng phần trong mỗi bài cụ thể. 2.1- Ở phần kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới. a) Tích hợp ngang. Kiểm tra kiến thức ở bài cũ của phần văn bản có kết hợp với Tiếng việt, Tập làm văn trong toàn bộ chương trình. -Ví dụ: Hãy tìm các hình ảnh trong bài thơ “Viếng lăng Bác” và phân tích tác dụng những hình ảnh đó . ⇒ Ở câu hỏi này học sinh vận dụng kiến thức về “ẩn dụ”trong Tiếng việt để trả lời . b)Tích hợp dọc . -Ví dụ 1:Kết hợp kiểm tra bài cũ với giới thiệu bài mới trả lời nhanh các câu hỏi ? 1/Một bài thơ nổi tiếng của bà Huyện Thanh Quan mà em đã học ở lớp 8? 2/Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu thơ sau ? “Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ………… ” Trang4 Đề tà i : Sử dụng hệ thống câu hỏi “Tích hợp” trong giảng văn THCS  (Ngữ văn 8) 3/ Một tên gọi khác của truyện Kiều ? 4/ Thuý Kiều có sắc đẹp như thế nào ? 5/ Nguyễn Đình Chiểu còn có tên gọi khác là? 6/ Người lợi dụng đêm tối đẩy Lục Vân Tiên xuống sông là ? 7/ Một bài thơ nổi tiếng của Phạm Tiến Duật viết về người lính Trường Sơn là ai? Q U A Đ E O N G A N G Ô N G Đ Ô G I A Đ O A N T R Ư Ơ N G T Â N T H A N H N G H I Ê N G N Ư Ơ C N G H I Ê N G T H A N H Đ Ô C H I Ê U T R I N H H Â M T I Ê U Đ Ô I X E K H Ô N G K I N H Mỗi đáp án của câu hỏi tương ứng với hàng ngang ,tìm ra đáp án của 7 câu hỏi trên ta tìm ra hàng dọc có tên ĐỒNG CHÍ trên cơ sở đó giáo viên dẫn vào bài mới luôn Từ sau cách mạng tháng tám năm 1945 trong Văn học hiện đại Việt Nam xuất hiện một đề tài mới đó là tình “ Đồng chí, đồng đội”của người chiến sĩ cách mạng, anh bộ đội Cụ Hồ. Là một nhà thơ đầu tiên đóng góp thành công vào đề tài này bằng một bài thơ đặc sắc mang tên “Đồng chí”- đó là Chính Hữu. Và đây cũng chính là mục tiêu mà tiết học này muốn giới thiệu đến các em. *Ví dụ 2: Kết hợp kiểm tra bài cũ với giới thiệu bài mới ở bài “Mây và Sóng” của nhà thơ Tagor. *Tổ chức trò chơi ô chữ. CÂU HỎI: 1/ Văn bản của Et.Môn-Đô-Ami-xi viết dưới dạng một bức thư của người cha gửi cho con, nhắc nhở về thái độ đối với mẹ. (Ngữ văn 7) 2/ Ba tiếng đầu trong tên một bài thơ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm được nhạc sĩ- Huyền Dân phổ nhạc. Trang5 Đề tà i : Sử dụng hệ thống câu hỏi “Tích hợp” trong giảng văn THCS  (Ngữ văn9). 3/ Tên đoạn trích trong tác phẩm “Thời thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng . (Ngữ văn9) 4/ Văn bản viết như lời mẹ ru với những hình ảnh đẹp trong ca dao của nhà thơ Chế Lan Viên (Ngữ văn 9) 5/ Văn bản nhật dụng của tác giả Lí Lan viết về cảm xúc của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con (Ngữ văn 8) M E T Ô I K H U C H A T R U T R O N G L O N G M E C O N C O C Ô N G T R Ư Ơ N G M Ơ R A Giới thiệu bài mới qua câu hỏi . ? Điểm chung của các văn bản trên là gì? ⇒ Đều viết về người mẹ, tình cảm mẹ con Với ô chữ TAGOR – một tác giả Ấn Độ nổi tiếng với bài thơ nói về tình cảm mẹ con- bài thơ “Mây và Sóng” tiết học hôm nay cô sẽ cùng các em đi tìm hiểu. 2.2- Ở phần đọc tìm hiểu chú thích, bố cục. Đây là phần dễ dàng nhất cho tích hợp ngang, liên hệ kiến thức Văn-Tiếng việt-Tập làm văn thông qua các dạng câu hỏi ?H 1 - Xác định giọng văn bản. ?H 2 - Xác định thể loại văn bản của văn bản, xác định ngôi kể, thứ tự kể (Tích hợp Tập làm văn) ?H 3 - Giải thích từ khó (Tích hợp Tiếng việt) - Câu hỏi về tác giả và những tác phẩm có liên quan (Tích hợp ngang, dọc) -Tóm tắt văn bản (Tích hợp Tập làm văn) 2.3- Phần đọc tìm hiểu văn bản. Trang6 Đề tà i : Sử dụng hệ thống câu hỏi “Tích hợp” trong giảng văn THCS  Trong phần này có thể áp dụng, sử dụng hệ thống câu hỏi tích hợp tương đối hiệu quả khi khai thác văn bản, tích hợp ngang với 3 phân môn văn, các tác phẩm trong chương trình hoặc tích hợp mở rộng với các văn bản khác, tích hợp chỗ……. Một số ví dụ cụ thể mà bản thân tôi đã và đang thực hiện *Ví dụ 1: Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu 1/ Cơ sở hình thành tình đồng chí đồng đội. STT Câu hỏi Hướng trả lời Hướng tích hợp H 1 H 2 H 3 H 4 H 5 H 6 H 7 Mở đầu tác giả đã giới thiệu quê hương của các anh như thế nào? Em có nhận xét gì về cách giới thiệu này? Chỉ ra nghệ thuật trong 2 câu thơ này? Nhận xét về cấu trúc của hai câu thơ . Với nghệ thuật và cấu trúc đó gợi cho em điều gì? Vì sao họ ở các miền xa lạ lại trở nên thân thiết với nhau? Nghệ thuật được tác giả sử dụng trong câu “súng bên súng… → Giới thiệu quê hương gắn với những hình ảnh của một miền quê nghèo. -Nước mặn, đồng chua, đất sỏi, đá Cách giới thiệu như một lời trò chuyện tâm tình giữa hai người lính -Song hành, đối xứng → Hình ảnh hai người lấy xa lạ, xong họ lại có cùng nguồn gốc xuất thân, đồng cảnh, đồng cảm họ tâm sự với nhau về cái nghèo của quê hương-cái nghèo đó có từ trong lòng đất, làn nước. → Cùng chung mục đích, lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc. Điệp từ –súng, đầu → Mang tính chất hàm xúc -Tích hợp Tiếng việt -Tích hợp Tập làm văn -Tích hợp Tiếng việt. -Tích hợp Tập làm văn -Tích hợp Tiếng việt Trang7 Đề tà i : Sử dụng hệ thống câu hỏi “Tích hợp” trong giảng văn THCS  H 8 H 9 H 10 đầu…đầu”? Giá trị của biện pháp nghệ thuật ấy. Cơ sở tạo nên tình đồng chí, đồng đội. (GV chốt-chuyển) Nhận xét về câu thơ giữa bài “Đồng chí” (GV chốt-chuyển) hiện tượng. → Sự gắn bó, gần gũi, chia sẻ khó khăn trong chiến đấu Họ cùng mục đích, cùng lí tưởng -Đồng cảnh, đồng cảm, cùng chung mục đích lí tưởng đấu tranh vì độc lập hoà bình dân tộc -Với cấu trúc xong hành đối xứng mượn tục ngữ, thành ngữ, lời thơ mộc mạc, giản dị…… Họ cùng hoàn cảnh xuất thân đồng cảnh, đồng cảm, họ hiểu nhau, họ có cùng mục đích, một lí tưởng sống, lí tưởng đấu tranh cho hoà bình, độc lập tự do. → Đây chính là cơ sở tạo nên tính tri âm, tri kỷ tình đồng chí đồng đội sau này…. -Một câu đặc biệt → kết quả của những ý trên. -Đúng đây là một câu đặc biệt chỉ có hai tiếng như khép lại tình cảm của tình đồng chí, đồng đội. Nó như dồn nén chất chứa, bật ra thật thân thiết thiêng liêng như tiếng gọi đồng đội là cao trào của mọi -Tích hợp TLV -Tích hợp TV -Tích hợp TLV -Tích hợp TLV -Tích hợp chờ Trang8 Đề tà i : Sử dụng hệ thống câu hỏi “Tích hợp” trong giảng văn THCS  cảm xúc mở ra những gì chứa đựng ở câu sau *Ví dụ2: Ví dụ cụ thể khi tìm hiểu văn bản “Mùa xuân nho nhỏ”trong phần tìm hiểu văn bản 1/Hình ảnh mùa xuân thiên nhiên ; STT Câu hỏi Hướng trả lời Hướng tích hợp 1 2 3 Tác giả đã phác hoạ hình ảnh thiên nhiên Mùa xuân như thế nào ? -Cấu tạo ngữ pháp trong 2 câu đầu có gì đặc biệt ?Có tác dụng gì khi xây dựng cấu tạo đặc biệt đó ? Ngoài ra ở những câu tiếp theo, tác giả sử dụng kiểu câu -Tả cảnh thiên nhiên mùa xuân với những hình ảnh quen thuộc, dòng sông xanh ,bông hoa tím biếc ,tiếng chim chiền chiện … -Đảo vị ngữ trong hai câu đầu ; “Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc” Động từ “mọc”làm vị ngữ đặt trước bộ phận chủ ngữ ,ở đầu khổ thơ ,đầu đoạn thơ là một dụng ý nghệ thuật của tác giả. Nó không chỉ tạo cho người đọc ấn tượng đột ngột bất ngờ, mới lạ, mà còn làm cho hình ảnh sự vật trở nên sống đông như đang diễn trước mắt. Tưởng như bông hoa tím biếc kia đang từ từ, lồ lộ mọc lên, vươn lên, xoè nở trên mặt nước xanh sông xuân. -Kiểu câu cảm “Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời” -Tích hợp ngang (phần Tiếng việt) Tích hợp Trang9 Đề tà i : Sử dụng hệ thống câu hỏi “Tích hợp” trong giảng văn THCS  4 5 6 gì? Thể hiện cảm xúc gì? (GV bình chuyển) Thử phỏng đoán trong hai câu thơ tiếp theo “giọt long lanh” là giọtgì? Hãy xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ? Nói rõ điều gì? Tiếng chim chiền chiện hót ríu ra trong bầu trời xuân, càng làm cho không khí trở nên vui tươi, rộn ràng, ấm áp và náo nức. → Thể hiện cảm xúc say sưa trước cảnh vật mùa xuân thiên nhiên của tác giả… -Không rõ là giọt gì. Giọt sương sớm, giọt mưa xuân, giọt long lanh hay là giọt nước trong suốt phản ánh bình minh… -Nếu liên hệ với hai câu trên thì có thể là giọt sương long lanh của tiếng chim chiền chiện đang hót vang trời…Hay rộng hơn là giọt cảm xúc của nhà thơ trước thiên nhiên tươi đẹp, trong sáng… - Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác tiếng chim thông thường được cảm nhận bằng thính giác , giọt sương có thể cảm nhận bằng thính giác, giọt cảm xúc bằng cảm giác …nhưng lại được cảm nhận bằng xúc giác… nhưng lại được cảm nhạn bằng xúc giác “đưa tay hướng về” → Cảm hứng say sưa đến bất tận của con người trước mùa xuân, sử dụng mọi giác ngang (phần Tiếng Việt) Tích hợp ngang (phần Tiếng Việt) Trang10 [...]... tác dụng lớn trong học tập môn Ngữ văn, giúp học sinh củng cố, ôn luyện, mở rộng, liên Trang14 Đề tài: Sử dụng hệ thống câu hỏi “Tích hợp” trong giảng văn THCS  hệ kiến thức tốt Thông qua việc trả lời câu hỏi tích hợp, học sinh có điều kiện rèn kuyện tư duy, rèn luyện bản thân tốt hơn V BÀI HỌC KINH NGHIỆM Đưa hệ thống câu hỏi tích hợp vào bài giảng văn là cần thiế Điều này đã được... nào… Trang11 Đề tài: Sử dụng hệ thống câu hỏi “Tích hợp” trong giảng văn THCS  Thông qua hệ thống câu hỏi tích hợp, giáo viên đã cùng học sinh cảm nhận được bức tranh mùa xuân thiên nhiên của bài thơ, đảm bảo đặc trưng của một văn bản nghệ thuật qua những biểu hiện nghệ thuật để thể hiện nội dung của văn bản, hơn nữa còn góp phần mở rộng cho học sinh những kiến thức văn học có liên quan... áp dụng hệ thống câu hỏi tích hợp trong giờ giảng văn trong cả năm học, kết quả cụ thể như sau: -Trả lời tốt câu hỏi: 38 em (học sinh khá -giỏi)-chiếm 61,2% -Trả lời chưa đầy đủ: 18em (học sinh Trung bình-khá)-chiếm 29% -Chưa trả lời đúng câu hỏi : 6 em (học sinh trung bình)chiếm 9,8% Đó là kết quả chưa thực sự cao nhưng bản thân tôí tự nhận thấy với việc áp dụng hệ thống câu hỏi này có tác dụng lớn trong. ..Đề tài: Sử dụng hệ thống câu hỏi “Tích hợp” trong giảng văn THCS  quan để thâu tóm, để đón nhận mùa xuân 7 Em có liên hệ với bức tranh mùa xuân thiên nhiên nào trong quá trình tìm hiểu các văn bản đã học? → GV thêm bình -Mùa xuân trong “Truyện Kiều”-đoạn trích “Cảnh ngày xuân”: “Cỏ non xanh rợn chân trời Cành Lê trắng điểm một vài bông hoa” → Cảnh đẹp kiêu sa, trong sáng với... đọc văn bản này * Chuẩn bị bài sau: “Con Cò”: 1/ Tìm hiểu về tác giả Chế Lan Viên ( Tìm trong sách văn học lớp 12, cuốn Thi nhân Việt Nam hoặc các báo, tạp chí…) Sưu tầm ít nhất một bài thơ của Chế Lan Viên 2/ Tìm những bài thơ, ca dao có hình ảnh Con Cò Suy nghĩ xem “Con Cò” đó ẩn dụ cho ai…? 3/ Trả lời các câu hỏi theo đề bài: Trang13 Đề tài: Sử dụng hệ thống câu hỏi “Tích hợp” trong giảng văn THCS. .. câu chuyện riêng, Trăng” em cảm bài thơ cất lên lời tự nhắc Tích hợp nhận được điều gì? nhở thấm thía về thái độ, tình ngang cảm đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa với đất nước… 3 Trang12 Đề tài: Sử dụng hệ thống câu hỏi “Tích hợp” trong giảng văn THCS  4 -Ánh Trăng nằm trong mạch cảm xúc “Uống nước nhớ nguồn” gợi lên đạo lí sống thuỷ chung đã trở thành truyền thống. .. hình ảnh Con Cò trong lời ru tuổi ấu thơ, tìm hiểu kĩ ý nghĩa 4 câu thơ đầu, nhận xét cách vận dụng sáng tạo ca dao vào bài thơ của tác giả.Tìm hiểu Con Cò trong đoạn đầu bài thơ mang ý nghĩa biểu tượng gì? 3.Rút kinh nghiệm sau quá trình thực hiện Sau khi áp dụng hệ thống câu hỏi tích hợp, tôi tự rút kinh nghiệm về hệ thống câu hỏi đã phù hợp với đối tượng học sinh trực tiếp giảng dạy Học sinh... Học sinh trả lời tương đối tốt hệ thống câu hỏi Giáo viên đưa ra theo mức độ cần thiết Ở một số bài sau, sau khi nhận thấy kết quả áp dụng hệ thống câu hỏi chưa phù hợp, tôi đã ghi chép lại phần rít kinh nghiệm ở bài soạn hoặc sổ ghi chép, tích luỹ tư liệu nhằm hoàn hiện trong những tiết học sau Nhờ đó , hiệu quả bài giảng sâu đậm hơn, học sinh áp dụng tốt kiến thức, liên hệ tốt với cả tích hợp ngang... mời các đồng nghiệp trong tổ dự giờ, góp ý về cách áp dụng hệ thống câu hỏi tích hợp trong giờ giảng văn thông qua các đợt thao giảng: *Đợt 1: Đầu năm (tháng 9), tiếp theo là đợt chào mừng ngày 20/11 rút kinh nghiệm ở học kỳ I *Đợt 2: Thao giảng mùa xuân vào tháng 2, rút kinh nghiệm, hoàn thiện hơn trong tiết dự giờ vào đợt thi đua kỷ niệm ngày 8/3 và ngày 26/3 Rút kinh nghiệm trong cả năm học IV.KẾT... thuyết và thực tiễn Là người trực tiếp giảng dạy, bản thân tôi đã tự rút ra được một số kinh nghiệm: -Người thầy giáo không ngừng tích luỹ, trau dồi kiến thức không chỉ của một bộ môn giảng văn, mà cả ở lĩnh vực kiến thức đời sống khác Trên đây là một kinh nghiệm thực tế mà tôi đã áp dụng đối với lớp tôi đang giảng dạy Tôi thấy việc giảng dạy theo hệ thống câu hỏi tích hợp tạo được niềm tin cho các . hiểu văn bản. Trang6 Đề tà i : Sử dụng hệ thống câu hỏi “Tích hợp” trong giảng văn THCS  Trong phần này có thể áp dụng, sử dụng hệ thống câu hỏi tích hợp tương đối hiệu quả khi khai thác văn. Tiếng việt – Tập làm văn, đặc biệt chú ý đến hệ thống câu hỏi tích hợp ở phần giảng văn. B- NỘI DUNG THỰC HIỆN Sử dụng hệ thống câu hỏi “Tích hợp” trong giảng văn THCS (Môn ngữ văn 9) C- ĐỐI TƯỢNG. áp dụng hệ thống câu hỏi này có tác dụng lớn trong học tập môn Ngữ văn, giúp học sinh củng cố, ôn luyện, mở rộng, liên Trang14 Đề tà i : Sử dụng hệ thống câu hỏi “Tích hợp” trong giảng văn THCS

Ngày đăng: 11/11/2014, 19:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w