Vốn kinh doanh của Quỹ tín dụng được hình thành từ nhiều nguồn khácnhau có thể tăng giảm tùy theo tình hình hoạt động của ngân hàng trong từng... Vốn đi vay Vốn đi vay là nguồn vốn hình
Trang 1LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Ngày … Tháng … năm 2014
GIẢNG VIÊN
PHOTO QUANG TUẤN ĐT: 0972.246.583 & 0166.922.4176
Gmail: vtvu2015@gmail.com ; Fabook: vttuan85
Trang 2LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
Ngày … Tháng … năm 2014
GIẢNG VIÊN
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để có được những số liệu xác thực cho bài báo cáo của mình trước tiên emxin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc Quỹ tín dụng nhân dân thị trấn Bút Sơn.Bên cạnh đó em xin gửi lời cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo LêThùy Linh dã giúp đỡ em hoàn thành bài báo cám thực tập này Mặc dù đã cốgắng nhiều nhưng bài báo cáo khong thể tránh khỏi những sai sót Kính mongnhận được sự đánh gía quý báu của các thầy cô để bài báo cáo của em đượchoàn chỉnh hơn
Trang 4MỤC LỤC
Trang 5DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Trang 6MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trong quá trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước, vốn là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của côngcuộc đổi mới kinh tế, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại Đốivới doanh nghiệp, vốn là điều kiện tiên quyết có ý nghĩa sống còn đối với sựthành bại của mỗi doanh nghiệp Trong lĩnh vực kinh doanh Ngân hàng, Quỹ tíndụng là loại hình doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh trên lĩnh vực đặc thù - kinhdoanh tiền tệ, do đó vốn đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định sự tồn tại
và phát triển của mỗi Quỹ tín dụng nhân dân
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nói trên, tôi đã chọn đề tài:
” Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Quỹ tín dụng nhân dân thị trấn Bút Sơn” làm đề tài báo cáo.
Trang 7CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN VÀ HUY ĐỘNG VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA QŨY TÍN DỤNG
1.1 VỐN KINH DOANH CỦA QUỸ TÍN DỤNG.
Quỹ tín dụng là doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ,tín dụng - Một tổ chức cung ứng vốn chủ yếu và hữu hiệu của nền kinh tế Sự rađời và phát triển của hệ thống Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam là kết quả tất yếucủa nền kinh tế thị trường, là yếu tố cấu thành thị trường tài chính và thị trườngtiền tệ
Việc tạo lập, tổ chức và quản lý vốn của Quỹ tín dụng là một trong nhữngvấn đề quan trọng, được quan tâm hàng đầu, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh
tế đang thiếu vốn như hiện nay không chỉ vì lợi ích riêng của bản thân các Quỹtín dụng mà còn vì sự phát triển chung của nền kinh tế
1.1.1 Định nghĩa về vốn kinh doanh của Quỹ tín dụng.
Vốn kinh doanh của Quỹ tín dụng là toàn bộ giá trị tiền tệ mà Quỹ tạo lập, huyđộng được để cho vay
Thực chất, vốn kinh doanh của Quỹ tín dụng tạo lập được chính là mộtphần lợi nhuận hoặc vốn góp của các cổ đông hàng năm Vốn huy động chính làmột bộ phận của thu nhập quốc dân, đó là những khoản tiền tạm thời nhàn rỗitrong quá trình sản xuất và tiêu dùng mà các cá nhân và tổ chức chuyển quyền
sử dụng khoản vốn đó cho Quỹ để nhận lại một khoản thu nhập tương ứng vớiquyền sử dụng vốn đó Như vậy, Quỹ tín dụng là trung gian tài chính, thực hiệnvai trò tập trung và phân phối lại vốn cho nền kinh tế dưới hình thức tiền tệ, từ
đó góp phần làm tăng quá trình luân chuyển vốn, giảm chi phí tìm kiếm cácnguồn vốn cho nền kinh tế, kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển.Đồng thời, chính những hoạt động đó quyết định đến sự tồn tại và phát triểnhoạt động kinh doanh của bản thân quỹ tín dụng
1.1.2 Cơ cấu vốn kinh doanh của Quỹ tin dụng.
Vốn kinh doanh của Quỹ tín dụng được hình thành từ nhiều nguồn khácnhau có thể tăng giảm tùy theo tình hình hoạt động của ngân hàng trong từng
Trang 8thời kỳ Nguồn vốn kinh doanh của Quỹ tín dụng bao gồm: Vốn chủ sở hữu, vốnhuy động, vốn đi vay và một số vốn khác.
Mỗi loại vốn có tính chất, đặc điểm và vai trò riêng trong tổng nguồn vốnkinh doanh của Quỹ tín dụng và đều có tác động đến hoạt động kinh doanh củaQuỹ tín dụng
1.1.2.1 Vốn chủ sở hữu.
Vốn chủ sở hữu là số vốn thuộc quyền sở hữu của Quỹ tín dụng, đó lànguồn tiền được đóng góp chủ yếu bởi các chủ sở hữu và các quỹ trong quátrình kinh doanh thể hiện dưới dạng lợi nhuận để lại Vốn chủ sở hữu là điềukiện pháp lý bắt buộc khi thành lập một Quỹ tín dụng nhân dân, nó giữ vị trí rấtquan trọng, quyết định quy mô và phạm vi kinh doanh Nó là cơ sở quyết địnhhuy động bao nhiêu vốn trên thị trường và được sử dụng vào mục đích gì Đốivới kinh doanh tiền tệ, Quỹ tín dụng có đủ vốn tự có, có vốn tự có lớn và duy trìđược vốn tự có là biểu hiện của một ngân hàng bền vững
1.1.2.2 Vốn huy động.
Vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà Quỹ huy động được từ các tổchức kinh tế và các cá nhân trong xã hội, thông qua việc thực hiện các nghiệp vụtiền gửi, thanh toán, nghiệp vụ kinh doanh khác và được dùng làm vốn để kinhdoanh
Bản chất của vốn huy động là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau, Quỹtín dụng không có quyền sở hữu, chỉ có quyền sử dụng và có trách nhiệm hoàntrả đúng thời hạn cả gốc và lãi khi đến hạn hoặc khi họ có nhu cầu rút Vốn huyđộng đóng vai trò rất quan trọng đối với mọi hoạt động kinh doanh của Quỹ tíndụng, nó có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí và khả năng mở rộng kinh doanh cơ
sở
Vốn tiền gửi
Để huy động vốn, các quy tín dụng đã cung cấp rất nhiều loại tiền gửi khácnhau cho khách hàng lựa chọn phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong việctiết kiệm và thực hiện thanh toán Căn cứ vào nguồn hình thành, vốn tiền gửibao gồm: Tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi của dân cư và tiền gửi khác
Trang 9 Tiền gửi không kỳ hạn
Là loại tiền gửi mà người gửi có thể rút ra bất kỳ lúc nào và ngân hàng luôn
có nghĩa vụ phải thỏa mãn nhu cầu đó Loại tiền gửi này có mục đích chính là đểthanh toán.Việc gửi và rút tiền có thể thực hiện bất cứ lúc nào, do đó ngân hàngrất khó xác định trước
Tiền gửi có kỳ hạn
Là loại tiền gửi có sự thỏa thuận về thời gian rút Về nguyên tắc, người gửichỉ có thể được rút theo thời hạn đã thỏa thuận, nhưng trên thực tế thường chophép khách hàng rút trước hạn và chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn hoặc lãisuất tương ứng do ngân hàng nhà nước quy định.Nguồn vốn này có tính ổn địnhcao
Tiền gửi tiết kiệm
Đây là hình thức huy động vốn truyền thống Người gửi được giao cho một
sổ tiết kiệm, trong thời gian gửi tiền, sổ tiết kiệm có thể dùng làm vật cầm cốhoặc được chiết khấu để vay vốn
Tiền gửi tiết kiệm gồm: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là loại tiền gửi cóthể rút ra bất kỳ lúc nào nhưng không được dùng các phương tiện thanh toán đểchi trả cho khách hàng; Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn với các kỳ hạn khác nhau
1.1.2.3 Vốn đi vay
Vốn đi vay là nguồn vốn hình thành trên quan hệ vay mượn giữa Quỹ tíndụng nhân dân với quỹ tín dụng Trung Ương và các TCTD khác để bổ sung vốncho hoạt động kinh doanh của mình Đây là nguồn vốn chủ yếu để chống rủi ro.Đây là hai nguồn vay vốn chủ yếu là ngắn hạn, chi phí cao hay thấp phụthuộc vào cung cầu trên thị trường tiền tệ
1.1.3 Các hình thức huy động vốn của Quỹ tín dụng
Đặc trưng kinh doanh của Quỹ tín dụng, vốn vừa là phương tiện kinhdoanh, vừa là đối tượng kinh doanh Các Quý tín dụng nhân dân thực hiện kinhdoanh loại “hàng hoá đặc biệt” - tiền tệ trên thị trường tiền tệ Vì vậy, ngoài vốnban đầu khi thành lập theo qui định của pháp luật, các Quỹ phải thường xuyêntìm mọi biện pháp để tăng trưởng vốn trong quá trình hoạt động kinh doanh của
Trang 10Huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn cho Quỹ tín dụng, nó là hoạtđộng cơ bản nhất của các Quỹ tín dụng nhân dân để phục vụ cho các hoạt độngtiếp sau nhằm sinh lợi nhuận Đây là hoạt động quyết định sự tồn tại của cácQuỹ tín dụng Do vậy, các Quỹ tín dụng nhân dân luôn chú trọng đến công táchuy động vốn và không ngừng phát triển các sản phẩm huy động vốn để phục vụhoạt động kinh doanh của mình
Các hình thức HĐV của Quỹ tín dụng bao gồm :
Huy động vốn qua tiền gửi
Theo luật các TCTD, NHTM được nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân vàcác TCTD khác dưới hình thức tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửikhông kỳ hạn và các loại tiền gửi khác
Theo đối tượng huy động
- Huy động vốn từ cá nhân, hộ gia đình: Là nguồn tiền huy động được chủ
yếu mang tính tiết kiệm, phi giao dịch Do vậy nguồn tiền này thường khá ổnđịnh, huy động được dài hạn Đối với hình thức này, Quỹ thường đưa ra nhữngsản phẩm tiết kiệm có mức lãi suất ưu đãi, kỳ hạn phong phú để phù hợp với nhucầu tiết kiệm, sử dụng nguồn vốn trong tương lai của khách hàng
Theo thời gian huy động: Bao gồm
- Huy động vốn ngắn hạn: Bao gồm các nguồn tiền gửi không kỳ hạn và các
nguồn tiền gửi dưới 12 tháng, các nguồn vốn đi vay nóng đáp ứng sự thiếu hụtvốn tạm thời Hình thức huy động này có ưu điểm là linh hoạt về thời gian, kỳhạn Sản phẩm này phù hợp cho những đối tượng là tổ chức, những cá nhânthường có nhu cầu sử dụng vốn lưu động, sử dụng vốn trong thời gian ngắn hạntrong tương lai
- Huy động vốn dài hạn: Bao gồm các nguồn tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng
trở lên Hình thức huy động này phù hợp cho những đối tượng có ý định tích lũynguồn vốn nhàn rỗi trong tương lai dài
Hiện nay, các tổ chức tín dụng đều rất nỗ lực trong việc đa dạng hoá cácsản phẩm huy động của mình nhằm thu hút nguồn tiền gửi Ngoài sự cạnh tranh
về lãi suất thông thường, các quỹ còn cố gắng đưa ra nhiều hình thức khuyến
Trang 11mại, tặng quà tri ân khách hàng lâu năm Đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạnthì cho phép người gửi tiền rút trước hạn hưởng lãi theo thời gian thực gửi, dễdàng chuyển đổi kỳ hạn, chuyển nhượng.
1.1.1.1 Huy động vốn qua thị trường vốn
Việc huy động vốn ngắn hạn trên thị trường tiền tệ bằng các công cụ nợ có ýnghĩa quan trọng trong việc quản lý tài sản nợ Bên cạnh đó, với những công cụ nợtrung và dài hạn trên thị trường vốn( Thị trường chứng khoán), Quỹ tín dụng có thểhuy động được những khoản vốn nhàn rỗi đủ lớn trong thời gian tương đối dài, gópphần quan trọng trong việc tạo và gia tăng các nguồn vốn trung và dài hạn choQuỹ Với nguồn vốn này, cơ quan tín dụng có thể dùng để cho vay các dự án lớn,tài trợ cho trang thiết bị
1.1.1.2 Huy động vốn từ đi vay
- Vay từ các TCTD khác
Trong những tình huống khó khăn về tài chính, Quỹ tín dụng có thể đi vay từcác TCTD khác để bù đắp thiếu hụt trong cân đối và sử dụng vốn, tránh nguy cơmất khách và đảm bảo uy tín
- Vay từ Quỹ tín dụng trung ương
Một giải pháp cuối cùng sau khi đã thực hiện các biện pháp tài chính cần thiết
mà Quỹ tín dụng vẫn không bù đắp được số vốn thiếu hụt trong thanh toán là đi vaycủa Quỹ tín dụng trung ương Quỹ tín dụng Trung ương với tư cách là Quỹ tíndụng của các Quỹ tín dụng sẽ trở thành vị cứu tinh cho các Quỹ tín dụng nhân dântrong trường hợp thiếu vốn thanh toán
Ở nước ta hiện nay, các Quỹ tín dụng nhân dân vay vốn từ Quỹ tín dụng trungương chủ yếu dưới các hình thức:
+ Vay vốn ngắn hạn bổ sung: Đây là hình thức Quỹ vay bổ sung vốn ngắn hạncủa mình
+ Vay để thanh toán: Đây là hình thức vay có thời hạn tương đối ngắn, đượcQuỹ tín dụng sử dụng để bù đắp thiếu hụt tạm thời trong thanh toán
+ Vay tái cấp vốn: Đây là hình thức Quỹ trung ương cho các Quỹ tín dụngnhân dân vay trên cơ sở các chứng từ có giá
Trang 121.1.2 Vai trò của nguồn vốn huy động đối với hoạt động kinh doanh của
Quỹ tín dụng.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, thị trường tàichính ngày càng được mở rộng, vai trò của các Quỹ tín dụng nhân dân ngày càngquan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế xã hội Các nguồn vốn huy độngđược sẽ quyết định quy mô cũng như định hướng phát triển của các Quỹ tín dụng,
do vậy nguồn vốn huy động giữ vị trí then chốt quyết định sự tồn tại và phát triểncủa mỗi Quỹ tín dụng, đặc biệt trong tình hình cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ giữacác ngân hàng như hiện nay
Vốn là cơ sở nền tảng để Quỹ tín dụng tổ chức hoạt động kinh doanh.
Vốn là nhân tố không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng,
nó phản ánh năng lực chủ yếu để quyết định khả năng kinh doanh Đặc trưng củahoạt động Quỹ tín dụng: Vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh chính mà còn làđối tượng kinh doanh chủ yếu của Quỹ tín dụng Những quỹ tín dụng trường vốn làqũy tín dụng có nhiều thế mạnh trong kinh doanh, ngược lại những Quỹ tín dụngkhông có hoặc có ít vốn sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình kinh doanh Chính
vì thế, có thể nói vốn là điểm đầu tiên trong chu kỳ kinh doanh của Quỹ tín dụng,
và cũng là khâu cuối cùng của chu kỳ kinh doanh
Vốn quyết định khả năng thanh toán và uy tín của Quỹ tín dụng.
Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và ngày càng mở rộng quy mô hoạtđộng đòi hỏi các Quỹ tín dụng phải có uy tín lớn trên thị trường Uy tín là điềutrọng yếu, uy tín đó được thể hiện trước hết ở khả năng sẵn sàng thanh toán, chi trảcho khách hàng
Vốn quyết định năng lực canh tranh của Quỹ tín dụng.
Những Quỹ tín dụng có quy mô lớn, đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độnghiệp vụ cao, phương tiện kỹ thuật hiện đại có điều kiện thu hút nguồn vốn lớnhơn Đồng thời, khả năng vốn lớn là điều kiện thuận lợi đối với quỹ tín dụng trongviệc mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế xét cả về quy mô, khốilượng tín dụng, chủ động về thời gian, thời hạn cho vay, thậm chí quyết định mứclãi suất vừa phải cho khách hàng Điều đó sẽ thu hút ngày càng nhiều khách hàng,doanh số hoạt động của sẽ tăng lên nhanh chóng và sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong
Trang 13kinh doanh Đây cũng là điều kiện để bổ xung thêm vốn tự có của quỹ tín dụng,tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và quy mô hoạt động của quỹ tín dụng.
Vốn quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của Quỹ tín dụng.
Vốn của Ngân hàng quyết định việc mở rộng hay thu hẹp khối lượng tín dụng.Thông thường, các Quỹ tín dụng nhỏ có phạm vi hoạt động kinh doanh, khoản mụcđầu tư, khối lượng cho vay ít và kém đa dạng hơn Do đó, ảnh hưởng đến khả năngthu hút vốn của các tổ chức kinh tế và tầng lớp dân cư, thậm chí không đáp ứngđược nhu cầu vốn vay của doanh nhiệp Họ sẽ mất khách hàng và không tận dụngđược cơ hội kinh doanh Đối với các Quỹ tín dụng lớn, nguồn vốn dồi dào, sẽ đápứng được nhu cầu về vốn, có điều kiện để mở rộng quan hệ tín dụng với nhiềudoanh nghiệp và thị trường tín dụng
HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA QUỸ TÍN DỤNG
Khái niệm về hiệu quả huy động vốn.
Hiệu quả là cái đích, là mục tiêu cao nhất mà bất kỳ một chủ thể kinh doanhnào cũng muốn đạt đến Với các Quỹ tín dụng, hiệu quả kinh doanh luôn là mụctiêu hàng đầu, một tổ chức tín dụng muốn hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì đầutiên là công tác huy động vốn (HĐV) cũng phải có hiệu quả, bởi HĐV là hoạt độngđầu tiên trong quy trình kinh doanh của Quỹ tín dụng, nó ảnh hưởng đến sự tồn tại
và phát triển của Quỹ tín dụng
Hiệu quả huy động vốn ở đây không đơn thuần là việc gia tăng về quy mô vàtốc độ của nguồn vốn mà hiện nay trong môi trường cạnh tranh buộc các tổ chức tíndụng phải huy động vốn với chi phí thấp nhất, cơ cấu vốn huy động được phải phùhợp với chính sách sử dụng vốn
Từ những nội dung trên đây, có thể hiểu: Hiệu quả huy động vốn tại các tổ
chức tín dụng là sự gia tăng về quy mô và tốc độ nguồn vốn nhưng vẫn phải đảm bảo các mục tiêu về cân đối giữa huy động và sử dụng vốn, cơ cấu nguồn vốn ổn định, chi phí huy động thấp, đồng thời nguồn vốn đảm bảo an toàn trong kinh doanh và đem lại lợi nhuận cho Quỹ tín dụng.
1.1.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn.
Trang 14Quỹ tín dụng hoạt động trong cơ chế thị trường, chịu sự điều tiết của thịtrường và các quy luật canh tranh Do đó, có rất nhiều nhân tố có thể tác động đếnhoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng nói chung và hoạt động HĐV nói riêng.
Do vậy, để đánh giá một cách đúng đắn hiệu quả huy động vốn cần phải dựa trên cảchỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng
1.1.3.1 Chỉ tiêu định tính
Chất lượng của nguồn vốn huy động
Nguồn vốn rẻ: Nguồn vốn huy động có chất lượng là nguồn vốn huy động có
chi phí huy động thấp nhất và có tính ổn định trong một thời kỳ nhất định Các tổchức tín dụng luôn tìm mọi biện pháp để giảm tối đa chi phí huy động vốn để chovay với lãi suất cạnh tranh có thể chấp nhận được trên thị trường, từ đó khôngngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thịtrường
Tỷ trọng vốn huy động lớn: Vốn huy động là nguồn vốn có tính ổn định cao và
chi phí huy động vốn là thấp hơn so với các nguồn vốn đi vay Tỷ trọng vốn huyđộng trong tổng nguồn vốn ngày càng cao đồng nghĩa với chất lượng vốn huy độngngày càng tốt, tổ chức tín dụng sẽ giảm được chi phí sử dụng các nguồn vốn khác
Tính ổn định và sự gia tăng của vốn huy động
Khối lượng và cơ cấu vốn hiện tại: Việc HĐV của quỹ tín dụng được đánh giá
là không hiệu quả nếu việc HĐV không đáp ứng đủ nhu cầu vốn để kinh doanh củaQuỹ tín dụng Vì vậy, hiệu quả của việc HĐV được thể hiện ở việc khối lượng vốnhuy động phải đạt quy mô nhất định để đáp ứng được yêu cầu về vốn trong từngthời kỳ nhất định của Quỹ tín dụng
Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động: Nguồn vốn huy động có tốc độ tăng
trưởng ổn định, bền vững sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng mở rộng hoạtđộng kinh odanh Nếu quy mô nguồn vốn hiện tại lớn nhưng kém tính ổn định thìQuỹ tín dụng không kiểm soát được dòng vốn vào ra trong thời kỳ tiếp theo, gây sựphát triển thiếu ổn định và khó khăn trong việc đưa ra các quyết định
Lãi suất huy động ổn định và không rủi ro
Lãi suất mà Quỹ tín dụng đưa ra luôn căn cứ theo theo lãi suất tham khảo màNHNN công bố, lãi suất cạnh tranh trên thị trường, tình hình kinh tế xã hội Trong
Trang 15bối cảnh nền kinh tế suy thoái và có nhiều biến động như hiện nay, lãi suất thịtrường luôn biến đổi theo xu hướng ngày càng phức tạp, do vậy các Quỹ tín dụngđang phải chịu rủi ro lãi suất rất lớn Vì vậy, trong hoạt động HĐV, các Quỹ tíndụng luôn tìm mọi biện pháp có thể nhằm ổn định lãi suất huy động, từ đó ổn địnhlãi suất cho vay và hạn chế tối đa rủi ro về lãi suất trong kinh doanh ngân hàng.
1.1.3.2 Chỉ tiêu định lượng
Quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn
Đối với một tổ chức tín dụng, một nền vốn mạnh là một nền vốn có quy
mô, cơ cấu phù hợp, tăng trưởng ổn định và có chi phí hợp lý Quy mô nguồnvốn được tính bằng tổng số vốn huy động trong từng thời kỳ của một Quỹ tíndụng Quy mô vốn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động của quỹ Tốc độtăng trưởng của nguồn vốn phải luôn dương và ổn định Tỷ trọng các loại vốnngắn hạn, trung dài hạn phải phù hợp với nhu cầu sử dụng Do vậy, xác địnhđược cơ cấu vốn hợp lý, xây dựng chiến lược nhằm đạt được sự tăng trưởng ổnđịnh là vấn đề quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả huy động, nâng cao khảnăng thanh khoản của tài sản Quỹ tín dụng
Có thể đưa ra nhóm ch tiêu v quy mô, c c u v t c ỉ tiêu về quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng ề quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng ơ cấu và tốc độ tăng trưởng ấu và tốc độ tăng trưởng à tốc độ tăng trưởng ốc độ tăng trưởng độ tăng trưởng ăng trưởng t ng trưởngngngu n v n nh sau:ồn vốn như sau: ốc độ tăng trưởng ư
Chỉ tiêu 1: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn
Chỉ tiêu 2: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động.
Tốc độ tăng trưởng
NV huy động =
Tổng NV huyđộng kỳ này -
Tổng NV huyđộng kỳ trước
x 100Tổng NV huy động kỳ trư
Nhóm chỉ tiêu này cho thấy tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động tại
cơ sở tín dụng có ổn định hay không Nếu nguồn vốn tăng trưởng ổn định trongthời gian dài sẽ tạo điều kiện cho việc cân đối vốn để phục vụ cho nhu cầu đầu
tư và cho vay nhằm đạt mục tiêu sinh lời
Tốc độ tăng trưởng
Trang 16Chỉ tiêu 3: Tỷ trọng từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn
Chi phí huy động vốn
Việc xác định chi phí huy động vốn là yếu tố cơ bản nhằm xác định lợinhuận mà Quỹ tín dụng cần thu được từ các tài sản có sinh lời
Để đánh giá chi phí huy động vốn có thể căn cứ vào chỉ tiêu sau:
1 Giá thành của một đơn vị vốn cần huy động
Zv =
Chi phí HĐV + Rủi ro trong HĐV
X100Tổng nguồn VHĐ bình quân trong kỳ
Giá thành của 1 đơn vị vốn huy động càng thấp thì hiệu quả huy động vốncàng cao và ngược lại Chi phí HĐV bao gồm chi phí lãi phải trả cho người gửitiền, chi phí quảng cáo, tiếp thị…
Rủi ro trong HĐV được tính vào chi phí HĐV, trong đó phải tính đến các rủi
ro về lãi suất, rủi ro về dự trữ bắt buộc
2 Hệ số sử dụng vốn huy động
Hệ số sử dụng vốn =
Vốn cho vay + Vốn đầu tư
x 100Vốn kinh doanh
Hệ số sử dụng vốn càng cao thì hiệu quả huy động vốn càng cao và ngược lại
Trang 173 Hệ số vốn rủi ro
Hệ số vốn rủi ro =
Vốn bị rủi ro
X 100Vốn huy động
Trong quá trình huy động và sự dụng vốn, các Quỹ tín dụng thường gặp không
ít rủi ro và tổn thất về lãi suất, tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, mất mát trong huy động
và sử dụng vốn…Vốn rủi ro sẽ làm giảm hiệu quả huy động vốn và ảnh hưởng đếnlợi nhuận của Quỹ tín dụng Hệ số vốn rủi ro tỷ lệ nghịch với hiệu quả HĐV, hệ sốvốn rủi ro càng cao thì hiệu quả HĐV càng thấp và ngược lại
Chỉ tiêu an toàn vốn
1 Khe hở kỳ hạn
Chỉ tiêu này phản ánh sự phù hợp giữa cơ cấu tài sản Nợ - Có
Khe hở kỳ hạn = Kỳ hạn hoàn vốn TB của TS - Kỳ hạn hoàn trả TB của NVXác định khe hở kỳ hạn giúp ngân hàng đánh giá được mức an toàn vốn khilãi suất thị trường biến động, giá trị thị trường của ngân hàng ảnh hưởng như thếnào
2 Khe hở nhạy cảm lãi suất
Hệ số này là thước đo mức độ rủi ro lãi suất
Khe hở nhạy cảm lãi suất =Giá trị tổng TS
có nhạy cảm
-Giá trị tổng TS
nợ nhạy cảm
- Khe hở >0, nếu lãi suất tăng thì thu nhập tăng
- Khe hở <0, nếu lãi suất tăng thì thu nhập giảm
3 Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay TDH
NV ngắn SD CV TDH = Tổng dư nợ TDH - Tổng NV TDH
Tổng NV huy động ngắn hạn
Chỉ tiêu khả năng sinh lời
1 Chênh lệch lãi suất bình quân
Chênh lệch lãi suất bình quân là chỉ tiêu phản ánh chênh lệch giữa lãi suấtđầu ra bình quân (lãi thu được từ hoạt động cho vay, đầu tư) và lãi suất đầu vàobình quân (lãi phải trả cho các khoản huy động được tính toán theo công thứcsau:
Trang 18-lãi suất bq
Chênh lệch lãi suất bình quân đo lường khả năng sinh lời của Quỹ tín dụngtrong quá trình huy động vốn và cho vay, chỉ tiêu này càng cao khả năng sinh lờicủa Quỹ tín dụng càng lớn, hiệu quả huy động vốn cũng như hiệu quả sử dụngvốn càng cao
2 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên( NIM)
NIM = ( Thu từ lãi CV, đầu tư - Chi phí trả lãi tiền gửi, nợ khác)/ Tổng TS sinh lời
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên phản ánh hiệu quả của hoạt động HĐV nói riêng vàhoạt động kinh doanh của qũy tín dụng nói chung
NIM càng cao thì hiệu quả HĐV càng cao và ngược lại
1.1.4 Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả huy động vốn trong hoạt
động kinh doanh của Quỹ tín dụng
Bất cứ một quốc gia nào muốn phát triển bền vững, độc lập tự chủ thì phảidựa vào sức mình là chính Muốn vậy phải có những cơ chế, chính sách khuyếnkhích và huy động tối đa nguồn tiềm năng sẵn có của đất nước cho đầu tư pháttriển với phương châm “đầu tư trong nước là quyết định, đầu tư nước ngoài làquan trọng” Công tác huy động trong nước cho đầu tư phát triển kinh tế có thểxuất phát từ nhiều nguồn khác nhau Trong đó việc khơi tăng nguồn vốn từ khuvực dân cư đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp Công nghiệp hoá -Hiện đại hóa đất nước và cần được nâng lên tầm chiến lược quốc gia vì những lý
do chủ yếu sau:
- Đối với Quỹ tín dụng :
Vốn là cơ sở để tổ chức mọi hoạt động kinh doanh Quỹ tín dụng muốn mởrộng kinh doanh, thu được lợi nhuận, tăng uy tín thì ngoài vốn ban đầu thì cầnphải thường xuyên quan tâm tới việc tăng trưởng vốn trong suốt quá trình hoạtđộng của mình
Vốn sẽ quyết định quy mô hoạt động tín dụng trung và dài hạn cũng nhưcác hoạt động khác của Quỹ tín dụng Vốn quyết định khả năng thanh toán, đảmbảo uy tín của tổ chức tín dụng trên thị trường, từ đó quyết định năng lực cạnhtranh của Quỹ tín dụng Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, cácQuỹ tín dụng phải giữ được chữ tín, mà uy tín của Ngân hàng được thể hiện
Trang 19bằng khả năng sẵn sàng chi trả cho khách hàng bất kỳ lúc nào Vốn khả dụngcàng cao thì khả năng thanh toán càng cao, nguồn vốn lớn giúp Quỹ tín dụng mởrộng quy mô hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao uy tín và vị thế trênthị trường.
Tóm lại, vốn đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đốivới từng tổ chức tín dụng nói riêng HĐV luôn là hoạt động được ưu tiên hàngđầu
Đối với người dân :
Nghiệp vụ huy động vốn cung cấp cho họ một kênh đầu tư hiệu quả và rất
an toàn Khi gửi tiền vào ngân hàng, họ không những yên tâm về nguồn tiếtkiệm của mình mà còn mang lại cho mình một nguồn thu nhập đáng kể, ngoài ra
họ có cơ hội tiếp cận nhiều hơn đến các dịch vụ, tiện ích ngân hàng, đáp ứng nhucầu ngày càng gia tăng của mình Hơn nữa, khi số vốn này được đưa vào đầu tư
sẽ tạo ra sự tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường vàmức sống của họ
- Đối với toàn bộ nền kinh tế :
Việc khơi thông nguồn vốn sẽ giúp cho việc cân đối giữa cung và cầu vềvốn, giúp cho cỗ máy kinh tế được bôi trơn, hoạt động một cách nhịp nhàng và
có hiệu quả Góp phần thực hiện chính sách tiền tệ, kiềm chế lạm phát trong nềnkinh tế thị trường Ổn định tiền tế và kiềm chế lạm phát là nhiệm vụ quan trọnghàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia Từ kinh nghiệmcủa các nước công nghiệp cho thấy để ổn định tiền tệ và kiềm chế lạm phát, đòihỏi nhà nước phải sử dụng đồng bộ các giải pháp về kinh tế tài chính và tiền tệ.Trong đó giải pháp hữu hiệu là việc không ngừng tăng cường HĐV trong nềnkinh tế
Huy động vốn làm giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước trong quá trìnhđầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả huy động vốn của Quỹ tín dụng
Công tác HĐV tại bất kỳ một ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào cũng đóngvai trò quan trọng hàng đầu, nhưng để hiệu quả HĐV ngày càng cao thì không phải
là một bài toán dễ, nó đòi hỏi mỗi tổ chức tín dụng luôn phải có các chính sách linh
Trang 20hoạt, hấp dẫn trong từng thời kỳ phù hợp với tình hình kinh tế chính trị - xã hội.Muốn vậy, các ngân hàng và tổ chức tín dụng cần phải đi sâu phân tích các nhân tốảnh hưởng đến hoạt động HĐV của mình.
1.1.4.1 Các nhân tố khách quan
Cơ chế, chính sách của Nhà nước và môi trường pháp lý
Mọi hoạt động của đều chịu sự điều chỉnh của pháp luật, trong đó nghiệp vụhuy động vốn của quỹ chịu sự điều chỉnh rất lớn của các chính sách của Nhànước, môi trường pháp lý, Luật các TCTD trong từng thời kỳ về lãi suất, dự trữbắt buộc, tỷ giá… Bên cạnh những bộ luật đó thì chính sách tài chính tiền tệ củamột quốc gia cũng ảnh hưởng rất lớn tới nghiệp vụ tạo vốn của Quỹ tín dụng
Nó được thể hiện ở mục tiêu của chính sách tiền tệ, chẳng hạn khi lạm phát tăng,Nhà nước có chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng lãi suất tiền gửi để thuhút tiền ngoài xã hội thì lúc đó Quỹ tín dụng huy động vốn dễ dàng hơn
Việc huy động của quỹ tín dụng còn bị các chỉ tiêu kinh tế như tốc độ tăngtrưởng của nền kinh tế, chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sự ổn định
vĩ mô của nền kinh tế tác động trực tiếp Có thể thấy khi nền kinh tế có sựtrượt giá của đồng tiền dẫn đến việc nguồn vốn nhàn rỗi hầu như sẽ được chuyểnthành những thứ có giá trị bền vững hơn (vàng bạc, kim cương ) để an toànhơn; nhất là khi tỷ lệ trượt giá cao hơn cả lãi suất huy động thì vấn đề khai thácnguồn vốn lại càng khó khăn hơn
Như vậy, môi trường pháp lý và chính sách của Nhà nước là nhân tố kháchquan có tác động rất lớn tới quá trình huy động vốn của quỹ tín dụng Mục tiêuhoạt động của quỹ được xây dựng vào các qui định, qui chế của Nhà nước đểđảm bảo an toàn và nâng cao niềm tin từ khách hàng
Tình hình kinh tế, xã hội
Môi trường kinh tế xã hội ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh củaQuỹ tín dụng Ngân hàng hay tổ chức tín dụng là cầu nối giữa những người cóvốn nhàn rỗi trong xã hội và những người có nhu cầu về vốn Nếu môi trườngkinh tế xã hội không ổn định, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh,đình trệ trong sản xuất thì hoạt động cho vay của quỹ tín dụng cũng gặp khókhăn, không cho vay được, không thu hồi được nợ, phải gia hạn nợ dẫn đến tỷ lệ
Trang 21nợ xấu tăng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh Môi trường kinh tế xã hội bất
ổn cũng ảnh hưởng đến tâm lý người gửi tiền, mất niềm tin vào đồng tiền sẽkhiến cho người dân tìm kiếm các kênh đầu tư tiết kiệm khác hơn như: vàng,ngoại tệ mạnh, đất đai… Lượng tiền gửi vào quỹ tín dụng sẽ bị sụt giảm, cơ hội
mở rộng đầu tư của quỹ bị thu hẹp do không thu hút được nguồn tiền gửi tiếtkiệm để cho vay và các doanh nghiệp không muốn mở rộng sản xuất kinh doanhtrong điều kiện bị thua lỗ Ngược lại nếu tình hình kinh tế xã hội ổn định, tìnhhình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thuận lợi, thu nhập của người dân
ổn định dẫn đến hoạt động của quỹ tín dụng cũng dễ dàng và ổn định hơn
Cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác
Trong những năm trở lại đây, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, đã
có hàng loạt các ngân hàng mới ra đời,khiến cho thị phần của các tổ chức tíndụng ngày càng trở nên nhỏ hẹp và khó khăn Sự cạnh tranh diễn ra trên mọiphương diện, không chỉ cạnh tranh với các ngân hàng mà còn có sự cạnh tranhgiữa các tổ chức tín dụng Để có thể tồn tại và phát triển, Quỹ tín dụng cần phảicải tiến chất lượng dịch vụ, đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn và các hình thức huyđộng vốn linh hoạt
Cạnh tranh vừa là nhân tố thúc đẩy, vừa là thách thức với sự phát triển chấtlượng dịch vụ tín dụng, trong đó có dịch vụ HĐV
Tâm lý , tập quán của khách hàng
Môi trường văn hoá như tâm lý, tập quán, thói quen sử dụng tiền của kháchhàng ảnh hưởng nhiều đến quyết định kinh tế của các tổ chức, cá nhân, cácdoanh nghiệp về tiêu dùng và tiết kiệm, mức độ chấp nhận rủi ro khi gửi tiền vàocác TCTD hay quyết định chi số tiền nhàn rỗi của họ đầu tư vào bất động sản,động sản, chứng khoán Những quyết định trên của khách hàng ảnh hưởng rấtlớn đến cơ cấu và tỷ trọng nguồn vốn huy động của Quỹ Nếu khách hàng tintưởng vào độ an toàn của quỹ tín dụng thì nguồn tiền vào, ra của quỹ ngày càng
ổn định, uy tín trên thị trường ngày càng được nâng cao, càng tạo điều kiện choQuỹ tín dụng huy động vốn tốt hơn Thói quen của khách hàng quyết định kỳhạn gửi và loại tiền gửi vào Nếu khách hàng ưa thích một kỳ hạn mà quỹ tíndụng không đáp ứng được thì cũng không thể huy động được vốn Bên cạnh đó
Trang 22nếu khách hàng có thói quen thực hiện giao dịch qua quỹ tín dụng thì khả năngQuỹ huy động được tiền gửi của khách hàng là rất cao
Ngoài ra, thu nhập của dân cư cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng huy độngvốn của quỹ tín dụng Dân cư có thu nhập càng cao thì mức tiết kiệm càng tăngbởi lẽ tỷ lệ tiêu dùng hàng thiết yếu trong tổng thu nhập ngày càng giảm Đặcbiệt khi thu nhập bình quân đầu người đạt đến một mức độ nhất định thì tỷ lệ tiếtkiệm không tăng tương quan với thu nhập nữa mà sẽ tăng lên với một tỷ lệ rấtlớn nhằm thoả mãn nhu cầu thiết yếu cao hơn
1.1.4.2 Các nhân tố chủ quan
Chính sách của tổ chức tín dụng
Trong các nhân tố, thì nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động huyđộng vốn của tổ chức tín dụng là nhân tố chính sách, Quỹ tín dụng không chỉ cầnchính sách huy động vốn hiệu quả mà còn cần có chính sách sử dụng vốn hiệuquả
- Chính sách lãi suất:
Bao gồm cả lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay Việc duy trì lãi suất tiềngửi cạnh tranh với các Ngân hàng và tổ chức tín dụng khác đã trở nên cực kỳquan trọng trong việc thu hút các khoản tiền gửi mới và duy trì tiền gửi hiện có.Trong giai đoạn hiện nay, khi mà cạnh tranh trong nghiệp vụ huy động vốn giữacác Ngân hàng và tổ chức tín dụng khác càng trở nên gay gắt thì việc áp dụngmột chính sách lãi suất linh hoạt, ưu đãi là vô cùng cần thiết Đặc biệt trong cácgiai đoạn khan hiếm tiền tệ, dù cho những khác biệt tương đối nhỏ về lãi suấtcũng sẽ thúc đẩy người dân gửi tiết kiệm Tuy nhiên, không phải đưa ra mộtmức lãi suất cao là có thể thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế,vấn đề là mức lãi suất cụ thể Quỹ tín dụng đưa ra sẽ đem lại cho người gửi tiềnmức lợi nhuận thực tế là bao nhiêu, mức độ thoả mãn thế nào, đặc biệt là khi cólạm phát phải đảm bảo mức lãi suất đầu vào, đầu ra để quỹ kinh doanh có hiệuquả Vì vậy, khi đưa ra một mức lãi suất huy động cụ thể quỹ tín dụng phải căn
cứ vào tình hình phát triển của nền kinh tế, chính sách lãi suất của Quỹ tín dụngTrung ương, chính sách tín dụng và xu hướng vận động của thị trường tài chính
- Chính sách sản phẩm:
Trang 23Các ngân hàng muốn dễ dàng tìm kiếm nguồn vốn thì cần phải đa dạng hoácác sản phẩm HĐV cũng như các sản phẩm dịch vụ của mình nhằm thoả mãnnhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng hơn Các sản phẩm HĐV càng phongphú thì quỹ càng dễ huy động hơn Hiện nay, quỹ đã có các hình thức huy độngkhác nhau: tiền gửi tiết kiệm với kỳ hạn phong phú, tiết kiệm rút gốc linh hoạt…Quỹ tín dụng phải nghiên cứu kỹ, nắm bắt tình hình nhu cầu thị trường mới cóthể đưa ra các hình thức phù hợp với khách hàng thì mới có thể hấp dẫn đượckhách hàng.
- Chính sách khách hàng:
Lãi suất là yếu tố rất quan trọng nhưng không phải là tất cả trong các nhân
tố ảnh hưởng đế hoạt động huy động vốn của ngân hàng Khi mà lãi suất giữacác ngân hàng và tổ chức tín dụng ngày càng ít sự khác biệt thì chính sách kháchhàng là yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng Khách hàng ngày càng cónhiều cơ hội lựa chọn các sản phẩm dịch vụ do các Ngân hàng và tổ chức tíndụng khác nhau cung cấp, cho nên việc xây dựng chính sách khách hàng đúngđắn sẽ giúp Quỹ thu hút được khách hàng, lôi kéo họ giao dịch với Quỹ mình
Chính sách quảng cáo, khuyến mại, mở rộng mạng lưới:
Trong điều kiện cạnh tranh giữa các NHTM và tổ chức tín dụng hiện nay,quỹ tín dụng phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển, tạo sự khác biệt, vượt trộihơn so với các đối thủ cạnh tranh Vì vậy, Quỹ cần phải xây dựng cho mình mộtchính sách Marketing phù hợp, nhằm quảng bá, tạo được hình ảnh đẹp, đáng tincậy đối với khách hàng, kích thích các nhu cầu tiềm năng của khách hàng nhằmthu hút khách hàng, kéo khách hàng về với mình
Đi liền với hoạt động marketing thì các hoạt động khuyến mại cũng có ýnghĩa quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn huy động Các hình thức khuyếnmại đa dạng sẽ tạo tâm lý thoải mái với khách hàng, nghệ thuật tặng quà nhiềukhi không thể hiện ở giá trị món quà mà là ý nghĩa của món quà đối với ngườiđược tặng, vừa thể hiện được hình ảnh của Quỹ tín dụng, vừa thể hiện nhữngdụng ý và mục đích của Quỹ
Uy tín của ngân hàng
Trang 24Khi gửi vốn vào Ngân hàng hay một tổ chức tín dụng, người gửi tiền luônmuốn đồng tiền của mình được sinh lợi và an toàn nên họ phải chọn nơi nàođáng tin cậy nhất Uy tín, sự nổi tiếng vững mạnh của Quỹ là tài sản vô cùngquý giá cho hoạt động kinh doanh, nó còn tạo mối quan hệ lâu dài không chỉ vớicác khách hàng hiện có mà còn với các khách hàng tiềm năng Một Ngân hànghay tổ chức tín dụng phải luôn cố gắng xây dựng thương hiệu của riêng mình vàcủng cố uy tín với khách hàng vì nó ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động huy độngvốn Những người gửi tiền ngoài việc kỳ vọng vào một khoản lãi khi đáo hạncũng có tâm lý sợ rủi ro mất vốn, lo lắng khi có việc cần không thể rút tiền rađược Do vậy đôi khi có những ngân hàng, tổ chức tín dụng trả lãi suất cao hơnnhưng những người gửi tiền lại lựa chọn Ngân hàng, tổ chức tín dụng uy tín hơn
vì họ tin rằng khoản tiền của họ sẽ được an toàn hơn mặc dù lợi nhuận có thểgiảm đi đôi chút Về phía Quỹ, tạo dựng được niềm tin từ phía khách hàng, tạo
ra một nhóm khách hàng thân thiết và trung thành sẽ giảm khả năng thất thoátvốn và giảm chi phí huy động, tăng tính ổn định của nguồn vốn, tăng hiệu quảhuy động
Đội ngũ nhân viên
Để giữ được chân khách hàng, bên cạnh các yếu tố về lợi ích, lợi nhuận thìtác phong phục vụ của nhân viên là rất quan trọng và cần được quan tâm đúngmực Quỹ cần xây dựng một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, phục vụ nhiệttình, chu đáo, tạo nên hình ảnh về một tổ chức tín dụng chuyên nghiệp, hiện đại,điều này sẽ khiến khách hàng tin tưởng, hài lòng với quỹ tín dụng hơn, giúp cholượng khách hàng mới đến với quỹ nhiều hơn Bên cạnh việc đào tạo đội ngũcán bộ chuyên nghiệp, quỹ tín dụng cũng cần có những chính sách nhân sự thỏađáng, quan tâm tốt hơn đến nhân viên của mình, tạo môi trường làm việc thoảimải, tránh gò bó, gây áp lực tâm lý cho nhân viên; có chế độ khen thưởng kịpthời với những hoạt động tốt của nhân viên Làm được như vậy, nhân viên sẽngày càng gắn bó hơn và tâm huyết hơn
Xét về phương diện quản lý, nếu quỹ tín dụng quản lý tốt về mặt nhân sự,
về tài sản nợ, có tức là trong quá trình hoạt động kinh doanh quỹ tín dụng quản
lý và dự đoán tốt những rủi ro có thể xảy ra, dự đoán được môi trường đầu tư
Trang 25của mình có hiệu quả không, nắm bắt được những biến đổi thị trường một cáchnhanh chóng chính xác để tư vấn cho khách hàng nên đầu tư vào đâu có hiệu quảcao nhất Mặt khác do quản lý tốt nên trong quá trình hoạt động nquỹ tín dụngđảm bảo an toàn vốn, tăng uy tín từ đó có điều kiện thu hút khách hàng đến vớimình hơn.
Trình độ công nghệ
Công nghệ hiện đại sẽ tạo điều kiện cho hoạt động của Quỹ tín dụng được
dễ dàng và nhanh chóng, tạo sự thuận lợi cho khách hàng trong giao dịch Hoạtđộng ngân hàng luôn gắn liền với công nghệ thông tin ở hầu hết các nghiệp vụ
từ việc nhận tiền gửi, giải ngân, thanh toán tiền vay, đầu tư trên thị trường tàichính Việc hiện đại hóa công nghệ của Quỹ và nâng cấp cơ sở vật chất phù hợp
sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ tác nghiệp vàthuận lợi cho khách hàng đến giao dịch Đây là yếu tố phi lãi suất giúp quỹ cạnhtranh tốt hơn Với cùng một mức lãi suất như nhau, ngân hàng, tổ chức tín dụngnào cải tiến chất lượng dịch vụ tốt hơn, tạo sự thuận lợi, nhanh chóng, đơn giảncho khách hàng hơn thì sức cạnh tranh sẽ cao hơn Đồng thời một hệ thốngthông tin tốt sẽ giúp cho quỹ thuận lợi trong việc triển khai các chương trình huyđộng vốn, chiến lược kinh doanh của quỹ tín dụng
Trang 26CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI
QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN THỊ TRẤN BÚT SƠN 2.1. KHÁI QUÁT VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN THỊ TRẤN BÚT SƠN
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Quỹ tín dụng Bút Sơn
Thị trấn Bút Sơn được thành lập ngày 14/9/1989 trên cơ sở một phần diện tích
và dân số của các xã Hoằng Phúc, Hoằng Đức, Hoằng Vinh và Hoằng Đạo
Thị trấn Bút Sơn nằm trên quốc lộ 10, cách thị trấn Tào Xuyên (trên quốc lộ1A) khoảng 7km và cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 14 km về phíaĐông Băc
Theo nghị quyết số 52/NQ-CP của chính phủ ngày 15 tháng 10 năm 2009, thịtrấn Bút Sơn có diện tích: 190,44 ha; dân số: 4641 người (năm 2009); mật độ dânsố: 2437 người/km2
Theo danh mục địa danh các đơn vị hành chính Việt Nam thể hiện trên bản đồban hành kèm theo Quyết định số 19/2011/QĐ-BTNMT , thị trấn Bút Sơn có diệntích 83 ha; dân số 3183 người; mật độ dân số 3835 người/km2
Tên chính thức : Quỹ Tín Dụng nhân dân thị trấn Bút Sơn
1 Tên giao dịch: Quỹ tín dụng nhân dân thị trấn Bút Sơn
2 Mã số thuế: 2800257720
3 Ngày cấp: 1/10/1998
4 Địa chỉ trụ sở: Thị trấn Bút Sơn, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa
5 Số điện thoại: 0373643272