MỤC LỤC NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN i CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT iii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ v MỤC LỤC vii LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 3 ĐẶC ĐIỂM TRUYỀN SÓNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ KỸ THUẬT TRONG MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG TẾ BÀO 3 1.1. Khái quát chung 3 1.1.1. Tổn hao đường truyền 3 1.1.2. Phađinh 5 1.1.3. Hiệu ứng Doppler 6 1.1.4. Trải trễ 6 1.2. Một số vấn đề kỹ thuật trong thông tin di động tế bào. 7 1.2.1. Tái sử dụng tần số 7 1.2.2. Chuyển giao 8 1.2.3. Điều khiển công suất 9 1.3. Kết luận 10 CHƯƠNG 2 12 TỔNG QUAN VỀ ANTEN THÔNG MINH 12 2.1. Mở đầu 12 2.2. Hệ thống anten thông minh 12 2.2.1. Khái niệm 12 2.2.2. Nguyên lý hoạt động của anten thông minh 13 2.2.3. Cấu trúc sắp xếp của các phần tử giàn anten 14 2.2.4. Các tham số giàn anten 16 2.2.5. Mô tả định dạng không gian giàn tuyến tính 18 2.2.6. Phân loại anten thông minh 19 2.2.6.1. Anten chuyển búp 19 2.2.6.2. Anten giàn thích nghi 21 2.2.7. Dạng tín hiệu trong anten giàn thích nghi 22 2.2.8. Định dạng búp sóng thích nghi 25 2.3. Ưu điểm của anten thông minh trong thông tin di động 29 2.3.1. Cải thiện chất lượng tín hiệu 29 2.3.2. Giảm trải trễ và pha đinh đa đường 30 2.3.3. Giảm nhiễu đồng kênh 31 2.3.4. Tăng dung lượng hệ thống 31 2.3.5. Giảm chuyển giao 32 2.3.6. Tăng bán kính phủ sóng 32 2.3.7. Giảm công suất phát 33 2.4. Hạn chế của anten thông minh 34 2.4.1. Sự phức tạp của thiết bị thu phát 34 2.4.2. Kích thước vật lý của anten thích nghi 34 2.5. Kết luận 35 CHƯƠNG 3 36 NGHIÊN CỨU CÁC THUẬT TOÁN ĐIỀU KHIỂN THÍCH NGHI TRONG ANTEN THÍCH NGHI 36 3.1. Tiêu chuẩn thực hiện tối ưu. 36 3.1.1. Maximum Signal to Interference plus Nosie Ratio (MSINR) 36 3.1.2. Minimum Mean Square Error (MMSE) 40 3.1.3. Maximum likehood (ML) 42 3.1.4. Minimum Variance (MV) 44 3.2. Các thuật toán điều khiển thích nghi 46 3.2.1. Least Mean Square (LMS) 48 3.2.2. Sample Matrix Inversion (SMI) 50 3.2.3. Recursive Least Squares (RLS) 51 3.3. Kết luận 53 CHƯƠNG 4 55 MÔ PHỎNG CÁC THUẬT TOÁN THÍCH NGHI 55 4.1. Thuật toán LMS 56 4.1.1. SNR thay đổi 56 4.1.2. Kích thước bước hội tụ thay đổi 61 4.1.3. Số phần tử anten M=8 63 4.1.4. So sánh BER của giàn khi M=4 và M=8 65 4.2. Thuật toán RLS 66 4.2.1. SNR thay đổi 66 4.2.2. Hệ số lãng quên (gama) thay đổi 71 4.2.3. Số phần tử anten M=8 72 4.2.4. So sánh BER của giàn khi M=4 và M=8 75 3.4. Kết luận 76 TỔNG KẾT 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 PHỤ LỤC 79
HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ NGUYỄN HỮU TRÍ KHÓA 2 HỆ ĐÀO TẠO KỸ SƯ DÂN SỰ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH ĐIỆN - ĐIỆN TỬ MÃ SỐ: 20.00 NGHIÊN CỨU CÁC THUẬT TOÁN ĐIỀU KHIỂN TRONG ANTEN THÍCH NGHI Cán bộ hướng dẫn: TRUNG TÁ, TS. TRẦN XUÂN NAM NĂM 2008 CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT AAA Adaptive Array Antenna Anten giàn thích nghi AOA Angle Of Arrival Góc tới AWGN Additive White Gaussian Noise Tạp âm Gauss cộng trắng BER Bit Error Rate Tỉ lệ lỗi bít BPSK Binary Phase Shift Keying Khóa dịch pha nhị phân BS Base Station Trạm gốc BTS Base Transceiver Station Trạm thu phát gốc CCI Co-Channel Interference Nhiễu đồng kênh CDMA Code Division Multiple Access Đa truy nhập phân chia theo mã DMSI Direct Sample Matrix Inversion Nghịch đảo ma trận mẫu trực tiếp DOA Direction Of Arrival Hướng tới DoF Degree of Freedom Bậc tự do DSP Digital Signal Processing Xử lý tín hiệu số ECF Extended area Coverage Factor Hệ số vùngphủ FDMA Frequency Division Multiple Access Đa truy nhập phân chia theo tần số ISI InterSymbol Interference Nhiễu xuyên dấu LMS Least Mean Squares Trung bình bình phương nhỏ nhất ML Maximum Likelihood Hợp lẽ cực đại MMSE Minimum Mean Square Error Sai số trung bình bình phương cực tiểu MS Mobile Station Trạm di động MSE Mean Square Error Sai số trung bình bình phương MSINR Maximum Signal-to-Interference plus Noise ratio Cực đại tỉ số tín trên nhiễu cộng tạp âm MV Minimum Variance Phương sai cực tiểu MVDR Minimum Variance Distortionless Response Đáp ứng không méo phương sai cực tiểu REF Range Extension Factor Hệ số mở rộng vùng phủ iii RF Radio frequency Tấn số vô tuyến RLS Recursive Least Squares Bình phương tối thiểu đệ quy SBA Switched Beam Antenna Anten chuyển mạch búp sóng SDMA Space Division Multiple Access Đa truy nhập phân chia theo không gian SMI Sample Matrix Inversion Nghịch đảo ma trận mẫu SINR Signal to Interference plus Noise Ratio Tỉ số tín hiệu trên nhiễu cộng âm cộng với nhiễu SNR Signal-to-Nosie Ratio Tỉ số tín trên tạp SNR Signal to Noise Ratio Tỉ số tín hiệu trên nhiễu TDLs Tapped Delayed Lines Đường dây trễ TDMA Time Division Multiple Access Đa truy nhập phân chia theo thời gian UC Unit Control Đơn vị điều khiển DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 2.1. Mở đầu 12 2.2. Hệ thống anten thông minh 12 2.2.1. Khái niệm 12 2.2.2. Nguyên lý hoạt động của anten thông minh 13 2.2.3. Cấu trúc sắp xếp của các phần tử giàn anten 14 2.2.4. Các tham số giàn anten 16 2.2.5. Mô tả định dạng không gian giàn tuyến tính 18 2.3. Ưu điểm của anten thông minh trong thông tin di động 29 iv 2.3.2. Giảm trải trễ và pha đinh đa đường 30 2.3.3. Giảm nhiễu đồng kênh 31 2.3.5. Giảm chuyển giao 32 2.3.7. Giảm công suất phát 33 2.5. Kết luận 35 3.1.2. Minimum Mean Square Error (MMSE) 40 MỤC LỤC 2.1. Mở đầu 12 2.2. Hệ thống anten thông minh 12 2.2.1. Khái niệm 12 2.2.2. Nguyên lý hoạt động của anten thông minh 13 2.2.3. Cấu trúc sắp xếp của các phần tử giàn anten 14 2.2.4. Các tham số giàn anten 16 2.2.5. Mô tả định dạng không gian giàn tuyến tính 18 2.3. Ưu điểm của anten thông minh trong thông tin di động 29 2.3.2. Giảm trải trễ và pha đinh đa đường 30 2.3.3. Giảm nhiễu đồng kênh 31 2.3.5. Giảm chuyển giao 32 2.3.7. Giảm công suất phát 33 2.5. Kết luận 35 3.1.2. Minimum Mean Square Error (MMSE) 40 v LỜI NÓI ĐẦU Xã hội càng phát triển, nhu cầu về thông tin của con người trong càng trở nên cấp thiết, đòi hỏi nâng cao dịch vụ cả về chất lượng và số lượng. Các nhà khai thác muốn cung cấp dịch vụ thông tin cho càng nhiều người sử dụng càng tốt trong giới hạn đầu tư về công nghệ. Còn mỗi người sử dụng đều mong muốn chất lượng dịch vụ tốt hơn, giá thành rẻ hơn, sử dụng dịch vụ thuận tiện hơn, nhiều loại dịch vụ hơn nữa, đặc biệt là các dịch vụ đa phương tiện. Trong đó nhu cầu về thông tin di động cũng rất to lớn trong thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thông tin di động theo hướng đa dạng, tiên tiến nhằm đáp ứng các đòi hỏi ngày càng cao của người sử dụng . Tuy nhiên muốn làm được điều này, chắc chắn phải dựa trên các kỹ thuật và công nghệ luôn được đổi mới. Với lý do đó, luôn có những động lực mạnh mẽ thúc đẩy các công nghệ tiên tiến liên tục ra đời, phát triển và hoàn thiện nhằm hỗ trợ hệ thống thông tin di động tăng cường các khả năng dịch vụ của mình. Đồng thời nó cũng đặt ra các yêu cầu tìm hiểu, ứng dụng các công nghệ mới vào hệ thống thông tin di động sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia. Để cải thiện các chỉ tiêu của hệ thống, nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ của hệ thống thông tin di động, hiện nay có một công nghệ mới đã và đang được nghiên cứu, thử nghiệm và triển khai áp dụng vào thực tế, đó là công nghệ anten thích nghi. Công nghệ anten thích nghi hay anten thông minh trong thông tin di động đã thu hút được sự quan tâm to lớn trong những năm gần đây. Nguyên nhân cơ bản để anten thích nghi ra đời đó là khả năng tăng dung lượng trong 1 hệ thống thông tin di động, tăng bán kính phủ sóng do anten thích nghi có tính định hướng cao, làm giảm công suất phát yêu cầu của trạm gốc, giảm nhiễu đồng kênh, cải thiện chất lượng tín hiệu. Xuất phát từ những ưu điểm nổi bật và khả năng triển khai thực tế của công nghệ anten thích nghi trong các hệ thống thông tin di động hiện nay nên em đã chọn đề tài: “Nghiêu cứu các thuật toán điều khiển trong anten thích nghi” Nội dung đồ án bao gồm 4 chương: Chương 1: Đặc điểm truyền sóng và một số vấn đề kỹ thuật trong mạng thông tin di động tế bào. Chương 2: Tổng quan về anten thông minh. Chương 3: Nghiên cứu các thuật toán điều khiển thích nghi. Chương 4: Mô phỏng các thuật toán điều khiển thích nghi Em xin cảm ơn thầy giáo Trần Xuân Nam - giáo viên hướng dẫn trực tiếp cùng các thầy cô giáo trong khoa Vô tuyến điện tử - Học viện Kỹ Thuật Quân Sự đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành đồ án này. Em xin chân thành cảm ơn. Hà nội, tháng 4 năm 2008 Sinh viên Nguyễn Hữu Trí 2 CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM TRUYỀN SÓNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ KỸ THUẬT TRONG MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG TẾ BÀO 1.1. Khái quát chung Việc truyền sóng trong thông tin di động (TTDĐ) sử dụng giao diện vô tuyến với môi trường truyền dẫn tự do nên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng truyền tin, bởi lẽ luôn phải chịu những ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài như: thời tiết, khí hậu, địa hình, các nguồn nhiễu trong tự nhiên, hay các thiết bị vô tuyến khác, suy hao lớn,… do đó tín hiệu thu được ở máy thu bị thay đổi so với tín hiệu đã phát đi cả về tần số, biên độ, pha và độ trễ. Các thay đổi này mang tính ngẫu nhiên và rất phức tạp. Ở đây chúng ta xét một số đặc điểm nổi bật gây ra như: tổn hao đường truyền, pha-đinh, hiệu ứng Doppler và trải trễ. 1.1.1. Tổn hao đường truyền Tổn hao đường truyền là lượng suy giảm mức tín hiệu thu so với mức phát, là yếu tố quyết định đến phạm vi phủ sóng của 1 trạm gốc (BS: Base station). Theo lý thuyết truyền sóng, công suất sóng điện từ tại điểm thu r P được xác định bởi biểu thức: 2 2 ( ) 4 t t r r PG G P d d l λ π = (1.1) trong đó: r P , t P là công suất thu và phát. r G , t G là tăng ích anten thu và phát λ là bước sóng (m) d : khoảng cách bên phát và bên thu (m) 3 l: tổn hao của phần cứng hệ thống. Công thức (1.1) cho thấy: trong không gian tự do, công suất tín hiệu trên một đơn vị diện tích của mặt cầu sóng P t giảm dần theo bình phương khoảng cách giữa anten thu và anten phát nên mức điện thu trung bình của tín hiệu thu giảm dần theo bình phương khoảng cách từ máy phát tới máy thu. Trong TTDĐ ở môi trường khí quyển gần mặt đất, sóng điện từ bị môi trường hấp thụ, bị che chắn bởi địa hình, vật cản do đó tổn hao đường truyền có thể lớn hơn rất nhiều so với tổn hao truyền trong không gian tự do. Tổn hao đường truyền phụ thuộc vào tần số bức xạ, địa hình, độ cao anten, loại anten, tính chất môi trường, tốc độ di động của các vật cản… Trong thông tin vô tuyến tế bào, tổn hao đường truyền được xác định theo công thức: 2 0 0 ( ) ( ) r r d P d P d d = ÷ (1.2) trong đó 0 d là khoảng cách từ anten thu tới anten phát sao cho công suất thu được tại điểm thu bằng công suất độ nhạy máy thu, d là khoảng cách từ anten thu tới anten phát. Luật mũ n thường dùng cho tổn hao đường truyền trên cự ly xa và luật mũ 4 (n = 4) thường dùng trong tổn hao đường truyền trong các vùng đô thị nói chung. Mặc dù tổn hao đường truyền hạn chế kích thước tế bào và cự li liên lạc nhưng người ta có thể lợi dụng tính chất của tổn hao đường truyền để phân chia các tế bào và cho phép tái sử dụng tần số hiệu quả làm tăng hiệu quả sử dụng tần số. Thực tế để khắc phục suy hao đường truyền, các máy phát ở trạm thu phát gốc (BTS: Base Transceiver Station) và trạm di động (MS: Mobile Station) luôn thực hiện điều chỉnh công suất phát để máy thu luôn nhận được công suất tín hiệu cần thiết khi MS di chuyển. Việc điều chỉnh công suất được giải thích như sau: theo công thức (1.2) công suất tín hiệu thu tỷ lệ nghịch với khoảng cách thu phát, do đó để đảm bảo công suất thu không đổi khi MS ra 4 xa BTS (khoảng cách thu phát tăng), phải tăng công suất tín hiệu phát và ngược lại. Khi đó nhiễu lẫn nhau giữa các kênh cùng tần số giảm và suy hao đường truyền cũng được bù trừ. 1.1.2. Pha-đinh Trong hệ thống thông tin vô tuyến nói chung và hệ thống TTDĐ nói riêng pha đinh cũng là một trong những nguyên nhân gây suy giảm chất lượng tín hiệu. Tín hiệu truyền từ máy phát đến máy thu sẽ bị phản xạ, khúc xạ, tán xạ tại những trướng ngại vật trên đường truyền (như nhà cửa, cây cối, đồi núi, xe cộ…) làm cho tín hiệu từ máy phát đến máy thu thông qua nhiều đường (path) và tín hiệu đến máy thu là tổng hợp của tất cả các đường có biên độ, pha và độ trễ khác nhau nên có thể kết hợp với nhau theo cách có lợi hoặc không có lợi một cách ngẫu nhiên. Pha-đinh phẳng là hiện tượng mức tín hiệu thu được suy hao như nhau trong suốt cả dải băng tần của kênh. Pha-đinh chọn lọc theo tần số là hiện tượng mức tín hiệu thu được suy hao đáng kể trong băng tần của tín hiệu. Pha-đinh nhanh là hiện tượng mức tín hiệu thu tức thời thay đổi rất nhanh làm giảm chất lượng tín hiệu. Thực tế trong hầu hết các môi trường mỗi tia sóng thu được tại máy di động đều chịu những thay đổi về pha, độ trễ, biên độ cũng như lượng dịch tần Doppler do các tia sóng trong quá trình truyền bị khúc xạ, phản xạ, tán xạ bởi vật cản. Khi đó ở đầu thu xảy ra hiện tượng tín hiệu thu được tại trạm di động thu bị thăng giáng so với bên phát gọi là pha-đinh đa đường (multipath fading). Khi pha-đinh xảy ra mạnh tỷ số tín trên tạp giảm xuống rất thấp. Để việc truyền dẫn không bị gián đoạn do pha-đinh thì cần phải có lượng dự trữ pha-đinh, nghĩa là giá trị trung bình của cường độ tín hiệu phải lớn hơn độ nhạy máy thu một lượng bằng lượng pha- đinh thăng giáng mạnh nhất. Khi đó tín hiệu sau khi bị pha-đinh vẫn có cường độ đạt mức yêu cầu. 5 1.1.3. Hiệu ứng Doppler Hiệu ứng Doppler là sự thay đổi tần số của tín hiệu thu được so với tín hiệu đã phát đi, gây bởi chuyển động tương đối giữa máy phát và máy thu trong quá trình truyền sóng. Tần số tín hiệu thu bị dịch đi một lượng là: cos c D i f v f c α = (1.3) trong đó v là vận tốc của máy thu di chuyển so với máy phát. i a là góc tới của tia sóng thứ i so với hướng chuyển động của máy thu. Tại máy thu, tần số của tín hiệu nhận được theo tia sóng thứ i sẽ là: c d f f f= + (1.4) Tổng hợp tác động của mọi tia sóng tới máy thu theo mọi góc khác nhau trong trường hợp tín hiệu phát là một sóng mang đơn không điều chế dẫn đến tín hiệu nhận được tại máy thu là một tín hiệu trải rộng về tần số. Hiệu ứng Doppler có thể làm cho chất lượng liên lạc suy giảm trầm trọng. Hiệu ứng Doppler xảy ra mạnh nhất khi máy thu di động theo phương của tia sóng tới, điển hình là máy thu được đặt trên các xe di chuyển trên các xa lộ còn các anten trạm phát được bố trí dọc theo xa lộ. 1.1.4. Trải trễ Trong thông tin di động số, việc truyền dẫn tín hiệu theo nhiều tia sóng khác nhau trong môi trường di động sẽ gây ra hiện tượng trải trễ. Do trên đường truyền luôn có vật cản, tín hiệu truyền đi sẽ bị phản xạ, khúc xạ, tán xạ thành nhiều tia, đầu thu sẽ thu được nhiều tia sóng tương ứng có nhiều xung khác nhau và kết thúc trước khi tín hiệu tiếp theo được phát đi. Hiện tượng các xung (tương ứng với các tia sóng) trải rộng ra ở phía thu gọi là trải trễ. Trải trễ lớn sẽ gây chờm lên nhau giữa các symbol trước và sau và gây nên nhiễu xuyên ký tự (ISI: InterSymbol Interference). Việc truyền số liệu với tốc độ thấp sẽ dễ giải quyết trải trễ hơn khi tốc độ truyền cao, tỷ lệ lỗi bít (BER: 6 [...]... chọn thuật toán Một giàn anten thích nghi có cấu trúc cơ bản được đưa ra trong Hình 2.6 Các phần tử của giàn anten thích nghi có thể được sắp xếp theo các cấu trúc hình học khác nhau 2.2.7 Dạng tín hiệu trong anten giàn thích nghi Xét một giàn anten thích nghi đơn giản là một giàn cách đều tuyến tính gồm có M phần tử Các phần tử cách đều nhau một khoảng là d Ta giả định rằng mặt phẳng sóng tới giàn anten. .. nghi 21 Trong hai loại anten thông minh nêu ở trên, anten chuyển búp có ưu điểm là đơn giản, nhưng tính linh hoạt không cao Chính vì vậy ngày nay người ta tập trung vào nghi n cứu hệ thống anten giàn thích nghi Một giàn thích nghi (AAA: Adaptive Array Antenna) là một hệ thống bao gồm một giàn các phần tử anten và một bộ xử lý thích nghi thời gian thực cho phép điều khiển búp sóng tự động thông qua các. .. của anten Nó dùng các thuật toán phức tạp để điều khiển anten Thông thường UC là một bộ xử lý tín hiệu số (DSP: Digital Signal Processing) điều chỉnh các tham số của anten dựa vào nhiều đầu vào, để tối ưu đường truyền thông tin Như vậy anten thông minh tốt hơn nhiều so với anten thông thường nhưng đồng thời nó cũng phức tạp hơn rất nhiều 2.2.2 Nguyên lý hoạt động của anten thông minh Cho đến nay các anten. .. khả năng tích hợp anten thông minh, các thuê bao vẫn phát và nhận năng lượng một cách đẳng hướng Nhưng đã có những nghi n cứu mới đây để anten thông minh đã được đưa vào sử dụng tại máy cầm tay 2.2.3 Cấu trúc sắp xếp của các phần tử giàn anten Vị trí của các phần tử anten luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra chất lượng của đồ thị bức xạ Một đồ thị bức xạ mong muốn trong anten thông minh... bức xạ của anten trên tổng công suất đầu vào anten Búp sóng nhiễu xạ: Khi khoảng cách giữa các phần tử giàn anten d > λ 2 xuất hiện các búp sóng nhiễu xạ trong mẫu bức xạ Hiện tượng lấy mẫu không gian dẫn đến sự không rõ ràng trong hướng của các tín hiệu đến, điều này có nghĩa là xuất hiện những bản sao của búp sóng chính trong những hướng không mong muốn Do đó khoảng cách giữa các phần tử trong giàn... minh là một trong những thành tựu quan trọng trong công nghệ anten với nhiều ưu điểm đã cải thiện đáng kể chất lượng, dung lượng mạng thông tin di động Trong chương 2, đồ án sẽ chỉ ra những nội dung cơ bản nhất của anten thông minh như khái niệm, nguyên lý hoạt động, cấu trúc sắp xếp các phần tử giàn anten và các tham số của giàn, tìm hiểu giàn anten thích nghi và việc định dạng búp sóng thích nghi Từ... bằng cách cộng thêm những địa chỉ thông minh cần thiết trong mạng sau khi đã tính toán kỹ càng Hình 2.5 mô tả một hệ thống SBA đơn giản bao gồm một mạng tạo búp sóng (Beamforming MxM network), các chuyển mạch RF và logic điều khiển để lựa chọn búp sóng cho trước 20 Hình 2.5: Hệ thống SBA dùng một mạng tạoM búp sóng từ M phần tử anten 2.2.6.2 Anten giàn thích nghi Hình 2:6: Cấu trúc giàn anten thích nghi. .. pha-đinh, hiệu ứng Doppler, trải trễ và một số vấn đề kỹ thuật cơ bản trong mạng thông tin di động tế bào như: tái sử sụng tần số, chuyển giao, điều khiển công suất Các đặc điểm và vấn đề đó luôn là bài toán đặt ra cho các nhà kỹ thuật trong việc khai thác phát triển mạng Hơn thế nữa trong tương lai sự phát triển các mạng đi động là tất yếu khi đó bài toán dung lượng hệ thống đòi hỏi phải được tính đến... sao cho thích hợp với môi trường tín hiệu trong cell di động Thường thì thuật ngữ anten chỉ bao gồm chuyển đổi cấu trúc cơ học từ sóng điện từ tự do sang tín hiệu tần số vô tuyến truyền sóng trong môi trường cáp và ngược lại Với anten thông minh, thuật ngữ anten có ý nghĩa mở 12 rộng hơn: nó bao gồm một mạng phân chia hoặc kết hợp và một đơn vị điều khiển (UC: Unit Control) Đơn vị điều khiển thể... thống SB dễ dàng thay đổi đồ thị bức xạ bằng cách thay đổi vectơ trọng số nghĩa là thay đổi cách kết hợp các tín hiệu cao tần (RF: Radio frequency) thu được từ các phần tử anten khi thu hoặc thay đổi pha và biên độ các RF gửi đến các phần tử anten khi phát đi • Cấu tạo: SBA có cấu tạo khá đơn giản, được mô tả trong Hình 2.5 Hệ thống SB có cấu trúc giống với các anten thông thường, ngoài ra nó còn được . kỹ thuật trong mạng thông tin di động tế bào. Chương 2: Tổng quan về anten thông minh. Chương 3: Nghi n cứu các thuật toán điều khiển thích nghi. Chương 4: Mô phỏng các thuật toán điều khiển thích. khai thực tế của công nghệ anten thích nghi trong các hệ thống thông tin di động hiện nay nên em đã chọn đề tài: Nghi u cứu các thuật toán điều khiển trong anten thích nghi Nội dung đồ án bao. VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ NGUYỄN HỮU TRÍ KHÓA 2 HỆ ĐÀO TẠO KỸ SƯ DÂN SỰ ĐỒ ÁN TỐT NGHI P ĐẠI HỌC NGÀNH ĐIỆN - ĐIỆN TỬ MÃ SỐ: 20.00 NGHI N CỨU CÁC THUẬT TOÁN ĐIỀU KHIỂN TRONG ANTEN THÍCH NGHI Cán