Giải pháp chống lãng phí và thất thoát trong đầu tư 1.Giải pháp trong các bước đầu tư.

Một phần của tài liệu Đề tài " Thất thoát và lãng phí trong đầu tư. Thực trạng và giải pháp " pps (Trang 42 - 45)

III. Nguyên nhân gây ra lãng phí, thất thoát trong đầu tư.

Giải pháp chống lãng phí và thất thoát trong đầu tư 1.Giải pháp trong các bước đầu tư.

1.Giải pháp trong các bước đầu tư.

Điều kiện cơ bản có tính nguyên tắc để được ghi kế hoạch vốn đầu tư hàng năm là các dự án phải có đầy đủ thủ tục đầu tư theo quy định của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. Tất cả các hiện tượng lỏng lẻo, tuỳ tiện, không tuân thủ thủ tục đầu tư đều được coi là các nguyên nhân dẫn tới thất thoát, lãng phí như: thi công chưa có thiết kế, dự toán chưa phê duyệt, chưa có quyết định đầu tư, dự án nhóm C quá 2 năm... Vì vậy mà để chống lãng phí và thất thoát trong đầu tư phải thắt chặt sự quản lí trong các khâu.

Cần phải cân nhắc, tính toán chính xác, kĩ lưỡng, có tính đến hiệu quả lâu dài và các nhân tố ảnh hưởng đến mới quyết định đầu tư vào dự án đó. Phải phân tích cụ thể, đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án, xem xét tính khả thi có cao hay không?

Ngay trong quá trình lập dự án phải ước lượng được số vốn với giá thành xây dựng một cách hợp lí. Nghiên cứu quy hoạch tổng thể của từng điạ phương, từng vùng, điều kiện kinh tế xã hội của địa phương đó. Nội dung của dự án phải nêu rõ được sự cần thiết phải đầu tư vào dự án đó, giải pháp xây dựng, những khó khăn thuận lợi khi xây dựng vào công trình đó, giá thành nguyên vật liệu trong quá trình xây dựng, sau khi đưa vào vận hành sẽ có những lợi ích gì.

1.1.Công tác khảo sát và thiết kế:

Trong hoạt động xây dựng cơ bản, khảo sát và thiết kế giữ vai trò quan trọng đối với giá thành, chất lượng, quy mô và tuổi thọ công trình. Thiết kế công trình phải theo tiêu chuẩn xây dựng của nhà nước ban hành. Một khi công việc này làm không tốt có thể sẽ gây ra thất thoát lãng phí rất lớn.Vì vậy cần phải có những giải pháp quản lí chặt chẽ hơn.Trong các khâu phải có sự kiểm tra thường xuyên.

Các tỉnh đều muốn lấy dự án về tỉnh mình hay trình các dự án lên nhà nước xin được đầu tư.Vì vậy cần lập phương án đầu tư chính xác.Phải nghiêm túc xem xét dự án nào đáng được đầu tư, không đáng được đầu tư.Khâu lập dự án không chính xác dẫn đến thừa vốn,thiếu vốn. Khi đã chấp nhận cho dự án đó được đầu tư thì khâu khảo sát thiết kế phải chính xác,xửlý kịp thời nhiều hiện tượng lãnh đạo đầu cơ đất giải toả, hay khu vực đó không thích hợp để đầu tư . Từ đó lại dẫn đến việc thiết kế không chính xác làm phát sinh khối lượng, phát sinh chi phí tư vấn giám sát, quản lý trong giai đoạn thi công. Vì dự án đã thực

hiện nên phải bám lấy phương án đang tiến hành do vậy phải bổ sung vốn đầu tư để xử lý khối lượng phát sinh.

Tại công trình xây dựng cầu Hoàng Long trên QL1A, do khảo sát không tốt nên không phát hiện được túi bùn ở đường dẫn phía Bắc và hang caster dưới thân trụ. Vì công trình đang thi công nên đành phải chấp nhận tăng vốn đầu tư để xử lý cái sai, thiếu sót của khảo sát, thiết kế.

1.2.Chấn chỉnh và thực hiện công tác đấu thầu trong đầu tư xây dựng:

Bên cạnh những Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp thực hiện tốt hoạt động đấu thầu vẫn còn nhiều cơ quan chưa thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật về đấu thầu; văn bản hướng dẫn về đấu thầu của một số Bộ, ngành, địa phương đưa ra quy định thiếu nhất quán hoặc không phù hợp với Luật Đấu thầu gây khó khăn trong quá trình áp dụng. Tình trạng đấu thầu hình thức, thông thầu vẫn tiếp diễn; thông tin về đấu thầu chưa được cung cấp đầy đủ để đăng tải công khai trên Báo Đấu thầu; việc lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu chưa thực hiện đúng quy định; nhiều địa phương lạm dụng hình thức chỉ định thầu; chưa nghiêm túc thực hiện xử lý vi phạm; chưa tuân thủ theo các mốc thời gian trong đấu thầu làm chậm trễ quá trình đấu thầu; đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu còn thiếu và năng lực hạn chế.

Các tồn tại trong công tác đấu thầu nêu trên dẫn đến hạn chế sự cạnh tranh; chất lượng dịch vụ, hàng hóa, công trình chưa cao; thời gian thực hiện kéo dài và tăng chi phí trong đấu thầu.

Vì vậy cần phải có những quy định chặt chẽ hơn trong công tác đấu thầu và quan trọng là ý thức của những doanh nghiệp, địa phương đấu thầu.

- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về đấu thầu

• Áp dụng chủ yếu là hình thức đấu thầu rộng rãi trong các dự án thuộc phạm vi và trách nhiệm quản lý của mình.

• Không được nêu yêu cầu cụ thể về nguồn gốc, ký mã hiệu, thương hiệu của hàng hoá, vật tư, thiết bị trong hồ sơ mời thầu.

• Đảm bảo các mốc thời gian trong đấu thầu như: đấu thầu rộng rãi phải được thông báo 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu, thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 15 ngày đối với đấu thầu trong nước, 30 ngày đối với đấu thầu quốc tế.

• Không sử dụng giá xét thầu, giá sàn trong đánh giá hồ sơ dự thầu.

• Sau khi đóng thầu, nhà thầu không được pbép bổ sung nội dung hồ sơ dự thầu, kể cả thư giảm giá.

• Tư vấn không được tham dự thực hiện các gói thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp do mình làm tư vấn.

• Chuyên gia xét thầu không được tham gia thẩm định kết quả đấu thầu trong cùng một gói thầu.

• Đánh giá hồ sơ dự thầu theo đúng hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời thầu.

- Tăng cường năng lực thực hiện công tác đấu thầu. Tăng cường phổ biến, hướng dẫn thực hiện Quy chế Đấu thầu thông qua tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu cho các tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện công tác đấu thầu, đồng thời lựa chọn và bố trí cán bộ đủ phẩm chất, năng lực và am hiểu các quy định của Nhà nước về đấu thầu để tham gia thực hiện công tác đấu thầu.

- Tăng cường quản lý nhà nước về đấu thầu. Các cơ quan quản lý nhà nước cấp Bộ, ngành và địa phương cần cử một cấp phó trực tiếp chỉ đạo công tác đấu thầu theo quy định của Quy chế Đấu thầu. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu của các đơn vị thẩm định. Đối với các dự án do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, Sở Kế hoạch và Đầu tư phải là cơ quan thẩm định kế hoạch đấu thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu trước khi người có thẩm quyền phê duyệt; trong trường hợp thẩm định hồ sơ mời thầu, cơ quan thẩm định có thể là Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc một đơn vị chuyên ngành của địa phương. Riêng đối với việc thực hiện công tác đấu thầu tại các công ty cổ phần cần phải chấn chỉnh kịp thời các hoạt động đấu thầu trong lĩnh vực này. - Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra đấu thầu. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương thành lập Thanh tra Sở tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Các Bộ, ngành và địa phương chỉ đạo tăng cường kiểm tra, thanh tra công tác đấu thầu trong phạm vi ngành, địa phương mình để kịp thời ngăn chặn, phát hiện và xử lý các sai phạm (nếu có). Các Bộ, ngành và địa phương tập trung chỉ đạo chấn chỉnh công tác đấu thầu trong phạm vi ngành và địa phương mình, đảm bảo mục tiêu của công tác đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

• Cần nghiên cứu và phân loại dự án để đấu thầu, phân cấp xét duyện từng khâu.

• Chọn những nhà đầu tư lớn để đấu thầu.Có khả năng về vốn đảm bảo công trình.

• Chọn nhà đấu thầu có điểm cao chứ ko phải giá thấp.

• Kiểm tra và xem xét các nhà thầu đủ khả năng 1 cách nghiêm túc.Có tiền thì mới làm công trình.

Một phần của tài liệu Đề tài " Thất thoát và lãng phí trong đầu tư. Thực trạng và giải pháp " pps (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w