Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 27 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
27
Dung lượng
2,79 MB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI TẠ QUỐC THẮNG KIẾN TRÚC TỔ HỢP DỊCH VỤ CÔNG CỘNG ĐỜI SỐNG TRONG CÁC KHU VỰC ĐÔ THỊ TRUNG TÂM CỦA HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH: KIẾN TRÚC MÃ SỐ: 62.58.01.02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KIẾN TRÚC HÀ NỘI 2014 Luận án được hoàn thành tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hồng Thục Phản biện 1: PGS.TSKH. Nguyễn Văn Đỉnh Phản biện 2: TS. Nguyễn Tiến Thuận Phản biện 3: PGS.TS. Tôn Thất Đại Luận án được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại: Vào hồi giờ ngày tháng năm 2014 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia, Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội -1- PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Trên thế giới, xây dựng hệ thống dịch vụ công cộng (DVCC) đô thị là một trong những lý thuyết cơ bản để xây dựng tất cả các đô thị. Hệ thống này đều được nghiên cứu xây dựng thành các dạng Trung tâm DVCC từ các quy mô: vùng đô thị, thành phố, quận, phường xã đến khu nhà ở (cực lớn, lớn, trung bình, nhỏ, rất nhỏ) tuỳ theo cấp phục vụ và độ lớn dân cư. Ở Việt Nam, hệ thống các trung tâm DVCC của những đô thị thời Pháp thuộc vẫn được bảo lưu và kế thừa các dịch vụ nhỏ dạng “ phố hàng” của đô thị truyền thống. Tại Hà nội, thời kỳ thuộc địa cũng đã phát triển mới các trung tâm công cộng theo kiểu hiện đại, các trung tâm mới này vẫn song song tồn tại với hệ thống dịch vụ đời sống kiểu phố hàng của dân cư bản địa tại khu 36 phố phường (nay còn gọi là khu phố cổ), làm nên đặc trưng rất riêng của thành phố này. Hệ thống này đến nay đã quá tải do dân số nội thành lên hơn 2,5 triệu và còn thêm sức ép của các văn phòng cao tầng đang xây tại trung tâm thành phố đang ngày một gia tăng. Hệ thống DVCC Hà Nội đang bị phá vỡ và kêu cứu chưa có giải pháp triệt để nhằm ổn định mạng lưới phục vụ đời sống từ cấp thành phố đến quận, khu dân cư Việc bố trí các công trình kiến trúc dịch vụ đời sống hàng ngày tiện ích, hợp lý đang là vấn đề cấp thiết để ổn định chức năng, sinh hoạt và trật tự đô thị, nâng cao đời sống dân cư. Chính vì vậy, Luận án chọn đề tài “Kiến trúc Tổ hợp dịch vụ công cộng đời sống trong các khu vực đô thị trung tâm của Hà Nội”( Lấy đô thị nội đô mở rộng làm phạm vi nghiên cứu) là cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 2.Mục tiêu nghiên cứu -2- - Ứng dụng lý thuyết tổ hợp DVCC đời sống để xây dựng các cấu trúc hoạt động cơ bản của tổ hợp DVCC đời sống theo các cấp độ quy mô dân số, chức năng, đặc thù địa điểm và phù hợp với điều kiện của Hà Nội. - Xây dựng mô hình và các giải pháp tổ chức không gian kiến trúc tổ hợp DVCC đời sống phù hợp với khu vực đô thị nội đô mở rộng thuộc đô thị trung tâm của Hà Nội. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3.1.Đối tượng nghiên cứu. Luận án tập trung chính vào nghiên cứu các công trình DVCC đời sống trong đô thị trung tâm Hà Nội theo 7 nhóm sau: Nhóm 1: Thương mại đời sống. Nhóm 2: Chăm sóc sức khoẻ. Nhóm 3: Văn hoá tinh thần. Nhóm 4: Vui chơi giải trí. Nhóm 5: Dịch vụ hành chính và Hành chính công. Nhóm 6: Giáo dục, Nhóm 7: ATM, bưu điện, điểm trung chuyển nội đô 3.2.Phạm vi nghiên cứu Luận án lựa chọn khu vực đô thị nội đô mở rộng thuộc đô thị trung tâm thủ đô Hà Nội làm phạm vi nghiên cứu. 4.Phương pháp nghiên cứu Phương pháp khảo sát thực địa Phương pháp hồi cứu (nghiên cứu lại) Phương pháp điều tra xã hội học Phương pháp bản đồ Phương pháp thống kê Phương pháp phân tích-tổng hợp Phương pháp quy nạp Phương pháp ma trận Phương pháp thực nghiệm -3- 5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án - Đây là nghiên cứu đầu tiên về Tổ hợp DVCC đời sống trong giai đoạn Thủ đô Hà nội mở rộng nên kết quả của nó sẽ đóng góp và làm phong phú thêm các dạng tổ chức DVCC đô thị ở VN ngoài các loại hình DVCC truyền thống ở đô thị. - Nhận dạng và đánh giá các nhu cầu cũng như mức độ cung ứng DVCC trong đô thị theo các điều tra xã hội học một cách khoa học, nhằm cung cấp một bức tranh rõ nét về hệ thống DVCC đô thị hiện nay ở Hà nội. Góp phần xác định các hoạt động công cộng mới thông qua việc đề xuất loại hình kiến trúc Tổ hợp DVCC thích ứng với điều kiện đặc thù của Hà nội. 5.Cấu trúc của luận án Luận án bao gồm 3 phần: Mở đầu, Nội dung, Kết luận. Phần nội dung bao gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về dịch vụ công cộng (DVCC) đô thị và kiến trúc Tổ hợp DVCC đời sống. Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức không gian các Tổ hợp DVCC đời sống trong khu vực đô thị nội đô mở rộng (thuộc đô thị trung tâm) của Hà Nội. Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận về tổ chức không gian kiến trúc của Tổ hợp DVCC đời sống tại Hà Nội Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Tổng quan về dịch vụ công cộng đô thị và kiến trúc Tổ hợp DVCC đời sống. 1.1.Quá trình phát triển DVCC đô thị trên thế giới -4- Kinh tế dịch vụ là một trong những yếu tố quan trọng nhất để xây dựng kinh tế đô thị. Có thể nhận thấy bước chuyển quan trọng của việc cung ứng dịch vụ từ mô hình “kinh tế phục vụ” trong kinh tế đô thị cổ điển sang mô hình “kinh tế dịch vụ ” trong kinh tế đô thị hiện đại. Theo đó, dịch vụ được “phân tách chức năng” cho các thành phần kinh tế khác nhau, phát triển thành các công trình dịch vụ đơn năng tập trung cao ở các khu trung tâm tạo thành các “trung tâm dịch vụ”. Trong bối cảnh quỹ đất khan hiếm ở hầu hết các đô thị, các “trung tâm dịch vụ” có xu hướng phát triển thành các “Tổ hợp DVCC đa chức năng” tồn tại song song với các công trình đơn chức năng đã có. Hình 1.1: Chuyển hóa mô hình cung ứng DVCC qua các giai đoạn Từ đó ta có khái niệm kiến trúc Tổ hợp DVCC đời sống là 1 một loại hình kiến trúc mới, đa năng gồm một hay nhiều khối kiến trúc tạo thành “Kiến trúc Tổ hợp DVCC đời sống” Nó phụ thuộc vào vị trí quy hoạch, quy mô dân số phục vụ, nhu cầu sử dụng, khả năng cung ứng và kinh tế đầu tư cho cơ sở vật chất và tổ chức hoạt động. 1.2.Tổng quan về kiến trúc Tổ hợp DVCC đời sống trên thế giới Trên thế giới đã hình thành các Tổ hợp DVCC đời sống chủ yếu ở các thành phố nhỏ dân số khoảng 30.000 và ở khu vực trung tâm của các thành phố. Các dạng Tổ hợp DVCC theo các quan hệ: độ thống nhất của chức năng, công nghệ, quỹ nhà, lãnh thổ đất đai và nhu cầu tiêu dùng. -5- - Tại Pháp, Le Corbusier và một số nhà quy hoạch đã thiết kế ra các tổ hợp nhà ở và DVCC gồm một công trình nhà ở kết hợp với khu nhà trẻ, cửa hàng DVCC thiết yếu, khu vực vui chơi giải trí và giải phóng quỹ đất để làm không gian cây xanh. - Cộng hòa liên bang Nga đã chuyển sang xây dựng các công trình dạng tháp với hình khối đơn giản khúc triết với nội dung chính là tổ hợp đa chức năng trong một công trình. Thế giới đã có quy phạm DVCC theo quy mô dân số cho các “thành phố đơn vị” khoảng 100.000 -120.000 dân. Bảng 1.1: Tiêu chuẩn quốc tế cho các nhóm dịch vụ/120.000 dân TT Tên nhóm Tc Quốc tế 1 Nhóm thương mại đời sống 98210 2 Nhóm chăm sóc sức khỏe 42900 3 Nhóm Văn hóa tinh thần 42950 4 Nhóm Vui chơi giải trí 85510 5 Nhóm: Hành chính, dịch vụ công 85200 6 Nhóm Giáo dục 549600 7 Nhóm điểm đỗ xe, Bus stop, ATM… 53000 Bảng 1.2: Các cấp độ quy mô dân số và các dạng trung tâm DVCC tương ứng TT Các cấp độ dân sô Các dạng trung tâm DVCC 1 50.000 đến 120.000 Các Trung tâm DVCC 2 30.000 đến 50.000 Các Tổ hợp DVCC đời sống 3 20.000 đến 30.000 Các Tổ hợp DVCC đời sống 4 10.000 đến 15.000 Các Tổ hợp DVCC đời sống 5 < 5.000 Các Tổ hợp DVCC đời sống 1.3.Tổng quan về hiện trạng kiến trúc của Tổ hợp DVCC đời sống ở Việt Nam và Hà Nội - Đô thị lịch sử: Kiến trúc DVCC đời sống phát triển tự phát theo mô hình “hỗn hợp chức năng” biểu hiện qua các hình thái quy hoạch kiến trúc: Đình, chợ, phường phố -6- - Thời kỳ Pháp thuộc: Kiến trúc DVCC đời sống phát triển tự phát theo mô hình “phân tách chức năng” biểu hiện qua các hình thái quy hoạch kiến trúc: Đường và khu, hình thành các trung tâm công cộng. - Thời kỳ bao cấp: Tiếp tục phát triển các công trình kiến trúc đơn năng theo mô hình "phân tách chức năng" thời kỳ Pháp thuộc, duy trì mô hình "hỗn hợp chức năng" dạng phố hàng, đình, chợ của đô thị truyền thống. -Kiến trúc DVCC thời kỳ đổi mới: Công trình DVCC phát triển theo 2 hướng: Công trình đơn chức năng (phát triển ồ ạt nhà thương mại mặt phố và dịch vụ vỉa hè )và Tổ hơp DVCC đa năng. Cần hoàn thiện lý luận để phát triển loại hình Tổ hợp DVCC đa năng. - Xu hướng xây dựng kiến trúc Tổ hợp DVCC đời sống hiện nay : Xuất hiện các trung tâm công cộng mới, phát triển kiến trúc Tổ hợp DVCC đa năng tại các trung tâm. - Xuất hiện các quan điểm mới phát triển tổ hợp với truyền thống kiến trúc Việt Nam: Kế thừa tính đa năng trong kiến trúc truyền thống, lối sống sinh hoạt cộng đồng đa chức năng trong đô thị truyền thống Việt Nam - Hiện trạng về quy hoạch, kiến trúc DVCC ở Hà Nội: Đặc điểm 1: Các khu vực dân cư cũ, hệ thống DVCC tương đối đầy đủ, cơ sở vật chất tốt, tuy nhiên phân bổ chưa hợp lý dẫn đến thiếu chức năng cho các khu dân cư. Đặc điểm 2: Đất quy hoạch cho DVCC bị chuyển đổi chức năng, các công trình dịch vụ sử dụng chung cơ sở vật chất và phát triển các chức năng tự phát ở các đô thị mới Đặc điểm 3: Công trình DVCC đời sống bị thiếu hụt nghiêm trọng về quy mô, diện tích và loại hình đặc biệt là ở một số khu vực ngoại thành Hà Nội. -7- Đặc điểm 4: Công trình DVCC đời sống phát triển theo hướng đơn năng nên không sử dụng thường xuyên, lại phân tán nhỏ lẻ đến nay đã trở nên lạc hậu, xu hướng đa năng hóa các công trình DVCC là trở nên tất yếu. Đặc điểm 5: Kiến trúc DVCC nằm phân tán, hình thức chưa được quan tâm dẫn đến không tạo thành các trung tâm DVCC đô thị, chưa góp phần làm nên bộ mặt đô thị. - Một số ví dụ về Kiến trúc Tổ hợp DVCC đời sống được xây dựng tại Hà Nội hiện nay(Big C, Keang nam, Royal city, Time city ) - Hình thành các bối cảnh xuất hiện Tổ hợp DVCC: Các khu tập thể cũ (5.000 dân) Các khu đô thị mới (15.000 dân) Các khu Tổ hợp mới hình thành (30.000 dân) - Ví dụ về công trình Tổ hợp DVCC đa chức năng ở Hà Nội: Royal city, BigC, Time city 1.5.Tình hình nghiên cứu về tổ chức không gian DVCC trên thế giới và tại Việt Nam Trên thế giới và ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về tổ chức không gian DVCC, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào nói về “Kiến trúc Tổ hợp DVCC đời sống”, chính vì vậy, luận án nghiên cứu việc xây dựng, phát triển hệ thống DVCC theo hướng tổ hợp các dịch vụ của 2 nhóm A,B để tạo thành "Tổ hợp DVCC đời sống" với 2 mục tiêu chính: (1) tương ứng với các cấp độ dân cư và (2) phù hợp với các điều kiện văn hóa, xã hội, lối sống đặc thù đô thị trung tâm HN. Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức không gian các Tổ hợp DVCC đời sống trong khu vực đô thị nội đô mở rộng (thuộc đô thị trung tâm) của Hà Nội. 2.1.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu -8- Hình 2.1 Phương pháp luận nghiên cứu 2.2.Lý thuyết phát triển DVCC trong đô thị - Tổ chức hệ thống DVCC đô thị - các yếu tố tác động +Yếu tố về địa lý tự nhiên +Yếu tố dân cư +Phân bố mạng lưới cư trú +Các yếu tố kinh tế đô thị [...]... +Tổ hợp DVCC đời sống loại lớn: 20.000-30.000 dân +Tổ hợp DVCC đời sống loại cực lớn: 30.000-50.000 dân -Các dạng cấu trúc Tổ hợp DVCC đời sống theo địa điểm +Tổ hợp DVCC đời sống tại trung tâm các khu dân cư cũ +Tổ hợp DVCC đời sống tại trung tâm các khu đô thị mới +Tổ hợp DVCC đời sống tại vùng ngoại thành, giáp ranh -Các dạng cấu trúc Tổ hợp DVCC đời sống theo chức năng - Tổ hợp DVCC thương mại đời. .. + Tổ hợp DVCC đời sống trong khu vực dân cư cũ + Tổ hợp DVCC đời sống trong các khu đô thị mới + Tổ hợp DVCC đời sống tại vùng ráp ranh, nông thôn - Theo chức năng chính có 5 dạng Tổ hợp: + Tổ hợp thương mại đời sống thiết yếu + Tổ hợp sinh hoạt văn hóa tinh thần + Tổ hợp DVCC đời sống đa chức năng + Tổ hợp DVCC đời sống chức năng chính là giáo dục đào tạo + Tổ hợp DVCC đời sống tại các trung tâm công. .. DVCC đời sống - Phân loại theo quy mô dân số phục vụ (4 dạng) + Tổ hợp kiến trúc DVCC đời sống phục vụ 2000 -5000 dân -11- + Tổ hợp kiến trúc DVCC đời sống phục vụ 10.000-15.000 dân + Tổ hợp kiến trúc DVCC đời sống phục vụ 20.000-30.000 dân + Tổ hợp kiến trúc DVCC đời sống phục vụ 30.000-50.000 dân - Phân loại theo đặc thù địa điểm (3 dạng) +Tổ hợp DVCC đời sống tại khu vực dân cư cũ +Tổ hợp DVCC đời sống. .. thành các Tổ hợp DVCC đời sống cho các khu vực thiếu quỹ đất + Giải pháp 1: Lồng ghép hoàn toàn các chức năng trong 01 công trình Tổ hợp DVCC đời sống Giải pháp 2: Khai thác các tuyến phố thương mại, lồng ghép không hoàn toàn các chức năng thành cụm công trình Tổ hợp -18- Giải pháp 3: Cải tạo, phát triển thêm không gian trong các nhà công cộng, nhà câu lạc bộ tại các khu đô thị mới tạo thành Tổ hợp. .. tại khu vực đô thị mới +Tổ hợp DVCC đời sống tại khu vực ngoại thành, nông thôn - Phân loại theo chức năng của Tổ hợp (5 dạng) Hình 2.6 Các nhóm chức năng của Tổ hợp DVCC đời sống -Các thành phần của hệ thống DVCC đời sống đô thị Nội dung hoạt động của hệ thống DVCC đời sống tại đô thị NĐMR theo 2 nhóm A và B Bảng 2.1 Nội dung hoạt động dịch vụ Nhóm A và nhóm B TT Nhóm A TT Nhóm B 1 Buôn bán nhỏ 1 Dịch. .. pháp tổ chức không gian cho các dạng Tổ hợp DVCC đời sống tại đô thị NĐMR (thuộc đô thị trung tâm) của Hà Nội - Nhóm giải pháp duy trì và cải tạo đối với các không gian DVCC cũ thành Tổ hợp tại các khu vực dân cư cũ thiếu quỹ đất với 5 giải pháp tổ chức không gian cho Tổ hợp DVCC đời sống - Nhóm giải pháp lựa chọn địa điểm và xây mới Tổ hợp DVCC đời sống tại các khu vực có quỹ đât với 3 giải pháp tổ. .. với các điều kiện đô thị NĐMR(thuộc đô thị trung tâm) của Hà Nội theo quy mô dân số, đặc thù địa điểm và chức năng - Theo quy mô dân số có 4 dạng Tổ hợp: + Tổ hợp DVCC đời sống phục vụ quy mô dưới 5.000 dân + Tổ hợp DVCC đời sống phục vụ từ 10.000-15.000 dân + Tổ hợp DVCC đời sống phục vụ từ: 20.000-30.000 dân + Tổ hợp DVCC đời sống phục vụ từ 30.000 – 50.000 dân - Theo đặc thù địa điểm có 3 dạng Tổ hợp: ... Hình thành các Tổ hợp DVCC đời sống Đặc điểm 4: Hình thành trung tâm Quận Huyện Đặc điểm 5: Hình thành trung tâm tài chính, văn hóa, thương mại 2.5 .Các yêu cầu tổ chức không gian Tổ hợp DVVCC đời sống -14- -Yếu tố quy hoạch và lựa chọn địa điểm cho Tổ hợp -Các yêu cầu về tổ chức mạng lưới Tổ hợp theo quy mô dân số -Yêu cầu về tổ chức hoạt động của Tổ hợp -Yêu cầu về chức năng của Tổ hợp -Yêu cầu về tổ. .. thống cấu trúc quy hoạch độc lập - Nhận dạng và đánh giá nhu cầu DVCC đời sống dân cư, sự khan hiếm quỹ đất nên phải lựa chọn tổ hợp - Thiết lập hệ thống DVCC theo hướng Tổ hợp DVCC đời sống - Đề xuất các chức năng của Tổ hợp DVCC đời sống thông qua xác định các hoạt động công cộng mới trong đô thị - Đề xuất loại hình kiến trúc Tổ hợp DVCC đời sống vào quy chế quản lý phát triển đô thị của Hà Nội Các nguyên... đời sống tại các trung tâm DVCC (Minh họa ở Hoàng Mai và Thanh Trì) - Thiết kế thực nghiệm kiến trúc Tổ hợp DVCC văn hóa giải trí tinh thần Linh Đàm (Tổ hợp loại nhỏ, tại các khu đô thị mới) - Thiết kế thực nghiệm kiến trúc Tổ hợp DVCC thương mại đời sống thiết yếu Đại từ (Tổ hợp loại vừa, tại các khu dân cư cũ) - Thiết kế thực nghiệm kiến trúc Tổ hợp DVCC đa năng Hoàng Liệt (Tổ hợp loại lớn, tại khu . TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI TẠ QUỐC THẮNG KIẾN TRÚC TỔ HỢP DỊCH VỤ CÔNG CỘNG ĐỜI SỐNG TRONG CÁC KHU VỰC ĐÔ THỊ TRUNG TÂM CỦA HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH: KIẾN TRÚC MÃ SỐ: 62.58.01.02. dân cư. Chính vì vậy, Luận án chọn đề tài Kiến trúc Tổ hợp dịch vụ công cộng đời sống trong các khu vực đô thị trung tâm của Hà Nội ( Lấy đô thị nội đô mở rộng làm phạm vi nghiên cứu) là cấp. quan về dịch vụ công cộng (DVCC) đô thị và kiến trúc Tổ hợp DVCC đời sống. Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức không gian các Tổ hợp DVCC đời sống trong khu vực đô thị nội đô mở