PHẦN KẾT LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu đạo tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển (Trang 25 - 27)

Đạo Tin Lành hình thành trong phong trào cải cách tôn giáo ở châu Âu thế kỷ XVI, XVII. Sự ra đời của đạo Tin Lành là kết quả tổng hợp của những biến động xã hội cả về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa tư tưởng; là cuộc đấu tranh chính trị của giai cấp tư sản chống lại giai cấp phong kiến trì trệ và bảo thủ. Do đó, đạo Tin Lành ra đời đã góp phần đưa châu Âu thoát khỏi tình trạng trì trệ của đêm trường trung cổ dưới sự cai trị của phong kiến và thần quyền Giáo hội Công giáo.

Hiện nay, đạo Tin Lành là một trong những tôn giáo lớn ở nước ta. Với bản chất dân chủ ưu việt của một xã hội mới, Đảng và Nhà nước ta hoàn toàn không cấm những hoạt động tôn giáo và không ngừng hoàn

thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh, quốc phòng, có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế và là nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống, tạo nên quần thể dân cư sống đan xen nhau, đa văn hoá. Với phương châm "sống phúc âm, phụng sự Thiên Chúa, phụng sự dân tộc" và với phương thức hoạt động linh hoạt, đơn giản, … đạo Tin Lành đã và đang đẩy mạnh phát triển, mở rộng phạm vi ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào Tây Nguyên. Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên chủ yếu trên lĩnh vực đời sống kinh tế; đời sống chính trị; đạo đức, lối sống; văn hóa, tín ngưỡng và tôn giáo khác. Trong đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, đạo Tin Lành có ảnh hưởng đan xen giữa mặt tích cực và mặt tiêu cực. Để phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin Lành đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, chúng ta phải nỗ lực tập trung phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào. Nâng cao trình độ dân trí, đặc biệt là nhận thức của bà con các dân tộc thiểu số về chính sách dân tộc và tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Các ngành, các cấp phải lấy chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo làm hệ quy chiếu trong việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội trên địa bàn Tây Nguyên. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở. Làm tốt công tác cán bộ, công tác vận động quần chúng và tranh thủ, phân hóa chức sắc, cốt cán trong đạo Tin Lành. Tăng cường hoạt động đối ngoại tôn giáo Tin Lành, đồng thời chặt sẽ, sắc xảo trong công tác an ninh nhằm tuyên truyền vận động đồng bào nâng cao ý thức cảnh giác, đấu tranh có hiệu quả với các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo Tin Lành để thực hiện âm mưu “Diễn biến hòa bình” đối với nước ta.

Những giải pháp này nếu được thực hiện đồng bộ, hiệu quả sẽ đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi công dân; thỏa mãn nhu cầu tâm linh của một bộ phận nhân dân; xóa bỏ lợi dụng đạo Tin Lành vì mục đích chính trị, góp phần ổn định xã hội, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng động dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu đạo tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)