Nguyên nhân từ cơ chế, chính sách liên quan đến đầu tư

Một phần của tài liệu Đề tài " Thất thoát và lãng phí trong đầu tư. Thực trạng và giải pháp " pps (Trang 38 - 39)

III. Nguyên nhân gây ra lãng phí, thất thoát trong đầu tư.

1) Nguyên nhân từ cơ chế, chính sách liên quan đến đầu tư

Nguyên nhân chính, tổng quát của hiện tượng lãng phí và thất thoát nằm ở chính những cơ chế kiểm soát hiện có: vừa cồng kềnh, vừa chồng chéo nhau, làm cho có quá nhiều người có thẩm quyền can thiệp vào công trình nhưng không thể xác định được trách nhiệm chính thuộc về ai, do đó không thể quản lý được hoặc quản lý rất kém hiệu quả.

Do cơ chế phân công, phân cấp không qui rõ trách nhiệm, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát sinh tình trạng cục bộ, bản vị và khép kín. Chính sách về tài chính thiếu ổn định, chính sách tái định cư không thống nhất và thiếu nhất quán.

Đặc biệt, cơ chế không quy định rõ chủ thực sự của các công trình. Nếu như có được một cơ chế đơn giản, không chồng chéo nhau, trong đó mỗi khâu chỉ có một người chịu trách nhiệm toàn bộ trước pháp luật, thì chắc chắn tình hình sẽ không tồi tệ như vậy. Đồng thời chính sách chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, tình hình buông lỏng quản lý của các cấp chính quyền đối với dự án cũng là nguyên nhân gây ra lãng phí, thất thoát ở các dự án đầu tư. Do thể chế tổ chức và quản lý doanh nghiệp chưa theo kịp các cải cách về luật lệ và chính sách kinh tế, các chính sách kinh tế thì chưa đi sâu và chưa hề có chính sách nào quy định rõ những tránh nhiệm trong sai phạm đầu tư thuộc về ai nên tình trạng thất thoát và lãng phí vẫn diễn ra vô tư và khó kiểm soát.

Hệ thống văn bản pháp luật từ qui hoạch, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản đến đấu thầu, giải phóng mặt bằng, nghiệm thu, quyết toán... chưa đầy đủ, nhiều nội dung không còn phù hợp với thực tế, thiếu cụ thể, không đồng bộ, hay thay đổi và thiếu chế tài nghiêm minh.

Riêng các chính sách về việc quy định về việc giải phóng mặt bằng trong đầu tư xây dựng cơ bản thì chưa có những chế tài cụ thể và những điều lệ để tuân theo dẫn đến việc giá giải phóng mặt bằng càng ngày càng nâng cao, leo thang một cách chóng mặt, các dự án đầu tư của chúng ta thì thiếu vốn nên việc giải phóng mặt bằng lại càng khó khăn hơn, đây cũng chính là nguyên nhân làm cho tiến độ dự án bị kéo dài, gây lãng phí nghiêm trọng.

Và đối với các cơ chế về việc giải ngân vốn thì vẫn chưa có nét rõ ràng và chưa có một hướng đi cụ thể nào, do tiến độ giải ngân vốn chậm nên nhiều dự án bị kéo dài do thiếu vốn, gây lãng phí rất nhiều. Do thiếu một cơ chế cấp vốn tạm ứng để tạo điều kiện cần thiết góp phần tháo gỡ khó khăn cho các DN xây dựng nên các doanh nghiệp vẫn đang rất khó khăn về vấn đề này và cũng làm tăng vấn đề thất thoát vốn của Nhà nước. Đồng thời cũng do lãi suất tín dụng trên thị trường cao, chưa có sự phối hợp tích cực các chính sách lãi suất với chính sách khuyến khích đầu tư như: giảm thuế, giảm lệ phí…, chưa tạo điều kiện tốt nhất

về thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp nên trong việc thực hiện các dự án đầu tư gặp phải rất nhiều khó khăn.

Tình trạng giảm thiểu chất lượng của công tác chuẩn bị dự án có một phần không nhỏ thuộc về trách nhiệm của các cơ quan quản lý có trách nhiệm thẩm định dự án; quyết định đầu tư và thẩm định thiết kế kỹ thuật. Thẩm định dự án chưa thực sự là chốt chặn cuối cùng trước khi trình người quyết định đầu tư để gạn ra các dự án không có hiệu quả. Thực tế vẫn lọt lưới nhiều dự án lớn không có hiệu quả gây nên tình trạng lãng phí trong xây dựng cơ bản. Cần có những chính sách giám sát việc làm này thiết thực hơn nữa.

Một phần của tài liệu Đề tài " Thất thoát và lãng phí trong đầu tư. Thực trạng và giải pháp " pps (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w