1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

NGHIÊN cứu hệ THỐNG THÔNG TIN QUANG GHÉP bước SÓNG mật độ CAO DWDM

129 3,1K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 4,09 MB

Nội dung

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG GHÉP BƯỚC SÓNG MẬT ĐỘ CAO DWDM,NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG GHÉP BƯỚC SÓNG MẬT ĐỘ CAO DWDM,NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG GHÉP BƯỚC SÓNG MẬT ĐỘ CAO DWDM,NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG GHÉP BƯỚC SÓNG MẬT ĐỘ CAO DWDM

I. TỔNG QUAN DWDM 1.1. Khái niệm Ghép kênh theo bước sóng (WDM) là công nghệ ghép nhiều kênh có bước sóng khác nhau để truyền đi trên cùng một sợi quang. Các bộ ghép và tách kênh được sử dụng là các thiết bị quang thụ động. Ghép kênh theo bước sóng hoàn toàn trong suốt đối với dữ liệu được truyền. Vì thế, tốc độ và chuẩn dữ liệu của các kênh được ghép không cần phải giống nhau. Cấu trúc tổng quát của một tuyến WDM đơn hướng, n kênh như hình 1.1. Hình 1.1: Cấu trúc tổng quát của WDM và phổ của tín hiệu ghép Các luồng thông tin cần truyền được đưa tới khối phát của từng kênh. Các khối này làm nhiệm vụ phát đáp với bước sóng khác nhau. Đầu ra của các khối phát được đưa tới bộ ghép kênh theo bước sóng để ghép thành một luồng tổng được khuyếch đại và phát lên sợi quang. Trên đường truyền, có thể đặt các bộ khuyếch đại nhằm đảm bảo về công suất để tăng khoảng cách truyền. Tại đầu thu, tín hiệu này được khuyếch đại để tín hiệu đủ lớn và được đưa tới bộ tách kênh theo bước sóng để tách thành các kênh tương tự như đầu phát. Các kênh bước sóng riêng được đưa tới các khối phát tương ứng để chuyển từng kênh thành các luồng tín hiệu riêng tương ứng với phía phát. Hiện tại, có hai hệ thống ghép kênh theo bước sóng được biết là hệ thống ghép kênh theo bước sóng mật độ cao (DWDM – Dense Wavelength Division Mutiplexing) và hệ thống ghép kênh theo bước sóng thô (CWDM – Coarse Wavelength Division Mutiplexing). Bảng 1-1: Phân chia băng tần quang Băng Ý nghĩa Dải bước sóng (nm) Băng O Original – băng gốc 1260 đến 1360 Băng E Extended – băng mở rộng 1360 đến 1460 Băng S Short – băng ngắn 1460 đến 1530 Băng C Conventional – băng thông thường 1530 đến 1565 Băng L Long – băng dài 1565 đến 1625 Băng U Ultra-long – băng cực dài 1625 đến 1675 DWDM là một công nghệ ghép kênh theo bước sóng với số bước sóng lớn trong một băng tần hạn chế. Hệ thống ghép kênh DWDM hiện tại hoạt động ở băng C hoặc băng L (bảng 1-1), dung lượng 32 hoặc 40 kênh, khoảng kênh 0,4 nm và tốc độ tới 10G. Các bước sóng được chuẩn hóa theo khuyến nghị ITU-T G.692 (bảng 1-2). Hiện tại, hệ thống DWDM đã nghiên cứu thử nghiệm với dung lượng kênh được nâng đến 40G hoặc số lượng kênh được nâng đến 80. Bảng 1-2: Bước sóng chuẩn hóa DWDM theo khuyến nghị ITU-T G.692 TT Tần số trung tâm (THz) cho khoảng kênh 50 GHz Tần số trung tâm (THz) cho khoảng kênh 100 GHz hoặc hơn Bước sóng trung tâm (nm) 1 196.10 196.10 1528.77 2 196.05 – 1529.16 3 196.00 196.00 1529.55 4 195.95 – 1529.94 5 195.90 195.90 1530.33 6 195.85 – 1530.72 7 195.80 195.80 1531.12 8 195.75 – 1531.51 9 195.70 195.70 1531.90 10 195.65 – 1532.29 11 195.60 195.60 1532.68 12 195.55 – 1533.07 13 195.50 195.50 1533.47 14 195.45 – 1533.86 15 195.40 195.40 1534.25 16 195.35 – 1534.64 17 195.30 195.30 1535.04 18 195.25 – 1535.43 19 195.20 195.20 1535.82 20 195.15 – 1536.22 21 195.10 195.10 1536.61 22 195.05 – 1537.00 23 195.00 195.00 1537.40 24 194.95 – 1537.79 25 194.90 194.90 1538.19 26 194.85 – 1538.58 27 194.80 194.80 1538.98 28 194.75 – 1539.37 29 194.70 194.70 1539.77 30 194.65 – 1540.16 31 194.60 194.60 1540.56 32 194.55 – 1540.95 33 194.50 194.50 1541.35 34 194.45 – 1541.75 35 194.40 194.40 1542.14 36 194.35 – 1542.54 37 194.30 194.30 1542.94 38 194.25 – 1543.33 39 194.20 194.20 1543.73 40 194.15 – 1544.13 41 194.10 194.10 1544.53 Hệ thống CWDM được phát triển nhằm đáp ứng các ứng dụng dung lượng nhỏ để giảm chi phí đầu tư. CWDM là hệ thống ghép kênh bước sóng với mật độ kênh thấp, yêu cầu xử lý băng tần không cao. Số kênh của CWDM nhỏ hơn hoặc bằng 18 với khoảng kênh 20nm (tương đương khoảng 2,5 THz), dung lượng một kênh đến 10G, bước sóng theo khuyến nghị ITU-T G.694.2. Bước sóng của CWDM được phân bổ như hình 1.2. Hình 1.2: Bước sóng của CWDM 1.2. Động lực phát triển Sự tăng nhanh yêu cầu về dung lượng, khoảng cách và sự đa dạng về định dạng truyền tin làm cho các hệ thống ghép kênh theo thời gian (TDM) và việc tăng số lượng sợi quang không đáp ứng được. Trong khi, dung lượng của một sợi quang rất lớn thì các hệ thống truyền dẫn quang TDM, với một tín hiệu quang trên mỗi sợi quang, chỉ khai thách một phần nhỏ trong băng tần rộng lớn của sợi quang. Do đó, đã nảy sinh nhu cầu cần một hệ thống có khả năng tăng dung lượng truyền dẫn trên một sợi quang bằng cách tận dụng băng thông rộng của sợi, tăng khoảng cách truyền dẫn và đáp ứng đồng thời nhiều định dạng thông tin. Đây là động lực phát triển hệ thống ghép kênh theo bước sóng WDM. Hệ thống WDM cho phép tăng dung lượng truyền dẫn trên một sợi quang, mà không tăng tốc độ xung, bằng cách tận dụng băng thông rộng của sợi quang. Có thể ghép các luồng số liệu có tốc độ và định dạng khác nhau. Do đó, hệ thống đáp ứng được các yêu cầu kể trên. 1.3. Ứng dụng 1.3.1. Các kiểu mạng DWDM DWDM có hai kiểu ứng dụng: kiểu mạng mở và mạng tích hợp. Kiểu mạng DWDM mở hoạt động với mọi loại giao diện quang đầu cuối. Hệ thống này sử dụng công nghệ chuyển đổi bước sóng để chuyển đổi tín hiệu quang từ bước sóng của luồng tín hiệu cần truyền sang bước sóng quy chuẩn trong hệ thống. Các tín hiệu quang từ các thiết bị đầu cuối khác nhau sau khi được chuyển đổi thành các bước sóng khác nhau phù hợp hệ thống theo khuyến nghị ITU-T được đưa tới bộ ghép để ghép thành tín hiệu DWDM. Hình 1.3: Hệ thống DWDM mở Hệ thống DWDM tích hợp không sử dụng công nghệ chuyển đổi bước sóng. Hệ thống DWDM tích hợp được thiết kế để hoạt động cùng với một số mạng khác như SDH, Ethernet, Các giao diện quang từ thiết bị thuộc các mạng được tích hợp phải có bước sóng chuẩn hóa DWDM và được kết nối trực tiếp vào bộ tách ghép kênh của hệ thống DWDM. Hình 1.4: Hệ thống DWDM tích hợp Các kiểu mạng này được áp dụng tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể. Trong thực tế, có thể kết hợp cả hai kiểu ứng dụng này trong một hệ thống mạng. 1.3.2. Ứng dụng DWDM tại các lớp mạng - Mạng đường trục (back-bone) Các hệ thống DWDM khoảng cách xa (long-haul) được ứng dụng trong mạng đường trục để truyền tải thông tin với lưu lượng lớn giữa các vùng trong một quốc gia. Đặc điểm của các hệ thống này là dung lượng rất lớn và sử dụng các công nghệ sửa lỗi FEC, khuyếch đại Raman, định dạng xung CRZ cùng với các trạm lặp để tăng cường về khoảng cách. Hệ thống mạng đường trục được xây dựng dưới dạng hình vòng hoặc hình lưới để tăng khả năng bảo vệ lưu lượng. - Mạng nội vùng (Metropolitan) Sử dụng các hệ thống DWDM khoảng cách trung bình để kết nối giữa các điểm tập trung lưu lượng trong một vùng. Các mạng metro cũng được xây dựng dạng hình vòng hoặc hình lưới để tăng khả năng bảo vệ lưu lượng. 1.3.3. Ứng dụng tại Viettel Mạng DWDM được sử dụng tại đường trục Bắc Nam, đường trục quốc tế, các mạng liên tỉnh và nội hạt Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh. Hệ thống DWDM hiện đang được sử dụng là hệ thống tích hợp với hai loại giao diện cơ bản là SDH STM-N (N=16, 64) và GE (10G, 1G), phục vụ truyền tải lưu lượng từ mạng SDH và mạng IP của Viettel. Mạng trục Quốc gia với dung lượng 70G (sử dụng 7 bước sóng) sử dụng cáp trục 1C và 2B. Trong đó trên trục 1C có 20 node truyền dẫn sử dụng thiết bị của hãng ECI (V01 đến V20). Trục 2B có 24 node trạm (T01 đến T24) sử dụng thiết bị của hãng ZTE. Hai đường trục 1C và 2B tạo thành mạng hình chuỗi (chain) bảo vệ 1+1 cho dịch vụ Bắc – Nam. Mạng lõi của Hà Nội có 06 node mạng dung lượng 30G (sử dụng 03 bước sóng) với chức năng truyền tải lưu lượng cho các vòng ring SDH. Lưu lượng trên mạng lõi DWDM Hà Nội gồm có lưu lượng mạng nội thành, mạng ngoại thành và mạng khách hàng. Thiết bị sử dụng trên mạng là của hãng Hauwei. Mạng lõi Hồ Chí Minh có 06 node mạng, dung lượng 30G (sử dụng 03 bước sóng) với chức năng truyền tải lưu lượng cho các vòng ring SDH. Thiết bị sử dụng trên mạng là của hãng Huawei. Trong tương lai Viettel sẽ triển khai DWDM ở tất cả các mạng liên tỉnh. Mạng DWDM phía bắc ngoài chức năng truyền tải lưu lượng cho các tỉnh phía bắc còn đảm bảo cho lưu lượng đi quốc tế. Dung lượng mạng dự kiến là 100G (sử dụng 10 bước sóng). Mạng DWDM đường trục sử dụng 4 tuyến cáp (1B, 1C, 2B và 1D) với dung lượng dự kiến 100G. Mạng DWDM trong mạng lõi Hà Nội và Hồ Chí Minh. 1.4. Ưu điểm của DWDM Hệ thống DWDM có các ưu điểm sau: 1.4.1. Dung lượng cực lớn Băng thông truyền dẫn của sợi quang thông thường được sử dụng rất lớn. Nhưng, tỷ lệ sử dụng của các hệ thống đơn bước sóng vẫn rất thấp. Bằng cách sử dụng công nghệ DWDM, dung lượng truyền dẫn trên mỗi sợi quang được tăng lên rất nhiều lần mà không cần tăng tốc độ bit. 1.4.2. Trong suốt đối với tốc độ bit và khuôn dạng dữ liệu Các hệ thống DWDM được xây dựng trên cơ sở ghép và tách các tín hiệu quang theo bước sóng và việc ghép tách này độc lập với tốc độ truyền dẫn và phương thức điều chế. Vì thế, các hệ thống này trong suốt đối với tốc độ dữ liệu và khuôn dạng dữ liệu. Vì thế, có thể truyền các tín hiệu với các đặc điểm truyền dẫn khác hẳn nhau, có thể tổng hợp và tách các tín hiệu điện khác nhau bao gồm các tín hiệu số và các tín hiệu tương tự, các tín hiệu PDH và các tín hiệu SDH,.v.v. 1.4.3. Bảo vệ đầu tư tối đa trong quá trình nâng cấp hệ thống Trong quá trình mở rộng và phát triển mạng, có thể mở rộng dung lượng mà không cần xây dựng lại hệ thống cáp quang mà chỉ cần thay thế các bộ thu phát quang. Hơn nữa, việc tăng thêm dịch vụ mới và dung lượng mới được thực hiện đơn giản bằng cách tăng thêm bước sóng. 1.4.4. Khả năng linh hoạt, tiết kiệm và và độ tin cậy cao So với các mạng truyền thống sử dụng phương thức TDM điện, mạng DWDM có cấu trúc cực kỳ đơn giản và các lớp mạng được phân tách rõ ràng. Lớp thấp nhất của mạng là lớp toàn quang tính từ đầu vào bộ ghép tới đầu ra bộ tách kênh bước sóng bao gồm các bộ khuyếch đại, bù tán sắc và các thành phần ở trên đoạn đường truyền. Lớp này là được xây dựng cố định với từng mạng và có chi phí rất thấp. Lớp dịch vụ mức cao hơn bao gồm các bộ phát đáp quang. Các bộ phát đáp quang làm nhiệm vụ gom các dữ liệu cần truyền và phát đáp tại các bước sóng chuẩn hóa của hệ thống. Việc thay đổi dung lượng, thêm bớt dịch vụ được thực hiện bằng cách thay đổi hoặc thêm bớt các bộ phát đáp. Do đó, mạng DWDM đáp ứng tốt về khả năng linh hoạt và tiết kiệm chi phí. Do đặc điểm trong suốt với tín hiệu truyền nên độ tin cậy của mạng cao hơn hẳn so với các mạng TDM. 1.4.5. Tương thích với chuyển mạch quang hoàn toàn Theo dự đoán, có thể thực hiện được mạng chuyển mạch hoàn toàn quang trong tương lai, việc xử lý như xen/rẽ và kết nối của tất cả các dịch vụ viễn thông có thể được thực hiện bằng cách thay đổi và điều chỉnh các bước sóng tín hiệu quang. Vì vậy, DWDM là công nghệ cơ sở để thực hiện mạng hoàn toàn quang. Hơn nữa, các hệ thống DWDM có thể tương thích với các mạng hoàn toàn quang trong tương lai. Hoàn toàn có thể thực hiện mạng hoàn toàn quang trong suốt và có độ tin cậy cao trên cơ sở hệ thống DWDM hiện tại. Tài liệu tham khảo [1] A. Zarifkar (azarifkar@itrc.ac.ir), Components for DWDM Systems, Iran Telecommunication Research Center (ITRC) Optical Communications Group [2] DWDM primer, Fujitsu, 21/5/2004 [3] Đỗ Văn Việt Em, Kỹ thuật thông tin quang 2, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Hà Nội, 2007 [4] Fiber Types in Gigabit Optical Communications, Cisco, 04/2008 [5] OptiX OSN 6800 Product Description V100R003_01, Huawei Technology, [6] WDM Principle ISSUE1.1, Huawei Technology HỆ THỐNG DWDM – CHƯƠNG II: NGUYÊN LÝ HỆ THỐNG Tóm tắt Phần này đưa ra mô hình tổng quan, nguyên lý hoạt động và các tiêu chuẩn tham chiếu của một hệ thống DWDM. Một hệ thống DWDM bao gồm phần cứng là các thiết bị trên mạng và phần mềm để quản lý, giám sát và điều khiển các phần tử mạng. Mỗi phần tử DWDM bao gồm các subrack được lắp trên rack, mỗi subrack bao gồm các card điều khiển, card xử lý, card giao diện, card nguồn. 2.1. Mô hình hệ thống và nguyên lý hoạt động Mô hình tổng quát hệ thống DWDM được trình bày trong hình 2.1. Mô hình này biểu diễn một hệ thống DWDM mở, đơn hướng gồm đầu phát, trạm khuếch đại và bù tán sắc trung gian và đầu thu. Hệ thống ghép n kênh bước sóng, từ λ1 đến λn. Tại đầu phát, các luồng tín hiệu đầu vào được đưa đến các bộ phát đáp (OTU) khác nhau, từ OTU1 đến OTUn. Giao diện đầu vào OTU là các giao diện dịch vụ truyền dẫn như SDH, PDH, FE, GE, Nhiệm vụ của các bộ phát đáp là nhận và gom tín hiệu cần truyền từ đầu vào và phát lại trên các bước sóng chuẩn hóa của hệ thống DWDM, từ λ1 đến λn. Đầu ra từ các OTU được đưa đến bộ ghép kênh theo bước sóng OMU. OMU làm nhiệm vụ ghép các tín hiệu tại các bước sóng khác nhau thành một luồng tín hiệu ghép tổng DWDM. Tín hiệu ghép này được đưa đến bộ khuếch đại tăng cường (BA) để khuếch đại tới công xuất thích hợp để phát vào sợi quang. Trên đường truyền có đặt các bộ khuếch đại đường (LA) để đảm bảo về công suất. Ngoài ra, trên đường truyền cũng có đặt các sợi bù tán sắc (DCF) để hạn chế tán sắc. Bộ bù tán sắc thường được chèn vào giữa các tầng khuếch đại của một bộ khuếch đại hoặc chèn vào giữa hai bộ khuếch đại liên tiếp. Tại đầu thu, vì tín hiệu có công suất rất nhỏ nên được đưa vào bộ tiền khuếch đại (PA) để khuếch đại công suất với tạp âm rất thấp để đảm bảo chất lượng tín hiệu. Bộ bù tán sắc (DCF) được chèn vào giữa các tầng khuếch đại để bù tán sắc. Tín hiệu sau khi khuếch đại và bù tán sắc được đưa đến bộ tách kênh (ODU) để tách thành các kênh bước sóng đơn, từ λ1 đến λn. Tín hiệu bước sóng đơn được đưa đến các bộ phát đáp tương ứng để chuyển đến giao diện đầu ra của hệ thống (SDH, FE, GE, ). Trong hệ thống DWDM, hệ thống quản lý được truyền qua kênh giám sát quang (OSC). Kênh giám sát thường có tốc độ 2Mbit/s. Có hai kiểu OSC: OSC trong băng và OSC ngoài băng. Với kiểu OSC trong băng, kênh giám sát quang được ghép vào dữ liệu người dùng và được truyền cùng với tín hiệu người dùng. Kênh giám sát được ghép tách tại OTU. Với kiểu OSC ngoài băng, kênh giám sát quang được truyền bằng một kênh bước sóng độc lập với dữ liệu người dùng. Trong trường hợp này, kênh OSC có thể truyền bằng một bước sóng DWDM trên băng C hay băng L hoặc truyền bằng kênh bước sóng trong băng S. Kênh OSC có tốc độ thấp nên yêu cầu chất lượng truyền dẫn không cao, do đó, quỹ đường truyền rất lớn. Ngoài ra, OSC luôn kết cuối tại các trạm bất kỳ nên khoảng cách không lớn và vì thế, không cần phải khuếch đại và bù tán sắc. Do kênh OSC thường hoạt động trên băng S, yêu cầu chất lượng truyền không cao và cũng để đảm bảo thông suốt kênh quản lý trong cả trường hợp hỏng các thành phần thiết bị DWDM (MUX, DEMUX, bộ khuếch đại, ) nên kênh OSC được ghép vào tín hiệu tổng tại vị trí sau bộ khuếch đại và được tách ra tại vị trí trước bộ khuếch đại. Hệ thống DWDM trên hình 2.1 sử dụng chế độ OSC ngoài băng, kênh OSC hoạt động tại bước sóng λOSC trên băng S. Hình 2.1: Sơ đồ nguyên lý DWDM Một hay nhiều hệ thống quản lý phần tử EMS được kết nối với các thiết bị DWDM để tạo thành một mạng quản lý. Mạng quản lý thường là mạng IP và các thiết bị DWDM cũng như các EMS, NMS đóng vai trò là các node mạng. EMS kết nối trực tiếp đến một phần tử DWDM, thường bằng giao diện Fast Ethernet. Kênh truyền thông tin quản lý giữa các phần tử DWDM là kênh OSC. EMS quản lý các phần tử trực thuộc nó bao gồm: cấu hình, nhận cảnh báo và xem thông tin cấu hình. EMS xem các phần tử mạng là các đối tượng rời rạc. NMS quản lý toàn mạng và xem các phần tử mạng là các đối tượng nằm trong hệ thống liên kết. NMS quản lý mạng thông qua các EMS. [...]... chuẩn hóa theo hệ thống DWDM thành luồng tín hiệu ghép kênh theo bước sóng 3) Bộ tách kênh theo quang (ODU) Có chức năng ghép các tín hiệu tại các bước sóng đơn chuẩn hóa theo hệ thống DWDM từ luồng tín hiệu ghép kênh theo bước sóng 4) Bộ ghép kênh xen rẽ quang (OADM) Có chức năng xen/rẽ các tín hiệu tại các bước sóng đơn chuẩn hóa theo hệ thống DWDM vào/từ luồng tín hiệu ghép kênh theo bước sóng 5) Bộ...Các hệ thống DWDM tích hợp cũng hoạt động với nguyên lý này Tuy nhiên, với hệ thống DWDM tích hợp, các luồng tín hiệu từ mạng được tích hợp đã được chuẩn hóa về bước sóng DWDM, hệ thống không cần sử dụng OTU Trên thực tế, hệ thống DWDM được xây dựng là hệ thống hai hướng Mô hình tổng quát của hệ thống DWDM hai hướng được trình bày trên hình 2.2 Mỗi thiết bị OTM đều có một bộ ghép và tách kênh... của DWDM Như vậy, các dịch vụ ngoài giao tiếp với hệ thống DWDM bằng giao diện quang mở của hệ thống Với hệ thống DWDM tích hợp, các luồng số liệu cần truyền từ mạng kết hợp đã được chuẩn hóa bước sóng nên có thể kết nối trực tiếp với khối tách ghép kênh Vì thế các lớp dịch vụ ngoài giao tiếp trực tiếp với lớp DWDM Hệ thống DWDM tích hợp có chi phí thấp hơn do không phải sử dụng OTU Hệ thống DWDM. .. hiệu quang có bước sóng chuẩn hóa DWDM phù hợp với bộ ghép kênh bước sóng Theo hướng thu, tín hiệu quang bước sóng chuẩn hóa từ bộ tách kênh bước sóng quang được đưa đến khối thu tín hiệu quang giao diện network để khôi phục luồng thông tin ban đầu Luồng thông tin thu được tiếp tục được chuyển đến khối phát bước sóng không chuẩn hóa của giao diện client side để chuyển thành tín hiệu quang phù hợp với... (hệ thống 40 bước sóng) , 50 G (với hệ thống 80 bước sóng) , Trong bộ phát đáp song hướng không sửa lỗi FEC, chức năng các khối như sau: + Khối thu tín hiệu quang: có chức năng thu tín hiệu quang trên dải rộng + Khối phát tín hiệu quang: có chức năng phát tín hiệu quang, có hai loại khối phát tín hiệu quang là khối phát bước sóng chuẩn hóa và khối phát bước sóng không chuẩn hóa Khối phát tín hiệu quang. .. Hình 2.3: Giao tiếp giữa DWDM với các dịch vụ khác Các giao diện trực tiếp tới lớp DWDM là các giao diện quang tại bước sóng chuẩn hóa của hệ thống ghép kênh theo bước sóng DWDM Các giao diện từ các dịch vụ khác tới giao diện quang mở là các giao diện điện hoặc giao diện quang tại bước sóng không chuẩn hóa DWDM Khối giao diện quang mở có thể thực hiện một số chức năng bổ xung như ghép kênh miền điện, sửa... luồng thông tin ban đầu Luồng tin thu được tiếp tục được chuyển đến khối sửa lỗi và giám sát mào đầu để tính toán bit dư và chèn thêm mã hóa FEC vào luồng tín hiệu Luồng tín hiệu đầu ra được đưa đến khối phát bước sóng chuẩn hóa để chuyển hóa thành tín hiệu quang có bước sóng chuẩn hóa DWDM phù hợp với bộ ghép kênh bước sóng Theo hướng thu, tín hiệu quang bước sóng chuẩn hóa từ bộ tách kênh bước sóng quang. .. side, có chức năng phát tín hiệu quang tại bước sóng thích hợp với giao diện mạng ngoài và không theo chuẩn hóa của hệt thông DWDM Khối phát tín hiệu quang bước sóng chuẩn hóa là khối phát tại giao diện network side, có chức năng phát ra tín hiệu quang nằm trong bộ giá trị bước sóng chuẩn hóa DWDM theo khuyến nghị ITU-T G.692, G.694.1 để phù hợp với bộ ghép kênh theo bước sóng + Khối giám sát chất lượng... đại quang (OAU) Có chức năng khuếch đại công suất tín hiệu quang 6) Bộ điều khiển hệ thống và truyền thông Có chức năng điều khiển cấu hình toàn hệ thống, xử lý cảnh bảo hệ thống, giao tiếp với hệ thống quản lý 7) Khối giao tiếp kênh giám sát quang (OSC) Có chức năng giao tiếp kênh giám sát quang đảm bảo liên lạc từ thiết bị đến hệ thống quản lý 8) Khối bù tán sắc (DCM) Có chức năng bù tán sắc sợi quang. .. luồng thông tin cần truyền gọi là client side hay còn gọi là local side Hướng giao tiếp về phía mạng DWDM gọi là line side hay còn gọi là network side Hình 2.2: Hệ thống DWDM hai hướng Hình 2.3 biểu diễn các cách giao tiếp giữa hệ thống DWDM với các dịch vụ khác Với hệ thống DWDM mở, sử dụng các bộ phát đáp (OTU) để nhận, gom các luồng thông tin của các dịch vụ khác nhau để phát trên các bước sóng chuẩn . tại, có hai hệ thống ghép kênh theo bước sóng được biết là hệ thống ghép kênh theo bước sóng mật độ cao (DWDM – Dense Wavelength Division Mutiplexing) và hệ thống ghép kênh theo bước sóng thô (CWDM. hợp hệ thống theo khuyến nghị ITU-T được đưa tới bộ ghép để ghép thành tín hiệu DWDM. Hình 1.3: Hệ thống DWDM mở Hệ thống DWDM tích hợp không sử dụng công nghệ chuyển đổi bước sóng. Hệ thống DWDM tích. hóa DWDM. 2) Bộ ghép kênh theo quang (OMU) Có chức năng ghép các tín hiệu tại các bước sóng đơn chuẩn hóa theo hệ thống DWDM thành luồng tín hiệu ghép kênh theo bước sóng. 3) Bộ tách kênh theo quang

Ngày đăng: 30/10/2014, 20:54

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Sơ đồ nguyên lý DWDM - NGHIÊN cứu hệ THỐNG THÔNG TIN QUANG GHÉP bước SÓNG mật độ CAO DWDM
Hình 2.1 Sơ đồ nguyên lý DWDM (Trang 10)
Hình 2.2: Hệ thống DWDM hai hướng - NGHIÊN cứu hệ THỐNG THÔNG TIN QUANG GHÉP bước SÓNG mật độ CAO DWDM
Hình 2.2 Hệ thống DWDM hai hướng (Trang 11)
Hình 2.3: Giao tiếp giữa DWDM với các dịch vụ khác - NGHIÊN cứu hệ THỐNG THÔNG TIN QUANG GHÉP bước SÓNG mật độ CAO DWDM
Hình 2.3 Giao tiếp giữa DWDM với các dịch vụ khác (Trang 12)
Hình 2.9: Cấu trúc thiết bị ghép kênh xen/rẽ quang (OADM) - NGHIÊN cứu hệ THỐNG THÔNG TIN QUANG GHÉP bước SÓNG mật độ CAO DWDM
Hình 2.9 Cấu trúc thiết bị ghép kênh xen/rẽ quang (OADM) (Trang 24)
Hình 2.10: Cấu trúc thiết bị tái tạo (REG) - NGHIÊN cứu hệ THỐNG THÔNG TIN QUANG GHÉP bước SÓNG mật độ CAO DWDM
Hình 2.10 Cấu trúc thiết bị tái tạo (REG) (Trang 26)
Hình 3.1.1: Sơ đồ khối chức năng của OTU không có FEC - NGHIÊN cứu hệ THỐNG THÔNG TIN QUANG GHÉP bước SÓNG mật độ CAO DWDM
Hình 3.1.1 Sơ đồ khối chức năng của OTU không có FEC (Trang 31)
Hình 3.1.3 : Các quá trình hấp thụ và bức xạ photon - NGHIÊN cứu hệ THỐNG THÔNG TIN QUANG GHÉP bước SÓNG mật độ CAO DWDM
Hình 3.1.3 Các quá trình hấp thụ và bức xạ photon (Trang 35)
Hình 3.7 thể hiện mặt cắt của loại laser này. - NGHIÊN cứu hệ THỐNG THÔNG TIN QUANG GHÉP bước SÓNG mật độ CAO DWDM
Hình 3.7 thể hiện mặt cắt của loại laser này (Trang 38)
Hình 3.1.7: Mặt cắt dọc của laser DBR - NGHIÊN cứu hệ THỐNG THÔNG TIN QUANG GHÉP bước SÓNG mật độ CAO DWDM
Hình 3.1.7 Mặt cắt dọc của laser DBR (Trang 38)
Hình 3.1.11: Cấu trúc photodiode thác và điện trường trong - NGHIÊN cứu hệ THỐNG THÔNG TIN QUANG GHÉP bước SÓNG mật độ CAO DWDM
Hình 3.1.11 Cấu trúc photodiode thác và điện trường trong (Trang 42)
Hình 3.2.1: Sơ đồ khốichức năng của bộ ghép kênh quang - NGHIÊN cứu hệ THỐNG THÔNG TIN QUANG GHÉP bước SÓNG mật độ CAO DWDM
Hình 3.2.1 Sơ đồ khốichức năng của bộ ghép kênh quang (Trang 59)
Hình 3.2.3: AWG (trên) và hệ thống quang tương đương (dưới) - NGHIÊN cứu hệ THỐNG THÔNG TIN QUANG GHÉP bước SÓNG mật độ CAO DWDM
Hình 3.2.3 AWG (trên) và hệ thống quang tương đương (dưới) (Trang 61)
Hình 3.2.4: Sơ đồ nguyên lý film lọc - NGHIÊN cứu hệ THỐNG THÔNG TIN QUANG GHÉP bước SÓNG mật độ CAO DWDM
Hình 3.2.4 Sơ đồ nguyên lý film lọc (Trang 62)
Hình 3.2.5: Sơ đồ nguyênlý ODU sử dụng sợi quang cách tử - NGHIÊN cứu hệ THỐNG THÔNG TIN QUANG GHÉP bước SÓNG mật độ CAO DWDM
Hình 3.2.5 Sơ đồ nguyênlý ODU sử dụng sợi quang cách tử (Trang 63)
Hình 3.3.1: Sơ đồ khối chức năng của bộ tách kênh quang - NGHIÊN cứu hệ THỐNG THÔNG TIN QUANG GHÉP bước SÓNG mật độ CAO DWDM
Hình 3.3.1 Sơ đồ khối chức năng của bộ tách kênh quang (Trang 73)
Hình 3.4.1: Sơ đồ khối nguyên lý khối OADM Nguyên lý hoạt động - NGHIÊN cứu hệ THỐNG THÔNG TIN QUANG GHÉP bước SÓNG mật độ CAO DWDM
Hình 3.4.1 Sơ đồ khối nguyên lý khối OADM Nguyên lý hoạt động (Trang 78)
Hình 3.5.4: Cấu trúc của nút mạng hai hướng dựa trên PLC ROADM - NGHIÊN cứu hệ THỐNG THÔNG TIN QUANG GHÉP bước SÓNG mật độ CAO DWDM
Hình 3.5.4 Cấu trúc của nút mạng hai hướng dựa trên PLC ROADM (Trang 85)
Hình 3.5.3: Cấu trúc của phân hệ WB ROADM 2) Planar Lightwave Circuit ROADM - NGHIÊN cứu hệ THỐNG THÔNG TIN QUANG GHÉP bước SÓNG mật độ CAO DWDM
Hình 3.5.3 Cấu trúc của phân hệ WB ROADM 2) Planar Lightwave Circuit ROADM (Trang 85)
Hình 3.5.5: Cấu trúc một giải pháp PLC ROADM 3)Wavelength Selective Switch - NGHIÊN cứu hệ THỐNG THÔNG TIN QUANG GHÉP bước SÓNG mật độ CAO DWDM
Hình 3.5.5 Cấu trúc một giải pháp PLC ROADM 3)Wavelength Selective Switch (Trang 86)
Hỡnh 3.5.8:Sơ đồ chức năng của WSS 1ì9 n kờnh tại một nỳt xen tỏch vớimột cổng ra tổng và 8 cổng drop - NGHIÊN cứu hệ THỐNG THÔNG TIN QUANG GHÉP bước SÓNG mật độ CAO DWDM
nh 3.5.8:Sơ đồ chức năng của WSS 1ì9 n kờnh tại một nỳt xen tỏch vớimột cổng ra tổng và 8 cổng drop (Trang 87)
Hình 3.5.10: Cấu trúc phân hệ WXC cho nút mạng 8 hướng 40 bước sóngtrên một sợi quang - NGHIÊN cứu hệ THỐNG THÔNG TIN QUANG GHÉP bước SÓNG mật độ CAO DWDM
Hình 3.5.10 Cấu trúc phân hệ WXC cho nút mạng 8 hướng 40 bước sóngtrên một sợi quang (Trang 89)
Hình 3.6.3: Sơ đồ mức năng lượngcủa Er3+ - NGHIÊN cứu hệ THỐNG THÔNG TIN QUANG GHÉP bước SÓNG mật độ CAO DWDM
Hình 3.6.3 Sơ đồ mức năng lượngcủa Er3+ (Trang 97)
Hình 3.6.4: Sơ đồ hệ thốngkhuếch đại EDFA - NGHIÊN cứu hệ THỐNG THÔNG TIN QUANG GHÉP bước SÓNG mật độ CAO DWDM
Hình 3.6.4 Sơ đồ hệ thốngkhuếch đại EDFA (Trang 98)
Hình 3.7.2: Sơ đồ khối của card giám sát Nguyên lý hoạt động - NGHIÊN cứu hệ THỐNG THÔNG TIN QUANG GHÉP bước SÓNG mật độ CAO DWDM
Hình 3.7.2 Sơ đồ khối của card giám sát Nguyên lý hoạt động (Trang 102)
Hình 3.8.3: Đặc tuyến tán sắc khi sử dụng khốibù tán sắc bằng DCF - NGHIÊN cứu hệ THỐNG THÔNG TIN QUANG GHÉP bước SÓNG mật độ CAO DWDM
Hình 3.8.3 Đặc tuyến tán sắc khi sử dụng khốibù tán sắc bằng DCF (Trang 106)
Hình 3.8.6: Cấu trúc sợi tán sắc âm - NGHIÊN cứu hệ THỐNG THÔNG TIN QUANG GHÉP bước SÓNG mật độ CAO DWDM
Hình 3.8.6 Cấu trúc sợi tán sắc âm (Trang 109)
Hình 3.10.1: Mô hình hệ thống giám sát và điềukhiển DWDM Chức năng - NGHIÊN cứu hệ THỐNG THÔNG TIN QUANG GHÉP bước SÓNG mật độ CAO DWDM
Hình 3.10.1 Mô hình hệ thống giám sát và điềukhiển DWDM Chức năng (Trang 125)
Hình 3.10.4: Kiến trúc phần mềm giám sát mạng- NMS - NGHIÊN cứu hệ THỐNG THÔNG TIN QUANG GHÉP bước SÓNG mật độ CAO DWDM
Hình 3.10.4 Kiến trúc phần mềm giám sát mạng- NMS (Trang 128)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w