1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại quỹ tín dụng nhân dân quảng tâm

56 1,8K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 172,7 KB

Nội dung

Khái niện về huy động vốn Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng bậcnhất của nhân hàng thương mại NHTM và các tổ chức tín dụng TCTD vìthông qua hoạt động này Ngân

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Thanh Hóa, ngày… tháng… năm 2014

Giảng viên hướng dẫn

(Ký, ghi rõ họ tên)

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chuyên đề này, trước hết em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tớithầy cô trong khoa kinh tế trường Đai học công nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh– cơ sở Thanh Hoá đã giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho em, đóchính là nền tảng ban đầu cho em làm bài báo cáo này Em cũng xin cảm ơn côNguyễn Thị Phương, giảng viên hướng dẫn đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo emtrước và trong quá trình làm bài, hoàn thiện báo cáo Đồng thời, em cũng xin gửilời cảm ơn chân thành tới toàn thể các bác, cô chú, anh chị là cán bộ, nhân viênQuỹ tín dụng Nhân dân Quảng Tâm đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn em trongthời gian thực tập cũng như tài liệu để em có thể hoàn thành tốt bài chuyên đềcủa mình

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Sơ đồ2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý

Sơ đồ 2.2: Mô hình huy động vốn tại Quỹ tín dụng Nhân dân Quảng Tâm

Biểu đồ 2.1: Tình hình hoạt động của Quỹ tín dụng Nhân dân Quảng Tâm

Biểu đồ2.2: Tiền gửi và vay của TCTD khác

Biểu đồ 2.3: Tiền gửi của khách hàng

Bảng 2.1: Bảng thể hiện các chỉ tiêu hoạt động của Quỹ tín dụng Nhân dân Quảng Tâm giai đoạn 2011 – 2013

Bảng 2.2: Thực trạng huy động vốn tại Quỹ tín dụng Nhân dân Quảng Tâm

Trang 6

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nền kinh tế sẽ không thể phát triển nếu không có hoạt động kinh doanhtiền tệ Hoạt động kinh doanh tiền tệ được coi như chìa khoá, tiền đề cho sựphát triển Hoạt động kinh doanh này có rất nhiều hướng, trong đó kế hoạchđặt ra phải cụ thể hoá là một hướng quan trọng Huy động vốn là một nghiệp

vụ cốt lõi củakinh doanh tiền tệ Huy động vốn là hình thức quan trọng, cănbản nhất và sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cho hoạt động sử dụng vốn và kinhdoanh của tổ chức tín dụng nói chung Như vậy huy động vốn có vai tròquyết định việc thực hiện các hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tíndụng Sự thành bại của hoạt động sử dụng vốn chịu ảnh hưởng rất lớn, quyếtđịnh bởi các chính sách huy động vốn Việc ra chính sách huy động vốn cóchất lượng là khâu quan trọng nhất xuyên suốt quá trình kinh doanh

Hoạt động của các tổ chức tín dụng nói chung và hoạt động của QTDNDQuảng Tâm nói riêng là quan trọng đối với nền kinh tế của địa bàn và củanước ta Với hoạt động đi vay để cho vay các QTD đã huy động được nguồnvốn nhàn rỗi trong dân cư, các tổ chức, đơn vị hoạt động kinh doanh để chocác đơn vị, tổ chức cần vốn vay để tiến hành các hoạt động của mình

Để làm rõ hơn vấn đề này tôi quyết định chọn đề tài “ Giải pháp nâng caokhả năng huy động vốn tại Quỹ tín dụng Nhân dân Quảng Tâm” làm nộidung nghiên cứu cho bài chuyên đề tốt nghiệp của mình Nội dung bàichuyên đề gồm ba phần:

Chương 1 Cơ sở lý luận về huy động vốn

Chương 2 Thực trạng về tình hình huy động vốn tại Quỹ tín dụng Nhân dân Quảng Tâm

Chương 3 Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại Quỹ tín dụng Nhân dân Quảng Tâm

2 Mục đích nghiên cứu

Trang 7

Đề tài nghiên cứu muốn làm rõ những vấn đề sau:

Thứ nhất: Tìm hiểu về huy động vốn và nghiệp vụ huy động vốn tạiQuỹ tín dụng Nhân dân Quảng Tâm

Thứ hai: Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao khả nănghuy động vốn tại Quỹ tín dụng Nhân dân Quảng Tâm

Thứ ba: Giúp Quỹ tín dụng Nhân dân Quảng Tâm tìm kiếm lợi nhuận

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là thực trạng huy động vốn, giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại Quỹ tín dụng Nhân dân Quảng Tâm

4 Nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu:

• Cơ sơ lý luận nghiệp vụ huy động vốn

• Thực trạng công tác huy động vốn tại Quỹ tín dụng Nhân dânQuảng Tâm

• Một số giải pháp nâng cao khả năng huy động vốntại Quỹ tín dụngNhân dân Quảng Tâm

• Đưa ra một số đề xuất kiến nghị đối với các cơ quan, đơn vị…

5 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sơ bộ.

• Nghiên cứu sơ bộnhằm mục đích tìm hiểu vấn đề về huy động vốn cũngnhư nghiệp vụ huy động vốn

• Sau khi tìm hiểu vấn đề,tiến hành tìm kiếm thông tin trên internet, sách,báo, những kiến thức đã được học và tài liệu tại QTDND Quảng Tâm

• Tiến hành chọn lọc thông tin phù hợp với nội dung và kế hoạch để nhằmđưa ra những khái niệm, cái nhìn tổng quát nhất về khả năng huy độngvốn tại QTDND Quảng Tâm Tổng hợp làm cơ sở cho việc nghiên cứu chitiết

Trang 8

• Là việc bắt đầu đi sâu nghiên cứu, phân tích, nhận xét đánh giá cũng nhưđưa ra ý kiến, quan điểm của bản thân sau khi đã nghiên cứu sơ bộ về khảnăng huy động vốn tại QTDND Quảng Tâm

Quá trình nghiên cứu:

• Thống kê tổng hợp thông tin, điều tra thực tế

• Từ những đáng giá đưa ra các giải pháp và một số kiến nghị nhằmnâng cao khả năng huy động vốn và nâng cao lợi nhuận trong hoạtđộng kinh doanh của QTD

6 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: tại Quỹ tín dụng Nhân dân Quảng Tâm

Trang 9

PHẦN 2: NỘI DUNGCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN

1.1 Cơ sở lý luận về huy động vốn

1.1.1 Khái niện về huy động vốn

Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng bậcnhất của nhân hàng thương mại (NHTM) và các tổ chức tín dụng (TCTD) vìthông qua hoạt động này Ngân hàng, tổ chức tín dụng có đầy đủ nguồn vốn đểthực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng ( cho vay) và cung cấp các dịch

vụ Ngân hàng Huy động vốn được phản ánh bên phần tài sản Nợ của Ngânhàng và các TCTD

Hoạt động huy động vốn là hoạt động đầu vào cho việc kinh doanh của cáctổ chức tín dụng Nó đóng vai trò rất quan trọng đối với tất cả lĩnh vực trong nền kinh tế thông qua việc cung cấp các điều kiện thuận lợi cho việc gửi tiền nhàn rỗi của dân cư và các tổ chức kinh tế Theo luật các tổ chức tín dụng, hoạt độnghuy động vốn bao gồm: việc nhận tiền gửi, phát hành các giấy tờ có giá, vay vốn giữa các tổ chức tín dụng và vay vốn của Ngân hàng Nhànước (NHNN) dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định tại điều 30 luật NHNN Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của NHTM, nguồn vốn huy động này chủ yếu được sử dụng để cho vay mà hoạt động cho vay đem lại lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng, điều đó chứng tỏ nguồn vốn huy động có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với từng NHTM, đồng thời nếu quy mô của nguồn vốn huy động của các TCTD lớn sẽ tạo điều kiện để mở rộng hoạt động kinh doanh của các TCTD, tăng khả năng cạnh tranh cho các tổ chức này

Huy động vốn là việc các NHTM và TCTD tiếp nhận nguồn vốn tạm thờinhàn rỗi từ các tổ chức, các nhân bằng nhiều hình thức khác nhau trong nền kinh

tế để hình thành nên nguồn vốn hoạt động của mình

Trang 10

1.1.2 Đặc điểm của huy động vốn

Huy động vốn có thể được xem là một trong những nghiệp vụ xuất hiệnsớm nhất trong hoạt động của các NHTM và TCTD Trong giai đoạn sơ khai củahoạt động ngân hàng, những nghiệp vụ này chỉ đơn thuần là hoạt động cất giữcác tài sản có giá nhắm mục đích đảm bảo an toàn, và lúc này, người phải trả phí

là người gửi tiền chứ không phải là các ngân hàng, các khoản tiền chỉ được xemđơn thuần là vật được kí gửi chứ hoàn toàn không đóng vai trò là nguồn vốn đốivới các TCTD, tiền lúc này không được xem là tiền tệ theo đúng nghĩa của nó,

vì không có khả năng luân chuyển, không sinh ra được lợi nhuận

Khi nhu cầu tín dụng gia tăng, nghiệp vụ ngân hàng phát triển, vị thế đó

bị đảo ngược, ngân hàng là người phải trả phí (lãi suất – giá cả của tín dụng),nguồn tiền được kí gửi thay đổi vai trò của nó, trở thành nguồn vốn khả dụng vàlớn nhất của các TCTD hiện nay

Chính vì vậy, trái ngược với quá khứ, ngân hàng là người phải đi tìmkiếm khách hàng gửi tiền Hay nói cách khác, trước đây các TCTD là người bịđộng trong quan hệ này thì hiện nay, hầu hết tất cả các TCTD đều có các chínhsách, phương thức để thu hút nguồn tiền gửi này và chính vì vậy các phươngthức huy động vốn ngày càng trở nên quan trọng, phong phú và đa dạng hơn

Có thể nói, hiện nay, hoạt động huy động vốn là một trong những hoạtđộng hết sức quan trọng và liên quan đến sự sống còn của các TCTD Việc cácTCTD có chính sách và phương pháp huy động vốn tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợicho việc cho vay cũng như sử dụng tiền được linh hoạt và giúp các TCTD đadạng hóa các sản phẩm, dịch vụ và tối đa hóa được lợi nhuận trong tương lai

Trang 11

Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác để huyđộng vốn của cá nhân trong nước và ngoài nước khi được thống đốc Ngân hàngnhà nước (NHNH) chấp thuận.

Vay vốn của các TCTD khác hoạt động tại Việt Nam và các tổ chức nướcngoài

Vay vốn ngắn hạn của NHNH theo quy định của NHNH Việt Nam

1.1.3.1 Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi

Là hình thức huy động truyền thống của NHTM, là điểm khác biệt giữaNHTM và các TCTD phi Ngân hàng hình thức này làm cho Ngân hàng cònđược gọi là tổ chức nhận ký thác trong khi các tổ chức phi Ngân hàng được gọi

là các tổ chức không nhận ký thác

Trong nền kinh tế thị trường nhu cầu gửi tiền của khách hàng rất đa dạng

và rất lớn nên để thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền các NHTM và TCTD

đã sử dụng nhiều hình thức khác nhau

1.1.3.1.1 Tiền gửi thanh toán

Là hình thức huy động vốn của NHTM và TCTD bằng cách mở chokhách hàng tài khoản gọi là tài khoản tiền gửi thanh toán, theo đó Ngân hàngthực hiện việc trích chuyển tiền của khách hàng phải thanh toán cách ghi Nợ vàotài khoản, chuyển sang tài khoản của đơn vị thụ hưởng bằng bút toán ghi Có vàotài khoản, điều kiện để thực hiện nghiệp vụ thanh toán này đòi hỏi khách hàngphải mở tài khoản tiền gửi thanh toán ở Ngân hàng

Số dư Có trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng có thể hìnhthành hai nguồn:

• Do khách hàng nộp tiền mặt vào tài khoản của mình ở Ngân hàng

• Do khách hàng nhận tiền chuyển từ tài khoản của các nơi khác đến

Số dư này nhằm duy trì khả năng thanh toán của khách hàng ở bất cứ thời

Trang 12

để thành nguồn vốn của Ngân hàng Tài khoản tiền gửi là loại tài khoảnkhông kỳ hạn khách hàng có thể rút bất cứ lúc nào mà không cần phải báotrước cho Ngân hàng nên Ngân hàng không chủ động trong việc sử dụngloại tiền gửi này nên thường trả lãi suất rất thấp hoặc thậm chí không trảlãi suất bởi vậy số dư trên từng tài khoản không lớn nhưng do Ngân hàng

là trung tâm cung cấp dịch vụ thanh toán nên với số lượng khách hàng rấtđông, thường xuyên giao dịch khiến cho tổng số vốn huy động qua tiềngửi thanh toán của tất cả khách hàng trở nên không nhỏ

1.1.3.1.2 Tiền gửi tiết kiệm

• Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Dành cho đối tượng khách hàng cá nhânhoặc tổ chức có tiền nhàn rỗi muốn gửi Ngân hàng vì mục tiêu an toàn vàsinh lợi Đối với Ngân hàng vì loại tiền gửi này khách hàng muốn rút bất

cứ lúc nào nên Ngân hàng phải đảm bảo mức tồn quỹ để chi trả và khó lên

kế hoạch chủ động nên trả lãi rất thấp

• Tiết kiệm định kỳ: Khác hẳn với loại tiết kiệm không kỳ hạn tiết kiệmloại này dành cho tổ chức cá nhân có mục tiêu sinh lợi Lợi tức có đượctheo định kỳ lãi suất cao trong thời kỳ có biến động về tiền tệ, mức lãisuất thay đổi theo kỳ hạn gửi tùy theo loại tiền gửi (VNĐ, USD, EURO)hay vàng

• Các loại tiết kiệm khác: Như tiết kiệm tiện ích, tiết kiệm có thưởng, tiếtkiệm an khang, với nét đặc trưng riêng nhằm đa dạng hóa hình thức vàkhuyến khích thu hút khách hàng tăng tính cạnh tranh giữa các kháchhàng

1.1.3.2 Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá

Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức phát hành để huy động vốntrong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định,theo điều kiện trả lãi và các khoản cam kết khác giữa TCTD và người mua Cácnội dung ghi trên chứng từ có giá gồm:

Trang 13

• Mệnh giá: là số tiền gốc được in sẵn hoặc ghi trên giấy tở có giá và pháthành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi trên giấy chứng nhận quyền sởhữu với giấy tờ có giá phát hành theo hình thức ghi sổ

• Thời hạn: là khoảng thời gian từ lúc TCTD nhận nợ đến hết thời gian camkết thanh toán toàn bộ khoản nợ

• Lãi suất được hưởng: là tỷ lệ lãi áp dụng để tính cho người mua giấy tờ cógiá được mua giấy tờ có giá được hưởng Giấy tờ có giá được chia thànhnhiều loại khác nhau như ký danh và vô danh

Trong nền kinh tế hiện nay huy động vốn thông qua giấy tờ có giá thích hợphơn ở những nước có thị trường tài chính phát triển

Nước phát triển, giấy tờ có giá có tính thanh khoản cao hơn tiền gửi tiết kiệmNước chưa phát triển, giấy tờ có giá có tính thanh khoản thấp, chi phí huyđộng cao

1.1.3.2.1 Huy động vốn ngắn hạn

Các tổ chức tín dụng thường phát hành chứng từ có giá ngắn hạn để huyđộng vốn ngắn hạn (thời hạn huy động vốn dưới 12 tháng) bao gồm kỳ phiếu,chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác Khiphát hành giấy tờ có giá các tổ chức tín dụng phải được NHNN xem xét phêchuẩn, phải lập hồ sơ đề nghị phát hành bao gồm:

• Kế hoạch phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn: mục đích phát hành, phương

án sử dụng, số lượng giấy tờ có giá ngắn hạn đầu năm tài chính, tổng sốmệnh giá phát hành giấy tờ có giá trong năm tài chính, số đợt và thờiđiểm dự kiến phát hành, tên gọi giấy tờ có giá và đồng tiền phát hành

• Các báo cáo tài chính của hai năm liên tục gần nhất tính đến thời điểmphát hành giấy tờ có giá

• Kế hoạch kinh doanh trong năm tài chính

• Điều lệ và giấy phép hoạt động (đối với tổ chức phát hành làn đầu)

• Các thay đởi về bộ máy tổ chức nếu có

Trang 14

Sau khi được cơ quan có thẩm quyền xem xét và phê duyệt đề nghị phát hành

tổ chức tín dụng sẽ phải ra thông báo công khai về đợt phát hành đó trên thôngtin đại chúng, trong thông báo phải đầy đủ những thông tin tối thiểu như sau:

• Tên đơn vị phát hành

• Loại chứng từ có giá (tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi)

• Tổng định giá của đợt phát hành

• Thời hạn giấy tờ có giá

• Hình thức phát hanhfnhuw đấu thầu công khai hoặc hạn chế

• Ngày phát hành

• Ngày đến hạn thanh toán

• Lãi suất, cách trả lãi

• Phương thức hoàn trả tiền gốc

1.1.3.2.2 Huy động vốn trung và dài hạn

Để huy động vốn trung và dài hạn (3 năm, 5 năm, 10 năm) các NHTM có thểphát hành trái phiếu, kỳ phiếu và cổ phiếu.trái phiếu do Ngân hàng phát hànhđược xem là một loại công ty Trái phiếu này rủi ro cao hơn trái phiếu chính phủ1.1.3.3 Huy động vốn từ các tổ chức tín dụng khác và từ Ngân hàng TrungƯơng

NHTM, TCTD có một bộ phận vốn huy động từ các TCTD khác và từNHNN Các tổ chức tín dụng khác mở tài khoản ở NHNN để tham gia dịch vụthanh toán thông qua đó NHTM có thể huy động vốn giống như các doanhnghiệp khác, ngoài ra NHTM, TCTD còn vay của NHNN dưới hình thức chiếtkhấu và tái chiết khấu

Trang 15

mở L/C) các khoản nợ khác như thuế phải nộp, lương chưa trả cũng góp phầntăng nguồn vốn huy động tại các NHTM và các TCTD

1.1.4 Phân loại các phương thức huy động vốn

1.1.4.1 Phân loại theo kỳ hạn:

Dựa vào kỳ hạn của tiền gửi mà các NHTM thường chia thành các loại tiềngửi như sau:

• Tiền gửi không kỳ hạn

• Tiền gửi có kỳ hạn

1.1.4.2 Phân loại theo đối tượng khách hàng

Việc phân loại theo đối tượng khách hàng giúp Ngân hàng phục vụ kháchhàng tốt hơn, phân đoạn thị trường, đánh giá được tỷ trọng các loại hình kháchhàng trong cơ cấu tiền gửi, qua đó đề ra được những chính sách khác nhau đốivới từng nhóm khách hàng khác nhau

Hiện nay các NHTM phân loại huy động vốn theo đối tượng khách hàngthành:

• Huy động vốn từ tổ chức kinh tế

• Huy động vốn từ tổ chức cá nhân

• Huy động vốn từ các đối tượng khác

1.1.5 Vai trò của huy động vốn

Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động rất quan trọngtrong sự tồn tại và phát triển của NHTM và các TCTD vì vậy, hoạt động huyđộng vốn có có những vai trò không nhỏ đối với Ngân hàng và xã hội

1.1.5.1 Đối với Ngân hàng

Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng sốnguồn vốn của NHTM và các TCTD, giữ vị trí quan trọng trong hoạt động kinhdoanh của ngân hàng vì đó là nguồn vốn chủ yếu để đáp ứng nhu cầu tín dụng

Trang 16

trong nền kinh tế do vậy hoạt động huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốncho NHTM và các TCTD thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác

Thông qua huy động vốn, Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng cóthể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với Ngânhàng, tổ chức tín dụng Từ đó NHTM, TCTD có biện pháp không ngừng hoànthiện hoạt động huy động vốn để giữ vũng và mở rộng quan hệ với khách hàng

Có thể nói hoạt động huy động vốn giúp NHTM và các TCTD giải quyết yếu

tố đầu vào của mình để từ đó đề ra phương án kinh doanh hiệu quả mang lại lợiích cho mình

Vốn quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng:

Vốn của Ngân hàng quyết định việc mở rộng hay thu hẹp khối lượng tíndụng Thông thường, các Ngân hàng nhỏ phạm vi hoạt động kinh doanh, khoảnmục đầu tư, khối lượng cho vay ít và kém đa dạng hơn Do đó, ảnh hưởng đếnkhả năng thu hút vốn của các tổ chức kinh tế và tầng lớp dân cư, thậm chí khôngđáp ứng được nhu cầu vốn vay của doanh nhiệp Họ sẽ mất khách hàng vàkhông tận dụng được cơ hội kinh doanh Nếu là Ngân hàng lớn, nguồn vốn dồidào chắc chắn họ sẽđáp ứng được nhu cầu về vốn, cóđiều kiện để mở rộng quan

hệ tín dụng với nhiều doanh nghiệp và thị trường tín dụng

Nguồn vốn lớn còn giúp Ngân hàng hoạt động kinh doanh với nhiều loạihình khác nhau như: Liên doanh liên kết, dịch vụ thuê mua tài chính, kinh doanhchứng khoán… các hình thức kinh doanh này nhằm phân tán rủi ro và tạo thêmvốn cho Ngân hàng Đồng thời, nâng cao uy tín và tăng sức cạnh tranh trên thịtrường Vì vậy, vốn có vai trò quyết định trong hoạt động kinh doanh của Ngânhàng

Nguồn vốn huy động quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác của các TCTD:

Trang 17

Vốn huy động của các TCTD quyết định việc mở rộng hay thu hẹp khốilượng tín dụng Thông thường, các TCTD nhỏ phạm vi hoạt động kinh doanh,khoản mục đầu tư, khối lượng cho vay ít và kém đa dạng hơn Do đó, ảnh hưởngđến khả năng thu hút vốn của các tổ chức kinh tế và tầng lớp dân cư, thậm chíkhông đáp ứng được nhu cầu vốn vay của doanh nhiệp Họ sẽ mất khách hàng

và không tận dụng được cơ hội kinh doanh Nếu là các TCTD lớn, nguồn vốndồi dào chắc chắn họ sẽ đáp ứng được nhu cầu về vốn, có điều kiện để mở rộngquan hệ tín dụng với nhiều doanh nghiệp và thị trường tín dụng

Nguồn vốn huy động lớn còn giúp các TCTD hoạt động kinh doanh vớinhiều loại hình khác nhau như: Liên doanh liên kết, dịch vụ thuê mua tài chính,kinh doanh chứng khoán… các hình thức kinh doanh này nhằm phân tán rủi ro

và tạo thêm vốn cho các TCTD này Đồng thời, nâng cao uy tín và tăng sức cạnhtranh trên thị trường Vì vậy, vốn có vai trò quyết định trong hoạt động kinhdoanh của Ngân hàng

Nguồn vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng

Thực tế đã chứng minh: quy mô, trình độ nghiệp vụ, phương tiện kỹ thuậtcủa ngân hàng là tiền đề cho việc thu hút nguồn vốn Đồng thời, khả năng vốnlớn là điều kiện thuận lợi đối với các tổ chức tín dụng trong việc mở rộng quan

hệ tín dụng với các thành phần kinh tế xét cả về quy mô, khối lượng tín dụng,chủ động về thời gian, thời hạn cho vay, thậm chí quyết định mức lãi suất vừaphải cho khách hàng Điều đó sẽ thu hút ngày càng nhiều khách hàng, doanh sốhoạt động của ngân hàng sẽ tăng lên nhanh chóng và TCTD sẽ có nhiều thuậnlợi hơn trong kinh doanh Đây cũng là điều kiện để bổ xung thêm vốn tự có củacác tổ chức tín dụng, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và quy mô hoạt độngcủa TCTD trên mọi lĩnh vực

Đồng thời vốn huy động của các TCTD lớn sẽ tạo ra thuận lợi cho việc sửdụng tổng hòa các nguồn vốn khác Trên cơ sở đó sẽ giúp các TCTD có đủ khảnăng tài chính để kinh doanh đa năng trên thị trường, không chỉ đơn thuần làcho vay mà còn mở rộng các hình thức liên doanh liên kết, kinh doanh dịch vụ

Trang 18

thuê mua (leasing), mua bán nợ (phactoring), kinh doanh trên thị trường chứngkhoán Chính các hình thức kinh doanh đa năng này sẽ góp phần phân tán rủi rotrong hoạt động kinh doanh và tạo thêm vốn cho TCTD đồng thời tăng sức cạnhtranh trên thị trường.

Ngoài ra vốn huy động mà các TCTD huy động được dồi dào sẽ tạo điềukiện cho NHNN đảm bảo khả năng thực thi chính sách tiền tệ, góp phần ổn địnhlưu thông tiền tệ, đảm bảo cân đối tiền – hàng trong nền kinh tế

Xuất phát từ vai trò của nguồn vốn này trong hoạt động kinh doanh củacác TCTD và của nền kinh tế nên nguồn vốn nói chung và vốn huy động nóiriêng phải thường xuyên được bảo toàn và không ngừng mở rộng quy mô, nângcao hiệu quả của vốn là tiền đề quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển củahoạt động kinh doanh tiền tệ, đáp ứng vốn cho nền kinh tế Vì vậy, nâng caohiệu quả huy động vốn là sự cần thiết trong quá trình hoạt động của các TCTD ởtất cả các quốc gia

1.1.5.2 Đối với khách hàng

Hoạt động huy động vốn cung cấp cho khách hàng một hoạt động tiết kiệm vàsinh lời, giúp khách hàng có thể tăng khả năng tiêu dùng của mình trong tươnglai Mặt khác, trong điều kiện kinh tế có nhiều khó khăn như hiện nay, việckhách hàng gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không những vì mục đích sinh lời

mà còn là nơi cất giữ tiền an toàn, tích lũy vốn nhàn rỗi của mình

Ngoài ra, các tổ chức cá nhân, tổ chức kinh tế, hộ gia đình có thể tiếp cậnđược với các dịch vụ tiện ích của Ngân hàng: dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng,

và các dịch vụ khác khi khách hàng cần vốn cho sản xuất, kinh doanh, tiêudùng…

1.1.5.3 Đối với nền kinh tế, xã hội

Từ việc các NHTM và TCTD thực hiện nghiệp vụ huy động vốn củamình, sẽ giúp nhà nước nắm bắt và quản lý được lượng tiền đang lưu thông

Trang 19

trong xã hội từ đó điều hòa nguồn vốn giữa những tổ chức, cá nhân thừa vốn tớinhững tổ chức, cá nhân thiếu vốn.

Mặt khác, huy động vốn của các NHTM và TCTD là một kênh góp phầnkiềm chế lạm phát, cung cấp hàng hóa cho thị trường tài chính

1.1.6 Ưu, nhược điểm của huy động vốn

1.1.6.1 Ưu điểm

Như đã trình bày, huy động vốn là một nghiệp vụ cơ bản và giữ vị tríquan trọng trong sự tồn tại và phát triển của các NHTM và TCTD.Bởi vậy, huyđộng vốn có những ưu điểm đặc biệt Cụ thể:

• Huy động vốn giúp các TCTD tăng nguồn vốn hoạt động từ đó tăng lợinhuận

• Lãi suất huy động vốn luôn thấp hơn lãi suất mà các TCTD cho vay lạiđối với nền kinh tế, nắm bắt được vấn đề quan trọng này các TCTD ngàycàng đẩy mạnh chính sách chủ trương nhằm gia tăng khả năng huy động

• Trong khi nền kinh tế đang ngày càng khó khăn các cổ đông góp vốn vàokinh doanh tiền tệ với số lượng vốn eo hẹp thì huy động them các nguồnvốn nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ gia đình khác sẽ giúp hoạtđộng kinh doanh tiền tệ của các TCTD diễn ra trôi chảy và linh hoạt hơn.1.1.6.2 Nhược điểm

Kinh doanh ở các TCTD là một trong những hình thức kinh doanh gặpnhiều rủi ro nhất hiện nay.Việc các NHTM và TCTD huy động vốn từ cácnguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội có thể đem lại tác hại rất lớn Một trong những

lý do chủ yếu là các TCTD này phải chi trả cho những khoản tiền huy độngđược một chi phí tương đối lớn phụ thuộc vào số tiền và lãi suất huy động, trongkhi các TCTD đang cần tiền để thanh toán các khoản tiền nợ đến hạn cũng nhưcác chi phí khác Hơn nữa, nếu các TCTD không thanh toán kịp thời các khoản

nợ đến hạn sẽ khiến việc kinh doanh của các tổ chức này lâm vào tình trạng khó

Trang 20

khăn do mất lòng tin từ khách hàng, tình trạng này kéo dài sẽ khiến các TCTDlâm vào tình trạng khủng hoảng, mất khả năng thanh toán và thậm chí phá sản

1.2 Khái quát về hiệu quả huy động vốn

1.2.1 Khái niệm hiệu quả huy động vốn

Vốn huy động:

Vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các

tổ chức kinh tế và cá nhân trong xã hội, thông qua việc thực hiện các nghiệp vụtín dụng, thanh toán, nghiệp vụ kinh doanh khác và được dùng làm vốn để kinhdoanh

Nguồn vốn huy động là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau, cácTCTD chỉ có quyền sử dụng chứ không có quyền sở hữu và có trách nhiệm hoàntrả đúng thời hạn cả gốc và lãi khi đến hạn hoặc khi họ có nhu cầu rút Vốn huyđộng đóng vai trò rất quan trọng đối với mọi hoạt động kinh doanh của cácTCTD nói chung

Nguồn vốn huy động không ngừng tăng lên, tỷ lệ thuận với mọi thànhphần kinh tế trong xã hội Do đó, các TCTD luôn quan tâm khai thác để mở rộngtín dụng Nhưng nguồn vốn này chỉ được sử dụng một phần để kinh doanh, cònphải dự trữ một tỷ lệ hợp lí để đảm bảo khả năng thanh toán Vốn huy độnggồm có: Vốn tiền gửi và phát hành những giấy tờ có giá

Hiệu quả huy động vốn là kết quả huy động mà các NHTM và TCTD đạtđược, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo được mục tiêu an toàn và sinhlợi cao cho Ngân hàng, TCTD trong từng thời kỳ

1.2.2 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn

1.2.2.1 Tốc độ tăng trưởng huy động vốn (TĐTT)

Trong đó:

* 100%

Trang 21

Bên cạnh việc sử dụng chỉ tiêu TĐTTVHĐ, Ngân hàng cũng cần đánh giáquy mô vốn huy động của Ngân hàng, các NHTM thường dùng tỷ lệ hoàn thành

kế hoạch huy động (TLHTKH) để đánh giá quy mô huy động vốn

1.2.2.2 Tỷ trọng các loại vốn huy động với nhu cầu sử dụng vốn của ngânhàng

Để hoạt động của NHTM và TCTD có hiệu quả thì tỷ trọng các loại vốnhuy động ở mức hợp lý và phải phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn

1.2.2.3.Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng

Hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn được coi là hai hoạt động cốt lõi,

cơ bản của các NHTM và TCTD.Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụngvốn được thể hiện ở kỳ hạn, loại tiền và chi phí huy động hiểu được tầm quantrọng của mối quan hệ này, các NHTM và TCTD sẽ tiến hành các hoạch địnhchiến lược nhằm tối đa hóa được lợi nhuận cũng như đáp ứng được các nhucầu sử dụng vốn của khách hàng

1.2.2.4 Chi phí huy động vốn

Chi phí huy động vốn là toàn bộ số tiền Ngân hàng, TCTD phải bỏ ra đề

có được quyền sử dụng số vốn đó trong một thời hạn nhất định

Trong đó chi phí huy động vốn bao gồm: chi phí lãi và các chi phí khác

Để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả các NHTM và TCTD thường tính toánlãi suất huy động vốn bình quân, được tính bằng công thức:

Lãi suất huy động vốn bình quân =

1.2.2.5 Chênh lệch lãi suất bình quân (LSBQ) giữa huy động vốn và sử dụngvốn

Chênh lệch LSBQ =

Trang 22

1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình huy động vốn và hiệu quả huy động vốn

1.3.1 Những yếu tố chủ quan

1.3.1.1 Năng lực và trách nhiệm của nhân viên tín dụng

Cán bộ tín dụng của ngân hàng chính là những người trực tiếp tiến hànhhoạt động huy động vốn Chất lượng của đội ngũ giao dịch viên có ảnh hưởngđến việc qui trình nghiệp vụ huy động có được thực hiện đúng và đạt hiệu quảcao hay không Giao dịch viên là người đóng vai trò cơ bản trong việc đưa raquyết định huy động của chính mình Người giao dịch viên không chỉ phải amhiểu các phương pháp, quy trình huy động vốn mà còn phải nắm bắt được chủtrương chính sách tín dụng của ngân hàng

Một vấn đề khá quan trọng là trách nhiệm và đạo đức của nhân viên giaodịch Trong quá trình huy động vốn, nhân viên Ngân hàng nên có thái độ niềm

nở, ân cần, chu đáo đối với khách hàng, phục vụ tốt khách hàng của mìnhkhông nên tỏ thái độ thiếu trách nhiệm hoặc những hành vi toan tính khác

1.3.1.2 Sự phát triển của khoa học công nghệ

Hiện nay, khoa học công nghệ ngày càng phát triển, nhiều TCTD đã ápdụng kịp thời những máy móc thiết bị tiên tiến vào công tác huy động vốn, với

sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều thành tựu khoa học đã đem lạinhững tiện ích cho việc đưa ra chiến lược dài hạn, nhất là các phân mềm về phântích tài chính, quản trị rủi ro Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại này đã trởthành yêu cầu cần thiết đối với công tác huy động Ngoài vấn đề công nghệ lànhững yếu tố khác thuộc về cơ sở hạ tầng trợ giúp như mặt bằng, công sở, máymóc, các điều kiện làm việc khác

1.3.1.3. Chính sách lãi suất

Chính sách lãi suất là một nhân tố quan trọng, có tác động mạnh đếnviệc huy động vốn của các TCTD, NHTM Đặc biệt là đối với các khoản vốn màngười gửi hoặc người dân đầu tư các tổ chức này với mục đích hưởng lãi, sinhlời Các TCTD cạnh tranh không chỉ về lãi suất huy động với các TCTD khác

mà cả với thị trường tiền tệ Do đó, chỉ một sự khác biệt nhỏ về lãi suất có thể

Trang 23

đẩy dòng vốn nhàn rỗi trong xã hội đầu tư theo những chiều hướng khác nhau.

Đó cũng là lý do, động lực để các nhà đầu tư hoặc người gửi tiền chuyển vốn từNgân hàng này sang Ngân hàng khác

Vì vậy, xác định một lãi suất hợp lý, có tính cạch tranh là một vấn đề vôcùng quan trọng, phải được nghiên cứu, cân nhắc, tính toán tỷ mỉ và toàn diện.Tuy nhiên, các TCTD phải tính toán sao cho lãi suất vừa có tính cạnh tranh, vừaphải đảm bảo được chi phíđầu vào thấp nhất để kinh doanh có lời

1.3.1.4. Chiến lược kinh doanh của các TCTD

Cũng ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến công tác huy động vốn.MộtNgân hàng thương mại có hệ thống chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽđạt đượccác mục tiêu đề ra về chi phí cũng như về lợi nhuận Đó là chiến lược về sảnphẩm dịch vụ Chiến lược giá, lãi suất, chiến lược phân phối, chiếm lược pháttriển nhân sự, chiến lược khuyếch chương giao tiếp… có tác động mạnh đếnviệc huy động vốn.Hệ thống chiến lược kinh doanh của Ngân hàng thương mại

là thực tiễn sinh động đểđánh giá năng lực và trình độ quản lý hoạt động kinhdoanh của mình, tạo được niềm tin đối với khách hàng Do đó, thu hút ngàycàng nhiều khách hàng đến với Ngân hàng

1.3.1.5 Phát triển các hình thức huy động và dịch vụ kèm theo:

Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay, việc đa dạng hoá các sản phẩm,dịch vụ các TCTD nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng có ảnhhưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các TCTD này Với nhiều loại sảnphẩm khác nhau, khách hàng có thể lựa chọn một sản phẩm phù hợp với điềukiện khả năng của mình Có như vậy, các TCTD mới thu hút được ngày càngnhiều khách hàng đến với mình Không những thế, các TCTD còn phải đưa rađược các dịch vụ kèm theo tốt và đa dạng để tăng lợi thế cạnh tranh Với nhiềutiện ích kèm theo, sẽ giúp tổ chức kinh doanh thu hút được ngày càng nhiềunguồn vốn của mọi thành phần kinh tế và dân cư trong xã hội Qua đó, tạo thêmnhều mối quan hệ gắn bó chặt chẽ hơn giữa các TCTD và khách hàng

Trang 24

1.3.1.6 Cơ sở hạ tầng – kỹ thuật:

Ngày nay trước sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều thành tựukhoa học đã đem lại những tiện ích cho việc kinh doanh cũng như huy động củaNHTM và TCTD, nhất là các phân mềm về phân tích tài chính, quản trị rủi ro.Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại này đã trở thành yêu cầu cần thiết đối vớicông tác huy động vốn nếu muốn các đánh giá thật sự khách quan, chính xác,nhanh chóng và hoàn toàn loại trừ được những rủi ro nhất định Ngoài vấn đềcông nghệ là những yếu tố khác thuộc về hạ tầng trợ giúp như công sở, máymóc, các điều kiện làm việc khác

Khi mức thu nhập của người dân tăng lên, họ cũng có tâm lý tăng tích lũy

từ đó tạo điều kiện cho các NHTM và TCTD trong việc huy động các nguồn vốnnhàn rỗi

• Thói quen tiêu dùng

Hiện nay, ở các nước phát triển tỷ lệ sử dụng tiền mặt trong thanh toán chỉchiếm từ 2-3%, thói quen thanh toán và tiêu dùng của họ chủ yếu thông quaNgân hàng, hầu hết các khoản tiền của họ đều được Ngân hàng quản lý thôngqua tài khoản cá nhân Do đó các NHTM có thể sử dụng các nguồn vốn nhàn rỗi

từ tài khoản của khách hàng để đầu tư nhằm mục đích sinh lời

Trang 25

Ngược lại, đối với các nước đang phát triển như Việt Nam vẫn còn xu hướngdùng tiền trong thanh toán (chiếm 14% trong tổng phương tiện thanh toán) thìviệc huy động vốn khó khăn hơn.

1.3.2.2 Môi trường kinh tế, pháp lý

Môi trường kinh tế luôn tiềm ẩn những rủi ro, khi những thông tin từ nềnkinh tế không phản ánh đúng bản chất của nó thì đương nhiên nó làm nhữngchiến lược huy động vốn của ngân hàng trở nên lệch lạc Một nền kinh tế kémphát triển còn nặng tính hành chính, một nền tài chính doanh nghiệp khônglành mạnh, khả năng quản lý yếu, các vấn đề xã hội bức bách là nhữngnguyên nhân gây nên độ rủi ro cao trong việc kinh doanh của ngân hàng

Môi trường pháp lý với việc luật pháp, các quy định chưa thực sự đồng

bộ, hợp lý và ổn định gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thực hiện chứcnăng nghĩa vụ của mình, trong việc đưa ra kế hoạch huy động vốn trong dàihạn

Sự tăng trưởng của nền kinh tế: Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng, doanhnghiệp và cá nhân có thu nhập khá, tích luỹđược nhiều nên các khoản tiền kýgửi thường tăng nhanh đểđáp ứng các giao dịch kinh tế Mặt khác, nền kinh tếphát triển sẽ có tác động ngược lại, nhiều doanh nghiệp mới được thành lập,giao dịch kinh tế tăng hơn hình thành một bộ phận tích luỹ, tạo môi trường tiềmtàng để TCTD thu hút vốn

Chu kỳ kinh tế (phục hồi – Tăng trưởng – Bão hòa – Suy thoái)

Các TCTD phải tìm biện pháp huy động sao cho có hiệu quả, vừa thúcđẩy sản xuất kinh doanh phát triển, vừa đem lại lợi nhuận cho hoạt động kinhdoanh của mình Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, sản xuất bị đình trệ, môitrường đầu tư của các TCTD sẽ bị thu hẹp, lợi nhuận của các tổ chức này giảm,quá trình huy động vốn sẽ gặp nhiều khó khăn Hơn thế nữa, lạm phát làm chođồng tiền mất giá, người dân sẽ không gửi tiền vào các TCTD, mà dùng tiền đểmua hàng hoá có giá trị để cất trữ cũng ảnh hưởng đến việc huy động vốn

Trang 26

Bên cạnh đó chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa quốc gia cũng ảnhhưởng tới việc tạo vốn của các TCTD.Nếu mở rộng tiền tệ thì sẽ huy động vốn

dễ, nếu thắt chặt tiền tệ sẽ huy động vốn khó Khi chính sách tài khóa thu hẹpcũng như tăng thuế, giảm chi tiêu chính phủ cũng dẫn tới tăng thất nghiệp nênkhó huy động vốn Mặt khác lãi suất giảm sẽ không hấp dẫn được nguồn tiếtkiệm vì người có tiền sẽ chỉ quan tâm tới lãi suất dương, vậy nên không ai muốngửi tiền tiết kiệm

1.3.2.3 Môi trường chính trị, văn hóa, xã hội

Mỗi quốc gia đều có nền văn hóa riêng, văn hóa chính là yếu tố tạo nênbản sắc dân tộc và thói quen, tâm lý của người dân Hoạt động huy động vốn làmột trong những hoạt động kinh doanh chịu nhiều tác động bởi yếu tố này

Cụ thể, ở các nước phát triển người dân có xu hướng gửi tiền vào Ngânhàng và TCTD để nhận các tiện ích trong thanh toán, để hưởng lãi suất Vì vậycác NHTM và TCTD không gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn nhànrỗi từ người dân

Ngược lại, ở các nước đang phát triển như Việt Nam việc huy động vốnnhàn rỗi từ người dân gặp nhiều khó khăn hơn Do một bộ phận lớn người dânchưa quên với việc sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng và các TCTD

Quy mô dân cư không chỉ ảnh hưởng đến số lượng, kết cấu của các sảnphẩm dịch vụ Ngân hàng mà nó còn ảnh hưởng lớn đến việc huy động vốn

• Ngược lại tại các vùng xa xôi, hẻo lánh nơi mật độ dân số thấp, mức thunhập của người dân thấp thì khả năng tiếp cận các dịch vụ của NH và

Trang 27

TCTD là rất khó khăn và khả năng có tiền nhàn rỗi để gửi vào cácNHTM và TCTD là rất thấp.

• Đời sống, thu nhập của người dân là yếu tố trực tiếp quyết định đến lượngtiền gửi vào các TCTD Có thể nói, thu nhập của ngưòi lao động càng caothì nguồn vốn động được vào các TCTD này càng lớn Bởi vì, người dân

có thu nhập cao ngoài việc thoả mãn được yêu cầu của đời sống, họ còngiành một phần để tích luỹ Số tiền tích luỹ này sẽ dùng để thoả mãn nhucầu cao hơn trong tương lai

• Tâm lý và thói quen tiêu dùng của người dân cũng ảnh hưởng đến việchuy động vốn của các TCTD Ở các nước phát triển, nhu cầu thanh toánkhông dùng tiền mặt qua TCTD và NHTM rất phát triển Các nước chậmphát triển, tâm lý ưa dùng tiền mặt và tích luỹ tiền không gửi vào cácTCTD là khá phổ biến Tâm lý và thói quen tiêu dùng còn rất khác nhaugiữa các dân tộc và các vùng, miền ở nước ta Vì vậy, phát triển nhanh cáchình thức không dùng tiền mặt cóý nghĩa quan trọng trong việc huy độngvốn

1.4 Rủi ro của nghiệp vụ huy động vốn

Bất cứ hoạt động kinh doanh nào trong nền kinh tế thị trường đều gặp rủi

ro Đặc biệt hoạt động kinh doanh của các TCTD lại là một lĩnh vực kinh doanhnhạy cảm càng không tránh được những rủi ro Hơn thế nữa, rủi ro luôn tiềm ẩnlớn gây ra những tổn thất xảy ra ngoài ý muốn và ảnh hưởng xấu đến hoạt độngkinh doanh của các TCTD

Tình trạng nợ xấu

Nợ xấu ở các NHTM là vấn đề đang và sẽ trở nên nóng bỏng.Nếu các khoản nợxấu không được đánh giá đúng mức một cách hệ thống, dự phòng tổn thất khoảnvay sẽ không đủ, thu nhập ròng và vốn của ngân hàng sẽ không phản ánh đúngthực tế tình hình tài chính của ngân hàng Khi nợ xấu của nhiều các TCTD tăngdẫn tới việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro cũng đòi hỏi phải tăng và điều đó dẫnđến mức lợi nhuận thực hiện bị giảm sút đáng kể

Đối mặt với Chu kỳ lãi suất tăng

Trang 28

Chu kỳ lãi suất tăng làm tăng khả năng sinh lời cao đã bắt đầu nhưng trongnhững năm qua dần chững lại và sẽ kết thúc, nhất là với các ngân hàng có quy

mô vừa và nhỏ Tuy nhiên vấn đề đặt ra là rủi ro về lãi suất sẽ rất lớn và các rủi

ro sáp nhập, mua lại, đầu tư chứng khoán trong lĩnh vực ngân hàng sẽ tăng lên

Và có thể dự báo rằng xu hướng lãi suất tăng còn có thể kéo dài trong một vàinăm Vấn đề tăng lãi suất cho vay vốn trên thị trường sẽ làm tăng chi phí vốnvay của doanh nghiệp và người kinh doanh, từ đó làm tăng giá thành sản phẩm

và dịch vụ, tác động tăng giá trên thị trường xã hội, điều đó đi ngược lại mụctiêu kiềm chế lạm phát của việc NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt

Quy luật chọn lọc trong quá trình hội nhập

Tự do hoá tài chính, hội nhập quốc tế mang lại không ít lợi ích Tuy nhiênquá trình này lại tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt và điều đó khiến hầuhết các khách hàng của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luậtchọn lọc khắc nghiệt của thị trường Đó là lý do mà các khách hàng có tiềm lựctài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút nhiều hơn

Ngày đăng: 05/11/2014, 16:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.2: Mô hình huy động vốn tại Quỹ tín dụng Nhân dân Xã Quảng Tâm - giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại quỹ tín dụng nhân dân quảng tâm
Sơ đồ 2.2 Mô hình huy động vốn tại Quỹ tín dụng Nhân dân Xã Quảng Tâm (Trang 35)
Bảng 2.1: Bảng thể hiện các chỉ tiêu hoạt động của Quỹ tín dụng Nhân dân Quảng Tâm giai đoạn 2011 – 2013 - giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại quỹ tín dụng nhân dân quảng tâm
Bảng 2.1 Bảng thể hiện các chỉ tiêu hoạt động của Quỹ tín dụng Nhân dân Quảng Tâm giai đoạn 2011 – 2013 (Trang 37)
Bảng 2.2: Thực trạng huy động vốn tại Quỹ tín dụng Nhân dân Quảng Tâm - giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại quỹ tín dụng nhân dân quảng tâm
Bảng 2.2 Thực trạng huy động vốn tại Quỹ tín dụng Nhân dân Quảng Tâm (Trang 39)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w