MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ THU PHÍ, LỆ PHÍ TRÊN

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu phí thuộc ngân sách nhà nước trên địa bàn quận tây hồ (Trang 68 - 89)

TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ THỜI GIAN TỚI.

3.1.1 Mục tiêu tăng cường quản lý thu phí, lệ phí.

Như phần trên đã trình bày, phí, lệ phí là hai trong số những khoản thu quan trọng của NSNN. Do đó, để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời cho NSNN đồng thời có thể quản lý thống nhất các khoản thu về phí, lệ phí thì mục tiêu chủ yếu mà công tác tăng cường quản lý thu phí, lệ phí phải hướng tới là:

Một là: Phải có cơ sở pháp lý vững chắc, đầy đủ, thống nhất cho công tác quản lý thu và sử dụng phí, lệ phí.

Điều này được thể hiện rõ qua việc quy dịnh thẩm quyền ban hành và thu nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí do các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức khác và cá nhân thực hiện theo quy định của Pháp luật. Chính điều này đã tạo ra cơ sở pháp lý cho các tổ chức, cá nhân

69

Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01

trong việc thực hiện Pháp luật về phí, lệ phí một cách đúng đắn và có hiệu quả.

Hai là: Phí và lệ phí phải góp phần tạo ra số thu ngày càng tăng cho NSNN trong thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước. Tuy vậy, với mục tiêu tăng thu ở đây không có nghĩa là ngày càng đặt ra nhiều loại phí, lệ phí mà tăng thu phải trên cơ sở nâng cao chất lượng của hàng hóa, dịch vụ công cộng và ngày càng phải có nhiều người dân được hưởng các hàng hóa, dịch vụ công cộng đó. Bên cạnh đó, việc xác định mức thu phí, lệ phí cũng cần phải căn cứ vào các nguyên tắc sau đây:

- Mức thu phí đối với các dịch vụ do Nhà nước đầu tư phải bảo đảm thu hồi vốn trong thời gian hợp lý, có tính đến những chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳ.

- Mức thu phí đối với các dịch vụ do tổ chức, cá nhân đầu tư vốn phải bảo đảm thu hồi vốn trong thời gian hợp lý, phù hợp với khả năng đóng góp của người nộp.

- Mức thu lệ phí được ấn định trước đối với từng công việc không nhằm mục đích bù đắp chi phí, phù hợp với thông lệ quốc tế; riêng mức thu lệ phí trước bạ được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên giá trị tài sản trước bạ.

Như vậy cùng với mục tiêu tăng thu cho NSNN từ các khoản thu từ phí và lệ phí cũng đồng thời với việc cần xác định mức thu sao cho hợp lý và mức thu đó không trở thành gánh nặng cho dân chúng.

Ba là: Phí, lệ phí phải góp phần tích cực thực hiện các chính sách xã hội, thực hiện cải cách hành chính, đảm bảo công bằng xã hội và ngày càng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

3.1.2 Định hướng đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý thu phí, lệ phí trong thời gian tới.

70

Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01

Phí, lệ phí phải cùng với thuế tạo nên nguồn thu ổn định cho NSNN. Cũng như thuế, chính sách thu phí, lệ phí cần được luật hóa. Chính sách mang tính hiệu quả phải đảm bảo những chuẩn mực truyền thống, đó là: Linh hoạt, ổn định, hiệu quả và công bằng.

Linh hoạt có nghĩa là nguồn thu tăng khi thu nhập quốc gia tăng mà không phải thay đổi từ chính sách. Tính ổn định đòi hỏi nguồn thu không dao động quá mức qua các năm. Tính hiệu quả thể hiện giảm được chi phí cho quản lý. Tính công bằng thể hiện mức độ nộp như nhau cho các dịch vụ, hàng hóa như nhau, còn chất lượng dịch vụ tốt hơn thì mức nộp phí, lệ phí cao hơn. Song, công bằng xã hội không có nghĩa là "cào bằng". ở nước ta, chính sách thu phí và lệ phí đã được luật hóa thành Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH ban hành ngày 28/08/2001.

Để thực hiện được những điều này, định hướng cơ bản của đổi mới công tác quản lý thu phí, lệ phí là:

-Phải có nhận thức đúng đắn về các khoản phí, lệ phí, xây dựng những chuẩn mực cụ thể cho chúng. Đó là, phí thực chất là giá của các dịch vụ công cộng nhằm bù đắp một phần hay toàn bộ chi phí để tạo ra chúng. Lệ phí gắn với quyền lực hành chính pháp lý của Nhà nước, chủ yếu phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế-xã hội của Nhà nước, về cơ bản không có ý nghĩa bù đắp chi phí như phí. Điều này giúp cho các cấp, các ngành, các đơn vị tránh nhầm lẫn và thu đúng các loại phí, lệ phí, tăng cường hiệu quả của công tác quản lý thu .

- Phải tập trung đúng thẩm quyền quản lý thu và sử dụng các khoản thu phí, lệphí theo nguyên tắc tập trung thống nhất.

- Các khoản thu phí, lệ phí phải được dự toán và quyết toán trong ngân sách quận.

- Các khoản phí được để lại cho các đơn vị cũng phải được quản lý chặt chẽ về mức thu, sử dụng hóa đơn, biên lai của cơ quan thuế tại Chi cục thuế,

71

Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01

phản ánh chính thức trong dự toán, quyết toán tháng, quý, năm của đơn vị và được ghi chép đầy đủ, trung thực trong hệ thống sổ sách kế toán của đơn vị.

- Chi cục thuế Tây Hồ và các cơ quan chủ quản trực tiếp quận Tây Hồ cần đề xuất xây dựng các loại phí, lệ phí mới cũng như phạm vi, đối tượng và mức thu của các loại phí, lệ phí đã có khi cần thiết.

- Thực hiện chế độ dân chủ công khai đối với quá trình thu và sử dụng tất cả các loại phí, lệ phí. Điều này được thể hiện: Các quy định cụ thể về thu phí, lệ phí của các cấp chính quyền Nhà nước cần được hướng dẫn, giải thích một cách chi tiết, cặn kẽ...cho các đối tượng nộp phí, lệ phí. Hóa đơn, biên lai, vé... thu các khoản phí, lệ phí phải được sử dụng một cách đồng bộ, thống nhất trong quận và do Chi cục thuế quản lý. Tất cả các khoản thu phí, lệ phí cần được quyết toán đầy đủ và công khai hàng tháng, hàng quý, hàng năm cả về số thu cũng như tình hình sử dụng ở các cấp Ngân sách cũng như ở các đơn vị thu, nộp quyết toán hàng tháng về Chi cục thuế.

3.2. TRIỂN VỌNG VỀ CÁC KHOẢN THU PHÍ, LỆ PHÍ THUỘC NSNN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ THỜI GIAN TỚI. NSNN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ THỜI GIAN TỚI.

Thuế, phí và lệ phí là nhóm thu thường xuyên và rất quan trọng của Ngân sách Nhà nước. Tại điều 8 của Luật Ngân sách có nói rõ : " ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển..." Trong thực tế, việc cân đối Ngân sách từ khoản thu phí, lệ phí không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn giúp cho chính quyền Nhà nước nâng cao vai trò quản lý điều hành của mình thông qua các chính sách cụ thể. Xã hội càng phát triển, nhu cầu của con người về các hàng hóa dịch vụ công cộng và cá nhân ngày càng cao thì số thu về phí, lệ phí ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu Ngân sách Nhà nước.

72

Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01

Do đặc điểm kinh tế xã hội quận Tây Hồ là trung tâm dịch vụ - du lịch, trung tâm văn hoá, là vùng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của Thủ đô Hà Nội và kinh tế quận đang trên đà phát triển mạnh nên số thu về phí, lệ phí khá cao. Trong những năm qua, số thu về phí, lệ phí cũng chiếm tỷ trong số thu cao trong tổng số thu ngân sách toàn quận. Góp phần quan trọng cho cân đối Ngân sách và tạo nguồn kinh phí để phát triển các sự nghiệp như: Ngành đô thị, Giáo dục, Y tế, Văn hóa, Thể dục-Thể thao...

Với nhu cầu phát triển ngày càng tăng về kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa- xã hội, các dịch vụ công cộng hữu hình cũng đồng thời phát triển, vì vậy Nhà nước phải ban hành những loại phí, lệ phí mới, điều chỉnh những loại phí, lệ phí không còn phù hợp với điều kiện thực tế, đồng thời quy định rõ mức thu phù hợp với từng loại, từng lĩnh vực hoạt động.

Trên cơ sở thực trạng tình hình thu phí, lệ phí trên địa bàn quận Tây Hồ, và đặc điểm kinh tế quận, dự toán số thu phí, lệ phí năm 2011 được xây dựng như sau:

Bảng 9:

DỰ TOÁN THU PHÍ, LỆ PHÍ 2011 Quận Tây Hồ

Đvt:triệu đồng

Nội dung Dự toán pháp lệnh

Tổng thu 126.800

1.Thu lệ phí trước bạ 118.300

Lệ phí trước bạ nhà đất 11.000

Lệ phí trước bạ xe máy 14.000

Lệ phí trước bạ ô tô, tàu thuyền,súng săn khác

73

Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01

2.Thu phí, lệ phí 8.500

Phí thắng cảnh 0

Phí, lệ phí khác 8.500

(Nguồn:Đội KK-KTT-TH &THNVDT C.C.T Tây Hồ)

3.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU PHÍ, LỆ PHÍ THUỘC NSNN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ TRONG THỜI GIAN TỚI.

Trên cơ sở lý luận về phí, lệ phí và thực trạng quản lý phí, lệ phí trên địa bàn quận Tây Hồ thời gian qua, để tăng cường công tác quản lý thu và sử dụng các khoản phí và lệ phí, đảm bảo đạt được mục tiêu và định hướng trong điều kiện hiện nay ở Thành phố Hà Nội nói chung và quận Tây Hồ nói riêng, nhằm ngày càng đáp ứng tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân và góp phần tăng thu cho Ngân sách Nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa, dưới đây xin trình bày một số biện pháp chủ yếu tăng cường quản lý thu phí, lệ phí ở quận Tây Hồ trong thời gian tới như sau:

3.3.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, đa dạng hóa công tác tuyên truyền về chính sách, chế độ phí, lệ phí. hóa công tác tuyên truyền về chính sách, chế độ phí, lệ phí.

Công tác tuyên truyền về các chính sách, chế độ phí, lệ phí là hết sức cần thiết để giúp cho người dân nhận thức và hiểu rõ hơn về bản chất của các khoản thu phí và lệ phí, từ đó thực hiện tốt nghĩa vụ của mình trong việc đóng góp vào khoản thu cho NSNN.

Nhằm nâng cao chất lượng cho công tác tuyên truyền, giáo dục nghĩa vụ công dân với mọi tầng lớp trong xã hội, Chi cục thuế Tây Hồ cần phải phối hợp chặt chẽ với cơ quan thông tin tuyên truyền đại chúng và các cơ quan của báo, đài để định hướng dư luận một cách cụ thể, kịp thời và triệt để. Bên cạnh

74

Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01

đó, các cấp, các ngành nói chung, cơ quan thu phí, lệ phí và các cán bộ đều là người tuyên truyền, giáo dục tích cực, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao theo đúng quy định của Luật pháp.

3.3.2. Các cơ quan thu và các phường phải khẩn trương rà soát tất cả các khoản thu hiện có. cả các khoản thu hiện có.

Việc rà soát các khoản thu hiện có là xem xét, xác định tất cả các khoản thu để nắm được tình hình thực tế các khoản thu hiện có, các văn bản pháp luật quy định, cách thức thực hiện, tổ chức quản lý thu, nộp để có các biện pháp xử lý kịp thời trong bất kỳ tình huống nào.

Các cơ quan thu và các phường cần có các biện pháp phối hợp với nhau, khẩn trương rà soát tất cả các khoản thu hiện có, để đảm bảo công tác quản lý thu, nộp và sử dụng các khoản thu phí, lệ phí được tăng cường hiệu quả hơn nữa, góp phần làm lành mạnh bộ máy thu phí, lệ phí, vừa chống thất thoát số thu, vừa đảm bảo công bằng và từ đó, làm bộ máy quản lý nhà nước phát huy được những vai trò của mình.

Chi cục thuế Tây Hồ cần phối hợp với văn phòng nhà đất và ủy ban nhân dân quận kiểm tra nắm lại diện tích sử dụng đối với hộ mua bán tại các chợ, để có cơ sở so sánh mức khoán thu phí chợ hiện tại so với mức thu khảo sát; phối hợp với tập huấn cho cán bộ thu phí, lệ phí ở các phường, các đơn vị thu phí.

- Rà soát lại tất cả các khoản thu, phân định rõ từng khoản: Phí, lệ phí, thu khác.

- Đối chiếu lại thẩm quyền ban hành các khỏan thu phí, lệ phí. Đối với các khoản thu đã đúng thẩm quyền, cần chỉnh lý bổ sung, sửa đổi các quy định đã có cho phù hợp với điều kiện mới theo hướng dân chủ công khai. Cần sửa

75

Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01

lại các khoản thu, mức thu đã quá lạc hậu. Ngừng ngay các khoản thu không đúng thẩm quyền …

Rà soát, tiến hành theo đúng chức năng nhiệm vụ trên cơ sở các quy định của UBND Thành phố. Cơ quan tiến hành rà soát phải thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ của mình, đồng thời xem xét các khoản thu đã thực hiện đúng theo quy định hay chưa, đã thực hiện đạt hiệu quả hay không. Đối với các khoản thu phí, lệ phí và thu khác do các Sở, Ban, Ngành cấp quận thực hiện theo chức năng, nhiệm vu cần phải rà soát để hoàn thiện theo hướng sau: Căn cứ chức năng nhiệm vụ, đặc điểm quản lý của ngành để xây dựng những khoản phí, lệ phí và thu khác cần thiết cho công tác của ngành mình nhưng chưa được quy định tại các văn bản pháp luật. Sau khi xây dựng phương án thu, các Sở, Ban, Ngành thống nhất cùng trình lên Sở Tài chính Hà Nội, Cục Thuế, Kho bạc Nhà nước Thành phố hoàn chỉnh tờ trình và dự thảo Quyết định trình Thành phố phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và Pháp lệnh phí, lệ phí số 38/PL-UBTVQH ngày 20/08/2001.

3.3.3. Tăng cường quản lý quá trình thu phí, lệ phí ở tất cả các khâu trong quy trình quản lý. trong quy trình quản lý.

Quản lý quá trình thu phí, lệ phí ở tất cả các khâu trong quy trình quản lý để đảm bảo việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về thu phí, lệ phí. Cụ thể:

Thực hiện nghiêm chỉnh trình tự quy định một khoản thu phí, lệ phí.

Khâu lập kế hoạch ngân sách: Xây dựng kế hoạch sát thực tế, có căn cứ vững chắc bảo đảm bao quát được các nguồn thu, bố trí sử dụng hợp lý, phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

76

Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01

- Kiểm tra đánh giá nguồn thu của đơn vị từ đó đề ra các kế hoạch khai thác và sử dụng nguồn thu trước thời gian xây dựng dự toán để dự toán được lập có tính sát thực.

- Việc tính toán xây dựng kế hoạch thu, sử dụng các khoản thu cần dựa trên các căn cứ, tiêu chuẩn quy định tránh tình trạng gây khó khăn trong việc quản lý Ngân sách. Do vậy cần nghiên cứu, lập hệ thống định mức thu và sử dụng phù hợp, khoa học, hợp lý có tính thuyết phục cao.

Việc lập kế hoạch phải đầy đủ kịp thời để tổng hợp vào ngân sách quận.

Chấp hành Kế hoạch: Trong quá trình chấp hành thu và sử dụng các khoản thu phải đảm bảo đầy đủ, kịp thời, thủ tục nhanh gọn, đảm bảo nguyên tắc tài chính. Các cơ quan đơn vị phải phối hợp với Cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước, cơ quan thu một cách đầy đủ, kịp thời.

Quyết toán Ngân sách: Phải được thực hiện kịp thời, đúng quy định. Trong quá trình quyết toán phải tính được số đã nộp ngân sách, số các đơn vị

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu phí thuộc ngân sách nhà nước trên địa bàn quận tây hồ (Trang 68 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)