1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ảnh hưởng của đô thị hoá đến việc làm của nông dân tỉnh vĩnh phúc(tóm tắt)

27 616 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 299,19 KB

Nội dung

Việc nghiên cứu và đề ra các giải pháp cơ bản để thực hiện tốt hơn nữa công cuộc xây dựng và phát triển đất nước thông qua con đường ĐTH là một việc tất yếu và phù hợp với quy luật khách

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

NGÔ THỊ CẨM LINH

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN VIỆC LÀM

CỦA NÔNG DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp

Mã số: 62 62 01 15

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2014

Trang 2

Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Trần Chí Thiện

2 PGS.TS Đỗ Anh Tài

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Thái Nguyên họp tại: Trường Đại học Kinh tế và QTKD Thái Nguyên Vào hồi giờ ngày tháng năm

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia

- Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

- Thư viện Trường Đại học kinh tế và QTKD Thái Nguyên

Trang 3

ĐẾN LUẬN ÁN

1 Ngô Thị Cẩm Linh (2009), “Mô hình nào là phù hợp cho sự phát

triển các HTXNN hiện nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc", Tạp chí

Rừng và đời sống, số 21 trang 38 tháng 8 - 2009

2 Ngô Thị Cẩm Linh (2011), “Chương trình huấn luyện nghề ngắn hạn cho nông dân tỉnh Vĩnh Phúc - Hiện trạng và giải pháp",

Tạp chí Rừng và đời sống, số 31+32 trang 38 tháng 2 - 2011

3 Ngô Thị Cẩm Linh (2011), “Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa

đến nông dân huyện Bình Xuyên - tỉnh Vĩnh Phúc", Tạp chí

Kinh tế & phát triển, trang 60 tháng 6 - 2011, Nxb Đại học

Kinh tế Quốc dân

4 Ngô Thị Cẩm Linh (2012), “Vĩnh Phúc - Sau hơn 10 năm thực

hiện công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa", Tạp chí

Khoa học công nghệ, trang 69 tháng 2 - 2012

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Việt Nam đang trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước và hội nhập quốc tế Công nghiệp hoá(CNH),

đô thị hoá (ĐTH) đang là xu hướng chủ đạo tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế - xã hội (KT-XH) ở nhiều vùng lãnh thổ nước ta Quá trình

đô thị hóa (ĐTH) là xu thế tất yếu của một xã hội phát triển

Một mặt, quá trình ĐTH tạo ra những “cực tăng trưởng„ có sức lan toả rộng lớn đến các vùng nông thôn: sự thay đổi về KT-XH, sự dịch chuyển trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, sự dịch chuyển nguồn cung cấp nguyên liệu, di dân giữa các vùng, miền Mặt khác ĐTH cũng để lại nhiều hệ luỵ trên các phương diện KT-XH: nảy sinh những vấn đề xã hội nhức nhối, gây bất ổn định xã hội, cản trở quá trình phát triển bền vững

Việc nghiên cứu và đề ra các giải pháp cơ bản để thực hiện tốt hơn nữa công cuộc xây dựng và phát triển đất nước thông qua con đường ĐTH là một việc tất yếu và phù hợp với quy luật khách quan

mà thực chất là giải quyết thỏa đáng vấn đề việc làm , thu nhập cho nông dân trong giai đoạn hiện nay Chính vì lẽ đó, tôi lựa chọn

nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của đô thị hóa đến việc làm của

nông dân tỉnh Vĩnh Phúc” làm đề tài luận án tiến sĩ Đề tài có giá trị

về mặt lý luận cũng như thực tiễn rất sâu sắc đối với việc hoạch định chính sách KT-XH của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010- 2020

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng quát

Làm rõ ảnh hưởng của ĐTH đến việc làm của nông dân tỉnh Vĩnh Phúc từ đó đề xuất giải pháp để nông dân tiếp cận được việc làm trong bối cảnh ĐTH

Trang 5

3 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là việc làm đối với người nông dân do ảnh hưởng của ĐTH Trong đó, việc làm của người nông dân được nghiên cứu trên phương diện từ: chính người lao động tự tạo ra,

do doanh nghiệp hoặc do phía Nhà nước tạo ra

+ Phạm vi thời gian:

Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của ĐTH đến việc làm của nông dân tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2005- 2012 và khuyến nghị giải pháp nhằm giúp nông dân thuận lợi hơn trong việc tiếp cận việc làm giai đoạn từ nay đến năm 2020

Trang 6

+ Phạm vi nội dung:

Nghiên cứu và phát triển một bước cơ sở lý luận và thực tiễn về việc làm và những ảnh hưởng của ĐTH đến việc làm của nông dân

Làm rõ những thay đổi việc làm của nông dân ở tỉnh Vĩnh Phúc do

tác động của ĐTH và trên cơ sở đó đề ra những giải pháp nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực và phát huy những tác động tích cực trong việc tiếp cận việc làm của nông dân tỉnh Vĩnh Phúc dưới tác động của ĐTH

4 Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận án

Tác giả Nguyễn Thị Hải Vân (2013) trong nghiên cứu: “ĐTH và

việc làm, lao động ngoại thành Hà Nội”

Tác giả Nguyễn Thị Vĩnh Hà (2006) trong nghiên cứu: “Tác động

của quá trình ĐTH tới cơ cấu lao động, việc làm của các hộ gia đình huyện Từ Liêm - Hà Nội”

Tác giả Triệu Đức Hạnh (2012) trong luận án: “Nghiên cứu

các giải pháp tạo việc làm bền vững cho lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên”

Nhóm tác giả Nguyễn Thị Thơm và Phí Thị Hằng (2009) trong

nghiên cứu: “Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong quá

trình ĐTH”

Tác giả Trần Thị Minh Ngọc (2010) trong nghiên cứu: “Việc làm

của nông dân trong quá trình CNH- HĐH vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020”

Nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Thanh - Nguyễn Thế Trường (2009)

trong nghiên cứu: “Tác động của ĐTH - CNH tới phát triển kinh tế

và biến đổi văn hóa - xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc”

Trang 7

5 Tính mới và những đóng góp của đề tài

+ Tính mới của đề tài

- Luận giải làm rõ mối quan hệ giữa ĐTH với việc làm của nông dân về phương diện lý luận và thực tiễn, từ đó khẳng định: Quá trình phát triển đô thị phải luôn luôn gắn liền với các vấn đề phát triển

nông thôn, trong đó có việc làm của nông dân

- Luận án chỉ ra ảnh hưởng của ĐTH đến việc làm của nông dân tỉnh Vĩnh Phúc trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực Lý giải vấn đề ĐTH gắn với giải quyết việc làm, ĐTH có phải là động lực giải quyết việc làm cho nông dân không? Từ đó trả lời câu hỏi làm thế nào gắn

ĐTH với giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình này

- Luận án cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý để có những quyết định đúng đắn, phù hợp với thực tiễn, góp phần giải quyết việc làm ở nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc

+ Những đóng góp của đề tài về mặt khoa học cũng như thực tiễn

- Làm rõ hơn lý luận về mối quan hệ giữa ĐTH với việc làm ở

nông thôn trong quá trình ĐTH

- Đề xuất các giải pháp gắn ĐTH với giải quyết việc làm cho người nông dân ở các vùng nông thôn, góp phần giải quyết hài hoà hai mục tiêu: nâng cao đời sống của người dân địa phương và thực hiện thành công chủ trương CNH - HĐH của tỉnh Vĩnh Phúc cũng

như của đất nước

- Nội dung cốt lõi của đề tài là góp phần nghiên cứu ảnh hưởng của ĐTH đến việc làm, từ đó ảnh hưởng đến mức sống, mức thu nhập của các hộ gia đình nông dân trong tỉnh từ khi hình thành các KCN, nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn (mối quan hệ giữa ĐTH với

việc làm của nông dân)

Trang 8

- Đưa ra được các giải pháp cho vấn đề việc làm phù hợp với các đối tượng cụ thể theo hướng bền vững tại địa phương trên cơ sở thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, phát triển sản xuất NN theo hướng áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng đồng thời phát triển các ngành nghề kinh doanh dịch vụ, khai thác triệt để lợi thế từ quá trình ĐTH mang lại nhằm tháo gỡ những khó khăn, thách thức cơ bản của quá trình ĐTH sẽ gặp phải

trong tương lai

- Kết quả của quá trình nghiên cứu đề tài tạo ra cơ sở khoa học với tính thực tiễn cao giúp các nhà quản lý, hoạch định chính sách của tỉnh có cách nhìn thấu đáo về vấn đề quy hoạch phát triển KT - XH; quy hoạch phát triển các KCN, khu đô thị, chính sách việc làm, chính

sách đào tạo nghề

6 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận

án có kết cấu gồm 4 chương:

Chương 1 Cơ sở khoa học về ảnh hưởng của đô thị hoá đến việc

làm của nông dân

Chương 2 Phương pháp nghiên cứu

Chương 3 Thực trạng ảnh hưởng của đô thị hoá đến việc làm của

nông dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Chương 4 Quan điểm, định hướng và những giải pháp cơ bản giải

quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

Trang 9

Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA

ĐẾN VIỆC LÀM CỦA NÔNG DÂN 1.1 Một số vấn đề lý luận về đô thị, đô thị hóa

1.1.1 Khái niệm về đô thị, đô thị hóa

1.2.2.1 Bản chất của tạo việc làm

1.2.2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm

1.2.3 Một số mô hình lý thuyết tạo việc làm

1.2.3.1 Tạo việc làm bằng lựa chọn công nghệ phù hợp, khuyến khích giá

1.2.3.2 Tạo việc làm bằng di chuyển lao động giữa hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp

1.2.3.3 Tạo việc làm gắn với di cư nông thôn - thành thị (Harris Todaro)

Trang 10

1.3 Ảnh hưởng của đô thị hoá đến việc làm của nông dân

1.3.1 Những ảnh hưởng tích cực

+ Quá trình ĐTH tạo nhiều cơ hội việc làm mới cho nông dân + ĐTH làm tăng cơ hội thay đổi cơ cấu việc làm của người nông dân + ĐTH làm tăng cơ hội tự tạo việc làm và tìm kiếm việc làm theo hướng phù hợp với năng lực, khả năng của người nông dân

+ ĐTH làm tăng thất nghiệp ở một vài bộ phận nhưng đồng thời cũng mở ra cơ hội việc làm cho một số lĩnh vực khác cho người nông dân

1.3.2 Những ảnh hưởng tiêu cực

- Sự quá tải về dân số:

- Mất cân đối về cơ hội việc làm và việc làm giữa các vùng:

- Tăng sự chênh lệch về các cơ hội giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực giữa các vùng:

- Làm giảm quỹ đất nông nghiệp dẫn đến tình trạng những nông dân phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất rơi vào tình trạng thiếu việc làm:

1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của nông dân trong quá trình đô thị hoá

1.4.1 Những nhân tố thuộc về người lao động

+ Quy mô dân số

+ Chất lượng lao động

+ Phong tục, tập quán, thói quen

1.4.2 Những nhân tố thuộc về người sử dụng lao động

1.4.3 Những nhân tố thuộc về nhà nước

+ Chính sách phát triển nguồn nhân lực

+ Chính sách phát triển ngành kinh tế

Trang 11

+ Chính sách đào tạo nghề

+ Thị trường lao động và di cư

+ Tạo cơ hội việc làm trên cơ sở chính sách khuyến khích, hỗ trợ trực tiếp về kiến thức, trình độ của người lao động

+ Phát triển của khoa học - công nghệ

1.5 Kinh nghiệm giải quyết việc làm trong quá trình đô thị hóa

1.5.1 Trên thế giới

1.5.1.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

1.5.1.2 Kinh nghiệm của Thái Lan

1.5.1.3 Kinh nghiệm của Malaysia

1.5.2 Ở Việt Nam

1.5.2.1 Kinh nghiệm của Bắc Ninh

1.5.2.2 Kinh nghiệm của Hà Nội

1.5.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Vĩnh Phúc

Nghiên cứu kinh nghiệm về tạo việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình ĐTH ở một số quốc gia, một số tỉnh, Vĩnh Phúc nên lưu ý một số bài học sau:

- Lựa chọn phát triển ĐTH phải đảm bảo theo nguyên tắc bền vững

- Tạo việc làm trên cơ sở đảm bảo sự phát triển hài hòa và gắn kết giữa CNH, ĐTH với NN nông thôn trong mỗi bước đi của quá trình ĐTH

- Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống đã tồn tại hàng nghìn

- Tăng cường công tác đào tạo nghề cho người nông dân nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho lao động nông thôn

- Nâng cao vai trò điều tiết mạnh mẽ của Nhà nước thông qua việc xây dựng các cơ chế chính sách

Trang 12

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Phương pháp tiếp cận và khung phân tích

2.1.1 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu ảnh hưởng của đô thị hóa đến việc làm của nông dân

+ Phương pháp tiếp cận từ dưới lên:

+ Phương pháp tiếp cận từ trên xuống:

2.1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Luận án tập trung vào trả lời các câu hỏi sau:

- Việc nghiên cứu ảnh hưởng của ĐTH tới việc làm của nông dân dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn nào?

- Có hay không sự ảnh hưởng của ĐTH tới việc làm của nông dân?

- ĐTH có tác động, ảnh hưởng như thế nào đến việc làm của nông dân tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian từ 2005 đến 2012?

Trang 13

- Cần phải thực hiện những giải pháp nào để nông dân tỉnh Vĩnh Phúc tiếp cận được việc làm trong quá trình ĐTH diễn ra từ nay đến 2020?

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với 9 đơn

vị hành chính bao gồm: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, các huyện: Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc

Tuy nhiên, nhằm làm nổi bật sự ảnh hưởng của ĐTH đến việc làm của nông dân, trong luận án tác giả tập trung nghiên cứu điều tra, khảo sát trên địa bàn huyện Bình Xuyên Trên địa bàn Bình Xuyên, tác giả lựa chọn khảo sát, điều tra địa bàn 3 xã trên tổng số 13 xã, thị trấn của huyện Bình Xuyên, là những vùng mà mức độ tác động của quá trình ĐTH là khác nhau dựa trên chiến lược phát triển các KT-

XH trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc qua các giai đoạn cụ thể Cụ thể là tập trung vào các xã sau: xã Bá Hiến, xã Sơn Lôi, xã Thanh Lãng

2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin

+ Thu thập thông tin thứ cấp:

+ Thu thập thông tin sơ cấp

2.2.3 Phương pháp tổng hợp

2.2.4 Phương pháp phân tích thống kê

2.2.4.1 Phương pháp thống kê mô tả

2.2.4.2 Phương pháp so sánh

2.2.4.3 Phương pháp phân tổ

2.2.4.4 Phương pháp hàm sản xuất Cobb - Douglas (CD)

Trang 14

3 tiêu chí, 11 chỉ tiêu phù hợp với nội dung nghiên cứu của luận án

2.2.7 Phương pháp dự báo cung - cầu lao động

2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

+ Hệ thống chỉ tiêu đánh giá đô thị hoá

- Mức độ đô thị hoá

- Tốc độ đô thị hoá

+ Hệ thống chỉ tiêu đánh giá việc làm

- Tỷ lệ lao động có việc làm so với lực lượng lao động

- Tỷ lệ lao động không có việc làm ( thất nghiệp)

- Tỷ lệ lao động có việc làm không thường xuyên

- Thu nhập bình quân lao động/tháng

- Tỷ lệ nông dân tìm được việc làm mới

Chương 3 THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN VIỆC LÀM CỦA NÔNG DÂNTRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH VĨNH PHÚC 3.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội

Trang 15

3.2 Thực trạng quá trình đô thị hóa ở tỉnh Vĩnh Phúc: trường hợp huyện Bình Xuyên

3.2.1 Phân tích đô thị hoá theo phương pháp đa tiêu chí

ra chậm (năm 2000, 2005 đạt 59,5, 65 điểm – mức ĐTH trung bình)

và bắt đầu bứt phá từ sau năm 2005, khi mà các KCN được đưa vào hoạt động đã kéo theo mức độ ĐTH đạt 79 điểm (mức ĐTH cao)

3.2.2 Phân tích đô thị hoá theo tiêu chí diện tích đất phi nông nghiệp và lao động đô thị (phương pháp một tiêu chí)

Mức độ ĐTH đã tăng từ 12,5% năm 2005 lên 31,18% năm 2012 nếu đánh giá theo dân số đô thị và tương ứng là 26,73%, 30,12% nếu theo diện tích đất và tương ứng với tốc độ ĐTH là 26,25% và 51,4% Trong khi đó tốc độ ĐTH chung của cả nước là 24,2% năm 2000, 27% năm 2005 và 27,5% năm 2012 [66] Như vậy, sau năm năm mức độ ĐTH của huyện đã vượt trên 30%

Như vậy, thông qua 2 phương pháp phân tích đều cho thấy đã

có quá trình ĐTH đang diễn ra trên địa bàn huyện Bình Xuyên với tốc độ cao

Trang 16

3.3 Thực trạng việc làm của nông dân huyện Bình Xuyên dưới ảnh hưởng của đô thị hoá

3.3.1 Ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến việc làm của nông dân huyện Bình Xuyên

+ ĐTH làm tăng cơ hội thay đổi cơ cấu việc làm

+ Quá trình ĐTH đã tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho nông dân, chất lượng lao động được nâng lên

+ Quá trình ĐTH đã làm giảm việc làm cho một nhóm người lao động nhất định

3.3.2 Nông dân huyện Bình Xuyên tiếp cận cơ hội việc làm trong quá trình đô thị hóa

3.3.2.1 Thực trạng lao động nông nghiệp ở huyện Bình Xuyên + Cơ cấu kinh tế có sự dịch chuyển mạnh, diện tích đất NN bị thu hẹp đáng kể

Dưới tác động của quá trình ĐTH, cơ cấu kinh tế huyện Bình Xuyên có sự dịch chuyển mạnh mẽ đặt biệt là ở lĩnh vực công nghiệp- thương mại

+ Lực lượng lao động có sự chuyển dịch đáng kể

Cùng với sự dịch chuyển trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu các loại đất thì lực lượng lao động trên địa bàn huyện cũng có sự dịch chuyển đáng kể đặc biệt là tỷ lệ lao động phi NN tăng từ 34% năm 2000 lên 41,3% năm 2005 và 88,3% năm 2010

+ Dân số nông thôn có xu hướng giảm, cơ cấu lao động trong độ tuổi ở mức thấp

Dân số nông thôn đã có sự sụt giảm đáng kể từ 95.540 người năm

2005 (chiếm 87,5% cơ cấu dân số) xuống còn 75.335 ngýời nãm

2012 (chiếm 68,82% cơ cấu dân số)

Ngày đăng: 05/11/2014, 09:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w