đạo tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển

27 1.8K 3
đạo tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN VĂN LAI ĐẠO TIN LÀNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS Mã số: 62.22.80.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2012 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thế Nghĩa Phản biện: 1. 2. 3. Phản biện độc lập: 1. 2. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường tại trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn Vào hồi………ngày….tháng….năm Có thể tìm luận án tại: - Thư viện khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. - Thư viện Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Là một hình thái ý thức xã hội, trong suốt quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, tôn giáo luôn chứng tỏ là một hiện tượng xã hội đặc biệt, đa dạng, phức tạp, có liên quan chặt chẽ đến những biến động xã hội, sắc tộc và không ngừng tác động đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì thế, chính phủ của các quốc gia trên thế giới nói chung, Đảng và Nhà nước Việt Nam nói riêng luôn coi việc giải quyết vấn đề dân tộc và tôn giáo là một nhiệm vụ có tính chiến lược, ổn định vấn đề dân tộc và tôn giáo là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy kinh tế - xã hội nước ta phát triển. Đạo Tin Lành là một trong sáu tôn giáo lớn ở nước ta, có hệ thống giáo lý, luật lệ, lễ nghi, hệ thống tổ chức khác với các tôn giáo khác và đóng vai trò nhất định đối với đời sống xã hội. So với các tôn giáo từ bên ngoài vào Việt Nam, đạo Tin Lành có lịch sử du nhập muộn nhất, nhưng sau khi du nhập đạo Tin Lành nhanh chóng tìm được chỗ đứng cho mình trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Đây là địa bàn chiến lược của nước ta có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, là nơi tồn tại nhiều tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau và cũng là nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số đang cư trú với trình độ sản xuất còn thấp kém, song đời sống văn hóa tinh thần rất đặc sắc và phong phú. Trong những năm gần đây, đạo Tin Lành ở Tây Nguyên phát triển với tốc độ nhanh trên diện rộng, nhiều hệ phái mới được hình thành, nhiều cơ sở thờ tự được xây mới, sửa sang khang trang hơn. Đồng bào dân tộc thiểu số sinh hoạt đạo ngày một đông và thường xuyên hơn. Quan niệm Thiên Chúa quan phòng, sinh hoạt đạo nhẹ nhàng, dân chủ, đạo Tin Lành đã có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Đạo Tin Lành bù đắp một phần những thiếu hụt về tinh thần, đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Với giáo lý răn dạy con người sống tiết kiệm và một số chuẩn mực của đạo đức Tin Lành có tác dụng điều chỉnh hành vi, nhân cách con người; tác động tích cực đến suy nghĩ và hành động của một bộ phận đồng bào, phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, đạo Tin Lành ở Tây Nguyên đã phát sinh những hạn chế, tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội, như hiện tượng chia tách 2 thành nhiều hệ phái, giành giật tín đồ giữa các hệ phái của Tin Lành và giữa tôn giáo Tin Lành với các tôn giáo khác dễ dẫn đến mâu thuẫn xung đột tôn giáo, phá vỡ khối đoàn kết dân tộc; một số nội dung trong giáo lý của đạo Tin Lành lạc hậu so với sự phát triển của xã hội; phá vỡ những tín ngưỡng tôn giáo truyền thống và làm mai một các phong tục tập quán của cộng đồng dân tộc thiểu số; làm xáo trộn và rạn nứt các mối quan hệ xã hội, trong đó có việc gây mất đoàn kết nội bộ trong từng gia đình, dòng họ, buôn thôn, giữa những người theo đạo và những người không theo đạo… đang tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên, tạo kẽ hở cho bọn xấu khai thác lợi dụng. Thực tế, các thế lực thù địch và bọn phản động lưu vong thường xuyên lợi dụng chiêu bài vấn đề dân tộc, tôn giáo; dân chủ, nhân quyền; những khuyết tật, hạn chế của địa phương để kích động, chia rẽ, lôi kéo đồng bào dân tộc thiểu số theo hướng ly khai, tự trị, tuyên truyền thành lập “nhà nước Đềga”… hòng chống phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam để phục vụ cho mưu đồ chính trị, tạo nên những nhân tố gây mất ổn định xã hội, làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất, đời sống và an ninh trật tự trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Những tác động tiêu cực này thật sự là những lực cản trên con đường phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bên cạnh đó, công tác dân tộc, tôn giáo ở Tây Nguyên thời gian qua đã bộc lộ những bất cập: cán bộ thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng, cán bộ chưa thật sự gần dân; các Nghị quyết, Chỉ thị, Thông tư, Pháp lệnh… về tôn giáo chưa hoàn thiện nên đã ảnh hưởng nhất định đến công tác tôn giáo. Trước tình hình đó cần phải quan tâm nghiên cứu và có biện pháp phát huy mặt tích cực, khắc phục mặt tiêu cực của đạo Tin Lành đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Đó là lý do tác giả chọn: “Đạo Tin Lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ Triết học. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Đạo Tin Lành là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới và ở Việt Nam nên đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của không ít các nhà 3 khoa học trong và ngoài nước. Các công trình đã công bố có thể khái quát thành các hướng chính sau: Thứ nhất, nghiên cứu về đạo Tin Lành và những đóng góp của đạo Tin Lành cho xã hội, phải kể đến các công trình sau: Max Weber (2010), Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản (Bùi Văn Nam Sơn, Nguyễn Nghị, Nguyễn Tùng, Trần Hữu Quang dịch), Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội; TS. Trác Tân Bình (2007), Lý giải tôn giáo, Nhà xuất bản Hà Nội; TS. Đỗ Minh Hợp, TS. Nguyễn Anh Tuấn, TS. Nguyễn Thanh, Ths. Lê Hải Thanh (2005), Tôn giáo lý luận xưa và nay, Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh; Hoàng Tâm Xuyên (1999), Mười tôn giáo lớn trên thế giới, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Thứ hai, nghiên cứu quá trình du nhập và tác động của đạo Tin Lành đến một số lĩnh vực ở Việt Nam; chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với đạo Tin Lành, có các công trình sau: GS. Đặng Nghiêm Vạn (2007), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội; Viện Khoa học Công an (1996), Bước đầu tìm hiểu đạo Tin Lành ở nước ta, Hà Nội; Viện Khoa học Công an (1997), Những đặc điểm cơ bản của một số tôn giáo lớn ở Việt Nam, Thông tin chuyên đề, Hà Nội; Ths. Lại Đức Hạnh (2000), Đạo Tin Lành - Những vấn đề liên quan đến an ninh trật tự ở Việt Nam hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ Công an, Hà Nội; TS. Hoàng Minh Đô (2001), Đạo Tin Lành ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng phát triển và những vấn đề đặt ra hiện nay cho công tác lãnh đạo, quản lý, Đề tài nhánh cấp nhà nước, Hà Nội. Công trình này đã khai thác sâu mối quan hệ trực tiếp giữa đạo Tin Lành với các lĩnh vực chính trị, đời sống xã hội và đời sống tâm linh ở Việt Nam hiện nay. Đó là những công trình nghiên cứu có giá trị, khá công phu về sự ra đời đạo Tin Lành, sự du nhập của đạo Tin Lành vào Việt Nam, và đặc biệt là ảnh hưởng của nó đối với đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội Việt Nam. Những công trình nghiên cứu trên tạo nên một cái nhìn tổng quan và xuyên suốt về đạo Tin Lành ở Việt Nam. Đáng chú ý hơn là công trình của Nguyễn Thanh Xuân (2002), Bước đầu tìm hiểu đạo Tin Lành trên thế giới và ở Việt Nam, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội. Đây là công trình nghiên cứu công phu về quá trình hình thành đạo Tin Lành, luật lệ, lễ nghi, tổ chức Giáo hội của đạo Tin Lành, quá trình du nhập và phát triển đạo Tin 4 Lành ở Việt Nam cùng những chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với đạo Tin Lành. Thứ ba, nghiên cứu về nguyên nhân phát triển cùng các hoạt động của đạo Tin Lành vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hoặc một địa phương của Tây Nguyên, có các công trình tiêu biểu sau: Nông Văn Lưu (1995), Thực trạng tình hình phục hồi, phát triển đạo Tin Lành ở các vùng dân tộc thiểu số miền núi nước ta và những vấn đề đặt ra đối với công tác an ninh, Đề tài khoa học cấp Bộ Công an, Hà Nội; Đỗ Hữu Nghiêm (1995), Đạo Tin Lành với các dân tộc ít người vùng Nam Trường Sơn - Tây Nguyên, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh; Trần Xuân Thu (1994), Nguyên nhân, điều kiện phục hồi và phát triển đạo Tin Lành trong đồng bào dân tộc Jrai, Bahnar những năm từ 1989- 1994, Đề tài khoa học cấp Bộ Công an, Công an tỉnh Gia Lai thực hiện, Gia Lai; TS. Nguyễn Văn Nam (2001), Đạo Tin Lành ở Tây Nguyên đặc điểm và giải pháp thực hiện chính sách, Công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội; TS. Hoàng Tăng Cường (2004), Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách kinh tế văn hóa - xã hội trên địa bàn Tây Nguyên - những vấn đề đặt ra đối với an ninh trật tự, Đề tài khoa học cấp Bộ Công an, Thành phố Hồ Chí Minh; Đại tá Đinh Ngọc Từng (2005), Đạo Tin Lành ở Đăk Lăk - Những vấn đề đặt ra đối với công tác an ninh trật tự, Đề tài khoa học cấp Bộ Công an, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội; Vương Thị Kim Oanh (2006), Nguyên nhân tâm lý xã hội của sự phục hồi, phát triển đạo Tin Lành trong đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và những vấn đề đặt ra đối với công tác an ninh, Đề tài khoa học cấp Bộ Công an, Hà Nội; Đoàn Triệu Long (2006), Hoạt động truyền đạo Tin Lành trái phép ở Gia Lai – Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ khoa học tôn giáo, Hà Nội; Nguyễn Thái Bình (2010), Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo Tin Lành ở Gia Lai hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu về nội dung nhất định trong Kinh thánh; một số tạp chí, tài liệu, văn bản, nghị quyết, chủ trương chính sách của các tỉnh Tây Nguyên về tình hình tôn giáo, công tác tôn giáo đối với đạo Tin Lành. Tuy nhiên, hầu hết các công trình trên hoặc là nghiên cứu ở cấp độ vĩ mô, hoặc là nghiên cứu ở một lĩnh vực nhất định, một địa bàn cụ thể. Nghiên cứu quá trình du nhập, phát 5 triển đạo Tin Lành cùng những ảnh hưởng của nó đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở một địa bàn chiến lược của Việt Nam, trên thực tế chưa có một công trình nào trực tiếp bàn đến một cách toàn diện và có hệ thống. Với thực tế trên, luận án được triển khai trên cơ sở kế thừa những thành quả của các công trình đã công bố. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận án - Mục đích của luận án: Làm rõ đặc điểm giáo lý, luật lệ lễ nghi, tổ chức giáo hội của đạo Tin Lành và làm rõ ảnh hưởng của đạo Tin Lành đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên; đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm góp phần phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của đạo Tin Lành đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. - Nhiệm vụ của luận án: Thứ nhất, làm rõ quá trình hình thành và phát triển đạo Tin Lành cùng vai trò của đạo Tin Lành đối với đời sống kinh tế - xã hội. Thứ hai, phân tích các giai đoạn và nguyên nhân phát triển đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay. Thứ ba, phân tích những đặc điểm hoạt động truyền giáo của đạo Tin Lành ở Tây Nguyên và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Thứ tư, đề xuất những giải pháp phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin Lành đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. - Phạm vi nghiên cứu của luận án: Luận án nghiên cứu đạo Tin Lành trên thế giới; quá trình du nhập, phát triển đạo Tin Lành vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên cùng những ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên giai đoạn từ năm 1986 đến nay. Tuy nhiên, để có tính liên tục và lôgíc, đề tài sẽ đề cập đến những vấn đề thuộc giai đoạn trước năm 1986. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề dân tộc và tôn giáo. Ngoài ra, luận án còn sử dụng kết hợp với 6 một số phương pháp cụ thể: phân tích và tổng hợp; so sánh; lôgíc và lịch sử; phương pháp phỏng vấn; phương pháp điều tra xã hội học; sử dụng các kết quả nghiên cứu điều tra xã hội học của các công trình đã công bố ở nước ta có liên quan trực tiếp đến đề tài. 5. Cái mới của luận án Luận án có những đóng góp mới về khoa học sau đây: - Khái quát có hệ thống vai trò của đạo Tin Lành trong đời sống xã hội. - Luận án phân tích có hệ thống dưới góc độ triết học ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản có tính định hướng nhằm khắc phục tác động tiêu cực và phát huy ảnh hưởng tích cực của đạo Tin Lành đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án góp phần nâng cao nhận thức về đặc điểm giáo lý, luật lệ, lễ nghi, tổ chức giáo hội của đạo Tin Lành, vai trò của đạo Tin Lành trong đời sống xã hội. Góp phần làm rõ ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, như: Ảnh hưởng đến đời sống kinh tế; ảnh hưởng đến đời sống chính trị; ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống; ảnh hưởng đến văn hóa, tín ngưỡng và tôn giáo khác. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần vào việc xây dựng những cơ sở, luận cứ khoa học để củng cố, hoàn thiện quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo và công tác tôn giáo trong tình hình mới. Luận án được vận dụng có thể giúp các cơ quan và cán bộ làm công tác quản lý tôn giáo Tin Lành ở Tây Nguyên hiện nay được tốt hơn; góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu, giảng dạy bộ môn Tôn giáo học, Triết học và những vấn đề liên quan đến Dân tộc học và Văn hóa học. Luận án cũng là tài liệu bổ ích cho những ai quan tâm nghiên cứu đạo Tin Lành nói chung và đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói riêng. 7 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 3 chương, 6 tiết. PHẦN NỘI DUNG Chương 1 ĐẠO TIN LÀNH VÀ QUÁ TRÌNH DU NHẬP, PHÁT TRIỂN ĐẠO TIN LÀNH TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN 1.1. Khái quát về đạo Tin Lành và vai trò của đạo Tin Lành trong đời sống xã hội 1.1.1. Khái quát về đạo Tin Lành Đạo Tin Lành ra đời từ phong trào cải cách tôn giáo lần thứ hai tại châu Âu thế kỷ XVI. Đây là kết quả tổng hợp của nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân sâu xa là do bối cảnh kinh tế - xã hội châu Âu lúc đó. Sự ra đời của Tin Lành ở châu Âu là kết quả tổng hợp của những biến động xã hội cả về kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa tư tưởng. Tư tưởng được coi là chủ đạo, xuyên suốt và chi phối mọi hoạt động tôn giáo của Tin Lành đó là học thuyết về mối quan hệ trực tiếp giữa con người và Thiên Chúa nên ở Tin Lành đức tin được đặc biệt đề cao. Chúa trực tiếp ban lại cho con người mọi điều bình an may mắn. Đây là một trong những quan niệm đổi mới của Tin Lành, một bước cải tiến quan trọng trong đời sống đức tin khiến người ta cảm thấy Chúa thật gần gũi, Chúa thực sự tồn tại trong tâm mỗi người và xét ở góc độ tôn giáo, Tin Lành đã phần nào đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân muốn thoát khỏi xiềng xích phong kiến và hệ thống lễ giáo hà khắc để vươn tới tự do. Học thuyết này không những đem lại cho con người một nhận thức mới về đức tin mà còn phá bỏ địa vị đứng đầu quyền lực Giáo hội đối với chính quyền thế tục và vai trò thống trị của giáo hội Công giáo và Giáo hoàng La Mã, khiến người ta cảm thấy niềm tin vào Chúa là ý nguyện tự do ở mỗi cá nhân và Chúa của Tin Lành thật gần gũi, dễ tiếp nhận. Do chịu ảnh hưởng của lối sống tư sản, nghi lễ tôn giáo ở Tin Lành được tiến hành đơn giản, không cầu kỳ, không rườm rà. Tin Lành phản đối các nghi lễ phức tạp, bày vẽ và nô lệ. Các nghi lễ của Tin Lành không cần thông qua giáo sĩ. Chính đặc điểm này đã tạo cho Tin Lành một phong cách tôn giáo riêng, dễ nhận biết đó là sự đơn giản về hình thức. Là 8 một tôn giáo tách từ Công giáo nhưng so với đạo Công giáo, Tin Lành là tôn giáo có tổ chức giáo hội gọn nhẹ hơn, hiệu quả và dân chủ. 1.1.2. Vai trò của đạo Tin Lành trong đời sống xã hội Đạo Tin Lành chỉ mới ra đời từ thế kỷ XVI nhưng chỉ sau gần 500 năm, đạo Tin Lành phát triển rất mạnh và đến nay đã trở thành một tôn giáo quốc tế, với số lượng tín đồ và phạm vi hoạt động đứng hàng thứ ba trên thế giới. Với tốc độ phát triển và phạm vi hoạt động như vậy, đạo Tin Lành có những vai trò cơ bản sau đây trong đời sống xã hội. Thứ nhất, những ảnh hưởng tích cực của đạo Tin Lành trong đời sống xã hội: Đạo Tin Lành góp phần đưa châu Âu thoát khỏi tình trạng trì trệ và ngưng đọng của đêm trường trung cổ dưới sự cai trị của Phong kiến và Giáo hội Công giáo; Đạo Tin Lành góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở các nước phương Tây; Đạo Tin Lành góp phần quan trọng trong sự phát triển và làm phong phú, đa dạng thêm văn minh phương Tây cận, hiện đại. Thứ hai, ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin Lành trong đời sống xã hội: Giáo lý, giáo luật của đạo Tin Lành trói buộc con người trong thế giới quan duy tâm tôn giáo, hạn chế vai trò sáng tạo cảu con người; Đạo Tin Lành gieo niềm tin cho con người vào ngày tận thế, gây nên không ít hệ lụy cho con người và xã hội; Quá trình truyền đạo của một số hệ phái Tin Lành đã bị lợi dụng vì mục đích chính trị; Đạo Tin Lành có nhiều hệ phái, không có tổ chức chung cho toàn đạo nên rất dễ mâu thuẫn giữa các hệ phái, dễ bị lợi dụng và dẫn đến cuồng tín. Ngoài ra, thái độ cứng nhắc, bảo thủ, cuồng tín của một số hệ phái Tin Lành về mặt tôn giáo trong ủng hộ thuyết Chúa sáng thế, chống lại những tiến bộ khoa học, chống nghiên cứu tế bào gốc… đã dẫn đến sự phản cảm, thậm chí là những phản ứng gay gắt từ phía văn hóa tín ngưỡng truyền thống. 1.2. Những đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội và quá trình du nhập, phát triển đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên 1.2.1. Những đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội của cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên – cơ sở xã hội cho sự du nhập và phát triển đạo Tin Lành Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên và cơ cấu dân cư của địa bàn Tây Nguyên. Tây Nguyên (tên gọi tắt vùng cao nguyên thuộc miền Tây Trung Bộ) có nhiều lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, như tài [...]... cứu ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên Chương 2 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG TRUYỀN GIÁO CỦA ĐẠO TIN LÀNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN 2.1 Những đặc điểm cơ bản hoạt động truyền giáo của đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên 2.1.1 Quá. .. Nguyên, đạo Tin Lành có ảnh hưởng đan xen giữa mặt tích cực và mặt tiêu cực Để phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin Lành đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, chúng ta phải nỗ lực tập trung phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào Nâng cao trình độ dân trí, đặc biệt là nhận thức của. .. đưa ra những giải pháp đối với những ảnh hưởng của đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay Chương 3 XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI ĐẠO TIN LÀNH VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC, PHÁT HUY YẾU TỐ TÍCH CỰC CỦA ĐẠO TIN LÀNH ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN 3.1 Xu hướng biến đổi đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số... văn hóa tinh thần đã tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất định cho việc xâm nhập, phát triển đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên 1.2.2 Quá trình du nhập và phát triển đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên Căn cứ vào tính chất và mức độ ảnh hưởng của đạo Tin Lành đối với đời sống của cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, có thể phân 10 chia quá trình xâm... đoạn hoạt động của tổ chức phản động Tin Lành Đêga” Thứ tư, đạo Tin Lành sử dụng nhiều hơn hoạt động từ thiện, nhân đạo như một phương tiện để lôi kéo, phát triển tín đồ 3.2 Những giải pháp định hướng nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực và phát huy yếu tố tích cực của đạo Tin Lành đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên Nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế... dựng cơ sở vật chất tôn giáo, phát triển tín đồ và xây dựng tổ chức Hội thánh Với những đường hướng hoạt động và giáo lý của đạo Tin Lành đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh – xã hội của cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên Những ảnh hưởng đó của đạo Tin Lành đặt ra những yêu cầu cần thiết phải có sự nghiên cứu sâu 3 Lê Hoàng Phu, Lịch sử hội thánh Tin Lành Việt Nam (1911-1965), Trung... đạo Tin Lành đã và đang đẩy mạnh phát triển, mở rộng phạm vi ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào Tây Nguyên Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên chủ yếu trên lĩnh vực đời sống kinh tế; đời sống chính trị; đạo đức, lối sống; văn hóa, tín ngưỡng và tôn giáo khác Trong đời sống kinh tế - xã hội của. .. trọng của việc truyền đạo Tin Lành trái phép: làm cho tình hình an ninh trật tự diễn biến phức tạp và để lại hậu quả nghiêm trọng trên nhiều mặt, ảnh hưởng xấu đến việc phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đoàn kết giữa các dân tộc và xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở 2.2.3 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đối với đạo đức, lối sống Trải qua quá trình tồn tại lâu dài cùng dân tộc, đạo Tin Lành. .. nhập và phát triển của đạo Tin Lành thành 3 giai đoạn và ở mỗi giai đoạn có những đặc điểm tiêu biểu sau: Thứ nhất, giai đoạn từ 1932 – 1975: Đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên trong giai đoạn này không kém phần phức tạp Quá trình xâm nhập, phát triển đạo Tin Lành gắn liền với chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ Thứ hai, giai đoạn từ 1975-198: Hoạt động Tin Lành. .. luận chương 3 Đạo Tin Lành đã ảnh hưởng vừa tích cực và vừa tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên Cùng với sự vận động biến đổi kinh tế - xã hội trong và ngoài nước, âm mưu “Diễn biến hoà bình” của thế lực thù địch, trong thời gian tới đạo Tin Lành đẩy mạnh phát triển và sẽ tiếp tục có những ảnh hưởng nhất định trong đời sống của đồng bào dân . khái quát bức tranh tổng thể của đạo Tin Lành và đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Điều đó làm tiền đề để nghiên cứu ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến quá trình phát triển. án nghiên cứu đạo Tin Lành trên thế giới; quá trình du nhập, phát triển đạo Tin Lành vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên cùng những ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế. lệ, lễ nghi, tổ chức giáo hội của đạo Tin Lành, vai trò của đạo Tin Lành trong đời sống xã hội. Góp phần làm rõ ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng

Ngày đăng: 07/11/2014, 17:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan