Giảm công suất phát

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các THUẬT TOÁN điều KHIỂN TRONG ANTEN THÍCH NGHI (Trang 37 - 39)

Như đã trình bày ở trên, việc sử dụng giàn thích nghi có thể cho tăng ích giàn lớn, tăng ích này dẫn tới việc giảm công suất phát yêu cầu của trạm gốc. Nếu độ nhạy thu đòi hỏi như nhau thì công suất đáp ứng của trạm gốc dùng

giàn M phần tử được giảm bớt tới M−1 và do đó công suất đầu ra yêu cầu

giàn anten M phần tử thì tín hiệu thu ở trạm gốc tăng lên, do đó công suất

phát ở máy di động có thể giảm xuống M lần. Vì vậy mà tuổi thọ pin của

máy di động lâu hơn, đồng thời lại có thể giảm được kích thước của pin, cả hai yếu tố này sẽ là một ưu điểm quan trọng cho máy cầm tay.

2.4. Hạn chế của anten thông minh

Mặc dù lợi ích từ việc sử dụng anten thích nghi trong thông tin di động là rất lớn, nhưng đây là một công nghệ phức tạp nên việc thực hiện trên thực tế gặp không ít khó khăn. Sau đây là những vấn đề cơ bản đang cần được cải tiến, hoàn thiện để đưa công nghệ anten thích nghi áp dụng rộng rãi vào cuộc sống.

2.4.1. Sự phức tạp của thiết bị thu phát

Ta có thể nhận thấy ngay được là máy thu phát anten thích nghi phức tạp hơn rất nhiều so với máy thu phát trạm gốc truyền thống. Anten thích nghi sẽ cần một chuỗi các máy thu phát riêng rẽ cho mỗi phần tử anten và hiệu chỉnh thời gian thực một các chính xác cho từng thành phần trong chúng. Thêm vào đó, việc định dạng búp sóng anten yêu cầu phải có khả năng xử lý mạnh mẽ trên máy tính, đặc biệt khi giàn anten thích nghi được sử dụng. Điều này có nghĩa là phải có các bộ xử lý dữ liệu rất mạnh. Đây là nhu cầu ngày càng lớn đối với việc phát triển các thuật toán hiệu quả để bám tín hiệu và tối ưu hoá thời gian thực. Vì thế các trạm gốc anten thích nghi thường đắt hơn nhiều so với các trạm gốc thông thường.

2.4.2. Kích thước vật lý của anten thích nghi

Đối với anten thích nghi, để có được độ tăng ích chấp nhận được, cần thiết phải có một giàn anten với một số các phần tử nhất định. Giàn tiêu biểu thực tế có thể gồm có 6 - 10 phần tử, được đề nghị cho môi trường di động

out door. Khoảng cách cần thiết giữa các phần tử là 0.4 - 0.5 độ dài bước sóng, có nghĩa là một anten 8 phần tử sẽ xấp xỉ rộng 1.2 m ở 900 MHz và 60 cm ở 2 GHz. Mặc dù không quá lớn, kích thước này vẫn gây ra cả một vấn đề, từ việc triển khai anten thích nghi ở trạm gốc cho đến khả năng triển khai anten thích nghi ở thuê bao di động.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các THUẬT TOÁN điều KHIỂN TRONG ANTEN THÍCH NGHI (Trang 37 - 39)

w