Cùng với nguồn thu từ thuế, nguồn thu từ lệ phí và các khoản phí thuộc ngân sách nhà nước đã cấu thành nên nguồn thu chủ yếu, quan trọng nhất của ngân sách nhà nước. Đồng thời thông qua các nguồn thu này, Nhà nước đã quản lý, kiểm soát, điều tiết đối với tất cả hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế xã hội, các hoạt động cung cấp các dịch vụ về hành chính, pháp lý và các dịch vụ khác do cơ quan nhà nước thực hiện. Chính vì vai trò và tầm quan trọng nêu trên, bên cạnh nỗ lực nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế của toàn xã hội cũng như ở các cơ quan quản lý thuế, việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu phí, lệ phí cũng đang được cơ quan có thẩm quyền hết sức quan tâm. Trong thời gian vừa qua, với sự ra đời của Pháp lệnh phí, lệ phí, sự phân cấp, phân quyền rõ ràng giữa các cơ quan, các cấp quản lý trong quá trình thực hiện, nên công tác thu phí, lệ phí đã có những bước tiến bộ đáng kể.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 1 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 Mục lục LỜI CAM ĐOAN 5 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT 6 DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ 7 LỜI MỞ ĐẦU 8 Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÍ, LỆ PHÍ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÍ, LỆ PHÍ Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY 11 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÍ, LỆ PHÍ 11 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của phí, lệ phí 11 1.1.1.1. Khái niệm phí, lệ phí 11 1.1.1.2. Đặc điểm của phí, lệ phí 12 1.1.2. Phân loại phí, lệ phí 14 1.1.2.1 Phân loại phí 14 1.1.2.2. Các loại lệ phí 17 1.1.3. Nguyên tắc xác lập phí, lệ phí 19 1.1.3.1. Phạm vi áp dụng 19 1.1.3.2. Thẩm quyền ban hành, quy định về phí, lệ phí 20 1.1.3.3. Về mức thu phí, lệ phí 20 1.1.3.4. Chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng tiền phí, lệ phí 22 1.1.3.5. Đăng ký, kê khai, nộp, quyết toán phí, lệ phí 25 1.2. NỘI DUNG, YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÍ, LỆ PHÍ THUỘC NSNN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 27 1.2.1. Nội dung, quy trình quản lý thu phí, lệ phí thuộc NSNN 27 1.2.1.1. Lập dự toán thu phí, lệ phí 27 1.2.1.2. Tổ chức thực hiện dự toán thu phí, lệ phí 29 1.2.1.3. Quyết toán thu phí, lệ phí 30 Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 2 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 1.2.2. Yêu cầu đối với công tác quản lý thu phí, lệ phí thuộc NSNN . 31 1.2.2.1. Đối với công tác quản lý thu các khoản phí thuộc NSNN 31 1.2.2.2. Đối với công tác quản lý thu lệ phí 32 1.3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU PHÍ, LỆ PHÍ THUỘC NSNN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 32 1.3.1. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu phí, lệ phí thuộc NSNN làm tăng nguồn thu cho NSNN, bù đắp các chi phí Nhà nước đã đầu tư cho lĩnh vực tạo ra HHDV công cộng. 33 1.3.2. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu phí, lệ phí thuộc NSNN góp phần thực hiện tốt công bằng xã hội. 34 1.3.3. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu phí, lệ phí thuộc NSNN góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của người dân trong việc khai thác, hưởng thụ các dịch vụ công cộng. 35 1.3.4. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu phí, lệ phí thuộc NSNN giúp nhà nước tăng cường sự quản lý và kiểm soát có hiệu quả hơn các hoạt động xã hội theo khuôn khổ pháp luật. 35 Chương 2 37 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU PHÍ, LỆ PHÍ THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỜI GIAN QUA 37 2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY THU THUẾ, PHÍ, LỆ PHÍ THUỘC NSNN Ở QUẬN TÂY HỒ 37 2.1.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội quận Tây Hồ 37 2.1.2. Tổ chức bộ máy thu thuế, phí, lệ phí thuộc NSNN ở quận Tây Hồ 39 2.1.3. Tình hình thu ngân sách trên địa bàn quận Tây Hồ thời gian qua 41 Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 3 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU PHÍ, LỆ PHÍ THUỘC NSNN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ 45 2.2.1. Tình hình phân cấp quản lý thu phí, lệ phí thuộc NSNN trên địa bàn 45 2.2.2. Tình hình đăng ký thu phí, lệ phí thuộc NSNN của các đơn vị được phân cấp quản lý thu. 51 2.2.3. Tình hình kê khai và nộp phí, lệ phí thuộc NSNN của các đơn vị được phân cấp quản lý thu. 51 2.2.4. Tình hình sử dụng nguồn thu từ phí, lệ phí thuộc NSNN của các đơn vị được phân cấp quản lý thu. 52 2.2.5. Tình hình quyết toán thu phí, lệ phí thuộc NSNN của các đơn vị được phân cấp quản lý thu. 53 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU PHÍ, LỆ PHÍ THUỘC NSNN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ THỜI GIAN QUA 63 2.3.1. Những mặt đã làm được 63 2.3.2. Các mặt còn tồn tại 65 2.3.3. Nguyên nhân chủ yếu. 66 Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU PHÍ, LỆ PHÍ THUỘC NSNN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ 68 3.1. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ THU PHÍ, LỆ PHÍ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ THỜI GIAN TỚI. 68 3.2.1 Mục tiêu tăng cường quản lý thu phí, lệ phí. 68 3.2.2 Định hướng đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý thu phí, lệ phí trong thời gian tới. 69 3.2. TRIỂN VỌNG VỀ CÁC KHOẢN THU PHÍ, LỆ PHÍ THUỘC NSNN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ THỜI GIAN TỚI. 71 Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 4 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 3.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU PHÍ, LỆ PHÍ THUỘC NSNN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ TRONG THỜI GIAN TỚI. 73 3.3.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, đa dạng hóa công tác tuyên truyền về chính sách, chế độ phí, lệ phí. 73 3.3.2. Các cơ quan thu và các phường phải khẩn trương rà soát tất cả các khoản thu hiện có. 74 3.3.3. Tăng cường quản lý quá trình thu phí, lệ phí ở tất cả các khâu trong quy trình quản lý. 75 3.3.4. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tình hình thu và sử dụng phí, lệ phí thuộc NSNN của các đơn vị được phân cấp quản lý thu. 76 3.3.5. Có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình tổ chức quản lý thu phí, lệ phí thuộc NSNN trên địa bàn. 78 3.3.6. Có chế tài xử lý nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm đồng thời có chế độ khen thưởng kịp thời, thỏa đáng đối với các tổ chức, cá nhân có thành tích trong quá trình chấp hành pháp luật. 79 3.4. CÁC GIẢI PHÁP ĐIỀU KIỆN : 80 Kết luận 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 5 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em. Các số liệu, kết quả nếu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế trên địa bàn quận Tây Hồ. Tác giả luận văn Doãn Thị Hằng Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 6 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT NSNN : ngân sách nhà nước UBND : ủy ban nhân dân CQ : chuyển quyền CTN-DV-NQD : công thương nghiệp – dịch vụ- ngoài quốc doanh C.C.Thuế : Chi cục Thuế DTPL : dự toán pháp lệnh ĐK : đăng ký GCN : giấy chứng nhận GCN ĐKKD : giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh GCN QSH TS : giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản. HHDV : hàng hóa dịch vụ KK-KTT- TH & THNVDT : kê khai - kế toán thuế - tin học và tổng hợp nghiệp vụ dự toán. SDĐ : sử dụng đất. SDĐ NNghiệp : sử dụng đất nông nghiệp SHNN : sở hữu nhà nước. GTGT : giá trị gia tăng TNCN : thu nhập cá nhân TNDN : thu nhập doanh nghiệp TTĐB : tiêu thụ đặc biệt UBTVQH : ủy ban thường vụ quốc hội. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 7 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 1:Tổng hợp số thu ngân sách trên địa bàn quận Tây Hồ qua các năm Bảng 2: Kết quả thực hiện thu ngân sách năm 2010 Bảng 3:Tổng hợp kết quả thu phí, lệ phí Bảng 4: Bảng tổng hợp số thu lệ phí trước bạ Bảng 5: Tổng hợp kết quả quyết toán phí, lệ phí thuộc NSNN năm 2009, 2010 Bảng 6: Tổng hợp kết quả thu phí, lệ phí năm 2009, 2010 -Văn phòng đăng ký đất và nhà quận Tây Hồ Bảng 7: Tổng hợp quyết toán phí, lệ phí 2009, 2010-Văn phòng HĐND và UBND quận Tây Hồ Bảng 8: Tổng hợp số thu năm 2010 Bảng 9: Dự toán thu phí, lệ phí 2011 – quận Tây Hồ. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 8 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 LỜI MỞ ĐẦU 1- Tính cần thiết của đề tài nghiên cứu Cùng với nguồn thu từ thuế, nguồn thu từ lệ phí và các khoản phí thuộc ngân sách nhà nước đã cấu thành nên nguồn thu chủ yếu, quan trọng nhất của ngân sách nhà nước. Đồng thời thông qua các nguồn thu này, Nhà nước đã quản lý, kiểm soát, điều tiết đối với tất cả hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế - xã hội, các hoạt động cung cấp các dịch vụ về hành chính, pháp lý và các dịch vụ khác do cơ quan nhà nước thực hiện. Chính vì vai trò và tầm quan trọng nêu trên, bên cạnh nỗ lực nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế của toàn xã hội cũng như ở các cơ quan quản lý thuế, việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu phí, lệ phí cũng đang được cơ quan có thẩm quyền hết sức quan tâm. Trong thời gian vừa qua, với sự ra đời của Pháp lệnh phí, lệ phí, sự phân cấp, phân quyền rõ ràng giữa các cơ quan, các cấp quản lý trong quá trình thực hiện, nên công tác thu phí, lệ phí đã có những bước tiến bộ đáng kể. Tuy nhiên, trước yêu cầu quản lý thu ngân sách một cách chặt chẽ, thực hiện nghiêm chỉnh các Luật thuế, Luật Ngân sách nhà nước, Pháp lệnh phí, lệ phí thì việc đổi mới và hoàn thiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu phí, lệ phí từ hoạt động của bộ máy nhà nước, các cơ quan thuộc khu vực nhà nước, lĩnh vực hành chính sự nghiệp là rất cần thiết. Quận Tây Hồ thuộc khu vực phát triển của trung tâm thành phố Hà Nội, các hoạt động của lĩnh vực hành chính sự nghiệp góp phần cải thiện nâng cao nhiều mặt về đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân. Các hoạt động có thu lệ phí, phí của ngân sách nhà nước cũng gia tăng nhiều, kéo theo công tác quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước cũng được quan tâm và đạt được nhiều kết quả khả quan. Mặc dù vậy, nằm trong tình hình chung của cả Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 9 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 nước và Thành phố Hà Nội, công tác quản lý thu và sử dụng các khoản phí, lệ phí vẫn còn những hạn chế. Việc tăng cường quản lý thu phí, lệ phí một cách thống nhất, hợp lý, chặt chẽ của Thành phố Hà Nội nói chung và quận Tây Hồ nói riêng là hết sức cần thiết. Đây cũng là cơ sở để có thể quản lý tốt các hoạt động hành chính, sự nghiệp, thúc đẩy các hoạt động phát triển để thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu văn hóa, tinh thần của nhân dân; đồng thời giúp Nhà nước khai thác các nguồn thu, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính. Vì vậy, trong quá trình thực tập cuối khóa tại Chi cục thuế quận Tây Hồ, em đã lựa chọn đề tài: “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước trên địa bàn quận Tây Hồ” làm luận văn cuối khóa của mình. 2- Mục đích nghiên cứu đề tài Trên cơ sở nhận thức đầy đủ bản chất các khoản phí, lệ phí, tầm quan trọng và mối liên hệ trong công tác thu ngân sách nhà nước, đề tài nghiên cứu đánh giá thực trạng tình hình quản lý thu và sử dụng các khoản phí và lệ phí đó trong thời gian qua của quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội nhằm đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu và sử dụng các khoản phí, lệ phí trên địa bàn quận Tây Hồ góp phần tăng cường công tác quản lý các hoạt động thu ngân sách nhà nước theo đúng yêu cầu của pháp luật. 3- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài Luận văn chủ yếu đi vào nghiên cứu các khoản thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, gắn với bộ máy quản lý, cơ quan quản lý nhà nước. Phần đánh giá thực trạng được khảo sát và thông qua số liệu điển hình mang tính trọng yếu và chủ yếu của quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội trong những năm gần đây. 4- Kết cấu của luận văn Luận văn gồm 69 trang, ngoài Lời mở đầu, Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung chính được chia làm 03 chương: Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 10 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 Chương 1: Lý luận chung về phí, lệ phí và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tác quản lý phí, lệ phí ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước trên địa bàn quận Tây Hồ thời gian qua. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước trên địa bàn quận Tây Hồ. Do phạm vi đề tài nghiên cứu rộng, vấn đề phí và lệ phí lại là vấn đề phức tạp, thời gian và trình độ còn hạn chế nên Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự chỉ giáo của các thầy cô giáo, các cán bộ thuế tại Chi cục thuế Tây Hồ và những ý kiến đóng góp của các bạn sinh viên để Luận văn được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày … tháng 4 năm 2011 Sinh viên Doãn Thị Hằng [...]... lý, chặt chẽ và hiệu quả, tránh mọi hiện tượng lãng phí, tiêu cực trong quản lý thu - chi lệ phí 1.3 SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU PHÍ, LỆ PHÍ THU C NSNN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 32 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 1.3.1 Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu phí, lệ phí thu c NSNN làm tăng nguồn thu cho NSNN, bù đắp các chi phí Nhà. .. + Lệ phí địa phương : là lệ phí thu c danh mục lệ phí do Nhà nước ban hành nhưng do cơ quan nhà nước địa phương quản lý thu nộp Số thu về lệ phí địa phương chủ yếu tập trung vào ngân sách địa phương và được quản lý, sử dụng theo Luật Ngân sách nhà nước Số lượng lệ phí ở các cấp chính quyền địa phương phát sinh nhiều nhất, chiếm đại đa số trong các loại lệ phí của Nhà nước Các cấp chính quyền địa phương... chính quyền địa phương Chính vì vậy, việc quản lý tốt và nâng cao được hiệu quả trong công tác thu phí, lệ phí thu c NSNN là rất quan trọng và cần thiết để huy động nguồn thu cho NSNN, trang trải các chi phí Nhà nước đã đầu tư khi thực hiện cung cấp các hàng hóa, dịch vụ công cộng 1.3.2 Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu phí, lệ phí thu c NSNN góp phần thực hiện tốt công bằng xã hội Thu phí góp phần... quan thu phí, lệ phí bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật 1.2.2 Yêu cầu đối với công tác quản lý thu phí, lệ phí thu c NSNN 1.2.2.1 Đối với công tác quản lý thu các khoản phí thu c NSNN - Tất cả các khoản thu phí phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định mới được phép thu Các đơn vị hoạt động trực tiếp không được tự tiện quy định các khoản thu phí - Mức thu phí phải theo quy định của Nhà. .. mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng đối với các loại phí, lệ phí thu c thẩm quyền của mình Mức thu phí: Mức thu phí được xác định dựa trên mức đầu tư cho hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước cung cấp cần thu phí; thời gian dự định thu phí Thời gian hợp lý để thu hồi vốn đầu tư thực hiện các dịch vụ thu phí căn cứ vào đánh giá khả năng thu phí, hiệu quả thu phí, vốn đầu tư và nhu cầu cần thu hồi vốn... ngày trước khi bắt đầu thu phí, lệ phí, tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí phải đăng ký với cơ quan thu địa phương về loại phí, lệ phí, địa điểm thu, chứng từ thu và việc tổ chức thu phí, lệ phí, cụ thể : + Tổ chức thu phí, lệ phí trực thu c Trung ương, tỉnh hoặc cấp tương đương quản lý, đăng ký với Cục thu tỉnh, Thành phố trực thu c Trung ương + Tổ chức thu phí, lệ phí trực thu c quận, huyện, xã, thị... động này bị xuống cấp 1.3.4 Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu phí, lệ phí thu c NSNN giúp nhà nước tăng cường sự quản lý và kiểm soát có hiệu quả hơn các hoạt động xã hội theo khuôn khổ pháp luật Việc thu phí khi thụ hưởng các hàng hóa, dịch vụ công cộng là cần thiết, nó góp phần giúp Nhà nước quản lý về mặt kinh tế tài chính với khoản thu phí nhằm tăng cường nguồn thu cho NSNN Mặc dù vậy cũng... trả phí, lệ phí nhiều hơn Lệ phí được thu gắn với việc cung cấp dịch vụ hành chính của Nhà nước hoặc Nhà nước ủy nhiệm cho một tổ chức nào đó thực hiện Việc thu lệ phí có tính chất pháp lý cao đi đôi với việc cung cấp các thủ tục hành chính, pháp lý mà Nhà nước đảm nhận gắn với chức năng quản lý nhà nước Vì vậy, xét về một góc độ nào đó, mục đích chính của lệ phí là thực hiện chức năng quản lý nhà nước, ... loại phí - Căn cứ vào đối tượng cung cấp dịch vụ có 2 loại phí: Phí của Nhà nước và phí của tư nhân + Phí của Nhà nước: là các loại phí do Nhà nước ban hành và tổ chức quản lý thu nộp trong danh mục phí thu c Pháp lệnh phí, lệ phí Đây là những khoản phí phát sinh từ những người nộp là những người được hưởng thụ các dịch vụ công cộng do Nhà nước đầu tư cung cấp Có rất nhiều loại phí của Nhà nước như : Phí. .. Dự toán cả năm về phí, lệ phí thu được (3) Số tiền phí, lệ phí để lại được quản lý, sử dụng như sau : - Đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích, thực hiện quản lý, sử dụng số tiền phí, lệ phí được để lại theo quy định hiện hành của Chính phủ về chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - Đối với tổ chức khác thu phí, lệ phí, số tiền phí, lệ phí để lại được chi . thu c ngân sách nhà nước trên địa bàn quận Tây Hồ thời gian qua. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu phí, lệ phí thu c ngân sách nhà nước trên địa bàn quận Tây Hồ. . của quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội nhằm đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu và sử dụng các khoản phí, lệ phí trên địa bàn quận Tây Hồ góp phần tăng cường công tác quản. THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU PHÍ, LỆ PHÍ THU C NSNN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 32 1.3.1. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu phí, lệ phí thu c NSNN làm tăng nguồn thu cho NSNN,