Là thuộc địa của Tây Ban Nha trong suốt hơn ba thế kỷ, Philippines chịu ảnh hưởng màu sắc văn hóa của đất nước phương Tây này khá sâu sắc. Bất cứ một người đàn ông nào cũng biết chơi đàn ghi ta, và bất cứ một cô gái nào cũng có thể hát những bài hát tiếng nước ngoài hay tuyệt
Khi đến Philippines, người Tây Ban Nha đã đem theo đàn guitar truyền thống của họ và ngay lập tức chinh phục cư dân bản địa. Ở Cebu, dấu ấn rõ nét của nhạc cụ này được thấy trong các lễ hội ở Philippines. Đặc biệt, những bản nhạc bất hủ như Romance de amor được người dân Philippines độc tấu một cách thường xuyên và thành thục.
“Romance de amor - đôi khi còn mang tên gọi “Ca khúc nghệ thuật” là một thể loại âm nhạc hòa tấu thính phòng dành cho giọng ca và bè đệm đàn. Thuật ngữ này xuất hiện ở Tây Ban Nha thoạt đầu mang ý nghĩa “Bài hát thế tục” được sáng tác bằng tiếng Tây Ban Nha để phân biệt với các ca khúc Tôn giáo bằng tiếng Latinh. Dần dần, ngôn từ Romance được phổ biến, phát triển rộng rãi ra ngoài biên giới Tây Ban Nha và trở thành tên gọi cho một thể loại thơ ca trữ tình và một thể loại âm nhạc dành cho giọng ca.” [18].
Trong nghệ thuật, không thể không nhắc đến các loại hình múa hát. Điệu nhảy Tinikling là điệu nhảy truyền thống của Philippines bắt nguồn Tây Ban Nha.
Như vậy, trong suốt thời gian cai trị của mình, đời sống sinh hoạt, nghệ thuật của thực dân Tây Ban Nha đã ăn sâu và in đậm, rõ nét trong người dân Philippines .
Philippines có nền văn hóa ẩm thực đặc biệt dung hợp từ Tây Ban Nha, Trung Hoa, Mỹ, và các nơi khác của châu Á, chúng thích nghi với nguyên liệu và khẩu vị bản địa.
Trong suốt hơn 300 năm là thuộc địa của Tây Ban Nha, Philippines đã tiếp nhận ẩm thực Tây Ban Nha như một phần văn hóa quan trọng của mình.
Trước thời kỳ thực dân Tây Ban Nha, người Nam Đảo nấu ăn bằng cách luộc, hấp và nướng. Các món ăn bao gồm những món làm từ vật nuôi như kalabaw (trâu nước), baka (bò cái), manok (gà) và baboy (lợn) đến nhiều loại cá và hải sản. Ở một số nơi, chủng loại thịt còn đa dạng hơn, bao gồm cả kỳ đà, rắn và châu chấu. Người Philippines đã trồng lúa từ khoảng năm 3200 trước Công nguyên, thời điểm mà những nhóm tổ tiên người Nam Đảo di cư từ các cao nguyên Vân Nam, Trung Quốc và Đài Loan sang Philippines. Họ mang theo nghề trồng lúa và nhiều truyền thống khác mà vẫn con được gìn giữ cho tới nay. Hoạt động thương mại với các nước châu Á khác đã mang đến cho ẩm thực Philippines nhiều loại gia vị cơ bản như toyo (nước tương) và patis (nước mắm), cũng như là phương pháp xào thực phẩm và làm các nước chấm mặn. Giấm và các loại gia vị cũng được dùng để tồn trữ thực phẩm.
Những người Tây Ban Nha di cư đến Philippines đã mang đến các sản phẩm của châu Mỹ như ớt, cà chua, ngô, khoai tây và hành tỏi. Ớt được dùng nhiều ở Philippines hơn là ở các nước Đông Nam Á khác, và lá ớt cũng được dùng như là một loại rau nêm, đây là điểm khác biệt so với các quốc gia láng giềng. Sau đó, các món ăn Tây Ban Nha và Mexico được ẩm thực Philippines tiếp nhận ở mức độ phức tạp hơn với các món ăn dùng cho các dịp lễ. Một số món như Arroz a la valencia giữ nguyên hương vị gốc khi được nấu tại Philippines. Các món khác đã được thay đổi cho phù hợp hoặc ít nhiều mang ý nghĩa khác. Arroz a la cubana làm ở Philippines thường có cả bò xay picadillo. Phiên bản món Tây Ban Nha Longganisa của Philippines lại giống với một món khác là chorizo. Morcon lại là món bò cuộn chứ không giống với đặc sản xúc xích tròn và béo của Tây Ban Nha hoặc món Tapa ( thịt bò muối) được ảnh hưởng từ Tây Ban Nha vào những năm Philippines bị Tây Ban Nha xâm chiếm tạo nên một ẩm thực phong phú của Philippines
Ảnh hưởng của Tây Ban Nha đối với văn hoá Philippines, bắt nguồn chính từ văn hoá Mexico và văn hoá Tây Ban Nha, là kết quả của hơn ba trăm năm chính quyền thuộc địa. Thực dân Tây Ban Nha đã để lại dấu ấn, cách thức phong tục và những nghi thức liên quan tới nhà thờ Kito giáo, đặc biệt là trong các lễ hội tôn giáo. Họ hoặc là tạo ra những lễ hội, những nghi thức mới, hoặc là đồng hóa các lễ hội của Philippines cho phù hợp với sự cai trị của mình.
Lễ hội Ati-Atihan là lễ hội xuân được ấn định vào ngày 9 tháng Giêng Âm lịch, là ngày tốt nhất trong một năm theo quan niệm của người dân tỉnh Aklan, Philippines. Trong lễ hội này, người ta rước tượng và vinh danh thánh Santo Nino tức Đức Chúa Hài đồng với tinh thần là ngày mừng xuân, tưởng nhớ các vị thánh, ngày hội kết bạn, trai gái tìm hiểu nhau. Lễ hội xuất hiện trước khi Thiên Chúa giáo xâm nhập vào Philippines hơn hai thế kỷ và đã được chế biến lại bởi các nhà truyền giáo và trở thành một món ăn tinh thần trong văn hóa lễ hội Thiên Chúa giáo. Họ đã thay thế các thần linh trong tự nhiên bằng Đức Chúa Hài đồng nhưng ý nghĩa của lễ hội thì vẫn không có gì thay đổi, đó là lòng biết ơn của con người đến đối tượng mà họ sùng bái vì đã bảo trợ và mang hạnh phúc đến cho họ.
Lễ hội thánh đỡ đầu người Philippines gọi là Barrio Fiesta để tưởng nhớ tới các vị thánh bảo trợ cho các thành phố, làng xã và các vùng dân cư vì đã cho người dân một mùa vụ bội thu. Để thực hiện buổi lễ, người dân làm những cái bánh quế bằng bột gạo đầy màu sắc gọi là kiping rồi treo những cái bánh đó cùng với trái cây, rau củ và lúa trên những cửa sổ và cửa chính để mời Thánh đến thưởng thức. Lễ hội Thánh đỡ đầu là một lễ hội thường niên không thể thiếu trong đời sống tín ngưỡng của người dân Philippines. Người dân nơi đây từ xưa đã tổ chức những buổi rước thánh thần sau những vụ mùa để tỏ lòng biết ơn các vị thần đã bảo trợ cho mùa màng, cho cuộc sống của họ trong năm qua. Đây là một lễ hội đã có từ lâu đời, trước cả sự xâm nhập của thực dân Tây Ban Nha, tuy nhiên nó đã bị Thiên Chúa giáo hóa và sớm trở thành một lễ hội đặc trưng của những tín đồ Thiên Chúa [6; tr.67].
Lễ hội Lechon – Lễ hội heo. Lechon theo tiếng Tay Ban Nha có nghĩa là heo quay. Heo quay là món ăn được yêu thích nhất tại Philippines. Heo được người ta cho vào bụng đầy các gia vị như hành tây, sả, hạt tiêu, lá dứa và ướp nửa
giờ. Sau đó quay mấy giờ, đến khi da heo thơm giòn có màu đỏ đậm mới dừng. Heo quay là món ăn truyền thống phải có trong bất cứ lễ hội nào.