Giai đoạn thực hiện đầu tư

Một phần của tài liệu Đề tài " Thất thoát và lãng phí trong đầu tư. Thực trạng và giải pháp " pps (Trang 29 - 37)

- Tăng quá mức của các dòng vốn từ bên ngoà

2. Giai đoạn thực hiện đầu tư

Số liệu thống kê từ Bộ Tài chính cho thấy, chỉ tính riêng kế hoạch đầu tư thuộc khối trung ương trong thời gian 2001-2003 đã có hơn 1.300 dự án chưa đủ thủ tục vẫn được bố trí kế hoạch. Nhiều dự án khởi công chỉ có quyết định đầu tư, chưa có quyết định phê duyệt thiết kế và tổng dự toán. "Chính điều này đã dẫn đến tình trạng bị đọng vốn, giải ngân chậm, gây lãng phí lớn về vốn". Cụ thể: Năm Số dự án vi phạm 2001 357 2002 598 2003 366 2004 377

Côngtác chọn chủ đầu tư là một yếu tố quan trọng trong việc thực hiện dự án, nhưng có không ít dự án đã chọn chủ đầu tư thiếu kinh nghiệm, thiếu năng lực tài chính, dẫn tới thời gian thực hiện dự án kéo dài, gây lãng phí.

Một số Bộ, ngành, địa phương khi xác định mức vốn đầu tư ít quan tâm đến việc tiết kiệm vốn đầu tư, sử dụng đơn giá, định mức trong tính toán cao hơn quy định, làm tăng khối lượng, tăng dự toán công trình. Nhiều dự án không làm đúng thiết kế, chủ đầu tư và bên thi công móc nối, thoả thuận khai tăng khối lượng, điều chỉnh dự toán để rút tiền và vật tư từ công trình.

Ngoài ra, do năng lực quản lý điều hành kém của chủ đầu tư, các ban quản lý dự án, các tổ chức tư vấn cũng là nguyên nhân gây lãng phí, thất thoát vốn đầu tư.

Qua kiểm tra một số công trình, đã phát hiện tình trạng lãng phí và thất thoát vốn nhà nước diễn ra phổ biến ở nhiều công trình, nhiều dự án, nhiều lĩnh vực, nhiều cấp; tỷ lệ lãng phí và thất thoát của những công trình có mức lãng phí và thất thoát thấp cũng tới 10%, cao thì lên tới 30-40%, thậm chí có công trình lên đến 80%, đặc biệt trường hợp lãng phí thất thoát 100% như Nhà Hát chèo Hà Nội xây xong không dùng được ngày nào đã hỏng. Đó là chưa tính đến những công trình đầu tư kém hiệu quả, công nghệ sản xuất lạc hậu, sản xuất ra các sản phẩm với chất lượng kém, giá thành cao và không tiêu thụ được...

Khâu đấu thầu cũng thể hiện tính cục bộ của quá trình đầu tư. Trong công tác đấu thầu, bên cạnh những sai phạm thường gặp như chỉ định thầu, áp dụng kết quả đấu thầu sai quy định, thông thầu, bán thầu..., vấn đề nổi lên tại các doanh nghiệp lớn như Tổng công ty Than Việt Nam, Ngân hàng Ðầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, là việc chỉ định thầu chủ yếu dành cho các đơn vị trong ngành, hoặc thành lập một công ty chuyên thực hiện một số dự án xây dựng của ngành, trong khi công ty này thiếu khả năng thực hiện dự án. Việc làm này đã làm giảm tính cạnh tranh, đồng thời gây thiệt hại cho Nhà nước và cho chính bản thân doanh nghiệp. Quy chế đấu thầu thiếu chặt chẽ, không công khai minh bạch đã dẫn đến việc một nhà thầu trúng nhưng sau đó chia phần cho các nhà thầu còn lại. Hay giành giật gói thầu bằng giá quá thấp, bằng 28,9% giá gói thầu (gói 2B hầm đèo Hải Vân), hoặc chênh lệch lên tới 400 tỷ đồng (gói thầu xây dựng cảng Cái Lân)... dẫn đến công trình kém chất lượng, thời gian thi công kéo dài, chi phí phát sinh lớn vẫn được quyết toán.

Dự án đường Bắc Ninh-Nội Bài cũng gây thất thoát hàng chục tỷ đồng. Đoạn Nội Bài- Bắc Ninh là một trong 5 đoạn tuyến của dự án cải tạo QL 18. Đoạn này có tổng dự toán được duyệt 581 tỷ đồng. Trong đó, giá trị xây lắp là 433 tỷ đồng; GPMB: 80 tỷ đồng; Chi phí tư vấn: 50 tỷ đồng. Tại dự án này, PMU 18 đã lập hồ sơ mời thầu không sát thực tế dẫn đến việc giá trị dự toán (phê duyệt theo hồ sơ trúng thầu) tăng 22,6 tỷ đồng. Trong đó sai khối lượng trong hồ sơ mời thầu dẫn đến giá trị dự toán tăng 13,4 tỷ đồng; Thay đổi chủng loại vật liệu nhưng chưa làm thủ tục điều chỉnh giảm giá dự toán 1,5 tỷ đồng.

Áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu khác nhau sẽ cho 3 nhóm kết quả về mức tiết kiệm khác nhau. Dưới đây là biểu so sánh về tỷ lệ tiết kiệm giữa 3 nhóm hình thức lựa chọn nhà thầu (Thống kê năm 1999 của Bộ KH&ĐT) :

Hình thức lựa chọn nhà thầu Nhóm A Nhóm B Nhóm C A + B + C Tuyệt đối (Tr.$) Tương đối (%) Tuyệt đối (Tr.$) Tương đối (%) Tuyệt đối (Tr.$) Tương đối (%) Tuyệt đối (Tr.$) Tương đối (%) Rộng rãi 43,34 13,02 13,92 17,39 9,71 7,6 66,97 12,60 Hạn chế, chào hàng cạnh tranh 12,39 5,52 20,43 10,94 30,54 11,45 63,36 9,34 Chỉ định thầu tự thực hiện 0,48 7,72 0,4 1,25 1,58 0,94 2,46 1,19 Mua sắm trực tiếp và mua sắm đặc biệt 0,23 7,37 16,65 27,48 15,46 15,31 32,34 19,65

Tỷ lệ áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu theo thời gian :

(Đvt : Gói thầu)

Năm Đấu thầu rộng rãi Đấu thầu hạn chế Chỉ định thầu và các hình thức còn lại Tổng số 1998 1.222 26,7% 1.536 33,5% 1.819 39,8% 4.577 100% 1999 1.887 19,6% 2.947 30,6% 4.789 49,8% 9.623 100% 2000 1.302 12,9% 2.600 25,5% 6.277 61,7% 10.179 100%

2001 4.27714,98% 14,98% 6.081 21.32% 18.181 63,70% 28.539 100% 2002 4.377 14,23% 6.015 19,55% 20.376 66,22% 30.768 100% (Nguồn : Bộ KH&ĐT) Theo báo cáo của Ðoàn giám sát Quốc hội (năm 2007), trong số 1.505 dự án về xây dựng được kiểm tra, có 176 dự án vi phạm quy định về thẩm định dự án; 198 dự án, công trình vi phạm quy chế đấu thầu; 802 dự án, công trình thi công sai thiết kế, sai chủng loại vật tư, thiết bị, không phê duyệt khối lượng phát sinh, vi phạm các quy định về trình tự thủ tục trong quản lý đầu tư xây dựng, về quản lý chất lượng, nghiệm thu, thanh toán công trình; 415 dự án, công trình vi phạm về thiết kế, khảo sát; 720 dự án, công trình vi phạm quy định trong giai đoạn đưa công trình vào khai thác, sử dụng.

Theo kết luận của đoàn Thanh tra Chính phủ, khâu nghiệm thu, thanh toán Dự án đường Hồ Chí Minh (giai đoạn I: 2000-2005) có không ít sai phạm. Qua kiểm tra tại Công ty Tràng An là đơn vị thành viên của Công ty Xây dựng 319 và 6 đơn vị thành viên khác của Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, phát hiện : Giá trị các loại vật tư thiếu lên tới trên 2,1 chưa kể gần 447 triệu đồng khác tính sai đơn giá đá hộc mà 3 đơn vị thành viên của Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn được hưởng. Chủ đầu tư thanh toán sai giá xi măng cho Công ty Trường An, tính sai định mức đào móng công, khuôn đường, đào nền đường cho 5 đơn vị của Tổng công ty xây dựng Trường Sơn, Công ty Trường An với số tiền gần 9,3 tỉ đồng. Cũng theo Thanh tra Chính phủ, tổng số tiền phải xử lý lại lên tới trên 361 tỉ đồng. Trong số này, có tới gần 68,2 tỉ đồng là số tiền đã nghiệm thu, phê duyệt, đã chấp nhận thanh toán không đúng quy định cho các nhà thầu; 4 tỉ đồng do lãng phí trong việc thi công lại một số hạng mục; 35,84 tỉ đồng là số tiền các nhà thầu chính thu phí nhượng thầu trái quy định và chi phí rà phá bom mìn đã được thanh toán sai về khối lượng và đơn giá; 22,24 tỉ đồng tăng vốn đầu tư do thay đổi thiết kế kỹ thuật không phù hợp với quy hoạch tổng thể đoạn đường Thanh Hóa - Nghệ An; 230,9 tỉ đồng do vận dụng sai chế độ chính sách, áp dụng sai hệ số, sử dụng không đúng nguồn vốn đầu tư cho dự án.

Thi công đường Hồ Chí Minh

Ví dụ như năm 2004, Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải tiến hành thanh tra 8 dự án cầu đường lớn (Dự án quốc lộ 32A, 57, 55, 46, 24, 37, 43 và cầu Tạ Khoa) đều có lỗi vi phạm trong đầu tư xây dựng như chưa quản lý chất lượng công trình chặt chẽ, nhiều hạng mục sử dụng vật liệu chưa được thí nghiệm theo quy định (quốc lộ 24, 37, 43). Công tác lập, thẩm định dự toán có nhiều sai sót như sai đơn giá vật liệu (quốc lộ 57, 24, 37), sai về áp dụng định mức kinh tế kỹ thuật (quốc lộ 37, 43). Kết quả thanh tra giúp Nhà nước giảm 6 tỷ đồng chi phí công trình, thu hồi 12,4 tỷ đồng vốn do Nhà thầu chiếm dụng.

Một trong những lý do xảy ra thiếu sót, sai phạm trong đầu tư công là công tác giám sát đầu tư của các bộ, ngành, địa phương không nghiêm túc. Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện chỉ có hơn 51% số dự án được thực hiện giám sát, nhưng trong số này thì chất lượng báo cáo giám sát nhiều dự án cũng chưa đạt yêu cầu, nội dung sơ sài.

Việc quá dàn trải, phân tán trong đầu tư (dự án nhóm B và C thuộc ngân sách nhà nước năm 2003 bố trí trên 10.000 dự án) nên mỗi dự án nhóm C được bố trí bình quân khoảng 1,2 tỷ đồng là quá thấp. Vì lẽ đó, thời gian xây dựng một dự án nhỏ thường kéo dài 5-7 năm, kéo theo hiệu quả đầu tư kém, chậm phát huy tác dụng.

3. Giai đoạn vận hành kết quả đầu tư, đưa dự án vào khai thác sử dụng.

Là giai đoạn cuối cùng của quá trình thực hiện đầu tư, chi phí trong giai đoạn này có tỷ trọng rất nhỏ trong tổng mức vốn đầu tư, nhưng nó là một giai đoạn hoàn chỉnh “lý lịch” của dự án đã được đầu tư.

Thu hồi và hoàn trả vốn đầu tư: là nguyên tắc bắt buộc đối với tất cả các dự án đầu tư có khả năng thu hồi vốn. Nhưng tình trạng không thu hồi được vốn và hoàn trả hết nợ vay xảy ra phổ biến đối với nhiều dự án đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước, tín dụng ưu đãi, tín dụng thương mại, vốn đầu tư của doanh.

Tình trạng lập hồ sơ nghiệm thu gian dối, khai khống khối lượng trong thiết kế- tổng dự toán và quyết toán, khai vượt dự toán và thu chi; bớt vật liệu, đánh tráo vật liệu từ tốt sang xấu, thay đổi chủng loại vật tư, sửa thiết kế làm giảm chất lượng công trình hoặc khai tăng vật tư, công việc (nói là phát sinh) để quyết toán thêm không còn là chuyện cá biệt.

Ví dụ như Dự án giao thông nông thôn 2 có tổng mức đầu tư 145,3 triệu đô la. PMU 18 là đơn vị quản lý cấp Trung ương của dự án. Đã tiến hành thanh tra 700 dự án tại 22 tỉnh với số vốn 523 tỷ đồng. Phát hiện sai phạm 13,45 tỷ đồng. Trong đó:

 Sai về khối lượng 2,99 tỷ đồng;

 Sai về giá 92,6 triệu đồng;

 Nghiệm thu, quyết toán không đúng: 670 triệu đồng;

 Dự toán sai: 2,497 tỷ đồng;

 Hóa đơn thanh toán không hợp pháp: 0,89 tỷ đồng;

 Thiết kế tính sai: 0,97 tỷ đồng;

 Lãng phí, đầu tư không hiệu quả: 2,27 tỷ đồng;

Dự án giao thông nông thôn 2

Theo báo cáo của Thanh tra Nhà nước, Thanh tra địa phương, thanh tra 840 dự án, Thanh tra các Bộ, Ngành đã thanh tra 153 dự án. Theo kết quả Thanh tra của Thanh tra Nhà nước và Thanh tra địa phương, số tiền chi sai chế độ hơn 51 tỷ đồng, tính sai đơn giá, định mức, thay vật tư thiết bị hưởng chênh lệch hơn 64 tỷ đồng. Ngoài ra là các sai phạm như chọn thầu cao hơn giá bỏ thầu, khấu hao không đúng quy định, sử dụng vốn sai mục đích, hạch toán sai... Có dự án vi phạm quản lý sử dụng vốn tới 39,8 % tổng số vốn đầu tư như dự án của Nhà máy dệt Thành Công, 41,4 % như dự án phân xưởng chiết xuất bia của Nhà máy bia Sài Gòn tại Cần Thơ.

Theo báo cáo, qua thanh tra 360 công trình, dự án của địa phương, tư vấn thiết kế tính sai khối lượng 16,7 tỷ đồng, tính sai đơn giá, thi công sai vật tư hưởng chênh lệch cho tập thể, cá nhân 33 tỷ đồng, chi sai nguyên tắc chế độ 18 tỷ đồng, 58,4% dự án vi phạm trong nghiệm thu, 42% dự án vi phạm trong thanh quyết toán vốn đầu tư, 26,5% dự án vi phạm về đấu thầu... Tại Kiên Giang, Dự án xây dựng Sân vận động Hòn Tre đã cố ý làm trái gây thiệt hại 51% vốn đầu tư, Công trình Bia ghi dấu Cây dừa thất thoát 52% vốn đầu tư.

Sau khi nhận bàn giao công trình, chủ đầu tư có trách nhiệm khai thác; hoàn thiện tổ chức và phương pháp quản lý (vận hành dự án) nhưng không phát huy đầy đủ và có hiệu quả các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đã được đề ra trong dự án đầu tư. Có nhiều dự án lãng phí do sản xuất không có nguyên liệu, sản xuất thừa không nơi tiêu thụ. Như nhà máy đường Linh Cảm - Hà Tĩnh với số vốn nhiều tỷ đồng xây dựng xong phải ''nằm chờ'' vì không có nguyên liệu, phải di chuyển. Nhiều quyết định đầu tư sai quy hoạch dẫn đến sử dụng không hiệu quả, lãng phí lớn như ở Hà Nội, chợ đầu mối Đền Lừ, chợ đầu mối Hải Bối (huyện Đông Anh).

Sự lãng phí thể hiện rõ nhất khi hàng loạt công trình xây dựng xong đưa vào sử dụng không đạt hiệu quả kinh tế - xã hội do không khai thác hết công suất, thiếu nguyên liệu, nguyên nhân là do qui hoạch kém, không đồng bộ, không gắn kết với qui hoạch phát triển ngành, vùng.

Chỉ qua kiểm toán về kinh phí quy hoạch tổng thể ngành du lịch (gồm 12 dự án) từ năm 1992 đến năm 2002 với tổng kinh phí được duyệt là 11,6 tỉ đồng đã cho thấy nhiều dự án nghiệm thu khống khối lượng hoàn thành, không đúng thời gian thực hiện để rút tiền ngân sách, gửi ngân hàng. Điển hình như Viện Nghiên cứu phát triển du lịch đã rút tiền ngân sách gửi vào Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam số tiền sai quy định 4,17 tỉ đồng, chi ngoài dự toán, sai chế độ tài chính 309 triệu đồng.

Năm 1996, Bộ GTVT đã có Quyết định (QĐ) phê duyệt dự án khả thi cầu Hoàng Long với chiều dài 240m; đường dẫn hai đầu cầu trên 3000m, tổng mức đầu tư dự kiến 83 tỷ đồng sử dụng nguồn vốn vay OECF. Dự án được khởi công vào tháng 10/1996 và hoàn thành tháng 12/1998.

Tuy nhiên, do công tác thẩm định dự án được tiến hành chưa đầy đủ, thiếu sự góp ý của một số Bộ... nên vốn đầu tư đã tăng từ 83 tỷ đồng lên 224,4 tỷ đồng (gần gấp 3 lần).

Chưa đủ, tháng 1/1997, Bộ GTVT đã có quyết định 196 phê duyệt Tổng dự toán cầu Hoàng Long là 229,52 tỷ đồng. Như vậy tổng dự toán vượt trên 5 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư.

Sự thất thoát, lãng phí đã xảy ra ngay từ khi bắt đầu thực hiện dự án. Trong công tác đền bù GPMB đã gây thất thoát vốn đầu tư dự án là 1,2 tỷ đồng. Quá trình khảo sát, thiết kế không được thực hiện kỹ nên dẫn đến tình trạng phải thay đổi làm tăng mức đầu tư.

Cụ thể, bổ sung hạng mục công trình và kinh phí với tổng giá trị 36 tỷ đồng như: Bổ sung 5,5 tỷ đồng xử lý 140 m đường đầu cầu phía Bắc cầu Hoàng Long bị lún, trượt phải thi công lại từ đầu; 8,7 tỷ đồng xử lý nền đất yếu đoạn đầu cầu phía Bắc bằng việc kéo dài thêm 4 nhịp cầu vượt đường sắt. Bổ sung 5,3 tỷ đồng đóng cọc ván thép và cọc cát đường đầu cầu phía Bắc, 2,4 tỷ đồng xử lý đường đầu cầu phía Nam.

Thời gian thi công đã phải kéo dài 9 tháng, tăng chi phí cho tư vấn, giám sát trong đó có 300 triệu đồng “thuê” xe ô tô.

Ngoài ra, dự án còn có trên 9 tỷ đồng phát sinh mà chủ đầu tư “quên” không đưa vào hồ sơ mời thầu như: Kiểm tra chất lượng cọc nhồi, mở rộng đường đầu cầu, bổ sung điện chiếu sáng.

Đặc biệt, trong quá trình thi công, nhà thầu Tổng Cty Xây dựng Thăng Long và một số nhà thầu khác thanh toán nhiều khoản tiền sai như: thanh toán vênh 122 triệu đồng tiền kiểm tra cọc khoan nhồi; 86 triệu đồng chênh lệch do dùng chủng loại cáp đồng sai…Tính

Một phần của tài liệu Đề tài " Thất thoát và lãng phí trong đầu tư. Thực trạng và giải pháp " pps (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w