1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm phần mềm công nghiệp ở công ty TADA

65 707 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 487,5 KB

Nội dung

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hoá vấn đề tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò hết sức quan trọng đến hiệu quả kinh doanh và sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Trong kinh tế thị trường luôn có sự cạnh tranh khốc liệt, do đó muốn giành được lợi thế cạnh tranh ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp còn phải tiến hành hoạt động xúc tiến hỗn hợp và các chính sách marketing trong đó chính sách về kênh phân phối có vai trò đặc biệt quan trọng.

Trang 1

Lời mở đầu

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hoá vấn đề tiêu thụsản phẩm đóng vai trò hết sức quan trọng đến hiệu quả kinh doanh và sự tồn tại,phát triển của doanh nghiệp Trong kinh tế thị trường luôn có sự cạnh tranh khốcliệt, do đó muốn giành được lợi thế cạnh tranh ngoài việc nâng cao chất lượng sảnphẩm, các doanh nghiệp còn phải tiến hành hoạt động xúc tiến hỗn hợp và cácchính sách marketing trong đó chính sách về kênh phân phối có vai trò đặc biệtquan trọng

Trong thời gian thực tập tại công ty, em thấy hiệu quả hoạt động của kênhphân phối tiêu thụ sản phẩm tại CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN GIẢI PHÁPCÔNG NGHỆ TADA chưa được tốt Do đó, được sự hướng dẫn tận tình của cácthầy cô trong khoa Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Marketing đặc biệt là thầygiáo Thạc sĩ Nguyễn Sơn Lam và các nhân viên trong CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁTTRIỂN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ TADA em đã nghiên cứu đề tài: “Một số biện

pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm phần mềm công nghiệp ở Công ty TADA”.

Đề tài gồm 3 chương:

Chương I: Một số cơ sở lý luận cơ bản về kênh phân phối sản phẩm

Chương II: Thực trạng hoạt động kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm của Công ty

TADA

Chương III: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kênh phân phối sản

phẩm phần mềm của Công ty

Trang 2

Chương I: Một số cơ sở lý luận cơ bản về kênh phân phối sản phẩm

1.1 Khái niệm về kênh phân phối sản phẩm của công ty kinh doanh:

1.1.1 Các khái niệm về phân phối và kênh phân phối :

* Phân phối: Là quá trình kinh tế và những điều kiện tổ chức liên quan đến việcđiều hành và vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng

Phân phối trong marketing bao gồm các yếu tố cấu thành sau: người cung cấp,người trung gian, hệ thống kho tàng, bến bãi, phương tiện vận tải

*Chiến lược phân phối: Là một tập hợp các nguyên tắc nhờ đó một tổ chức hyvọng có thể đạt được các mục tiêu phân phối của họ trong thị trường mục tiêu

*Kênh phân phối:

Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về kênh phân phối:

- Đối với người sản xuất: kênh phân phối là một tập hợp các doanh nghiệp

và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau mà qua đó doanh nghiệp sản xuất thựchiện bán sản phẩm cho người sử dụng hoặc người tiêu dung cuối cùng

- Đối với các trung gian thương mại ( các nhà bán buôn, bán lẻ): Kênh phânphối là dòng chảy của việc chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa hay dịch vụqua các cấp trung gian để đến tay người tiêu dùng

- Theo quan điểm của chức năng phân phối: kênh phân phối là một hệ thốnghậu cần (logistics) nhằm chuyển một sản phẩm, một dịch vụ hay một giải phápđến tay người tiêu dùng ở một thời điểm và một địa điểm nhất định

- Theo quan điểm của chức năng quản trị: kênh phân phối là một tổ chức cácquan hệ bên ngoài doanh nghiệp để quản lý các hoạt động phân phối, tiêu thụ sảnphẩm nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp trên thị trường

Trang 3

Một cách tổng quát, kênh phân phối là một tập hợp các doanh nghiệp và cánhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau mà qua đó doanh nghiệp thực hiện sản xuấtthực hiện việc bán sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng

1.1.2 Vai trò của phân phối trong hoạt động Marketing-Mix:

Ngày nay, các doanh nghiệp đang hoạt động trong một nền kinh tế thịtrường hết sức sôi động mà ở đó luôn tồn tại những thách thức và cơ hội Mộttrong những thách thức đó là doanh nghiệp phải đối mặt với môi trường cạnhtranh vô cùng khốc liệt và phức tạp trên thị trường Điều đó đòi hỏi doanh nghiệpphải hết sức chú trọng tới các hoạt động marketing Trong đó, chiến lược kênhphân phối được coi là một công cụ cạnh tranh giúp doanh nghiệp tạo lập và duytrì được lợi thế cạnh tranh dài hạn trên thị truờng vì nó giúp cho doanh nghiệp giảiquyết tốt mối quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường và môi trường bên ngoài

Trong khi các chiến lược về giá cả, sản phẩm, khuếch trương chỉ tạo đượctrong lợi thế ngắn hạn do dễ bị các doanh nghiệp khác bắt chước thì các chiếnlược về kênh tạo ra được những sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh trên thịtrường

Do đó, các doanh nghiệp muốn thành công trong kinh doanh phải hết sứcchú ý tới hệ thống kênh phân phối của doanh nghiệp mình Các quyết định vềkênh phụ thuộc vào các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp và liên quan đếnnhiều quyết định khác trong Marketing Mix như: quyết định về giá cả, quyết định

về sản phẩm, xúc tiến hỗn hợp

Vai trò của phân phối trong hoạt động Marketing-Mix:

- Phân phối góp phần trong việc thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu:Hoạt động marketing của doanh nghiệp là để thảo mãn nhu cầu của thị trường.Muốn đạt được mục tiêu đó đòi hỏi có sự đóng góp của nhiều yếu tố như: sảnphẩm phải phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng và có chất lượng tốt, giá cả

Trang 4

phù hợp với khả năng thanh toán, truyền thông đến người tiêu dùng về sản phẩmcủa doanh nghiệp, nhưng điều quan trọng nhất là sản phẩm phải có mặt trên thịtrường đúng lúc, đúng nơi để đi vào tiêu dùng Đây chính là phần đóng góp củahoạt động phân phối.

- Hoạt động phân phối còn giúp cho doanh nghiệp liên kết hoạt động sảnxuất kinh doanh của mình với khách hàng , triển khai tiếp các hoạt động khác củamarketing như: giới thiệu sản phẩm mới, khuyến mãi, chính sách giá, dịch vụ hậumãi nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của thị trường

- Qua hoạt động phân phối, nhờ các chức năng thông tin hai chiều mà việctrao đổi thông tin từ người tiêu dùng đến người sản xuất được thông suốt giúpngười sản xuất kịp thời điều chỉnh các chương trình marketing thích ứng với thịtrường

1.1.3 Chức năng của kênh phân phối:

- Thông tin giới thiệu: quá trình phân phối thực hiện các chức năng thôngtin và khách hàng hiện có và khách hàng tương lai, thông tin về các đối thủ cạnhtranh

- Kích thích tiêu thụ

- Tiếp xúc thiết lập các mối quan hệ

- Thích ứng hoàn thiện sản phẩm

- Thương lượng

- Lưu thông hàng hóa

- Tài chính, trang trải chi phí

- Chấp nhận rủi ro

1.1.4 Mô hình các trung gian phân phối:

Vai trò của trung gian phân phối:

Trang 5

- Phân phối hàng hóa rộng khắp, đưa hàng hóa đến các thị trường mục tiêunhờ mạng lưới trung gian thay vì nhà sản xuất phân phối trực tiếp.

- Giảm bớt lượng hàng tồn kho, chuyển giao hàng hóa qua kho của cáctrung gian, tiết kiệm chi phí lưu kho cho doanh nghiệp

- Các trung gian giúp cho doanh nghiệp điều hòa cung cấp hàng hóa, giảmkhoảng cách về đại lý giữa sản xuất với tiêu dùng

- Giảm thiểu số lượng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, tăng cường hiệuquả tiếp xúc

Các loại trung gian:

- Người bán sỉ: là trung gian thực hiện việc mua, sở hữu, lưu kho, vậnchuyển với số lượng lớn và bán lại cho người bán lẻ, các công ty sản xuất, các tổchức kinh doanh khác

- Người bán lẻ: Là trung gian bán hàng hóa cho người tiêu dùng cuối cùng

- Đại lý: là trung gian thực hiện việc phân phối nhưng không sở hữu cáchàng hóa mà họ phân phối Đại lý sẽ nhận hoa hồng trên giá bán sản phẩm hoặcdoanh số bán

- Người môi giới: Là các trung gian giữa vai trò giới thiệu cho người mua

và người bán gặp nhau, hỗ trợ cho việc thương lượng giữa hai bên

- Đại lý hỗ trợ: là tổ chức kinh doanh trợ giúp cho việc thực hiện cácnhiệm vụ phân phối

1.2 Quá trình phát triển, cấu trúc, tổ chức hoạt động và quản lý trong kênh phân phối:

1.2.1 Quá trình phát triển của kênh phân phối:

Cùng với sự phát triển của lịch sử, dưới tác động của các yếu tố môi trường,kênh Marketing cũng dần dần thay đổi Biểu hiện ở sự khác nhau về mức độ trựctiếp của quan hệ phân phối, tiêu thụ

Trang 6

Căn cứ vào điều này, người ta chia quá trình phát triển của kênh Marketinglàm 3 giai đoạn: kênh trực tiếp, kênh qua thị trường trung gian và kênh qua nhiềugiai đoạn.

1.2.1.1 Kênh trực tiếp:

Kênh trực tiếp là kênh phân phối mà trong đó người sản xuất bán trực tiếphàng hoá cho người tiêu dùng cuối cùng, hình thức phân phối này có ưu điểm làrất đơn giản và nhanh gọn Nó thường được áp dụng ở trong thời kỳ đầu của sựphát triển kinh tế, khi đó các quan hệ mua bán là trực tiếp

Ngày nay, ở các nước đang phát triển như Việt Nam thì kênh phân phốitrực tiếp vẫn được áp dụng rộng rãi Đặc biệt, nhiều hình thức kênh phân phối trựctiếp kiểu mới đã xuất hiện như: bán hàng qua mạng, qua điện thoại, bán hàng tạinhà…

1.2.1.2 Kênh phân phối qua thị trường trung gian:

Xã hội ngày càng phát triển thì số lượng các trao đổi giữa người mua vàngười bán càng lớn, các mối quan hệ mua bán càng trở nên phức tạp hơn Việcphân phối trực tiếp nhiều loại hàng hoá và dịch vụ cũng vì thế mà khó khăn hơn.Các kênh trực tiếp dần thu hẹp lại và được thay thế bằng các kênh qua thị trườngtrung gian Hình thức này có ưu điểm là nó làm giảm số lần tiếp xúc, tiết kiệmđược thời gian và chi phí cho cả người sản xuất và người tiêu dùng Họ thực hiệncác cuộc trao đổi qua hệ thống thị trường trung tâm, đó là các chợ nằm ở các khuvực dân cư

Dần dần, tại các thị trường trung tâm không chỉ có người sản xuất và ngườitiêu dùng nữa mà xuất hiện các doanh nghiệp thương mại, những người thực hiệnchức năng mua của người sản xuất rồi bán lại cho người tiêu dùng, hình thức bán

lẻ xuất hiện

Trang 7

1.2.1.3 Kênh phân phối qua nhiều giai đoạn:

Sự chuyên môn hoá trở nên rõ nét hơn, các trung gian thương mại xuấthiện Trên thị trường, các trung gian bán buôn và bán lẻ ngày càng nhiều Hànghoá được truyền tải tới người tiêu dùng cuối cùng qua nhiều cấp độ trung giankhác nhau và bằng nhiều con đường khác nhau

Hầu hết các nhà sản xuất đều tiêu thụ sản phẩm của mình thông qua cáctrung gian thương mại bán buôn và bán lẻ này, vì nó giúp cho việc phân phốimang tính chuyên môn hoá cao, làm tăng hiệu quả hoạt động của các doanhnghiệp và các tổ chức

Hơn nữa, việc sử dụng các trung gian thương mại này còn giúp làm giảm sốlần tiếp xúc, từ đó làm giảm chi phí phân phối, tiết kiệm được cả thời gian và tiềnbạc cho cả người sản xuất lẫn tiêu dùng

Ngày nay, khi mà phân công lao động có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnhvực thì các kênh phân phối có nhiều cấp độ cũng ngày càng được ứng dụng mộtcách rộng rãi

1.2.2 Cấu trúc của kênh phân phối:

1.2.2.1 Khái niệm:

Cấu trúc kênh phân phối mô tả tập hợp các thành viên kênh mà các côngviệc phân phối phân chia họ được tổ chức như thế nào? Mỗi một cấu trúc kênhMarketing khác nhau có cách phân chia khác nhau

Như vậy, có thể hiểu cấu trúc kênh được hình thành từ những cách thức liênkết khác nhau của các tổ chức và cá nhân tham gia vào kênh phân phối

1.2.2.2 Các yếu tố phản ánh cấu trúc kênh phân phối:

Có 3 yếu tố phản ánh cấu trúc của kênh phân phối:

Trang 8

* Chiều dài của kênh:

Chiều dài của kênh phân phối được xác định bằng số cấp độ trung gian cótrong một kênh, một kênh phân phối càng dài nếu cấp độ trung gian ngày càng lớn

* Chiều rộng của kênh:

Chiều rộng của kênh được biểu hiện ở số lượng trung gian ở mỗi cấp độcủa kênh Mà số lượng các trung gian của kênh lại phụ thuộc vào phương thứcphân phối mà doanh nghiệp lựa chọn Có 3 phương thức:

 Phân phối rộng rãi: Doanh nghiệp bán sản phẩm qua nhiều trung gianthương mại ở mỗi cấp độ phân phối, cố gắng đưa sản phẩm và dịch vụ của nó tớicàng nhiều người bán lẻ càng tốt

 Phân phối chọn lọc: Doanh nghiệp bán sản phẩm qua một số trung gianthương mại được lựa chọn theo những tiêu chuẩn nhất định ở mỗi cấp độ phânphối

 Phân phối độc quyền: Doanh nghiệp chỉ cần bán sản phẩm qua mộttrung gian thương mại duy nhất trên mỗi khu vực thị truờng đó

1.2.3 Phân loại cấu trúc kênh phân phối:

Như đã nói ở trên, cấu trúc kênh phân phối được tạo nên bởi những cáchthức liên kết khác nhau của các tổ chức và cá nhân tham gia vào kênh phân phối Chính những liên kết này lại tạo ra sự tương tác lẫn nhau giữa các cá nhân và các

tổ chức đó, giúp họ đạt được các mục tiêu riêng của mình Tuy nhiên, có một số

hệ thông kênh phân phối thì những tương tác này là không rõ rệt do mức độ liênkết kênh lỏng lẻo của các tổ chức và cá nhân tham gia vào kênh phân phối Ngược lại, đối với một số hệ thống kênh khác thì sự tương tác này là rõ rệt vì mức

độ liên kết giữa các thành viên trong kênh là rất chặt chẽ

Dựa vào mức độ phụ thuộc và mức độ liên kết của các thành viên trongkênh người ta phân chia cấu trúc kênh phân phối ra làm 3 loại khác nhau:

Trang 9

1.2.3.1 Các kênh Marketing đơn:

Được biểu hiện qua các quan hệ buôn bán theo từng thương vụ trao đổi,đàm phán, cả hai bên mua và bán đều không hy vọng là các quan hệ kinh doanh sẽđược lặp lại Các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến khách hàng trực tiếp và lợinhuận theo từng thương vụ Trong các trao đổi đơn, không có liên kết bền vữnggiữa bên mua và bên bán ở thời điểm cụ thể đàm phán, trao đổi thực sự giữa 2 bênthực hiện đầy đủ các điều khoản trao đổi cụ thể Một khi các yêu cầu mà các bêntham gia trao đổi đồng ý và được hoàn thành thì trách nhiệm giữa 2 bên cũng hết

Các kênh đơn tồn tại phổ biến trong nền kinh tế đang phát triển, khi mà cácliên kết trên thị trường còn sơ khai và các quan hệ hàng hoá tiền tệ chưa thực sựhoàn chỉnh

Bên cạnh đó, các kênh đơn cũng rất phổ biến trong quan hệ buôn bán quốc

tế, trong các quan hệ mua bán sản phẩm như: bất động sản, cổ phiếu, những máymóc, thiết bị lâu bền

1.2.3.2 Các kênh phân phối truyền thống:

Được tạo nên từ cơ chế thị trường tự do và tín hiệu giá cả cũng như các quyluật khách quan khác Bản chất của kênh truyền thống là các dòng chảy tự do Cácdoanh nghiệp và cá nhân tham gia vào kênh truyền thống không chấp nhận tăngmức độ phụ thuộc lẫn nhau Các thành viên của kênh hoạt động vì mục tiêu riêngcủa họ chứ không phải vì mục tiêu chung của kênh, họ tìm kiếm lợi ích bất cứ khinào, ở đâu và như thế nào nếu có thể và không chịu trách nhiệm đầy đủ trước kếtquả cuối cùng của kênh

Các quan hệ buôn bán trong kênh kém bền vững qua thời gian, áp lực đểtạo ra sự liên kết trong kênh là lợi ích mà các bên thu được, họ sẽ rời bỏ kênh nếuthấy lợi ích không còn nữa

Trang 10

Tuy các thành viên trong kênh có sự phụ thuộc lẫn nhau nhưng họ hoạtđộng độc lập với những mục tiêu ngắn hạn và chỉ có quan hệ với các thành viên kếcận trong kênh.

Bởi vậy, những bất đồng và xung đột trong kênh này là không thể tránhkhỏi do trong kênh thiếu sự lãnh đạo thống nhất và tập trung

1.2.3.3 Các hệ thống phân phối liên kết dọc (VMS):

Là các kênh có chương trình trọng tâm và chuyên nghiệp được thiết kế đểđạt hiệu quả phân phối và ảnh hưởng phân phối tối đa Các thành viên trong kênhđều thừa nhận và mong muốn phụ thuộc lẫn nhau, họ liên kết chặt chẽ với nhau vàhoạt động như một thể thống nhất Trong kênh phân phối liên kết dọc, tồn tại mộthoặc một vài thành viên điển hình và được thừa nhận như người lãnh đạo, điềukhiển kênh vì họ có sức mạnh quan hệ lớn nhất trong kênh

Các hệ thống VMS được phân thành: Kênh VMS tập đoàn, kênh VMS hợpđồng, các kênh VMS được quản lý

 Kênh VMS tập đoàn:

Là sự kết hợp cácv giai đoạn sản xuất và phân phối về cùng một chủ sở hữu.Đây là kênh phân phối mà tất cả các thành viên trong kênh đều thuộc quyền sởhữu của một tổ chức Người quản lý kênh( Người chủ sở hữu) có thể điều khiểnhoạt động của kênh bằng mệnh lệnh của cấp trên đối với cấp dưới Sự hợp tác vàgiải quyết xung đột trong kênh được thực hiện qua những cách thức quản lý thôngthường trong nội bộ một doanh nghiệp

Trên thị trường Việt Nam hiện nay, điển hình cho kiểu hệ thống kênh VMStập đoàn này là các công ty như: Tổng công ty xăng dầu, tổng công ty xi măng.tổng công ty điện lực, tổng công ty bưu chính viễn thông

 Kênh VMS hợp đồng:

Trang 11

Là hệ thống kênh phân phối mà sự liên kết giữa các thành viên trong kênhđược thực hiện qua các hợp đồng ràng buộc trách nhiệm và quyền lợi giữa cácthành viên trong kênh.

Trên thị trường nước ta hiện nay, kênh VMS hợp đồng là phổ biến nhất,chiếm khoảng 40% tổng doanh số bán lẻ Sử dụng nhiều loại hình kênh này gồm

có các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, công ty liên doanh như: Coca- Cola, biaViệt Nam, công ty P&G, công ty Honda Việt Nam…

 Kênh VMS được quản lý:

Là hệ thống kênh đạt được một sự phối hợp ở các giai đoạn kế tiếp trong sảnxuất và phân phối không phải qua sự sở hữu chung hay hợp đồng ràng buộc màbằng qui mô và ảnh hưởng của một thành viên kênh tới các thành viên khác

Trong kênh VMS được quản lý, các thành viên có mức độ liên kết chặt chẽvới nhau và hoạt động thống nhất dưới sự quản lý có hiệu quả của một thành viên

có ảnh hưởng nhất trong kênh

Trên thực tế, để phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế hiện nay, cáckênh liên kết dọc tăng lên nhanh chóng và ngày càng phổ biến rộng rãi

1.2.4 Tổ chức kênh Marketing:

Tổ chức kênh Marketing là một quyết định mang tính chiến lược của doanhnghiệp Đây là công việc hết sức phức tạp liên quan đến việc thiết kế kênhMarketing cho sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường Thiết kế kênh là gì?

1.2.4.1 Khái niệm:

Thiết kế kênh là đưa ra những quyết định có liên quan đến sự phát triển củanhững kênh Marketing mới ở những nơi trước đó nó chưa tồn tại hoặc cải tiến cáckênh hiện tại

Trang 12

Như vậy, thiết kế kênh cũng được coi như là một trong những quyết địnhkhác trong Marketing Mix Nó mang tầm chiến lược và được sử dụng như một lợithế phân biệt của doanh nghiệp trên thị trường

1.2.4.2 Các bước thiết kế kênh:

Khi tiến hành việc tổ chức kênh để tiêu thụ sản phẩm của mình trên thịtrường , mỗi doanh nghiệp có những cách thức tiến hành khác nhau và bằng nhiềucon đường khác nhau, tuỳ theo đặc điểm của thị trường, của khách hàng hay cácmục tiêu kinh doanh, mục tiêu phân phối của ban thân doanh nghiệp Nhưng nhìnchung, các doanh nghiệp đều phải thực hiện các công việc cơ bản sau:

 Bước 1: Nhận dạng nhu cầu thiết kế kênh

Doanh nghiệp tiến hành thiết kế kênh khi gặp các trường hợp sau:

Trước hết, đó là khi các doanh nghiệp phát triển sản phẩm mới hoặc các dòngsản phẩm mới Nếu các kênh hiện có không thích hợp thì kênh mới sẽ được thiết

kế hoặc kênh cũ phải sửa đổi

Trong trường hợp công ty đưa sản phẩm hiện tại vào thị trường mục tiêu mớithì có thể các quyết định thiết kế kênh cũng sẽ được hình thành

Ngoài ra, khi có sự thay đổi trong các chính sách Marketing Mix của công tyhay trong trường hợp thiết lập công ty mới cũng có thể đòi hỏi các quyết định vềthiết kế kênh

Cuối cùng, những thay đổi và ảnh hưởng của môi trường( văn hoá, kinh tế,cạnh tranh… ) hay những xung đột, mâu thuẫn trong kênh cũng có thể là nguyênnhân dẫn đến các quyết định về thiết kế kênh

Bước 2: Xác định và phối hợp các mục tiêu phân phối:

Doanh nghiệp cần xác định các mục tiêu phân phối mà hệ thống kênh phânphối cần đạt được là gì, các mục tiêu này phải được xem xét trong quan hệ với cácmục tiêu kinh doanh và mục tiêu Marketing của doanh nghiệp

Trang 13

Do môi trường Marketing và thị trường mục tiêu của doanh nghiệp luôn có sựthay đổi nên các mục tiêu phân phối của doanh nghiệp cũng phải linh động đểthích ứng kịp thời với sự thay đổi đó.

Tuy nhiên, doanh nghiệp phải hết sức chú ý tới việc đánh giá các mục tiêuphân phối mới được đưa ra và phải đảm bảo rằng chúng phải được phối hợp vớicác mục tiêu và chiến lược trong các lĩnh vực khác của Marketing Mix và các mụctiêu, chiến lược tổng thể của công ty

Bước 3: Phân loại các công việc phân phối

Khi các mục tiêu phân phối đã được xác định thì doanh nghiệp phải biết cáchlàm thế nào để thực hiện các mục tiêu đó Mà muốn làm được điều này thì trướchết doanh nghiệp phải hiểu được bản chất của những công việc phân phối, côngviệc nào là chủ yếu, công việc nào cần thực hiện để đáp ứng các mục tiêu phânphối đã nêu ra ở bước 2

Tuy nhiên, việc phân loại các công việc phân phối một cách cụ thể và chi tiếtthì khác nhau đối với từng loại công ty khác nhau

Bước 4: Phát triển cấu trúc kênh có thể thay thế

Sau khi các công việc phân phối đã được phân loại một cách cụ thể và chi tiếtthì các doanh nghiệp phải xác định được các cấu trúc kênh sao cho hợp lý để thựchiện một cách có hiệu quả các mục tiêu phân phối Doanh nghiệp cần xem xét 3biến số chủ yếu: chiều dài, chiều rộng, các loại trung gian và số lượng các cấu trúckênh có thể thay thế

 Bước 5: Đánh giá các biến số ảnh hưởng đến cấu trúc kênh

Có một số các biến số ảnh hưởng đến cấu trúc kênh như:

 Các biến số thị trường : qui mô, mật độ, hành vi thị trường

 Các biến số sản phẩm: kích cỡ, trọng lượng, tính dễ hư hỏng,mới lạ…

Trang 14

 Các biến số công ty; qui mô, khả năng tài chính, kinh nghiệmquản lý, các mục tiêu, chiến lược kinh doanh

 Các biến số trung gian: khả năng sẵn sàng, chi phí dịch vụ đưara…

 Các biến số môi trường: Pháp luật, công nghệ, cạnh tranh, vănhoá…

 Bước 6: Lựa chọn cấu trúc kênh tốt nhất

Doanh nghiệp có thể căn cứ vào một số phương pháp sau để lựa chọn cấutrúc kênh tối ưu cho mình:

 Phương pháp các đặc điểm hàng hoá và các hệ thống kênh thíchhợp: phương pháp này dựa vao các biến số sản phẩm để chọn racấu trúc kênh tối ưu như: tỉ lệ thay thế, tần suất mua, lợi nhuậnròng, sự điều chỉnh dịch vụ

 Phương pháp tài chính: cho rằng dòng tài chính là biến số quantrọng để lựa chọn ra cấu trúc kênh

 Phương pháp phân tích chi phí giao dịch TCA: dựa vào chi phíthực hiện các trao đổi cần thiết để hoàn thành các công việc phânphối

 Bước 7: tìm kiếm các thành viên kênh

Việc tuyển chọn các thành viên kênh có ảnh hưởng quan trọng đến sự tồn tại

và hiệu quả hoạt động của kênh Quyết định tuyển chọn là thường xuyên, càn thiếtngay cả khi những thay đổi trong cấu trúc kênh không xảy ra

Một số nguồn thông tin có giá trị, giúp người quản lý tìm kiếm các thành viênkênh phù hợp như: tổ chức bán theo khu vực, nguồn thương mại, khách hàng,quảng cáo…

Trang 15

1.2.5 Hoạt động Marketing trong kênh:

1.2.5.1 Các dòng chảy trong kênh:

Kênh Marketing hoạt động thông qua các dòng chảy trong kênh Các dòngchảy này nối các thành viên kênh với nhau Mỗi dòng chảy là một tập hợp cácchức năng được thực hiện thường xuyên bởi các thành viên của kênh, sau đây làmột số dòng chảy quan trọng trong kênh:

o Dòng chảy quyền sở hữu: thể hiện sự chuyển quyền sở hữu sảnphẩm từ thành viên này sang thành viên khác trong kênh Mỗihành vi mua bán xảy ra trong kênh là một lần hàng hoá chuyểnquyền sở hữu từ người bán sang người mua

o Dòng chảy đàm phán: biểu hiện sự tác động qua lại lẫn nhau củacác thành viên kênh để phân chia các công việc phân phối cũngnhư trách nhiệm và quyền lợi của từng thành viên trong kênh.Đây là dòng chảy hai chiều vì nó có liên quan đến sự trao đổisong phương giữa người mua và người bán ở tất cả các cấp độcủa kênh phân phối

o Dòng vận động vật chất của sản phẩm : thể hiện sự di chuyển vậtchất thực sự của sản phẩm về không gian và thời gian qua tất cảcác thành viên tham gia vào quá trình này từ địa điểm người sảnxuất đến người tiêu dùng cuối cùng Đây là dòng chảy chiếm tỉtrọng chi phí lớn nhất trong tổng chi phí phân phối

o Dòng thông tin: thể hiện sự tác động, thu thập thông tin qua lại

về tình hình thị trường, khách hàng… giữa các thành viên kênhvới nhau Đây là dòng hai chiều Nó thực hiện trước, trong và saukhi thực hiẹn các dòng vận động khác Ngày nay, dòng thông tin

Trang 16

được coi là dòng cực kỳ quan trọng trong hệ thống kênh phânphối

o Dòng thanh toán: Mô tả sự vận động của tiền tệ và các chứng từthanh toán ngược từ người tiêu dùng qua các trung gian thươngmại trở lại người sản xuất Mỗi hệ thống kênh phân phối có một

cơ chế và phương thức thanh toán khác nhau Trên thực tế, cáckênh phân phối hiện đại có đặc điểm là tách rời dòng chuyểngiao quyền sở hữu và dòng hàng hoá vật chất

o Dòng xúc tiến: thể hiện sự hỗ trợ về truyền tin sản phẩm củangười sản xuất cho các thành viên kênh dưới hình thức: quảngcáo, xúc tiến bán, bán hàng cá nhân…

Ngoài 6 dòng chảy trên, kênh còn tồn tại một số dòng chảy như: dòng đặthàng, dòng chia sẻ rủi ro, dòng tài chính, dòng thu hồi tái sử dụng bao gói Tất cácdòng chảy này đều hết sức cần thiết nhưng không nhất định mọi doanh nghiệp đềutham gia vào tất cả các dòng chảy này Do tính chuyên môn hoá và phân công laođộng trong kênh nên mỗi thành viên trong kênh chỉ thực hiện vào một hoặc một sốdòng chảy Bản chất của các kênh phân phối chính là sự vận động của các dòngchảy này

Do môi trường, thị trường và các yếu tố hành vi mua luôn luôn có sự thayđổi nên các dòng chảy trong kênh cũng phải được điều chỉnh cho phù hợp vớinhững thay đổi đó

1.2.5.2 Những xung đột trong kênh

Theo định nghĩa, kênh phân phối là một sự tổ chức các quan hệ, tức là trongkênh phân phối luôn tồn tại rất nhiều mối quan hệ phức tạp ở đây ta chỉ xét đếnmối quan hệ giữa các thành viên trong kênh Mặc dù các thành viên này cũng hoạtđộng thống nhất trong một hệ thống kênh với những mối quan hệ có thể là tương

Trang 17

đối chặt chẽ nhưng suy đến cùng nó cũng xuất phát từ nhu cầu lợi ích của mỗithành viên Do đó, những xung đột giữa họ là điều không thể tránh khỏi.

 Những nguyên nhân của xung đột

- Sự không thích hợp về vai trò: xảy ra xung đột khi các thànhviên trong kênh không thực hiện đúng vai trò của mình

- Sự khan hiếm nguồn lực: Xảy ra khi không có sự thống nhấtgiữa các thành viên kênh về việc phân bố một số nguồn lực

- Sự khác nhau về nhận thức: Xảy ra khi các thành viên kênh

có thể có những mong muốn hoặc kỳ vọng nào đó về hành vicủa các thành viên kênh khác Nếu những mong muốn hay

kỳ vọng đó không đạt thì xung đột có thể xảy ra

- Sự không thích hợp về mục tiêu: Mỗi thành viên trong kênhđều hoạt động vì mục tiêu của mình Nếu các mục tiêu đó làkhông thích hợp thì có thể dẫn đến những xung đột

- Khó khăn về thông tin: Thông tin có vai trò hết sức quantrọng trong hệ thống kênh phân phối, một sự sai lệch trongthông tin cũng có thể biến những quan hệ hợp tác thànhnhững xung đột

 Các loại xung đột: có 2 loại xung đột chủ yếu sau:

- Xung đột chiều ngang: là xung đột giữa các thành viên cùngcấp của kênh về thời gian giao hàng, số lượng tồn kho ưu đãi

và các lợi ích khác nhận được từ nhà sản xuất

- Xung đột theo chiều dọc: Là xung đột xảy ra giữa các cấpkhác nhau trong cùng một hệ thống kênh, đây là loại xungđột phổ biến trong kênh phân phối

Trang 18

1.2.6 Quản lý trong kênh phân phối:

Khi một hệ thống kênh phân phối đi vào hoạt động không có nghĩa là mọiviệc có liên quan đến hệ thống kênh đó đã được hoàn tất, mà ngược lại vấn đềquan trọng là phải điều hành và quản lý kênh như thế nào cho hiệu quả và hợp lýnhất Thực chất của công việc quản lý kênh là nhằm đảm bảo cho sự hợp tác chặtchẽ giữa các thành viên trong kênh

Về mặt chiến lược, quản lý kênh được hiểu như là sự xác lập các kế hoạch

và các chương trình hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu phân phối của nhà sảnxuất

Thực hiện quản lý kênh liên quan đến việc trả lời 3 câu hỏi chiến lược sau:

 Nên phát triển quan hệ chặt chẽ như thế nào với các thành viên trong kênh?

 Nên khuyến khích các thành viên trong kênh như thế nào để hợp tác dài hạntrong việc thực hiện các mục tiêu phân phối của kênh?

 Marketing Mix nên được sử dụng như thế nào để khuyến khích hoạt độngcủa các thành viên trong kênh?

Sau đây, ta sẽ tìm hiểu lần lượt 3 câu hỏi này

1.2.6.1 Quan hệ chặt chẽ với các thành viên kênh:

Trước hết, quyết định tạo mức độ chặt chẽ trong quan hệ với các thành viêntrong kênh Nếu kênh sử dụng phương thức phân phối rộng rãi thì mối quan hệgiữa các thành viên trong kênh là lỏng lẻo, khi đó việc xây dựng quan hệ chặt chẽvới các thành viên trong kênh là không cần thiết

Ngược lại, khi trong kênh sử dụng phương thức phân phối có chọn lọc hoặcđộc quyền thì việc xác lập mối quan hệ chặt chẽ với các thành viên trong kênh làhết sức quan trọng

Trang 19

Ngoài ra, các nhân tố khác cũng có ảnh hưởng đến độ chặt chẽ giữa cácthành viên trong kênh như: các chính sách của công ty, thị trường mục tiêu, sảnphẩm…

1.2.6.2 Khuyến khích các thành viên trong kênh:

Một kênh hoạt động thống nhất và có hiệu quả thì điều tất yếu là các thànhviên trong kênh phải có sự hợp tác với nhau.Để đạt được điều đó, người quản lýkênh phải biết cách điều hành, tiếp cận và hiểu rõ các thành viên trong kênh ,khuyến khích họ bằng các chính sách và biện pháp cụ thể Trước hết, người quản

lý kênh phải tìm ra được những nhu cầu và trở ngại của các thành viên kênh là gì,các thành viên đó đang phải đương đầu với những khó khăn nào: về thâm nhập thịtrường , về xúc tiến bán hay về các hoạt động vận chuyển, để từ đó các nhà sảnxuất có những kế hoạch, chính sách hỗ trợ hợp lý và kịp thời cho các thành viêntrong kênh

Các hình thức hỗ trợ trực tiếp có thể là: trợ cấp cho quảng cáo, chi phí chosản phẩm trưng bày, đào tạo lực lượng bán hàng…

Bên cạnh đó, người sản xuất có thể có các hình thức khác như hợp tác haylập các chương trình phân phối riêng

Sự hợp tác trong kênh có thể được biểu hiện thông qua các chính sách cụthể của nhà sản xuất về: sự sẵn có của hàng hoá, trợ giúp về mặt kỹ thuật, về địnhgiá… Mục tiêu cuả sự hợp tác là nhằm tăng cường sự hiểu biết giữa các thànhviên trong kênh, thực hiện cam kết và vai trò của mỗi thành viên trong kênh Mộthình thức khuyến khích trong kênh mang tính tổng hợp và toàn diện nhất là nhàsản xuất tiến hành lập chương trình phân phối

Trong đó, các chính sách và kế hoạch khuyến khích các thành viên trongkênh được hoạch định và quản lý một cách cụ thể, chuyên nghiệp theo nhữngchương trình đã vạch sẵn từ trước

Trang 20

Hình thức này thường được sử dụng trong các hệ thống kênh phân phối liênkết dọc( VMS) khi mà mối quan hệ giữa nhà sản xuất và các thành viên trongkênh là rất chặt chẽ Các chính sách trong chương trình phân phối gồm có: chínhsách giảm giá cho các thành viên trong kênh ( giảm giá theo khối lượng, giảm giá

do thanh toán ngay…); các giúp đỡ về tài chính ( cho vay theo thời hạn, xác địnhthời hạn trả nợ kéo dài…), có những chính sách bảo đảm nhất định cho các thànhviên ( bảo đảm mua bán, bảo đảm vận chuyển, có chương trình khuyến mại)

1.2.6.3 Sử dụng Marketing mix trong quản lý các thành viên kênh:

Để quản lý một cách có hiệu quả thì doanh nghiệp phải biết sử dụng cáccông cụ trong Marketing mix như những phương tiện hữu hiệu nhất Vì sử dụnghợp lý các biến số của Marketing mix có thể thúc đẩy sự hợp tác và thống nhấtgiữa các thành viên trong kênh

Thứ nhất, đó là vấn đề quản lý sản phẩm trong kênh, các quyết định về sảnphẩm có thể ảnh hưởng tới các quyết định về quản lý kênh, như: các quyết định vềsản phẩm mới, chu kỳ sống của sản phẩm , quản lý chiến lược sản phẩm

Thứ hai, đó là vấn đề sử dụng biến số giá cả trong quản lý kênh Việc địnhgiá sẽ ảnh hưởng tới doanh số, doanh thu, lợi nhuận của các thành viên trongkênh Do đó, các nhà quản lý kênh phải hết sức thận trọng khi đưa các quyết định

về giá Vì các quyết định đó có thể là động cơ thúc đẩy sự hợp tác hoặc nguyênnhân gây ra xung đột giữa các thành viên trong kênh

Thứ ba, đó là hoạt động xúc tiến trong kênh, vì phần lớn các nhà sản xuấtđều dựa văo các thành viên trong kênh để đưa hàng hoá của mình tới nhữngkhách hàng cuối cùng nên các hoạt động xúc tiến nhằm giúp đỡ cho các thànhvỉên kênh thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hoá là hết sức cần thiết Các hoạt động xúctiến đó có thể là: quảng cáo, các hỗ trợ khác cho các thành viên trong kênh về xúctiến

Trang 21

Chương II: Thực trạng hoạt động kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm của Công ty TADA

2.1 Tổng quan về Công ty CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ TADA:

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty:

2.1.1.1 Phương châm hoạt động và lĩnh vực kinh doanh:

*Tên, địa chỉ của tổ chức niêm yết :

Tên gọi Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN GIẢI PHÁP CÔNGNGHỆ TADA

Tên giao dịch tiếng anh: TADA DEVELOPMENT SOLUTIONS

Trang 22

Trụ sở chính: P12A01 - 71 Nguyễn Chí Thanh -Q.Đống Đa - Hà Nội

TADA đặc biệt tận dụng nguồn nhân lực với trình độ, chuyên môn lâu năm tập

trung vào lĩnh vực công nghệ phần mêm và tích hợp hệ thống để phát triển các

giải pháp phần mềm trên nền Internet, giải pháp thương mại điện tử,

Trong một thời gian không dài, từ một nhóm nhỏ là các kỹ sư về công nghệ thôngtin, TADA đã phát triển và bước đầu xây dựng tên tuổi cho mình Song hành vớiviệc tập trung xây dựng các sản phẩm và dịch vụ nòng cốt, để phát huy hơn nữaCông ty đã nhanh chóng thành lập ra phòng phát triển sản phẩm

Tính đến nay, TADA đã tạo ra được các sản phẩm phần mềm chất lượng và có

tính ứng dụng cao, thực sự mang lại hiệu quả cho người sử dụng góp phần

mạnh mẽ vào hoạt động hành chính và sản xuất kinh doanh

Trang 23

*Phương châm hoạt động :

Slogan “Thành công của bạn là mục tiêu của chúng tôi - Our target is Your

success” là phương châm hoạt động của Công ty, với vai trò tham gia cung cấp và

tư vấn, vận hành các giải pháp phần mềm quản lí doanh nghiệp và giải phápthương mại điện tử, TADA mong muốn đem lại cho khách hàng những sản phẩmtốt nhất, giá cả hợp lý và dịch vụ hoàn hảo TaDa cam kết nỗ lực cùng khách hàngđạt được giá trị đó

Trang 24

TADA đã và đang sẵn sàng trở thành người đồng hành tin cậy giúp khách hàngbắt kịp với những giải pháp công nghệ tiên tiến, góp phần mang lại sự thành côngcho cộng đồng Doanh nghiệp và người sử dụng Để đạt được điều này, kế hoạch

05 năm của TaDa tập trung mạnh vào các giá trị quan trọng sau:

- Khách hàng là quan trọng hàng đầu;

- Chất lượng sản phẩm nhất quán trong suốt quá trình sản xuất;

- Tăng tối đa tiện ích và lợi nhuận trong từng sản phẩm/dịch vụ cung cấp;

- TADA quan tâm đến Nhân viên và khuyến khích mọi người sáng tạo

*Tầm nhìn và sứ mệnh :

TaDa khao khát trở thành nhà cung cấp tin cậy hàng đầu các giải pháp ứng dụng

công nghệ thông tin ở Việt Nam

TADA luôn nỗ lực phát triển các giải pháp phần mềm và triển khai các hệ thống

quản trị tổng thể dành cho doanh nghiệp nhằm cung cấp tốt nhất cho các nhu cầucủa khách hàng Bên cạnh định hướng phát triển các sản phẩm phần mềm với chất

lượng cao, chúng tôi luôn trú trọng duy trì một bộ máy nhân lực tư vấn - sản xuất - kinh doanh chuyên nghiệp và chu đáo

*Lĩnh vực hoạt động :

Dịch vụ/ Sản phẩm:

_Sản xuất phần mềm; Gia công phần mềm bao gổm các phần mềm ứng dụng, hệthống phần mềm nhúng, maintain các hệ thống lớn

_Xây dựng và Duy trì trọn gói website của Tổ chức, Doanh nghiệp; 

_Dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ, giải pháp kỹ thuật tin học; 

_Xây dựng giải pháp và kinh doanh Thương mại điện tử; 

_Nghiên cứu phát triển và cung cấp phần mềm quản trị doanh nghiệp Tư vấn vàtriển khai ERP;

_Tư vấn giải pháp và cung cấp phần mềm theo yêu cầu; 

Trang 25

_Cung cấp giải pháp mạng, máy chủ và tích hợp hệ thống; 

_Liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước để đầu tư và phát triển

Dự án cũng như Công nghệ

Dịch vụ khác:

2.1.1.2 Tổ chức và nhân sự:

*Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:

Bộ máy tổ chức của công ty :

ĐÀO TẠO

_Đào tạo nghiệp vụ

_Đào tạo giải pháp

_Đào tạo kỹ thuật/ hỗ trợ hệ

thống

HỖ TRỢ BẢO HÀNH _Hỗ trợ kỹ thuật

_Hỗ trợ nghiệp vụ (Hình thức: Onsite/ Online) _Bảo hành ứng dụng

Trang 26

TADA mong muốn xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và giàu kinhnghiệm Trong tương lai, Công ty đang tiến hành mở rộng cơ cấu tổ chức nhân sựtheo mô hình sau:

Hội đồng quản trị công ty

Ban giám đốc công ty

Trung tâm công nghệ TADA Trung tâm thông tin TADA

Phòng công nghệ

sản phẩm

Phòng kinh doanh

dự án và triểnkhai

Phòng quảng cáo,truyền hình

Phòng sự kiện,văn hóa

BP giải pháp DN Bp dự án BP thông tin QC BP thông tin

BP đối ngoại

BP triển khai BP thiết kế đồ

họa

BP thiết kế đồhọa

BP đối tác BP thông tin TH

BP giải pháp CTT

BP thiết kế đồ

họa

Trang 27

BP phần mềm

ứng dụng

*Cơ cấu lao động

Là một công ty còn rất trẻ về tuổi đời, tuy nhiên đội ngũ nhân sự của TADA lạidày dặn kinh nghiệm, trải qua nhiều dự án tin học, có nhiều kinh nghiệm trongviệc tổ chức quản lý điều hành các dự án phần mềm lớn trên nhiều lĩnh vực khácnhau

Hiện nay với nhiều bộ phận khác nhau, nhằm hướng tới mục tiêu phục vụ kháchhàng một cách tốt nhất, TADA đã và đang liên tục tuyển dụng nhân sự mới Toàncông ty hiện nay đã có hơn 30 nhân viên với trình độ cao, với tuổi đời 25-30 tuổi,thể hiện sự năng động, trẻ trung, luôn sẵn sàng thích ứng với thay đổi của thịtrường và yêu cầu của khách hàng

2.1.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đây:

2.1.2.1 Tình hình sản xuất kinh doanh: ( năm 2008 )

B ng cân ảng cân đối kế toán : đối kế toán : ế toán :i k toán :

I I Tiền và các khoản tương đương tiền 110 III.01 602,513,467 0

II II Đầu tư tài chính ngắn hạn (120=121+129) 120 III.05 0 0

1 1 Đầu tư tài chính ngắn hạn 121 0 0

2 2 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn (*) 129 0 0

III III Các khoản phải thu ngắn hạn 130 22,800,000 0

1 1 Phải thu của khách hàng 131 22,800,000 0

2 2 Trả trước cho người bán 132 0 0

BP chăm sóc KH BP đối tác

QC,TH

BP tác nghiệp KT

Trang 28

3 3 Các khoản phải thu khác 138 0 0

4 4 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139 0 0

1 1 Hàng tồn kho 141 III.02 0 0

2 2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 0 0

1 1 Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 151 0 0

2 2 Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 152 0 0

3 3 Tài sản ngắn hạn khác 158 2,007,780 0

B B - TÀI SẢN DÀI HẠN (200=210+220+230+240) 200 91,996,204 0

I I Tài sản cố định 210 III.03.04 15,426,865 0

1 1 Nguyên giá 211 16,380,952 0

2 2 Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 212 (954,087) 0

3 3 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 213 0 0

2 2 Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 222 0 0

III III Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 230 III.05 0 0

1 1 Đầu tư tài chính dài hạn 231 0 0

2 2 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*) 239 0 0

1 1 Phải thu dài hạn 241 0 0

2 2 Phải trả cho người bán 312 0 0

3 3 Người mua trả tiền trước 313 29,900,000 0

4 4 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 III.06 3,358,565 0

5 5 Phải trả người lao động 315 0 0

Trang 29

5 5 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 415 0 0

6 6 Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 416 0 0

7 7 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 417 0 0

II II Quỹ khen thưởng, phúc lợi 430 71,561,110 0

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300+400) 440 719,317,451 0

CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG

2 2- Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công 0 0

3 3- Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược 0 0

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 IV.08 2,684,456,803 0

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 0 0

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

8 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 0 0

9 Chi phí quản lý kinh doanh 24 931,700,191 0

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

Trang 30

2.1.2.2 Khách hàng và đối tác:

Mặc dù ra đời vào thời điểm bùng nổ về công nghệ thông tin, nhưng với khả năngthực tế, sức trẻ và bí quyết kinh doanh của mình, Công ty TADA đã có đượcnhững thành tích hoạt động và kinh doanh đáng kể trên thị trường Những đánhgiá tốt của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ do công ty cung cấp, đặc biệt làhiệu quả sử dụng và chi phí của khách hàng đã và đang không ngừng khích lệcông ty phát triển và mở rộng

Dưới đây là danh sách một số khách hàng tiêu biểu của công ty:

a Cơ quan chính phủ Doanh nghiệp nhà nước

- Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Bắc Giang 

- UBND tỉnh Bắc Ninh 

- Báo Báo Công An Nhân Dân 

- Đài truyền hình Việt Nam

b Công nghiệp

- Công ty CP Pin Hà Nội

- Công ty Diana 

- Tổng công ty Xây Dựng Sông Đà

- Công ty TNHH một thành viên Tàu thủy công nghiệp Cái Lân 

- Công ty CP Hanoimilk

- Công ty CP XNK Thủy Sản Hà Nội 

- Công ty Tasco

c Thương mại, Dịch vụ

- Công ty Xăng dầu Quân Đội

- Công ty CP môi trường SEEN

- Công ty Việt Sáng Tạo

d Ngân hàng, Siêu thị

Trang 31

- Ngân hàng Dầu khí toàn cầu (GP Bank)

- Ngân hàng Đông Nam Á (SeaBank)

- Ngân hàng Đại Dương (Ocean Bank)

- Siêu thị Big C

e Khách sạn, khu vui chơi, bệnh viện

- Sân golf Ngôi sao Chí Linh – Hải Dương

- Khách sạn Sông Hồng – Vĩnh Phúc

- M t s h p ột số hợp đồng tiêu biểu của công ty : ối kế toán : ợp đồng tiêu biểu của công ty : đồng tiêu biểu của công ty : ng tiêu bi u c a công ty : ểu của công ty : ủa công ty :

STT Khách hàng Tên hợp đồng Nội dung hợp đồng

NN & PTNT

- Xây dựng cổng thông tin điện tử Bộ

- Tích hợp 19 website của Bộ vớiCông thông tin tại địa chỉ:www.moa.gov.vn

2 Bộ Khoa học

và Công nghệ

Mạng Intranet/

Internet Trang thông tinđiện tử Bộ KH

& CN Cung cấp phầnmềm thư viện

- Xây dựng và cấu hình hệ thốngmạng Intranet/ Internet VISTA

- Cung cấp hệ thống bảo mật & antoàn thông tin

- Cung cấp phần mềm tìm kiếm toànvăn tiếng Việt

- Xây dựng và nâng cấp websie Bộ

KH & CN trên hệ thống Oracle AS

Trang 32

- Xây dựng website trên Internet

- Cung cấp phần mềm thư viện điện

tử

- Chuyển đổi và xây dựng CSDL

- Đào tạo và chuyển giao công nghệ

4 Bảo tàng lịch

sử - Bộ văn

hóa thông tin

Cung cấp phầnmềm thư viện

- Cung cấp phần mềm thư viện điện

tử và quản lý tích hợp nghiệp vụ thưviện

- Chuyển đổi CSDL, đào tạo và đưavào quy trình hiện đại hóa thư viện

- Thiết kế trang chủ và cung cấp Bộphần mềm dịch vụ Intranet trên nềnweb cho hệ thống Intranet/Internet

Ngày đăng: 23/04/2015, 14:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w