1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chính sách cai trị của tây ban nha đối với philippines trên lĩnh vực văn hóa (1565 – 1762)

36 1,9K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 276,49 KB

Nội dung

Nhữngchính sách cai trị mà thực dân Tây Ban Nha áp đặt lên Philippines đã tác độngsâu sắc đến mọi mặt đời sống của người dân Philippines, đặc biệt là về tôn giáo,văn hóa, giáo dục… Những

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Văn hóa Philippines là một sự kết hợp của văn hóa phương Đông và vănhóa phương Tây Với một di sản Mã Lai, Philippines có những diện mạo tươngđồng với các quốc gia châu Á khác

Nền tảng của văn hoá Philippines dựa trên các truyền thống văn hoá củanhiều nhóm dân bản địa trong vùng Tuy nhiên, nó cũng bị ảnh hưởng lớn từ cácvăn hoá của người Tây Ban Nha, Trung Quốc, Hoa Kỳ và các nền văn hoá kháctuy ở mức độ nhỏ hơn

Người Tây Ban Nha có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với văn hoáPhilippines, đây là kết quả của hơn ba trăm năm chính quyền thuộc địa Nhữngchính sách cai trị mà thực dân Tây Ban Nha áp đặt lên Philippines đã tác độngsâu sắc đến mọi mặt đời sống của người dân Philippines, đặc biệt là về tôn giáo,văn hóa, giáo dục… Những ảnh hưởng đó hiện vẫn thấy trong các cách thứcphong tục và những nghi thức liên quan tới nhà thờ Thiên chúa giáo, đặc biệt làtrong các lễ hội tôn giáo

Không dừng lại ở đó, văn hóa Philippines còn bị ảnh hưởng bởi Tây BanNha trên các khía cạnh khác như ngôn ngữ, kiến trúc, nghệ thuật, ẩm thực, lễhội…

Sự ảnh hưởng bởi văn hóa Tây Ban Nha đã thay đổi đất nước Philippines,làm cho nền văn hóa Philippines trở nên đa dạng, phong phú Do vậy, tôi quyết

định chọn đề tài “Chính sách cai trị của Tây Ban Nha đối với Philippines trên lĩnh vực văn hóa (1565 – 1762)” nhằm tìm hiểu rõ hơn về đất nước và con

người Philippnes cũng như sự ảnh hưởng của văn hóa Tây Ban Nha ở quốc đảonày

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Việc nghiên cứu về văn hóa Philippines từ lâu đã thu hút sự quan tâm củacác nhà nghiên cứu cũng như những ai quan tâm đến đất nước này Tuy nhiên,việc nghiên cứu vấn đề này rất phức tạp, đòi hỏi người nghiên cứu phải tỉ mỉ,phân tích kĩ càng và toàn diện, mỗi công trình nghiên cứu lại đề cập tới những

Trang 2

khía cạnh khác nhau của vấn đề chứ chưa tập trung chuyên sâu vào chính sáchcai trị của Tây Ban Nha đối với Philippines.

+ Cuốn “Các nước Đông Nam Á” do Nxb Sự thật xuất bản năm 1974 đã đề

cập tới lịch sử phát triển của các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Philippines.Tuy nhiên, cuốn sách cũng chưa nói lên chính sách cai trị của Tây Ban Nha đốivới Philippines trên lĩnh vực văn hóa

+ Cuốn sách “Tìm hiểu lịch sử - văn hóa Philippines” tập 1, Viện nghiên

cứu Đông Nam Á, Nxb Khoa học Xã hội, xuất bản năm 1996 đã trình bày mộtcách khái quát nhất về sự phát triển của lịch sử và văn hóa Philippines, trong đó

có những phần đề cập đến văn hóa Philippines thời kì Tây Ban Nha cai trị cũngnhư đề cập đến Công giáo và ảnh hưởng của nó tới đất nước này

+ Cuốn “Nhà nước và Giáo hội” của Nxb Tôn giáo cũng chỉ đề cập chủ

yếu đến vấn đề tôn giáo chứ chưa nói rõ các chính sách cai trị của Tây Ban Nha

đã ảnh hưởng đến Philippines như thế nào

+ Bài viết của tác giả Nguyễn Đinh Duy Khương năm 2012 - “Yếu tố bản địa trong văn hóa Thiên Chúa giáo ở địa phương” in trong Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, tập 72A, số 3 có nghiên cứu về Thiên Chúa giáo ở Philippines

nhưng chưa tập trung trung chuyên sâu vào nguồn gốc và lịch sử du nhập củaThiên Chúa giáo đối với quốc đảo này

Ngoài ra, còn nhiều công trình nghiên cứu và các tạp chí khoa học khác đề

cập tới lịch sử, văn hóa Philippines như: Bài viết “Văn hóa biển Đông Nam Á”

của tác giả Cao Xuân Phổ (1994) in trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, cuốn

“Cộng hòa Philippines” của tác giả Cao Minh Chơng (1989), cuốn “Lịch sử ba tôn giáo thế giới” của tác giả Lương Thị Thoa (2000) Tuy nhiên, chưa có công

trình nào đi sâu và tìm hiểu cụ thể về chính sách cai trị của Tây Ban Nha đối vớiPhilippines trên lĩnh vực văn hóa (1565 – 1762) Do vậy, tôi quyết định chọnvấn đề này làm đề tài niên luận năm thứ ba

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Khi nghiên cứu đề tài này, tôi muốn làm rõ quá trình thiết lập thuộc địa ởPhilippines của Tây Ban Nha trên mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, xã hội đếnchủng tộc, tôn giáo, tín ngưỡng…

Trang 3

Mặt khác, mục tiêu trên hết của đề tài là phải làm rõ chính sách cai trị củaTây Ban Nha đối với Philippines trên lĩnh vực văn hóa, đặc biệt nghiên cứu vềcác chính sách cai trị mà Tây Ban Nha đã áp đặt lên Philippines trên mọi khíacạnh từ tôn giáo, giáo dục cho đến chính sách “đồng hóa văn hóa”, qua đó nhằmgóp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu về lịch sử và văn hóa Philippines.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Phải hoàn thành việc tìm hiểu về đất nước và con người Philippines cũngnhư văn hóa của quốc gia này, đặc biệt là giai đoạn từ năm 1565 đến năm 1762.Trong giai đoạn này, Philippines đã trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha,trong bối cảnh đó, Tây Ban Nha đã áp đặt nền thống trị của mình lênPhilippines, từ đó, Philippines mang đậm dấu ấn của Tây Ban Nha trên tất cảcác lĩnh vực, đặc biệt là đời sống văn hóa Vì thế, niên luận sẽ tìm hiểu cácchính sách cai trị của Tây Ban Nha đối với Philippines trên lĩnh vực văn hóa quacác khía cạnh, từ đó rút ra kết luận

4 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở phương pháp luận

Đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và nhà nước về vấn đề văn hóa

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành niên luận, tôi đã sử dụng haiphương pháp chủ yếu là: phương pháp lịch sử và phương pháp logic Ngoài racòn có các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp và đánh giá

5 Cấu trúc của niên luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấuthành hai chương:

Chương 1 Quá trình thiết lập chế độ thuộc địa ở Philippines của Tây Ban Nha.

Chương 2 Chính sách cai trị của Tây Ban Nha đối với Philippines trên lĩnh vực văn hóa (1565 – 1762).

Trang 4

CHƯƠNG 1 QUÁ TRÌNH THIẾT LẬP CHẾ ĐỘ THUỘC ĐỊA Ở PHILIPPINES

CỦA TÂY BAN NHA

1.1 Tình hình Philippines trước khi bị Tây Ban Nha xâm lược

1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Philippines được mọi người biết đến với những tên gọi khác nhau như bánđảo Mã Lai, Phi Luật Tân… và đến những năm 60 của thế kỉ XVI, quần đảo nàychính thức được đặt tên là Philippines

Philippines là một quốc gia hải đảo lớn thứ hai ở Đông Nam Á sauIndonesia, gồm hơn 7100 hòn đảo lớn nhỏ với tổng diện tích là 300.000 km2nằm ở phía trên xích đạo giữa 21 độ 25 phút 4 độ 30 phút vĩ độ Bắc và giữa 116

độ 55 phút và 127 độ kinh Đông Chiều dài của quần đảo này từ Bắc xuống Nam

là 1800km và chỗ rộng nhất từ Đông sang Tây là 1100km Tuy có nhiều đảonhưng 95% diện tích đất đai tập trung vào 11 đảo lớn là: Mindanao, Luzon,Lamar, Negros, Panay, Palawais, Mindoro, Leyter, Cebu, Bohol và Masbat,trong đó có hai đảo lớn nhất là Luzon và Mindanao

Đảo Luzon là đảo lớn nhất có diện tích 104750 km2, chiếm khoảng 35%diện tích của Philippines Phần lớn diện tích trên đảo là đồi núi với đỉnh núi caonhất là đỉnh Pulog (2.928m) Núi trên đảo thấp dần về phía Bắc và phía Đông.Rìa phía Đông và phía Nam của đảo là một dải đồng bằng hẹp chạy men theo bờbiển Đồng bằng lớn nhất là đồng bằng Malina nằm ở phần trung tâm của đảo.Đồng bằng này có chiều dài tới 190 km và kéo dài từ vịnh Lugain ở phía Bắc tớivịnh Malina ở phái Nam Chiều rộng trung bình của đồng bằng chừng 110 km.Đồng bằng này được cung cấp nước bởi hai hệ thống sông: sông Pampauga ởphía Nam và sông Agno ở phía Bắc Đây là vựa lúa chính của Philippines ĐảoLuzon được coi là đại diện và là trung tâm của đất nước Philippines [9; tr 4].Midanao là đảo lớn thứ hai của Philippines có diện tích 95.000 km2 Ở phíaTây Nam của đảo có đồng bằng Katobato rộng lớn được cung cấp nước bởi hệthống sông Cagaian Trên mặt đồng bằng mọc nhiều loại cây sú, vẹt, mangro Ởđây trồng rất nhiều dừa và tạo nên những rừng dừa lớn của Philippines Ở phía

Trang 5

Nam đồng bằng có hồ Buluau cũng là một nguồn cung cấp nước quan trọng.Đỉnh núi cao nhất của đảo và cũng là đỉnh núi cao nhất của Philippines là đỉnhnúi Apo với độ cao tuyệt đối là 2.965m.

Tuy là một quốc gia hải đảo, nhưng Philippines có bờ biển dài 23.184 kmbằng toàn bộ chiều dài bờ biển của nước Mỹ Phía Đông Philippines là TháiBình Dương có độ sâu sâu nhất thế giới Vùng biển Philippines có chỗ sâu nhất

là 10789 km cách đảo Luzon khoảng 100 km Phía Bắc và Tây Philippines làbiển Nam Trung Hoa giáp với Đài Loan và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam Phía Nam là đảo Lavesi giáp với Malaysia và Indonesia

Philippines là một xứ sở của núi, núi và cao nguyên chiếm tới ba phần tưtổng diện tích, phần lớn các núi cao tập trung ở Luzon

Do địa hình quần đảo có nhiều núi cao nên sông ngòi của Philippinesthường ngắn, hẹp và có dòng chảy xiết, có nhiều sông nhưng xuất hiện chủ yếuvào mùa mưa Tính chất của sông ngòi như vậy nên đã tạo ra tiềm năng lớn vềthủy điện nhưng khai thác tốn kém và không thuận lợi cho nông nghiệp và giaothông đường thủy Các con sông chính ở Mindanao là Catabato dài 550 km,Aguyxan dài 300 km, còn ở Luzon cũng có các con sông như Cagayan dài 300

km, Agno dài 270 km, Pampanga dài 260 km [9 Tr 6]

Khí hậu của Philippines mang tính chất nhiệt đới gió mùa, nhiệt ẩm cao và

ít có sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa trong năm Đặc điểm này rất tốt cho

sự phát triển của thảm thực vật và các loại cây trồng Trên quần đảo có đến10.000 loài thực vật khác nhau Do đó hàng năm có thể trồng cấy ba vụ Rừng,cây cỏ xanh quanh năm Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 5, tiếp đến làmùa mưa cũng như ở Việt Nam, ở Philippines không phải lúc nào cũng mưathuận gió hòa Hàng năm Philippines phải chống chọi với hàng chục cơn bão vànhiều trận lụt làm phá hủy mùa màng, nhà cửa, gây nhiều khó khăn cho đời sống

và sản xuất của cư dân

Ngoài bão lụt còn nạn động đất đã từng xảy ra và đang tiềm ẩn dưới lòngđất, dưới đáy biển, cả những ngọn núi có thể phun lửa vào bất cứ lúc nào

Philippines có thể coi là một tiểu khu vực sinh thái vùng Malay –Inđonezieng vì ở đây trời phú cho hầu như tất cả từ sông hồ núi non, cây lấy hạt,

Trang 6

cây họ dầu, cây lấy củ, cây ăn quả, các loại rau… Các loài chim, thú, vật nuôi,hơn nữa dưới biển có khoảng 2000 loài cá khác nhau.

Ngoài rừng vàng biển bạc, đất nước này còn đặc biệt giàu về khoáng sảnlớn như: đồng, crom, sắt, niken Ngoài ra còn có thủy ngân, than đá và nhiềuloại khác nữa

Như vậy, với điều kiện tự nhiên, địa hình và khí hậu, đặc biệt là tài nguyênthiên nhiên với rừng vàng, biển bạc và trữ lượng khoáng sản lớn, Philippines đãtrở thành miếng mồi ngon cho các nước tư bản phương Tây xâm lược, trong đó

có Tây Ban Nha

1.1.2 Chính trị - kinh tế - xã hội

Ngay trước khi bị thực dân Tây Ban Nha xâm lược, xét về trình độ pháttriển kinh tế-xã hội, quần đảo Philippines có thể được chia thành ba vùng rõ rệt:vùng nội địa bị cô lập, nơi chế độ công xã nguyên thủy vẫn chiếm địa vị thốngtrị; vùng bình nguyên ven biển vốn là nơi cư ngụ phần lớn dân cư thì chế độcông xã nguyên thủy đang tan rã ở mức độ khác nhau; những trung tâm lớn, nơihội tụ những điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của lực lượng sản xuất,như Nam và trung tâm đảo Luzon, đảo Cebu, quần đảo Sulu và Tây NamMindanao, thì đã xuất hiện xã hội có giai cấp

Khi bị người Tây Ban Nha xâm chiếm, trên các đảo Luzon và Visayas đãxuất hiện xã hội có giai cấp nhưng chưa hình thành những nhà nước tập quyền

Tổ chức lãnh thổ chính trị và xã hội cơ bản là các Barangay – các công xã thị tộc– do các Dato,Rajah cầm đầu Đa số là các Barangay nhỏ (có từ 80 đến 100 giađình) Chỉ ở trung tâm kinh tế phát triển nhất mới có những công xã lớn hay cácliên hiệp Barangay với số dân từ 1500 đến 2000 (vùng Manila, đảo Panay, đảoCebu) Đây không phải là nhữnghình thức nhà nước bền vững mà chỉ là nhữngliên minh quân sự tạm thời trong thời kì có xung đột quân sự

Trình độ phát triển về xã hội giữa các Barangay thuộc các dân tộc khácnhaucũng không đồng đều Ở các dân tộc đông đúc như Tagala, Visayas vàIloka đã hìnhthành các mối quan hệ phong kiến sơ kỳ

Xã hội lúc này đã phân hóa thành ba hạng người rõ rệt: “người hạnh phúc”(giới quý tộc maharlika mà đứng đầu là Dato), “người tự do” (Timagua) và

Trang 7

“người phụ thuộc” (Aliping) Và cũng do đó đã xuất hiện quan hệbóc lột phụthuộc giữa tầng lớp trên và tầng lớp dưới.

Tuy hình thức sở hữu công xã đất đai vẫn chiếm vị trí ưu thế, những

“người phụ thuộc” vẫn được canh tác đất đai củacông xã nhưng phải giao nộpphần lớn sản phẩm thu hoạch cho Dato và những “người hạnh phúc” Tại mộtvài trung tâm phát triển ở Visayas và Luzon đã xuất hiện hìnhthức sở hữu tưnhân đất đai, đã hình thành các hình thức bóc lột phong kiến, đặt trên cơ sở cấy

rẽ và lao động của nông dân phụ thuộc

Cần nhấn mạnh ở đây rằng người ta chưa thể coi lớp “người phụ thuộc” là

nô lệ của Dato và của “người hạnh phúc” Mối quan hệ kinh tế giữa những vùngkhác nhau và giữa các Barangay rất yếu ớt Cư dân sống ở vùng bờ biển buônbán với các nước lân bang, trước hết là với Trung Quốc Trung tâm ngoạithương đã ra đời ở vùng Manila từ lâu trước khi người Tây Ban Nha đến Tạiđây, đã tồn tại hai liên bang Barangay lớn là Manila và Tondo mang những nétcủa một trú điểm thành thị đã phát triển Trình độ văn hóa nói chung của nhândân các đảo Luzon và Visayas thấp hơn nhiều so với nhân dân các nước ĐôngNam Á lân bang Tình trạng phân tán chính trị và kinh tế đã đưa đến tình trạngkhông thống nhất về văn hóa và tôn giáo, dù họ có theo đạo bái vật linh

Một cơ hội để người dân sinh sống trên quần đảo được thống nhất về mặttôn giáo là việc truyền bá đạo Hồi từ miền Nam lên, nhưng quá trình này đã sớm

bị chặn đứng khi thực dân Tây Ban Nha xâm lược và Cơ Đốc hóa Philippines.Không thống nhất về chính trị, khác biệt về văn hóa, rời rạc về kinh tế lànhững nguyên nhân chính giải thích lý do vì sao phần lãnh thổ miền Bắc vàmiền Trung Philippines bị thực dân Tây Ban Nha chinh phục dễ dàng

Sự gần gũi về mặt địa lý, lịch sử và dân tộc với Indonesia, các quan hệ kinh

tế và văn hóa chặt chẽ với các nước đã đạt đến trình độ văn minh cao ở bán đảoĐông Ấn, bán đảo Malaya và quần đảo Indonesia là điều kiện thuận lợi chophép vùng miền Nam quần đảo (quần đảo Sulu và Tây Nam Mindanao) trởthành vùng tiến triển nhất, xét về tốc độ và mức độ phát triển về kinh tế xã hội

và chính trị

Trang 8

Về phần mình, các hoạt động kinh tế của nhân dân Sulu và các vùng venbiển Tây Nam Mindanao mà nền tảng là thương nghiệp hàng hải, khai thác ngọctrai, đánh bắt cá biển đã tăng cường các quan hệ trên.

Trong các thế kỉ XIII – XIV ở Sulu và Mindanao đã tồn tại những hìnhthức nhà nước tương đối bền vững (công quốc trên đảo Jolo thuộc quần đảoSulu, công quốc Magindanao và Buayan dọc theo triền sông Pulangi thuộc TâyNam Mindanao) [3; tr 2-5]

Lớn nhất trong các dân tộc đồng bằng là người Visaya (41%), Tagan(21%), Liocano (10,3%), Bicon (5,6%), Pampango (2,8%), Pangasinan (1,8%),Icanago, Sampan…[10; tr.46] Tất cả các dân tộc này cư trú tại miền ven biểntương đối phẳng Họ là những thổ dân đầu tiên của quần đảo bị thực dân phươngTây chinh phục và dày xéo hàng trăm năm Phong tục, ngôn ngữ, bản sắc dântộc và văn hóa của họ chịu ảnh hưởng sâu sắc của nước ngoài như Tây Ban Nha

và Mỹ

Góp phần vào bức tranh dân tộc của Philippines có các dân tộc thiểu sốmiền núi, khoảng 12% Đó là các dân tộc và nhóm dân tộc Iphugao, Bontec,Tingian, Caling, Gadan, Ivatan, Bukitnon, Bilaan, Moro (ở Midanao, Xulu vàPalavan)… Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa riêng, nó góp phần làm phongphú thêm bức tranh dân tộc Philippines

Ngoài ra, các dân tộc khác nhập vào cộng đồng dân tộc Philippines còn cónhiều người Hoa, một số là người châu Âu hay châu Mỹ

Ngôn ngữ hầu hết đều thuộc nhánh phía Tây của nhóm ngôn ngữ Malaya –Polynesian trong hệ ngôn ngữ Nam Đảo Dựa vào ý nghĩa ngôn ngữ, người taphân ngôn ngữ Philippines ra làm ba nhóm theo cấp độ họ hàng, đó là: các ngôn

Trang 9

ngữ Bắc Philippines, gồm các thứ tiếng Ilocano, Pagabina Các ngôn ngữ TrungPhilippines, gồm các thứ tiếng Tagalog, Xamac, Layte, các ngôn ngữ thuộc tiểunhóm Bisai ở nhóm này với tư cách tiểu nhóm cơ bản Các ngôn ngữ NamPhilippines, gồm các thứ tiếng Madanao, Maghindanao.

Như vậy, ngay trước khi bị thực dân Tây Ban Nha xâm lược, Philippines

đã là một quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ mang nhiều sắc thái khác nhau vớinhững nét văn hóa riêng biệt

1.1.4 Tín ngưỡng và tôn giáo

Tín ngưỡng và tôn giáo Philippines có nhiều nét đặc sắc Trước thế kỉ XIII,dân cư trên quần đảo này theo các tín ngưỡng cổ truyền

Đạo hồi là tôn giáo đầu tiên tác động vào cơ sở tín ngưỡng dân gian củangười dân Philippines ở các đảo nhỏ phía nam, nơi tiếp giáp gân với vương quốchồi giáo Brunei được hình thành từ thế kỷ XV Từ Brunei, đạo Hồi lan truyềnlên đảo Sulu và hình thành nên Nhà nước Hồi giáo Sulu ở thế kỷ XV, từ đây đạohồi từng bước lan lên các đảo Mindanao thậm chí đến cả đảo Luzon Việc Islamhóa Sulu và Mindanao đã ảnh hưởng sâu đậm đến tiến trình phát triển của miềnNam Philippines.Tuy nhiên sự đặt chân của người Tây Ban Nha ở cuối thế kỷ

15, đã ngăn chặn ảnh hưởng của Hồi giáo lan khắp các đảo

Phật giáo xâm nhập vào Philippines từ rất sớm thông qua quá trình Ấn Độhóa Indonesia Nhưng ảnh hưởng của Phật giáo và Ấn Độ giáo bị chặn lại từ khiHồi giáo và Công giáo xâm nhập vào vùng đất này

Philippines là một quốc gia hải đảo lớn ở Đông Nam Á, với điều kiện tựnhiên thuận lợi và với một vị trí chiến lược quan trọng ở châu Á – Thái BìnhDương nên Philippines đã sớm trở thành miếng mồi ngon cho các nước tư bảnphương Tây nhòm ngó Hơn nữa, trong thời gian này, Philippines vẫn là mộtnước nông nghiệp lạc hậu, các điều kiện chính trị, văn hóa, xã hội đều ở trình độthấp so với thế giới lúc bấy giờ nên Philippines cũng không tránh khỏi sự xâmlược của chủ nghĩa phương Tây vào lúc đó Tây Ban Nha là một trong nhữngnước tư bản phát triển, lại luôn muốn mở rộng thị trường và phạm vi ảnh hưởngtrên thế giới Do vậy, Tây Ban Nha đã tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lượcvào khu vực Đông Nam Á, trong đó có Philippines Cùng với các hoạt động xâm

Trang 10

chiếm thuộc địa và với hoàn cảnh của Philippines lúc đó là điều kiện thuận lợi

để Công giáo truyền bá mạnh mẽ vào quốc gia hải đảo này

1.2 Quá trình xâm nhập và thôn tính Philippines của Tây Ban Nha

Việc Tây Ban Nha xâm chiếm quần đảo diễn ra vào đầu thời điểm người

Âu bắt đầu có mặt ở Viễn Đông Đây cũng là thời kì của những phát kiến địa lí

vĩ đại

Nhằm tìm kiếm con đường về phía Tây dẫn đến Ấn Độ và quần đảoMaluku giàu hương liệu vì con đường đi về phía đông đã bị người Bồ Đào Nha– đối thủ chính về hàng hải và thương mại của Tây Ban Nha – kiểm soát, ngày

10 tháng 5 năm 1519, một đoàn tàu thám hiểm của Tây Ban Nha gồm 5 chiếc doMagellan chỉ huy đã rời bến Seville Tháng 3 năm 1521, đoàn tàu đã cập bến tạiđảo Cebu Tại đây, Magellan đã bị giết chếttrong một cuộc đụng độ với ngườibản xứ Bẵng đi một thời gian dài, do bận rộn với các thuộc địa ở châu MỹLatinh, vương triều Tây Ban Nha chưa thể tính đến chuyện xâm chiếm quần đảoPhilippines, mà chỉ giới hạn ở việc phái đến đó một vài đoàn tàu thám hiểm.Năm 1542, một trong những đoàn tàu đó đã đặt cho quần đảo tên gọi mà sau đó

đã trở thành quen thuộc: Philippines nhằm tỏ lòng tôn kính vị vua tương lai củaTây Ban Nha là Felipe II

Công cuộc chinh phục và thuộc địa hóa Philippines bắt đầu từ tháng 2 năm

1565, khi đoàn tàu viễn chinh phát xuất từ thuộc địa Mexico, dưới quyền chỉhuy của Don MiguelLopez de Legaspi, gồm 5 tàu, 500 lính và 5 tu sĩ Công giáo(trong đó có một ngườiđóng vai trò cố vấn cho Legaspi tên là Andres deUrdaneta, vốn đã từng tham gian hiều cuộc chinh phạt ở Mỹ Latinh, là nhà đồhọc và hàng hải tài ba) đổ bộ lên đảo Cebu Lợi dụng tình trạng chia rẽ và thùđịch, phân tán về chính trị giữa các bộ lạc, và dựa vào ưu thế về kỹ thuật quân

sự, quân xâm lược Tây Ban Nha đã phối hợp các biện pháp bạo lực với các biệnpháp lôi kéo, mua chuộc để trấn áp những bộ phận dân cư nào tích cực chống lại

họ Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XIV, người Tây Ban Nha coi như đãchinh phục được quần đảo Visayas và bắc đảo Mindanao

Ngày 20 tháng 5 năm 1570, người Tây Ban Nha bắt đầu đánh chiếmManila Lúc đó,Manila là nơi thương nhân từ Ấn Độ, Java, Trung Quốc, Nhật,

Trang 11

Trung Đông đến trao đổi hàng hóa: vàng, ngọc trai, sợi mòn, gỗ quý, tổ yến, xà

cừ, vây cá mập, dầu thơm, quả cau, lá trầu lấy nhựa sơn, đồ dao kéo của Nhật,

đồ lụa và đồ gốm của Trung Quốc, ngà voi, nữ trang, thảm của Ấn Độ Phảimất đến một năm, vào tháng 4 năm 1571, họ mới chiếm được thị trấn này, màsau đó Legaspi đã chọn làm bản doanh Thành phố – pháo đài Manila được xâydựng để trở thành thủ phủ của thuộc địa Nhưng cũng phải mất thêm một thờigian dài nữa, bằng những phương pháp rất tàn bạo, thực dân TâyBan Nha mớichinh phục được toàn thể đảo Luzon (mà phần trung tâm là vựa lúa của đảo và

là vùng phát triển nhất về kinh tế và đông dân nhất của quần đảo), vì họ vấp phảisức kháng cự mạnh mẽ của người địa phương, đặc biệt là cuộc kháng chiến củangười dân sống ở phía bắc đảo kéo dài đến năm 1590

Đầu những năm 80 của thế kỉ XV, quá trình chinh phục quần đảo coi như

đã hoàn thành Biên giới thuộc địa Tây Ban Nha đã bao gồm miền Bắc và trungtâm đảo Luzon, quần đảo Visayas, bắc Mindanao và đảo Palawan Nằm ngoàivòng kiểm soát của người TâyBan Nha là các cư dân vùng nội địa khó xâm nhậptrên đảo Luzon Hoạt động bành trướng của thực dân Tây Ban Nha xuống miềnNam quần đảo bị cư dân theo đạo Hồi ở đây chặn đứng

Kéo dài suốt từ cuối thế kỉ XVI đến nửa sau thế kỉ XIX, cuộc chiến đấucủa người dân theo đạo Hồi ở miền Nam Philippines đã bước vào lịch sử với têngọi “cuộc chiến đấu của người Moro” Ngọn cờ tư tưởng của cuộc chiến đấu này

là khẩu hiệu “bảo vệ tín ngưỡng chân chính”, tức đạo Hồi Trong những năm từ

1580 đến 1590, thực dânTây Ban Nha đã nhiều lần tấn công xâm chiếm lãnh thổtrung tâm Mindanao và quần đảo Sulu, nhưng đều không thể đè bẹp nổi sức đềkháng của các Sultanat ở đây Đến đây, giai đoạn một của cuộc “chiến tranhMoro” coi như kết thúc bằng sự thất bại của thực dân Tây Ban Nha Chẳng baolâu sau đó, người Moro Hồi giáo lại tiếp tục cuộc chiến đấu nhằm mở rộngphạm vi ảnh hưởng của họ

Sự tồn tại của chế độ thực dân ở Philippines phụ thuộc một phần vào ảnhhưởng của Giáo hội Công giáo Không một thuộc địa nào ở Đông Nam Á màGiáo hội lại giành được vị trí và ảnh hưởng lớn lao như ở Philippines Là mộttầng lớp đông đảo nhất và ổn định nhất, giáo sĩ chiếm đến 2/3 số người Tây BanNha sinh sống ở quần đảo Họ có mặt trong mọi ngõ ngách, trong lúc các viên

Trang 12

chức Tây Ban Nha sống tậptrung ở Manila và các trung tâm tỉnh lỵ Tình hìnhnày đã khiến giáo sĩ trở thành - dưới mắt người dân bản xứ - kẻ đại diện vừa choChúa, vừa cho bộ máy chính quyền thực dân Giáo hội cũng chiếm vị trí hàngđầu trong đời sống kinh tế do nắm giữ nhiều ruộng đất trong nước và ngoàinước, Giáo hội đã đẩy lùi các viên chức và các thương nhân Tây Ban Nha xuốnghàng thứ yếu Giành được ảnh hưởng kinh tế và chính trị to lớn như trên, Giáohội luôn có xu hướng chèn lấn quyền lực của chính quyền thực dân Giữa haibên đã nhiều lần xảy ra xung đột tranh giành quyền lực rất gay gắt Xung đột lớnnhất diễn ra hồi cuối những năm 60 của thế kỉ XV, khi viên toàn quyền DiegoSalsedo bị ủy viên toà án giáo sĩ José Samanego tố cáo thông đồng với đạo TinLành để bắt và giam ông này cho đến khi bị bệnh sắp chết và tịch thu tài sản củaông ta.

Trang 13

CHƯƠNG 2 CHÍNH SÁCH CAI TRỊ CỦA TÂY BAN NHA ĐỐI VỚI

PHILIPPINES TRÊN LĨNH VỰC VĂN HÓA (1565 – 1762)

Sau khi xâm lược Philippines, Tây Ban Nha đã thực hiện chính sách caitrị trên tất cả mọi mặt như kinh tế, chính trị và đặc biệt là lĩnh vực văn hóa Đối với văn hóa, bằng việc thực hiện các chính sách từ mềm dẻo đến

áp bức, Tây Ban Nha đã thành công trong việc biến Philippines hoàn toànthành thuộc địa của mình Không những thế, Tây Ban Nha đã “đồng hóa”Philippines, làm cho dấu ấn của Tây Ban Nha in đậm ở Philippines trênmọi mặt

2.1 Chính sách truyền giáo

Trong suốt thời gian cai trị của mình, Tây Ban Nha đã để lại rất nhiều dấu

ấn đậm nét và sâu sắc đối với Philippines, trong đó không thể không kể đến tôngiáo, đặc biệt là Thiên Chúa giáo Tây Ban Nha đã sử dụng Thiên Chúa giáonhư quân cờ chủ chốt của mình, để từ đó thực hiện chính sách cai trị, áp đặt nềnthống trị lên Philippines trong suốt hơn 300 năm

Khi tiến hành thực dân hóa Philippines, Tây Ban Nha đã đặt cho mình ba

mục tiêu là: Thứ nhất, giành phần buôn bán hương liệu; Thứ hai, liên hệ với Trung Quốc và Nhật Bản để mở đường cho sự cải giáo của họ; Thứ ba, làm cho

dân Philippines theo Công giáo Kết quả, Tây Ban Nha chỉ thành công ở mụcđích thứ ba Ngày nay có khoảng hơn 90% dân số Philippines là người theoCông giáo và họ thường tự hào mình là quốc gia theo Công giáo lớn nhất ở châu

Á Song, một điều phổ biến đó là “người Philippines theo Công giáo qua trunggian là nền thống trị Tây Ban Nha” [9; tr.27]

Philippines là một quốc gia thế tục, hiến pháp tách biệt nhà thờ và nhànước Do ảnh hưởng của văn hóa Tây Ban Nha, Philippines là một trong haiquốc gia mà Công giáo La Mã chi phối tại châu Á

Thiên Chúa giáo đã có nhiều tác động to lớn đến đời sống xã hội của đấtnước này, trong khi đó, những yếu tố bản địa vẫn được gìn giữ Với sự có mặtcủa hai yếu tố bản địa và ngoại lai, văn hóa Philippines là một sự pha trộn hoàn

Trang 14

hảo để rồi tạo nên tính đa dạng cho cư dân quần đảo Chính điều này đã làm choPhilippines trở nên khác biệt so với các quốc gia Đông Nam Á còn lại nhưngvẫn mang tính thống nhất của nền văn hóa khu vực.

Năm 1521, theo lệnh của nhà vua Tây Ban Nha, nhà thám hiểm FerdinandMagellan, trong hành trình vòng quanh thế giới, đã cập bến đảo Cebu ở miềnTrung Philippines Khi ở đảo Cebu, Magellan cùng hành đoàn của ông đã thựchiện nghi lễ rửa tội đầu tiên trong lịch sử Thiên Chúa giáo ở Philippines choquần chúng nơi đây Điều này báo hiệu cho một sự kiện đặc biệt sắp diễn ra trênquần đảo vùng Đông Ấn này - sự xâm nhập của Thiên Chúa giáo cùng với sự caitrị của thực dân Tây Ban Nha Sau gần một thế kỷ kể từ khi người Tây Ban Nhamang Thiên Chúa giáo vào quần đảo, hầu hết các vùng đồng bằng, trung du ởPhilippines đã bị Thiên Chúa giáo hóa sau các cuộc nổi loạn với quy mô nhỏ tạinhiều nơi khác nhau Trong thời gian đó, người Tây Ban Nha đã sử dụng nhiềuchính sách cai trị để hướng người bản địa theo tôn giáo của mình [9; tr.28]

Các tu sỹ đã thực hiện thánh lễ rửa tội cho một lượng lớn người dân cùngmột lúc để dễ dàng hướng tất cả theo Thiên Chúa giáo Điều này sẽ không dễdàng thực hiện được nếu người dân nơi đây phân biệt được những nét tươngđồng giữa thánh lễ rửa tội với nghi lễ chữa bệnh bằng nước thánh của mình -một biểu tượng rất đặc trưng của cư dân trong khu vực

Đến năm 1595, Manila trở thành Tòa tổng giám mục, điều này cho thấy sựthâm nhập nhanh chóng của Công giáo vào đất nước này cũng như sự cố kết vàhậu thuẫn giữa hai thế lực: thực dân và giáo hội Thực dân Tây Ban Nha muốnthực hiện sự cai trị của mình ở đây và giúp đỡ giáo hội về mọi mặt để phát triểntín đồ và ngược lại, giáo hội giúp chính quyền buộc các con chiên phải phụctùng chính quốc

Một chính sách quan trọng nữa mà các linh mục truyền giáo thực hiện đểhướng người dân bản địa theo tôn giáo của họ là tạo ra sự thích ứng và hòa hợpgiữa Thiên Chúa giáo với hoàn cảnh địa phương

Thuộc không gian xã hội Đông Nam Á, người dân Philippines đã rất quenthuộc với nền nông nghiệp lúa nước, song song với nó là những hoạt động tínngưỡng liên quan đến nông nghiệp Những phong tục, tập quán, quy tắc ứng xử,cách sống định cư theo lối phương Đông đã ăn sâu vào tâm thức của người dânnơi đây Vì vậy, họ mặc nhiên hoàn toàn xa lạ và khó thích nghi với nền văn hóa

Trang 15

mà thực dân Tây Ban Nha mang vào, nền văn hóa ruộng khô du mục Nhằm thuhút sự tham gia của người dân Philippines, làm cho họ tin và nghe theo ThiênChúa giáo, trong quá trình truyền đạo, các giáo sỹ đã giới thiệu những nét vănhóa Thiên Chúa giáo ở phương Tây kết hợp hài hòa với văn hóa bản địa, phatrộn những nghi thức thực hành tôn giáo Thiên Chúa với tín ngưỡng bản địa.

Sự du nhập một tôn giáo độc thần như Thiên Chúa giáo đã làm xáo trộn tínngưỡng linh vật giáo lâu đời của người dân bản xứ nơi đây và do đó, trong thờigian đầu, người Philippines đã phản kháng rất mạnh mẽ nhằm loại trừ một thứxấu xa, tội đồ đang phá vỡ những quy tắc thần thánh từ xưa đến nay họ vẫn thựchiện Bên cạnh đó, sự tồn tại của Thiên Chúa giáo và chính sách truyền giáo củathực dân Tây Ban Nha khiến người dân cảm thấy có tội với thần linh khi họkhông thể thực hiện những nghĩa vụ nông nghiệp thường niên đối với nhữngthần linh của họ và cũng không thể gắn kết với mảnh đất, cây trồng, con vật màthần linh đã ban tặng Người dân nơi đây nhận thấy thần linh của họ bị xúcphạm nghiêm trọng bởi lẽ cách thức thực hành tôn giáo của họ khác hoàn toàn

so với những gì mà những giáo sỹ phương Tây truyền bá trên lãnh thổ của họ.Chính vì vậy, họ đã chống trả quyết liệt quá trình truyền giáo của nhữnggiáo sỹ Tây Ban Nha Họ từ chối tiếp nhận những lối hành xử tôn giáo mới,cũng như xua đuổi thậm chí giết chết những nhà truyền giáo, trong đó việcMagellan và nhiều tuỳ tùng của ông bị giết trên đảo Mactan vào tháng 7 năm

1521 là một sự kiện điển hình

Mặc dù đã thực hiện nhiều chính sách khôn ngoan và đầy bạo lực, thực dânTây Ban Nha phải mất rất nhiều thời gian để làm cho người dân địa phương nắmbắt được những khái niệm cơ bản của Thiên Chúa giáo Qua thời gian, ngườidân Philippines đã quen với sự có mặt của những giáo sỹ phương Tây và tôngiáo mới mà họ mang lại

Với chiêu bài xoa dịu và hòa trộn phong tục của những giáo sỹ, người dân

đã bị lầm tưởng về mục đích của những nghi lễ sùng bái mới nhưng chính sách

đó hoàn toàn không thể thay đổi lối sống bản địa của người dân như những nhàtruyền giáo mong muốn

Bí tích rửa tội của Thiên Chúa giáo thu hút nhiều người tham gia vì họ tinrằng nó sẽ chữa khỏi bệnh tật, mang lại sức khoẻ cho bản thân và gần gũi vớithần nước Giải tội là bí tích xưng tội mà mỗi người phải tiến hành mỗi năm một

Trang 16

lần Điều này đã đánh vào tâm lý của người dân nơi đây về những tội lỗi đối vớinhững thần linh mà họ nghĩ là đã mắc phải, nên họ dễ dàng tuân thủ những hìnhthức sám hối từ các tu sỹ Thiên Chúa giáo mang lại.

Đầu tiên, họ cảm thấy sợ hãi về những nội dung mà các giáo sỹ truyềndạy, nhưng sau đó họ làm quen chúng và sử dụng chúng khá trôi chảy khithực hiện nghi thức sám hối đối với thần linh về những việc họ đã sai tráitrong suốt năm qua

Các tu sỹ phương Tây đã tìm cách loại dần những hoạt động mang tính tàgiáo ra khỏi tư tưởng của người dân bản xứ, đồng thời hướng họ đi theo conđường đúng đắn của Thiên Chúa

Tuy nhiên, khi Thiên Chúa giáo đã đi sâu hơn vào đời sống người dân, khicác nghi lễ Thiên Chúa giáo khá phổ biến trong hoạt động thờ cúng, sùng bái thìnhững hình thức thực hành tín ngưỡng truyền thống vẫn còn tồn tại bằng cáchhòa trộn vào những nghi lễ mới nhằm mục đích vừa giữ được bản sắc của mìnhvừa tiếp thu văn hóa mới cũng như chống lại sự đàn áp của thực dân Tây BanNha

Mặt khác, các nhà truyền giáo Tây Ban Nha cũng đã “chế biến” để “lễ hội”

xuất hiện trước khi Thiên Chúa giáo xâm nhập vào Philippines hơn hai thế kỷ trở thành một món ăn tinh thần trong văn hóa lễ hội Thiên Chúa giáo Họ đãthay thế các thần linh trong tự nhiên bằng Đức Chúa Hài đồng nhưng ý nghĩacủa lễ hội thì vẫn không có gì thay đổi, đó là lòng biết ơn của con người đến đốitượng mà họ sùng bái vì đã bảo trợ và mang hạnh phúc đến cho họ

-Khác với thuộc địa ở châu Mỹ, vốn do nhà vua trực tiếp cai trị, Philippineshoàn toàn bị phó mặc cho một số ít viên chức thuộc địa đứng đầu là toàn quyền,giáo hội, hội đồng (Audiencia) và uỷ viên tài chính Vai trò của Giáo hội Cônggiáo được xác lập ở Philippines ngay từ buổi đầu thuộc địa hóa Các nhà truyềngiáo đã hoàn thành nhiệm vụ quan trọng của họ là chuẩn bị cho người dân quyphục chế độ mới Cơ Đốc hóa dân bản địa được tiến hành song song với bànhtrướng quân sự Việc cư dân trênđảo Luzon và quần đảo Visayas không theomột tôn giáo thống nhất đã cho phép Công giáo mau chóng được truyền bá rộngrãi Vào những năm 20 của thế kỉ XVIII, hầu hết nhân dân thuộc địa – khoảng

50 vạn – đã theo Công giáo Để tưởng thưởng công lao này của Giáo hội, nhàvua đã phân chia nhiều vùng đất bao la cho các tăng đoàn Giáo sĩ được trao

Trang 17

quyền trực tiếp quản lý xứ đạo, bao gồm cả thu thuế vốn là nguồn lợi tức chínhcủa Giáo hội Lúc đầu, khi chế độ thuộc địa còn chưa vững vàng, Giáo hội đãkhôn ngoan thi hành chính sách mềm dẻo với người bản xứ Nhưng đầu thế kỉXVIII, cùng với việc vị trí của Tây Ban Nha ở quần đảo đã được củng cố vànhất là với việc chế độ “Encomienda” bị bãi bỏ, Giáo hội đã thực sự trở thành kẻbóc lột thuộc địa chủ yếu.

Như vậy, như chúng ta đã biết, trước khi Công giáo được truyền bá vàoPhilippines, quần đảo này đang ở trình độ phát triển thấp nhất về mọi mặt Cácyếu tố quốc gia, dân tộc mới hình thành, chưa bền vững, dân cư phần lớn còntheo tôn giáo nguyên thủy Do đó, mục đích truyền giáo của Tây Ban Nha đitheo xu hướng cải tạo và đồng hóa toàn bộ dân tộc đó Lúc này, ở Philippinescũng chưa có một chính quyền trung ương tập quyền thống nhất toàn bộ quầnđảo, cũng như chưa có một tôn giáo chủ đạo làm nền tảng - tư tưởng - chính trị -đạo đức cho xã hội nên Công giáo đã không vấp phải sự kháng cự quyết liệt nào

từ phía chính quyền đại diện cho nhân dân để bảo vệ nền tảng của xã hội và vănhóa dân tộc

Các giáo sĩ Tây Ban Nha đã rất thành công trong việc truyền đạo và thựchiện các chính sách truyền giáo ở Philippines, do vậy, số tín đồ theo đạo ngàycàng tăng lên

Qua đây, ta có thể thấy rằng, Công giáo mặc dù được truyền bá vàoPhilippines qua con đường cưỡng bức nhưng càng về sau, nó càng được ngườidân Philippines tiếp nhận và tin theo mạnh mẽ, trở thành quốc giáo có sức ảnhhưởng to lớn ở quốc đảo này

2.2 Chính sách giáo dục

Trong suốt thời gian cai trị của mình ở Philippines, Tây Ban Nha cũng rấtchú trọng đến giáo dục, vì thế, nền giáo dục Philippines giai đoạn này (1565 –1762) cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ Tây Ban Nha Đặc biệt, thực dân Tây BanNha đã khéo léo lồng ghép tôn giáo vào nền giáo dục, để từ đó nhà trường vànhà thờ ở Philippines là hai thực thể thống nhất, không tách rời

Ở Philippin, những người Tây Ban Nha đã mở mang các trường tiểu học vàcải tiến nội dung giáo dục cho phù hợp với mục tiêu tôn giáo Hàng trăm giáo sĩTây Ban Nha đã được huy động đến đây để cài vào các trường giảng đạo Trong

Trang 18

suốt thời kỳ Tây Ban Nha thống trị, giáo dục chính là lĩnh vực độc quyền củacác giáo sĩ Các trường học được thành lập nhiều hơn, việc giáo dục không liênquan nhiều lắm với các môn văn hóa và thay vào đó các môn học liên quan tớiCông giáo chiếm một tỉ lệ đáng kể trong số các môn học bắt buộc của học sinhnhư: học thuyết tôn giáo, ý niệm về đạo đức, ý niệm về lịch sử thần thánh.

Đối với các công việc hàng ngày trong các xứ đạo Jesu, mối quan hệ của

“con Chiên” với nhà thờ là vô cùng gắn bó Hàng ngày, các trẻ em nhỏ đến 14tuổi phải nghe giảng đạo ở nhà thờ và hát cầu kinh Sau đó các e tới trường, sau

đó lại quay về nhà thờ vào giờ nghỉ

Thời gian đầu khi người Tây Ban Nha tới, trường học chưa được xây dựngnhiều và còn rất tồi tàn Trường học là nơi các học sinh từ nhà thờ trở về, là mộtnơi trông thật đau lòng Nó thường là một túp lều nhỏ, cũ nát với mái nhà đỡbằng một cột tre, nhưng không có tường bao quanh, hoặc nó như một cái chuồngnhốt súc vật hay một nơi hẻo lánh nào đó trong toà thị chính hay của trụ sở xứđạo, chúng không được cung cấp gì, ít nhất cho tới 1869 Các trẻ em tập viếtbằng que hoặc bằng ngón tay trên những tàu lá chuối hoặc trên cát đựng tronghộp Hệ thống dạy học trong những trường học này do một giáo viên, một nhânvật của thầy tu chủ trì là giữ nguyên những bộ óc đơn giản và để in sâu vàotrong đó mần mống của những sự nhu mì, dễ bảo và tuân thủ

Những người Tây Ban Nha luôn muốn thống trị người dân Philippin về cảquyền lực chính trị lẫn tư tưởng tôn giáo Trên tinh thần đó nhằm nhào nặn đầu

óc những người cần quan tâm như trẻ em và thanh niên

Các giáo viên là những người trông coi và dạy dỗ trẻ em về mọi mặt từnhững thứ nhỏ nhặt nhất như vệ sinh cá nhân cho đến việc học và thực hànhgiáo lí Đối với các hành vi vi phạm, các giáo viên sẵn sàng dùng roi để sửa dạy.Những việc mà người dân Philippin thường làm được lặp đi lặp lại mỗingày Nhờ những công việc đó và sự kiên trì của các “Cha phó” mà Công giáo

đã từng bước ngấm dần vào nhanh chóng trở thành món ăn tinh thần của ngườidân Philippin và nó ảnh hưởng tới tất cả mọi mặt đời sống xã hội

Từ thế kỷ XVI cho đến năm 1863 hệ thống giáo dục, trong công việc hànhchính và trong nội dung của công việc này chủ yếu vẫn không thay đổi Trongnăm ấy, với việc một chính phủ “tự do” mới lên cầm quyền ở Tây Ban Nha,

Ngày đăng: 06/11/2014, 08:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thế Anh (1972), Lịch sử các quốc gia Đông Nam Á, Sài gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử các quốc gia Đông Nam Á
Tác giả: Nguyễn Thế Anh
Năm: 1972
3. Trịnh Huy Hóa (biên dịch), Đối thoại với các nền văn hóa: Philippines, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đối thoại với các nền văn hóa: Philippines
Nhà XB: Nxb. Trẻ
4. Đỗ Quang Hưng (Chủ biên), Nhà nước và Giáo hội, Nxb Tôn giáo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà nước và Giáo hội
Nhà XB: Nxb Tôn giáo
5. Lương Ninh (Chủ biên), Đỗ Thanh Bình, Trần Thị Vinh, (2008), Lịch sử Đông Nam Á, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sửĐông Nam Á
Tác giả: Lương Ninh (Chủ biên), Đỗ Thanh Bình, Trần Thị Vinh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2008
6. Nguyễn Đinh Duy Khương (2012), “Yếu tố bản địa trong văn hóa Thiên Chúa giáo ở địa phương”, TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72A, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Yếu tố bản địa trong văn hóa ThiênChúa giáo ở địa phương”, "TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế
Tác giả: Nguyễn Đinh Duy Khương
Năm: 2012
7. Phan Huy Xu (1997), Địa lý Đông Nam Á, Nxb Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý Đông Nam Á
Tác giả: Phan Huy Xu
Nhà XB: Nxb Giáo dục Hà Nội
Năm: 1997
8. Viện nghiên cứu Đông Nam Á (1996), Tìm hiểu lịch sử - văn hóa Philippines, tập 1, Nxb Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu lịch sử - văn hóaPhilippines
Tác giả: Viện nghiên cứu Đông Nam Á
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1996
9. Phạm Thị Trang (2013), Quá trình truyền bá và phát triển của Công Giáo ở Philippines từ thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XIX, Khóa luận tốt nghiệp Đại học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quá trình truyền bá và phát triển của Công Giáo ởPhilippines từ thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XIX
Tác giả: Phạm Thị Trang
Năm: 2013
10. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia – Viện nghiên cứu Đông Nam Á (2001), Tìm hiểu lịch sử, văn hóa Philippines (tập 1), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu lịch sử, văn hóa Philippines
Tác giả: Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia – Viện nghiên cứu Đông Nam Á
Nhà XB: Nxb Khoahọc xã hội
Năm: 2001
11. Onofre D.Corpuz, (Xuân Huy dịch), (1979), Ban Đông Nam Á – Viện thông tin khoa học xã hội, Philippines, Hà NộiInternet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Philippines
Tác giả: Onofre D.Corpuz, (Xuân Huy dịch)
Năm: 1979
12. Trình Trần Phương Anh, Vấn đề về xung đột sắc tộc, tôn giáo ở Philippines, http://vietpress2012.wordpress.com/2014/07/29/van-de-xung-dot-sac-toc-ton-giao-o-philippin/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề về xung đột sắc tộc, tôn giáo ởPhilippines
13. Tổng quan về nước Cộng hòa Philippines, Luận văn.net, http://luanvan.net.vn/luan-van/tong-quan-ve-nuoc-cong-hea-phi-lip-pin-the-republic-of-the-philippines-42754/ , Ngày 27/08/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan về nước Cộng hòa Philippines
14. Đặc trưng văn hóa Philippines, Guerre Vietnam, https://sites.google.com/site/guerrevietnamfr/tieng-viet/du-lich-nuoc-ngoai/du-lich-philippines/du-lich-philippines/dhactrungvanhoaphilippines,ngày 18 tháng 3 năm 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc trưng văn hóa Philippines
15. Lịch sử Philippines, Wikipedia, http://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD_Philippines, ngày 8 tháng 7 năm 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Philippines
16. Philippines, Wikipedia, http://vi.wikipedia.org/wiki/Philippines, ngày 20 tháng 7 năm 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Philippines
17. Pháo đài Ford Santiago – điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến Manila, Philippines, Journey in Life, http://www.journeyinlife.net/2014/07/fort-santiago-manila.html, ngày 1 tháng 7 năm 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháo đài Ford Santiago – điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến Manila,Philippines
18. Romance de Amour, http://nhacvietplus.com.vn/Phai-nghe/Romance-de-Amour/97/264/294/1/1832 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Romance de Amour
19. Trải nghiệm bất ngờ về đất nước nghìn đảo, Pháp luật Việt Nam, http://baophapluat.vn/trai-nghiem/trai-nghiem-bat-ngo-tai-dat-nuoc-nghin-dao-190303.html, ngày 15 tháng 7 năm 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trải nghiệm bất ngờ về đất nước nghìn đảo

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w