1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tiểu luận môn quy hoạch và tổ chức giao thông đô thị

26 2,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 388,7 KB

Nội dung

Khi các phương tiện giao thông đường bộ còn chưa phát triển, giao thông đường thủy đã đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triên đô thị.. Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát

Trang 1

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : PGS.TS NGUYỄN HUY THẬP

LỚP CAO HỌC : KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐÔ THỊ K21 – ĐỢT 2 HỌC VIÊN THỰC HIỆN : ĐOÀN THỊ NGỌC THẠCH

Trang 2

MỞ ĐẦU Tầm quan trọng của giao thông đô thị:

Nhìn vào lịch sử, giao thông gần như là nhân tố quyết định đối với sự hình thành và phát triển đô thị Khi các phương tiện giao thông đường bộ còn chưa phát triển, giao thông đường thủy đã đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triên đô thị Các thành phố cổ xưa đều nằm ở những vị trí giao thông đường thủy thuận lợi

Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển, nền công nghiệp phát triển, các phương tiện giao thông vận tải, nhất là vận tải đường bộ cũng được phát triển nhanh chóng cả về số lượng lẫn chất lượng Sự hình thành và phát triển của giao thông đô thị không tách rời với sự phát triển giao thông đường bộ

Mạng lưới giao thông đô thị có tác dụng nối liền tất cả các khu vực có chức năng khác nhau của đô thị thành một khối thống nhất Thực tế đã chứng minh rằng, không có hệ thống giao thông đô thị tốt, khó có thể thúc đẩy phát triên nhanh nền kinh tế, văn hóa, xã hội

Hệ thống đường đô thị có nhiệm vụ đảm bảo các điều kiện cho chất lượng cuộc sống của người dân đô thị như chiếu sang, thông gió, cảnh quan, vệ sinh… Đường đô thị còn là nơi bố trí các hệ thống hạ tầng thiết yếu khác như cấp nước, thoát nước, cấp điện, thông tin liên lạc

Như vậy giao thông đô thị đóng vai trò như là hệ thống huyết mạch trong việc quy hoạch và phát triển đô thị

Giao thông đô thị là điều kiện tiên quyết để phát triển đô thị Nó là thước

đo trình độ phát triển của mỗi quốc gia, của mỗi xã hội

Trang 3

Giao thông đô thị nắm giữ chức năng giao thông: liên hệ, vận chuyển, đi lại, troa đổi thông tin giữa các khu vực, vùng, miền, các đô thị với nhau Đồng thời, giao thông đo thị là ranh giới phân chia của các khu vực chức năng: khu công nghiệp, khu dân cư, khu hành chính…

Hệ thống giao thông đô thị ngoài nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa, hành khách trong đô thị, nó còn là một hành lang thông gió, tạo ra các dải cây xanh góp phần cải tạo vi khí hậu, hỗ trợ đắc lực cho các công trình kỹ thuật : công trình thoát nước, ga, nhiệt đồng thời góp phần tổ chức không gian kiến trúc hai bên đường Có thể nói giao thông đô thị đã đóng góp lớn vào vẻ đẹp của đô thị và cũng là động lực mạnh, thúc đẩy nền kinh tế đô thị phát triển

Chức năng của mạng lưới đường đô thị và công trình đường đô thị

Chức năng của mạng lưới đường đô thị:

▣ Chức năng giao thông: đây là chức năng chủ yếu của đường phố Trong các

đô thị hiện đại, đường phố là một công trình giao thông rất phức tạp, có nhiệm

vụ thỏa mãn tối đa các nhu cầu giao thông, cụ thể là:

- Đảm bảo liên hệ giao thông thuận tiện, nhanh chóng,với ddaonj đường ngắn nhất và an toàn cao

- Đảm bảo tổ chức các tuyên giao thông công cộng một các hợp lí

- Liên hệ tốt giữa các khu vực ở đô thị như khu dân dụng với khu công nghiệp, các khu nhà ở với khu trung tâm đô thị, nà ga, công viên,…

- Có khả năng phân bố lại các nguồn giao thông tại các đường phố trong trường hợp một số đoạn đường có sự cố hoặc đang sữa chữa

Trang 4

- Thỏa mãn những điều kiện phát triển giao thông của đô thị trong tương lai

▣ Chức năng kỹ thuật: Trong các đô thị hiện đại, đường phố là một công trình kỹ thuật hiện đại phức tạp, gồm các công trình ngầm và các công trình trên mặt đất

Các công trình ngầm gồm có các đường ống và đường dây (ống cấp nước, thoát nước bẩn, thoát nước mưa, ống cấp hơi đốt, dây điện thoại, điện tín,…) được đặt dưới vỉa hè, thảm cỏ và lòng đường xe chạy của đường phố Tập hợp các công trình ngầm kể trên gọi là mạng lưới ngầm đô thị Trên mặt đất có áo đường, cầu vượt, cây, dây điện thắp sáng và dây điện tín, các biển báo giao thông, các hình thức kiến trúc nhỏ

Khi thiết kế đường phố phải giải quyết một loạt các vấn đề hoàn thiện kỹ thuật là:

- Tổ chưc giao thông và đi bộ tại các đường phố và mối giao thông

- Bố trí các công trình ngầm

- Giải quyết san nền đường phố và các khu đất lân cận (gọi là quy hoạch mặt đứng hoặc quy hoạch sàn nền)

- Giải quyết việc chiếu sáng đường phố

- Bố trí cây xanh đường phố

- Tổ chức thoát nước mùa mưa cho đường phố và các khu đất lân cận

▣ Về mặt mỹ quan: Đường phố là một bộ phận của tổng thể kiến trúc toàn

đô thị, là một trong những yếu tố để tổ chức không gian đô thị Đường phố tạo ra khoảng không gian cần thiết để thu nhạn các công trình kiến trúc theo

Trang 5

ba chiều Yêu cầu mỹ quan đòi hỏi phải có sự cân đối giữa chiều rộng đường phố và chiều cao của tòa nhà ở hai bên đường, đòi hỏi phải bố cục hợp lý các bộ phận của đường phố, sự hòa hợp về hình thái, màu sắc cây trồng và các công trình khác với nhà cửa xung quanh

Quy hoạch đường phố là một lĩnh vực chuyên môn có nhiệm vụ thiết kế

và tổ chức đườgn phố và các bộ phận của chúng theo các nguyên tắc và phương pháp nhất định nhằm đảm bảo một cách toàn diện vai trò của đường phố trong đô thị Để giải quyết tốt mọi chức năng của đường phố, người thiết

kế và xây dựng nó cần hiểu biết cụ thể các vấn đề quy hoạch và các công trình của đường phố đồng thời phải nắm vững những vấn đề chung của công tác xây dựng đô thị

Trang 6

CHƯƠNG I: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ GIAO THÔNG ĐÔ THỊ 1.1 Khái niệm về giao thông đô thị

Giao thông đô thị là tập hợp các công trình, các phương tiện, các con đường đảm bảo sự liên hệ thuận lợi giữa các khu vực trong thành phố với nhau

và giữa thành phố với các khu vực bên ngoài

Hệ thống giao thông đô thị quyết định hình thái tổ chức không gian đô thị, hướng phát triển đô thị, cơ cấu sử dụng đất và mối quan hệ giữa các khu vực chức năng đô thị

1.2 Phân loại các phương tiên giao thông

1.2.1 Theo vị trí của đường xa chạy đối với đường phố

a Giao thông đối ngoại

Giao thông đối ngoại bao gồm các mối liên hệ giữa đô thị với bên ngoài như: liên hệ với các đô thị khác, với các khu công nghiệp tập trung, khu nghỉ ngơi giải trí Thành phần gồm có: đường ôtô, đường sắt, đường thủy và đường hàng không

- Đường ôtô: Xuất hiện và phát triển nhanh ở cuối thế kỷ XIX đến thế kỷ

XX Đường ôtô ra đời là một sự kiện lớn trong quá trình phát triển đô thị, nó tạo điều kiện hình thành và phát triển các đô thị lớn và rất lớn Chiều rộng đô thị đã mở rộng ra tới 20-30 km, các khu sản xuất đã rời xa nội thành và hình thành các khu công nghiệp lớn Đường ôtô có khả năng tiếp cận giao thông cho

đô thị ở mọi địa hình khác nhau rất thuận tiện

- Đường sắt: Là loại hình giao thông cơ giới xuất hiện sớm nhất do phát

minh động cơ hơi nước của thế kỷ XVIII Sức vận tải của đường sắt rất lớn, lại

Trang 7

không bị ảnh hưởng bởi thời tiết và khí hậu Hiện nay tốc độ của đường sắt đã đạt tới tốc độ lý tưởng 200 – 300 km/h

- Đường thủy: Là một hệ thống giao thông truyền thống được hình thành

và phát triển mạnh ngay từ khi hình thành đô thị, nó cũng không ngừng phát triển như các hệ thống giao thông khác Giao thông đường thủy có ưu điểm lớn nhất là khối lượng vận chuyển lớn, giá thành rẻ, ít gây ô nhiễm môi trường Hệ thống bến cảng là điều kiện đặc biệt cực mạnh, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế

đô thị phát triển nhanh

- Đường hàng không: Là hệ thống giao thông hiện đại, có tính chiến lược

quốc gia và quốc tế Phương tiện giao thông nhanh này giúp mối quan hệ quốc

tế xích lại gần nhau hơn Giá thành vận chuyển cao hơn các loại giao thông khác, giá trị đầu tư xây dựng cũng cao hơn

b Giao thông đối nội

Giao thông đối nội là giao thông bên trong đô thị, nó có mối quan hệ chặt chẽ với hệ thông giao thông đối ngoại qua các nhà ga, bến cảng, bến xe, các đầu mối giao thông ở các đường vào đô thị Theo điều kiện địa hình, kinh

tế, cấu trúc đô thị mà từng loại hình giao thông đô thị có thể phát triển không đều nhau Trong đô thị cũng có đầy đủ các loại giao thông như là: giao thông đường thuỷ, giao thông đường sắt: tàu điện ngầm, mặt đất, trên cao nhưng đa phần là phát triển mạnh về giao thông đường phố

1.2.2 Theo chức năng sử dụng

- Phương tiện giao thông hành khách:

+ Phương tiện giao thông cá nhân: xe máy, xe đạp, ô tô con, mô tô, xích

Trang 8

+ Phương tiện giao thông công cộng: xe buýt, xe điện, tàu điện ngầm, tàu hỏa

- Phương tiện giao thông hàng hóa: ô tô tải, tàu điện chở hàng, xe thô sơ…

- Phương tiện giao thông đặc biệt: ô tô vệ sinh, ô tô cứu hỏa, xe quét đường, xe tưới nước…

1.2.3 Theo đặc điểm xây dựng đường xe chạy

- Giao thông đường ray

- Giao thông không đường ray

1.2.4 Phân loại theo động cơ sử dụng

- Động cơ chạy điện

- Động cơ đốt trong…

1.3 Đặc điểm phát triển chung của hệ thống giao thông đô thị

Khi nghiên cứu đô thị, người ta thường chia quá trình phát triển giao thông

đô thị thành các giai đoạn sau:

1.3.1 Giai đoạn khởi đầu (giữa thế kỷ XIX về trước)

Giai đoạn này, giao thông phát triển chậm, kéo dài Hệ thống đường sá đơn giản, phương tiện thô sơ chủ yếu dựa vào sức súc vật kéo và sức gió Cuối thời kỳ này đã xây dựng được đường sắt nhưng vẫn dùng sức ngựa để kéo

1.3.2 Giai đoạn hai (Từ thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XIX)

Giai đoạn này giao thông đô thị đã áp dụng được thành tựu của động cơ hơi nước Hệ thống giao thông đường sắt có động cơ ra đời Thành quả này đã

Trang 9

góp phần thúc đẩy đô thị phát triển nhanh, nhiều đô thị quy mô đang chưa tới

1000 dân đã tăng vọt lên tới 2 triệu và hơn 2 triệu Chiều rộng đô thị đang từ 2

- 3 km đã phát triển lên tới 10 -12 km, giai đoạn này quá trình đô thị hoá cũng

đã bùng nổ khắp nơi ở các nước Âu - Mỹ

1.3.3 Giai đoạn ba (Từ cuối thế kỷ XIX đến thế kỷ XX)

Giai đoạn này hệ thống giao thông đường sắt áp dụng năng lượng điện

và hệ thống tàu điện bánh sắt ra đời thay cho động cơ hơi nước Phương tiện này tiết kiệm nhiên liệu, đảm bảo vệ sinh môi trường, giá đi lại rẻ Vào cuối giai đoạn này, phương tiện ôtô đã bắt đầu xuất hiện

1.3.4 Giai đoạn bốn (Từ đầu thế kỷ XX đến nay)

Giai đoạn này hệ thống giao thông đường ôtô bắt đầu phát triển nhanh,

do tính cơ động và nhanh nhẹn nên giao thông xe hơi đã chiếm vai trò chính trong đô thị Nó lần lượt và thay thế hầu hết tàu điện bánh sắt, giai đoạn này tàu điện ngầm chạy điện ra đời, loại hình này xuất hiện ở Anh quốc vào năm 1903, sau đó ở Pháp, Đức, Mỹ, Nhật Quy mô các đô thị ngày càng lớn, nên khối lượng giao thông cũng tăng theo, để giảm bớt khối lượng giao thông mặt đất, người ta đã tìm ra phương tiện giao thông trên cao : đường xe hơi nhiều tầng, tàu cao tốc trên cao, cáp treo cho các địa hình phức tạp, giao thông hàng không bằng máy bay lên thẳng cho các đô thị lớn

Trang 10

CHƯƠNG II: TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG KHẢO SÁT THU THẬP

SỐ LIỆU THIẾT KẾ QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG GIAO

THÔNG ĐÔ THỊ 2.1 Những yêu cầu cơ bản trong quy hoạch mạng lưới đường đô thị

- Phát triển giao thông đô thị phải đi trước một bước so với các ngành khác

- Xây dựng và phát triển giao thông đô thị phải đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ và liên hoàn Mạng lưới đường đô thị phải phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt Khi nghiên cứu quy hoạch thiết kế hệ thống giao thông đô thị phải đặt trong tổng thể không gian đô thị bao gồm khu trung tâm (nội thành, nội thị) và vùng phụ cận (ngoại thành, ngoại thị, các đô thị vệ tinh,…)

- Xây dựng và phát triển giao thông đô thị phải đảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của nhà nước

- Xây dựng và phát triển giao thông vận tải đô thị phải đảm bảo tính kế thừa và từng bước tiến lên hiện đại hóa Khi thiết kế đường phố trong đô thị phải xét đến đầu tư phân kỳ trên cơ sở phương án tương lai Có thể phân kỳ nền đường, mặt đường, thoát nước, nút giao và các công trình giao thông khác trên nguyên tắc không giảm thấp cấp kỹ thuật, tận dụng tối đa những công trình đã làm ở giai đoạn trước, thuận lợi quản lý chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ

- Xây dựng và phát triển giao thông vận tải đô thị phải đảm bảo tính khả thi và hiệu quả kinh tế xã hội cao

2.2 Nội dung quy hoạch mạng lưới đường đô thị

Trang 11

Quy hoạch giao thông vận tải đô thị là một trong những vấn đề cơ bản nhất trong quy hoạch xây dựng thành phố với mục tiêu đảm bảo sự đi lại của người dân được nhanh chóng, tiện lợi và an toàn

▣ Các nội dung chính trong quy hoạch giao thông vận tải bao gồm:

- Quy hoạch mạng lưới đường ô tô, đường xe đạp, đường đi bộ và các hành lang chuyên dụng khác (nếu có)

- Chọn phương tiện giao thông, quy hoạch vận tải hành khách và hàng hóa

- Bố trí bãi đỗ xe, nơi đỗ xe, garage, cây xăng

Trong quy hoạch giao thông vận tải, tùy thuộc vào kế hoạch phát triển

+ Mức 3: quy hoạch giao thông vận tải cho kế hoạch 5 – 10 năm

+ Mức 4: sơ thảo các dự án về giao thông vận tải

+ Mức 5: xây dựng các dự án thực hiện

Nghiên cứu mức 1 là quan trọng nhất, để thực hiện được mức 1 cần sự thống nhất giữa các cơ quan sau:

Trang 12

- Các cơ quan có chức năng thiết kế quy hoạch đô thị (viện, văn phòng kiến trúc sư trưởng) để xác định mục tiêu, phương hướng và kế hoạch phát triển đô thị trong tương lai

- Sở giao thông vận tải để xác định các vấn đề về giao thông

- Các cơ quan và chuyên gia về kinh tế giúp các nhà quy hoạch lựa chọn các phương tiện vận tải phù hợp và đánh giá tốc độ tăng trưởng phương tiện giao thông vận tải

- Các cơ quan và chuyên gia về tuyến và môi trường để vạch ra các tuyến đường sao cho ít ảnh hưởng đến môi trường nhất

Việc nghiên cứu mức 1 chia ra thành các giai đoạn sau:

- Giai đoạn 1: dự toán các yêu cầu về GTVT trong kế hoạch dài hạn và

kế hoạch giữa kỳ cho tất cả các phương tiện GTVT

- Giai đoạn 2: nghiên cứu tập tính sử dụng các loại phương tiện GTVT (vận tải công cộng, xe con, xe máy, xe đạp, đi bộ) và tỷ lệ (%) các loại phương tiện

- Giai đoạn 3: xem xét các giải pháp quy hoạch như bố trí bãi đỗ xe, các tuyến đường ở khu trung tâm, quy hoạch các tuyến đường bao

Cần chú ý tới sự liên quan với giao thông và vận tải quốc gia và sự liên

hệ với GTVT đường sắt, đường hàng không và đường thủy

2.3 Các bước trong thiết kế quy hoạch mạng lưới đường đô thị

2.3.1 Phân tích vùng thiết kế

a Điều kiện tự nhiên:

- Địa hình: độ dốc mặt đất quy định, vị trí song suối, ao hồ,…

Trang 13

- Khí hậu, thủy văn: nhiệt độ, lượng mưa, hướng gió, vùng bị ngập lụt, nước ngầm, nước mặt (xác định tần suất xuất hiện hướng gió, vẽ biểu đồ hoa gió)

- Địa kỹ thuật: cấu tạo địa chất vùng thiết kế, vùng đất yếu, sụt lở

- Vật liệu xây dựng: loại vật liệu có thể khai thác, vị trí, trữ lượng mỏ vật liệu

- Giá trị trồng trọt: cây nông nghiệp, cây công nghiệp, rừng,…

- Những gò bó khi thiết kế thi công

b Dân số:

- Tỷ lệ phát triển dân số, quy mô dân số trong tương lai

- Phân bố dân số theo độ tuổi và nhu cầu đi lại của mỗi nhóm đối tượng

- Quy mô hộ gia đình

c Lao động và việc làm:

- Nhu cầu đi lại và khả năng hấp dẫn thu hút người lao động ở các khu phố

- Lao động và việc làm được chia theo 3 khu vực:

+ Khu vực I: thuộc các ngành khai thác trực tiếp tài nguyên thiên nhiên không qua khâu chế biến: trồng trọt, đánh cá, …

+ Khu vực II: các ngành công nghiệp và công nghiệp khai thác

+ Khu vực III: các ngành thương nghiệp, dịch vụ, vận tải, hành chính,

Ngày đăng: 08/11/2014, 08:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w